Giáo án Vật lý 7 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lý 7 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

*Kiến thức: Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm, nêu được tính chất cảu ảnh

 ảo tạo bởi gương cầu lõm, nêu được tác dụng của gương cầu lõm trong

 cuộc sống và kĩ thuật.

*Kĩ năng: Bố trí được thí nghiệm để quan sát được ảnh ảo của một vật tạo bởi gương

 cầu lõm, quan sát được tia sáng đi qua gương cầu lõm.

*Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận trong khi sử dụng các dụng cụ

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

 

docx 5 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 2820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/11/2020
Ngày dạy: 10/11/2020
Tuần: 10 Tiết ppct: 10
Bài 8: GƯƠNG CẦU LÕM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
*Kiến thức: Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm, nêu được tính chất cảu ảnh 
 ảo tạo bởi gương cầu lõm, nêu được tác dụng của gương cầu lõm trong 
 cuộc sống và kĩ thuật.
*Kĩ năng: Bố trí được thí nghiệm để quan sát được ảnh ảo của một vật tạo bởi gương 
 cầu lõm, quan sát được tia sáng đi qua gương cầu lõm.
*Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận trong khi sử dụng các dụng cụ
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- Bảng phụ.
-1 gương cầu lõm có giá đỡ thẳng đứng.
-1 gương phẳng có kích thước bằng gương cầu lõm
-1 viên phấn.
-1 màn chắn có giá đỡ di chuyển được.
-1 đèn pin để tạo ra chùm tia song và chùm tia phân kì
 2. Học sinh: 
Hs chuẩn bị bài trước ở nhà
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài :
* Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
- GV: yêu cầu hs trả lời câu hỏi
Nêu tính chất của ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi. So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Làm bài tập 7.2
* Dẫn dắt vào bài ( 2 phút)
Gv: Giới thiệu vào bài: Trong thực tế khoa học kỹ thuật đã giúp cho con người sử dụng năng lượng mặt trời vào viêc chay ô tô ,làm bếp làm pin bằng cách sử dụng gương cầu lõm.Vậy gương cầu lõm là gì ? và có tính chất gì mà có thể thu được ánh sáng mặt trời như thế? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a/Hoạt động 1: Nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm (10 phút)
 µMục tiêu: HS nắm được tính chất của ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-GV: Giới thiệu gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu.
Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm.
Từ thí nghiệm đó học sinh rút ra nhận xét.
-HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
-GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm đê so sánh ảnh của vật trong gương phẳng và gương cầu lõm.
Khi ánh sáng đến gương cầu lõm thì có tia phản xạ không?
I.Ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
Thí nghiệm:
C1: Vật đặt ở mọi vị trí trước gương
 + Gần gương: Ảnh lón hơn vật
 + Xa gương : Ảnh nhỏ hơn vật
 + Ảnh không hứng được trên màn
Ảnh nhìn thấy được là ảnh ảo, lớn hơn vật.
C2: Ảnh quan sát được ở gương cầu lõm lơn hơn ảnh quan sát được ở gương phẳng (khi vật đạt sát gương)
Kết luận: Đặt một vật gần gương cầu lõm, nhìn vào gương ta thấy ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật
 b/Hoạt động 2: Nghiên cứu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm.( 15 phút)
 µMục tiêu: HS hiểu được sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm 
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-GV: Yêu cầu HS đọc yêu cầu thí nghiệm và nêu phương án.
-HS: Đọc thí nghiệm
-GV làm thí nghiệm như hình 8.2 học sinh quan sát hiện tượng trả lời câu C3 và rút ra kết luận.
-HS: Quan sát và trả lời câu C3
-GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 8.3 và
 trả lời câu hỏi C4.
-HS: Thực hiện trả lời câu C4.
-GV: Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và trả lời.
-HS: thực hiện theo yêu cầu của GV.
-GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm như hình 8.4 sgk, và lấy điểm sáng phân kì S ở trước gương cầu lõm, quan sát tia phản xạ của gương.
-HS: Làm thí nghiêm theo hướng dẫn của gv
-GV: Cho hs kiểm tra lại bằng cách làm câu C5 và nêu nhận xét
-HS: Trả lời câu C5.
-GV: Yêu cầu hs rút ra kết luận.
-HS: Rút ra kết luận.
-GV Thông báo:
Mặt Trời là một nguồn năng lượng. Sử dụng năng lượng Mặt Trời là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu việc sử dụng năng lượng hóa thạch( tiết kiệm tài nguyên bảo vệ môi trường)
Một cách sử dụng năng lượng Mặt Trời đó là sử dụng gương cầu lõm có kích thước lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm (để đun nước để nấu chảy kim loại .) 
HS: lắng nghe
II. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm
1.Đối với chùm tia song song
a/ Thí nghiệm
C3 :Tia phản xạ nó hội tụ tại một điểm trước gương
O
b/Kết luận: Chiếu một chùm tia sáng song song lên một gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương.
C4: Vì mặt trời ở rất xa: chùm tia tới gương là chùm ánh sáng song song do đó chùm sáng phản xạ hội tụ tại vật -> vật nóng lên
2.Đối với chùm sáng phân kì:
a/ Thí nghiệm
C5: Chùm sáng ra khỏi đèn hội tụ tại 1 điểm -> đến gương cầu lõm thì phản xạ song song.
S
O
b/ Kết luận: Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lởm một vị trí thích hợp, 
có thể cho ta chùm tia phản xạ song song.
3. Hoạt động luyện tập:(củng cố kiến thức) ( 2 phút)
µMục tiêu: HS hệ thống lại được nội dung bài học
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: cho hs đọc phần ghi nhớ sgk
HS: đọc phần ghi nhớ
Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật
Gương cầu lõm có tác dụng biến chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm và ngược lại, biến đổi chùm tia tới phân kì thành chùm tia phản xạ song song
4. Hoạt động vận dụng: Vận dụng (9 phút)
µMục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu đèn pin rồi trả lời câu hỏi C6 và C7 (SGK).
-HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung
III. Vận dụng
C6: Nhờ có gương cầu lõm trong pha đèn pin nên khi xoay pha đèn đến vị trí thích hợp ta thu được một chùm tia sáng phản xạ song song,nen ánh sáng sẽ truyền đi được xa, không bị phân tán mà vẫn sáng rõ.
C7: Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn pin ta phải xoay pha đèn ra xa gương.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:( 2 phút)
µMục tiêu: HS tìm hiểu thêm về gương cầu lồi
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: cho hs đọc phần “có thể em chưa biết”
GV: yêu cầu hs làm bài tập về nhà
Bài tập 8.1 đến 8.8
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 .
 .
 .
Hòa Thành, ngày . tháng năm 2020
KÝ DUYỆT TUẦN 10
VŨ MINH HẢI

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_7_tuan_10_nam_hoc_2020_2021_vu_minh_hai.docx