Giáo án Vật lý 7 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lý 7 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

 * Kiến thức: Kể tên được một số môi trường truyền âm. Nêu được một số thí dụ về

 sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: rắn, lỏng, khí .

 * Kĩ năng: Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào? Tìm

 ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm biên độ

 dao động càng nhỏ -> âm phát ra nhỏ.

 * Thái độ: Giáo dục tính tự giác, trung thực cho học sinh

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

 Tranh phóng to hình 13.4, BP, 1 bình to đựng đầy nước,1 bình nhỏ hoặc cốc có nắp đậy, 1nguồn phát âm có thể bỏ lọt vào bình nhỏ

2.Học sinh:

Mỗi nhóm: 2 trống, 2 quả cầu bấc, 1 que gõ,giá đỡ 2 trống

 

docx 4 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 2700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/11/2020
Ngày dạy:01/12/2020 
Tuần 13 - Tiết 13
BÀI 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 * Kiến thức: Kể tên được một số môi trường truyền âm. Nêu được một số thí dụ về
 sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: rắn, lỏng, khí ...
 * Kĩ năng: Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào? Tìm 
 ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm biên độ
 dao động càng nhỏ -> âm phát ra nhỏ.
 * Thái độ: Giáo dục tính tự giác, trung thực cho học sinh
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
 Tranh phóng to hình 13.4, BP, 1 bình to đựng đầy nước,1 bình nhỏ hoặc cốc có nắp đậy, 1nguồn phát âm có thể bỏ lọt vào bình nhỏ
2.Học sinh: 
Mỗi nhóm: 2 trống, 2 quả cầu bấc, 1 que gõ,giá đỡ 2 trống
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài 
a/ Kiểm tra bài cũ (7 phút)
GV: Nêu câu hỏi:
Câu 1a/ Hãy tìm hiểu xem người ta đã làm thế nào để âm phát ra to khi thổi sáo?
b/ Khi máy thu thanh phát ra âm to,âm nhỏ thì biên độ dao động của màn loa khác nhau thế nào?
Câu 2: Hãy tìm hiểu xem khi vặn cho dây đàn căng ít, căng nhiều.Thì âm thanh phát ra sẽ như thế nào,tần số ra sao?
HS: Trả lời:
Câu 1: 
a/ Khi thổi sáo nếu thổi càng mạnh thì âm phát ra càng to 
b/ Phát ra âm to (nhỏ) khi biên độ dao động của màn loa lớn (nhỏ) 
Câu2: Dây đàn căng nhiều ( ít) ,thì âm phát ra cao (thấp)và tầm số lớn (nhỏ) 
b/ Dẫn dắt vào bài ( 1 phút)
GV: Ngày xưa để nghe tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống mặt. Vậy tai sao áp tai xuống mặt đất ta nghe tiếng vó ngựa còn đứng hoặc ngồi thì không nghe? Âm đã truyền từ nguồn âm đến tai người nghe qua những môi trường nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a/Hoạt động 1: Nghiên cứu môi trường truyền âm ( 17 phút)
 µMục tiêu: HS biết được âm có thể truyền qua môi trường nào và không truyền qua môi trường nào, so sáng được vận tốc truyền âm trong các chất.
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
--GV:Yêu cầu học sinh đọc phần 1 
-HS: đọc phần 1 sgk
-GV: Cho hs tiến hành thí nghiệm 1 ở hình 13.1 (SGK) sau đó trả lời câu C1,C2
-HS: tiến hành thí nghiệm theo nhóm rồi trả lời câu hỏi C1, C2.
Dựa vào kết quả thí nghiệm các em đã thu thập được yêu cầu các làm câu hỏi C1, C2.
-GV chốt lại câu trả lời của các nhóm.
-GV: Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 2 SGK hình 13.2
-HS: đọc thí nghiệm 2 sgk
-GV: Y/ C hs quan sát thí nghiệm hình 13.2 và trả lời câu C3
-HS: Quan sát và trả lời câu hỏi 
-GV:Y/cầu học sinh đọc thí nghiệm 3 SGK
-GV: Làm thí nghiệm y/c hs quan sát và trả lời câu C5
-HS: Quan sát và trả lời câu C4
-GV:Trong chân không âm có thể truyền qua được không? Chúng ta cùng tìm hiểu sang phần 4
-GV; Yêu cầu học sinh tìm hiểu thí nghiệm ở hình 13.4 SGK để trả lời câu C5.
-HS: Tìm hiểu thí nghiệm và trả lời câu C5
-GV:Qua các thí nghiệm các em rút ra kết luận gì? Hãy điền vào chỗ trống kết luận trang 38 SGK
-HS: rút ra kết luận
-GV:Có hiện tượng ở trong nhà ta nghe được âm đài phát thanh truyền từ loa công cộng đến tai ta sau âm phát ra từ đài phát thanh ở trong nhà, mặc dù cùng một chương trình. Vậy tại sao lại có hiện tượng đó ?
Âm truyền có cần thời gian không?
-GV: Thông báo và cho hs quan sat bảng vân tốc truyền âm của một số chất ở nhiệt độ 200C và trả lời câu C6
-GV: Cho hs so sánh vận tốc truyền âm trong chất rắn, chất lỏng , chất khí
-HS: trả lời
I.Môi trường truyền âm
Thí nghiệm :
1/ Sự truyền âm trong chất khí.
C1: Quả cầu 2 dao động -> âm đã được không khí truyền từ mặt trống thứ nhất đến mặt trống thứ hai.
C2: Biên độ dao động của quả cầu bốc ở trống 2 nhỏ hơn biên độ dao động của quả cầu bốc ở trống 1.
=>Kết luận: Độ to của âm càng giảm khi ở càng xa nguồn âm
2/ Sự truyền âm trong chất rắn
C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn (gỗ)
3/ Sự truyền âm trong chất lỏng
C4:Âm truyền đến tai qua môi trường : Rắn, khí, lỏng.
4/ Âm có thể truyền được trong chân không hay không?
C5: Môi trường chân không không truyền âm.
Kết luận:
- Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng , khí và không thể truyền qua chân không.
- Các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.
5/ Vận tốc truyền âm
C6:Vận tốc truyền âm trong thép lớn hơn vận tốc truyền âm trong nước, vận tốc truyền âm trong nước lớn hơn vận tốc truyền âm trong không khí
* Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
3. Hoạt động luyện tập: ( củng cố kiến thức) ( 5 phút)
µMục tiêu: HS hệ thống lại được nội dung kiến thức đã học
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: cho hs đọc phần ghi nhớ
HS: đọc phần ghi nhớ theo yêu cầu của gv
- Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng , khí và không thể truyền qua chân không.
- Các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.
Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
4. Hoạt động vận dụng: ( 12 phút)
µMục tiêu: HS vận dụng nội dung kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-GV: Yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi phần vận dụng.
Cá nhân học sinh trả lời câu hỏi C7, C8?
Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi C9, C10 trong 2 phút
II.Vận dụng:
C7: Âm thanh xung quanh truyền đến tai nhờ môi trường không khí
C8: Khi câu cá có người đi tới gần bờ là cá đi ra xa 
C9: Vì vận tốc truyền âm trong mặt đất lớn hơn vận tốc truyền âm trong không khí
C10:Không thể nói chuyên với nhau bình thường vì chân không không thể truyền được âm
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: ( 3 phút)
µMục tiêu: HS hiểu thêm về sự truyền âm trong các chất và chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn.
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Cho hs đọc phần “có thể em chưa biết” về nhà làm bài tập ở SBT.
- Chuẩn bị bài học mới: bài 14 
Làm bài tập 13.1 đến 13.10 ở SBT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 .
 .
 .
Hòa Thành, ngày . tháng năm 2020
KÝ DUYỆT TUẦN 13
VŨ MINH HẢI

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_7_tuan_13_nam_hoc_2020_2021_vu_minh_hai.docx