Giáo án Vật lý 7 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lý 7 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

 * Kiến thức: - Nhận biết trên thực tế vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.

- Kể tên một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng

- Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng

 * Kĩ năng: -Rèn luyện kỹ năng mắc mạch điện đơn giản

-Làm thí nghiệm xác định vật dẫn điện vật cách điện

 * Thái độ: Có thói quen sử dụng an toàn điện

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Giáo viên: Bảng phụ, tranh vẽ to hình 20.1; 20.2; 20.3. Một số đồ dùng và thiết bị như: bóng đèn, công tắc, ổ lấy điện, một số loại dây dẫn điện, một số vật cách điện như nhựa, thủy tinh.

 2.Học sinh: .

 HS chuẩn bị bài trước ở nhà

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài

a/ Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)

GV: Muốn có dòng điện chạy trong mạch em phải kiểm tra và mắc lại mạch điện như thế nào? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết có dòng điện trong mạch.

Hs trả lời

GV: Nhận xét và cho điểm

b/ Dẫn dắt vào bài ( 2 phút)

GV: Dòng điện chạy trực tiếp qua cơ thể người rất nguy hiểm vì vậy tất cả các thiết bị dùng điện trong gia đình đều có lớp vỏ bọc bên ngoài bằng nhựa và bên trong nó là vật liệu bằng kim loại, tại sao nhựa lại được bọc bên ngoài vật liệu bằng kim loại? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi này.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

a/Hoạt động 1: Xác định chất dẫn điện, chất cách điện ( 15phút )

 Mục tiêu: HS biết được chất nào là chất dẫn điện, chất nào là chất cách điện

 

docx 4 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 2850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/01/2021
Ngày dạy:02/02/2021 
Tuần 22- Tiết 22
BÀI 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 * Kiến thức: - Nhận biết trên thực tế vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.
- Kể tên một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng
- Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng
 * Kĩ năng: -Rèn luyện kỹ năng mắc mạch điện đơn giản
-Làm thí nghiệm xác định vật dẫn điện vật cách điện
 * Thái độ: Có thói quen sử dụng an toàn điện
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: Bảng phụ, tranh vẽ to hình 20.1; 20.2; 20.3. Một số đồ dùng và thiết bị như: bóng đèn, công tắc, ổ lấy điện, một số loại dây dẫn điện, một số vật cách điện như nhựa, thủy tinh.
 2.Học sinh: .
 HS chuẩn bị bài trước ở nhà
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài 
a/ Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
GV: Muốn có dòng điện chạy trong mạch em phải kiểm tra và mắc lại mạch điện như thế nào? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết có dòng điện trong mạch. 
Hs trả lời 	
GV: Nhận xét và cho điểm
b/ Dẫn dắt vào bài ( 2 phút)
GV: Dòng điện chạy trực tiếp qua cơ thể người rất nguy hiểm vì vậy tất cả các thiết bị dùng điện trong gia đình đều có lớp vỏ bọc bên ngoài bằng nhựa và bên trong nó là vật liệu bằng kim loại, tại sao nhựa lại được bọc bên ngoài vật liệu bằng kim loại? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi này.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a/Hoạt động 1: Xác định chất dẫn điện, chất cách điện ( 15phút )
 µMục tiêu: HS biết được chất nào là chất dẫn điện, chất nào là chất cách điện
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV:Yêu cầu học sinh đọc mục I (Trang 55 SGK)
Trả lời câu hỏi.
 + Chất dẫn điện là gì?
 + Chất cách điện là gì?
Các em quan sát hình 20.1 và cho biết bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện?
HS: Thực hiên theo yêu cầu của GV, trả lời các câu hỏi.
Trong các dụng cụ đã chuẩn bị các em hãy đoán vật nào dẫn điện, vật nào cách điện và để chúng riêng.
Để biết được vật nào dẫn điện, vật nào không dẫn điện thì làm thí nghiệm kiểm tra.
GV: Làm thí nghiệm theo hình 20.2 cho HS quan sát và hướng HS làm theo, điền vào bảng trường hợp nào là dẫn điện, trường hợp nào là cách điện.
HS: Làm thí nghiệm lần lượt với các vật liệu như: đoạn dây đồng, đoạn dây thép, vỏ nhựa bọc dây điện, ruột bút chì, miếng sứ, . Vật liệu nào mà đèn sáng thì cho dòng điện chạy qua, vật liệu nào mà đèn không sáng thì không cho dòng điện chạy qua.
GV: Cho HS trả lời C2, C3
I.Chất dẫn điện và chất cách điện:
+ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận dẫn điện.
+ Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua, gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận cách điện.
C1
Bộ phận dẫn điện gồm: dây tóc, dây trục, hai đầu dây đèn, hai chốt cắm, hai lõi dây điện.
Bộ phận cách điện gồm: Trụ thủy tinh, thủy tinh đen, vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây.
Vật dẫn điện
Vật cách điện
Đoạn dây thép
Đoạn dây đồng
Ruột bút chì
Nhựa bọc dây điện.
Miếng sứ
C2
Vật liệu thường dùng để dẫn điện: đồng, sắt, nhôm, chì, .
Vật liệu thường dùng để cách điện: nhựa, thủy tinh, sứ, cao su, .
C3 
Trong mạch điện thắp sáng trong nhà, khi công tắc ngắt, giữa hai chốt công tắc là không khí, đèn không sáng. Vậy bình thường không khí là chất cách điện. 
b/Hoạt động 2: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại (12phút)
 µMục tiêu: HS biết được thế nào là dòng điện trong kim loại.
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HS nêu lại sơ lược cấu tạo nguyên tử.
GV: Kim loại là chất dẫn điện, kim loại được cấu tạo từ các nguyên tử.
1.Vậy nguyên tử thiếu 1 electron thì phần còn lại của nguyên tử mang điện tích gì?
HS: Phần còn lại mang điện tích dương.
2.Trong nguyên từ hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm?
HS: Trả lời C4.
GV: Hướng dẫn HS trả lời C5.
GV: Đưa mô hình đoạn dây dẫn kim loại HS chỉ các kí hiệu biểu diễn êlectron tự do. Kí hiệu nào biểu diễn phần còn lại của nguyên tử.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời C6.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Dựa vào C6 các em hãy hoàn thành kết luận.
HS: Hoàn thành kết luận
II.Dòng điện trong kim loại:
1.Êlectrôn tự do trong kim loại:
 a)Kim loại là chất dẫn điện.Kim loại dược cấu tạo từ các nguyên tử.
C4. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm.
b)Trong kim loại có các êlectron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại gọi là các êlectron tự do.
C5. Kí hiệu của các electron tự do là các vòng tròn nhỏ mang dấu “ – “, kí hiệu phần còn lại là vòng tròn lớn có dấu “+”. Chúng mang điện tích dương vì chúng mất bớt electron.
2.Dòng điện trong kim loại.
C6 Electron töï do mang ñieän tích aâm bò cöïc aâm ñaåy, bò cöïc döông huùt. 
 Kết luận: Các êlectron tự do trong kim loại chuyển dịch có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó..
3. Hoạt động luyện tập: ( củng cố kiến thức) ( 2 phút)
µMục tiêu: HS hệ thống lại được nội dung kiến thức đã học
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: cho hs đọc phần ghi nhớ
HS: đọc phần ghi nhớ theo yêu cầu của gv
+ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận dẫn điện.
+ Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua, gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận cách điện
Các êlectron tự do trong kim loại chuyển dịch có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó..
4. Hoạt động vận dụng: ( 6 phút)
µMục tiêu: HS vận dụng nội dung kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Cho HS trả lời C7, C8, C9
HS: Cá nhân HS trả lời
III. Vận dụng:
C7. Một đoạn ruột bút chì.
C8. Nhựa.
C9. Một đoạn nhựa.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: ( 3 phút)
µMục tiêu: HS hiểu thêm về chất dẫn điện và chất cách điện và chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn.
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Cho hs về nhà đọc phần “ có thể em chưa biết” và làm bài tập ở SBT.
- Chuẩn bị bài học mới: bài 21 
làm bài tập 20.1 ->20.16 ở SBT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_7_tuan_22_nam_hoc_2020_2021_vu_minh_hai.docx