Giáo án Vật lý 7 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lý 7 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

BƯỚC 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra:

 a. Phạm vi kiến thức: Kiểm tra kiến thức trong chương trình Vật lý lớp 7 học kì II, gồm từ tiêt 19 đến tiết 26 theo phân phối chương trình (sau khi học xong bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện)

 b. Mục đích:

 Kiểm tra kiến thức của học sinh theo chuẩn kiến thức nằm trong chương trình học.

BƯỚC 2. Xác định hình thức kiểm tra:

 Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (40% TNKQ, 60% TL)

BƯỚC 3. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:

 

doc 4 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 2630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/3/2021
Ngày KT:23/3/2021
Tuần: 27 Tiết : 27	
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
BƯỚC 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra:
 a. Phạm vi kiến thức: Kiểm tra kiến thức trong chương trình Vật lý lớp 7 học kì II, gồm từ tiêt 19 đến tiết 26 theo phân phối chương trình (sau khi học xong bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện)
 b. Mục đích: 
 Kiểm tra kiến thức của học sinh theo chuẩn kiến thức nằm trong chương trình học.
BƯỚC 2. Xác định hình thức kiểm tra: 
 Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (40% TNKQ, 60% TL)
BƯỚC 3. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1. Sự nhiễm điện do cọ xát- hai loại điện tích
- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
- Hiểu được hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Giải thích được một vài hiện tượng về sự nhiễm điện do cọ xát
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1,0
10%
1
0,5
5%
2
1,75
17,5%
5
3,25
32,5%
Chủ đề 2
Dòng điện, nguồn điện. Sơ đồ mạch điện. Chất dẫn điện, chất cách điện
- Xác định được có dòng điện trong mạch điện.
- Nêu được các vật dẫn điện, các vật cách điện.
- Vẽ được sơ đồ mạch điện kín gồm nguồn điện, công tắc, dây dẫn, bóng đèn.
- Xác định được chiều dòng điện trong mạch điện.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
1
1,0
10%
2
2,0
20%
4
3,5
35%
Chủ đề 3
Các tác dụng của dòng điện
- Biết được dòng điện có thể gây ra các tác dụng :nhiệt,phát sáng,từ,hoá học, sinh lý. 
- Hiểu được các tác dụng của dòng điện và ứng dụng của chúng. 
- Dòng điện có thể gây ra tác dụng :nhiệt,phát sáng,từ,hoá học, sinh lý. 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,5đ
5%
1
1,25
12,5%
3
1,5
15%
5
3,25
32,5%
Tổng số câu: 20
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
Số câu: 4
2,75điểm
27,5%
Số câu: 6
Số điểm: 3,5
35%
Số câu: 4
Số điểm: 3,75
37,5%
Số câu: 14
Số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
BƯỚC 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 
1. Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách.
 a. Cọ xát vật. b. Nhúng vật vào nước nóng.
 c. Cho chạm vào nam châm. d. Cả b và c.
2. Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?
 a. Nhận thêm electrôn. b. Mất bớt electrôn. 
 c. Mất bớt điện tích dương. d. Nhận thêm điện tích dương
3. Hai quả cầu bằng nhựa , có cùng kích thước ,nhiễm điện cùng loại như nhau, đặt gần nhau thì chúng có tác dụng gì?
a. Hút nhau b. Đẩy nhau
c. Có thể hút và đẩy nhau d. Không có lực tác dụng
4. Làm theo cách nào dưới đây khi chú ý tới tác dụng sinh lí của dòng điện?
 a.Không sử dụng bất cứ một dụng cụ điện nào,vì dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. 
 b.Sử dụng tùy ý mọi dụng cụ điện,không cần tránh việc dòng điện có thể đi qua cơ thể người.
 c. Chỉ sử dụng dòng điện khi cần để chữa một số bệnh . 
 d. Sử dụng các dụng cụ điện khi cần thiết và chú ý đảm bảo an toàn về điện.
5. Dòng điện không có tác dụng nào sau đây?
 a. Làm đèn LED phát sáng. 
 b. Làm nóng trục quay của quạt điện đang hoạt động.
 c. Làm dây dẫn dãn ra. 
 d. Làm tê liệt thần kinh.
6. Trong vật nào dưới đây không có dòng điện chạy qua?
 a. Máy ảnh dùng pin lúc nó đang chụp ảnh.
 b.Máy tính lúc màn hình đang sáng.
 c. Nồi cơm điện lúc đang nấu cơm.
 d. Đồng hồ chạy pin lúc kim của nó đang đứng yên.
7. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng từ của dòng điện ?
 a. Ấm điện. b. Đèn LED.
 c. Chuông điện. d.Nồi cơm điện.
8. Nếu dùng phương pháp mạ điện thì vật cần mạ phải được mắc như thế nào?
 a. Nhúng vào dung dịch và mắc với cực âm của nguồn điện.
 b. Nối tiếp với cực âm của nguồn điện.
 c. Nhúng vào dung dịch và mắc với cực dương của nguồn điện
 d. Nối tiếp với cực dương của nguồn điện.
II/ TỰ LUẬN ( 6 điểm)
Dòng điện có những tác dụng chính nào ? Hãy nêu một vài ứng dụng của các tác dụng đó ?(1,25 đ)
a)Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm 4 pin mắc nối tiếp, 1 bóng đèn, 1 công tắc đóng.Vẽ mũi tên chỉ chiều dòng điện? (1,5đ)
b)So sánh chiều dịch chuyển của các êlectrôn tự do trong dây dẫn với chiều đòng điện chạy trong mạch kín. (0,5đ)
Hãy kể tên 4 vật liệu dẫn điện , 4 vật liệu cách điện thường dùng (1 đ)
4. Khi ta thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt.(0,75đ)
5.Cọ xát thanh thủy tinh vào lụa rồi đưa lại gần một quả cầu nhỏ bằng kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh. Có thể khẳng định quả cầu bị nhiễm điện dương được không ? Giải thích (1 đ)
BƯỚC5: XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. ( 4 điểm - mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
a
b
b
d
c
d
c
a
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Mỗi ý đúng được 0,25đ
-Tác dụng nhiệt : nồi cơm điện, bàn là điện ..
-Tác dụng phát sáng :bóng đèn bút thử điện, đèn LED, 
-Tác dụng từ : Chuông điện, quạt điện, ..
-Tác dụng hóa học : mạ điện .
-Tác dụng sinh lí: châm cứu, máy kích thích tim hoạt động ..
Câu 2:a)Vẽ đúng được 1,5đ
b) Chiều dịch chuyển của các êlectrôn tự do trong dây dẫn ngược chiều với chiều đòng điện chạy trong mạch kín. (0,5đ)
Câu 3: 4 vật liệu dẫn diện thường dùng:đồng ,chì, nhôm,sắt (0,5đ)
 4 vật liệu cách điện thường dùng:nhựa ,không khí,cao su, thủy tinh (0,5đ)
Câu 4: Vì mặt bàn chưa nhiễm điện nên không hút được bụi do đó khi thổi bụi trên bàn bụi sẽ bay đi, còn cánh quạt khi quay đặc biệt là mép cánh quạt cọ xát nhiều với không khí nên nhiễm điện và hút bụi trong không khí bám vào. (0,75đ)
Câu 5: Không khẳng định quả cầu nhiễm điện dương. Vì thanh thủy tinh cọ xát với lụa được quy ước nhiễm điện dương mà đưa lại gần quả cầu thì quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh. Hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau. Do đó quả cầu mang điện âm. (1,0đ)
V/ THỐNG KÊ
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
7B
7C
Tổng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_7_tuan_27_nam_hoc_2020_2021_vu_minh_hai.doc