Giáo án Vật lý 7 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lý 7 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Câu 1: Dòng điện trong kim loại là:

A. Dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.

B. Dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do.

C. Dòng chuyển dời của các hạt mang điện.

D. Dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện.

Câu 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện?

A. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên.

B. Dòng điện qua quạt điện làm cánh quạt quay.

C. Dòng điện qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên.

D. Dòng điện qua cơ thể gây co giật các cơ.

Câu 3: Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo thiết bị, dụng cụ nào ?

A. Điện thoại, quạt điện, bàn là. B. Bàn là, bếp điện.

C. Mô tơ điện, máy bơm nước, lò vi sóng. D. Máy hút bụi, nam châm điện.

 

docx 5 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 2630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/5/2021
Ngày kiểm tra: 11/5/2021	
Tuần 34 tiết 34
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
BƯỚC 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra:
Kiểm tra chương trình học kì II Vật lí lớp 7 gồm15 tiết từ tiêt 19 đến tiết 33
BƯỚC 2. Xác định hình thức kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan ( 40 %) và tự luận (60%)
BƯỚC 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1. Sự nhiễm điện do cọ xát- hai loại điện tích
- Biết được hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Giải thích được một vài hiện tượng về sự nhiễm điện do cọ xát
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1,0
10%
1
0,5
5%
2
1,5
15%
Chủ đề 2
Dòng điện, nguồn điện. Sơ đồ mạch điện. Chất dẫn điện, chất cách điện. Các tác dụng của dòng điện
Nhận biết được thế nào là dòng điện trong kim loại.
- Xác định được có dòng điện trong mạch điện.
- Nêu được các vật dẫn điện, các vật cách điện.
- Vẽ được sơ đồ mạch điện kín gồm nguồn điện, công tắc, dây dẫn, bóng đèn.
- Xác định được chiều dòng điện trong mạch điện.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
3
1,5
15%
1
1,0
10%
2
2,0
20%
7
5,0
50%
Chủ đề 3
Cường độ dòng điện. Hiệu điện thế.
Biết đơn vị đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế
- Hiểu được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện và hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn. Xác định được mạch điện gồm hai đèn mắc nối tiếp và mắc song song.
Đổi được đơn vị của cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Vận dụng được kết luận về hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc nối tiếp và mắc song song để làm các bài tập.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,5đ
5%
2
1,0
10%
1
1,0
10%
2
1,0
10% 
6
3,5
35%
Tổng số câu: 20
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
Số câu: 3
2,0điểm
20 %
Số câu: 6
Số điểm: 3,5
35%
Số câu: 6
Số điểm: 4,5
45%
Số câu: 15
Số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
BƯỚC 4: SOẠN ĐỀ KIỂM TRA THEO MA TRẬN
Phần I: Trắc nghiệm (4đ): Chọn và khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Dòng điện trong kim loại là:
A. Dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.
B. Dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do.
C. Dòng chuyển dời của các hạt mang điện.
D. Dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện.
Câu 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện?
A. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên.
B. Dòng điện qua quạt điện làm cánh quạt quay.
C. Dòng điện qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên.
D. Dòng điện qua cơ thể gây co giật các cơ.
Câu 3: Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo thiết bị, dụng cụ nào ? 
A. Điện thoại, quạt điện, bàn là.	B. Bàn là, bếp điện.
C. Mô tơ điện, máy bơm nước, lò vi sóng.	D. Máy hút bụi, nam châm điện.
Câu 4: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao để làm gì?
A. Để nhiệt độ trong phòng luôn ổn định.	B. Để hút các bụi bông trong không khí.
C. Để cho công nhân không bị nhiễm điện.	D. Để trang trí làm đẹp nơi làm việc.
Câu 5: Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ nào mô tả đúng chiều dòng điện trong mạch?
A
B
C
D
Câu 6: Đơn vị đo cường độ dòng điện là:
A. Ampe. B. Ampe kế. C. Vôn. D. Miliampe kế.
Câu 7: Đặt vào hai đầu bóng đèn điện có ghi 6V một hiệu điện thế: 
A. 3V thì bóng điện không sáng.	B. 12V thì bóng điện sáng tối hơn bình thường.
C. 24V thì bóng điện sáng hơn bình thường.	D. 6V thì bóng điện sáng bình thường.
Câu 8: Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, hai bóng đèn mắc nối tiếp, sơ đồ nào không đúng?
A.
B.
C.
D.
Phần II:Tự luận (6đ) 
Câu 9: Có mấy loại điện tích? Các vật tương tác với nhau như thế nào? Khi nào vật nhiễm điện âm, khi nào vật nhiễm điện dương? ( 1điểm)
Câu 10: Quan sát dưới gầm các ô tô chở xăng bao giờ ta cũng thấy có một dây xích sắt. Một đầu của dây xích này được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được kéo thả lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này được sử dụng như thế để làm gì. Tại sao ? ( 1điểm)
Câu 11: Hãy xắp sếp các vật liệu dưới đây thành hai nhóm là vật liệu cách điện và vật liệu dẫn điện: Đồng, thủy tinh, than chì, sứ, cao su, nước nguyên chất, nhôm, vàng (1điểm)
Câu 12: Đổi các đơn vị sau:
a/ 0,024A= ..mA b/ 250V= ..kV
c/ 2095mA= A d/ 0,6V= mV (1điểm)
Câu 13: Cho nguồn điện một pin, hai đèn giống nhau, một khóa K đóng, một số dây dẫn.
a/ Hãy vẽ sơ đồ mạch điện trong trường hợp hai đèn mắc song song, khóa K dùng để đóng ngắt cho cả mạch điện.
b/ Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là U1 = 2,8V, hãy cho biết hiệu điện thế U2 giữa hai đầu đèn Đ2.
c/ Biết cường độ dòng điện chạy qua nguồn điện là I = 0,45A, và chạy qua đèn Đ2 là I2 = 0,22A. Tính cường độ dòng điện I1 chạy qua đèn Đ1. (2 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần I: Trắc nghiệm (4đ): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
B
B
B
A
D
C
Phần II:Tự luận (6đ) 
Câu 9: đúng được 1 điểm
Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
Câu 10: đúng được 1 điểm
Dùng dây xích sắt để tránh xảy ra cháy, nổ xăng. Vì khi ô tô chạy ô tô cọ xát mạnh với không khí, làm nhiễm điện những phần khác nhau trên ô tô. Nếu bị nhiễm điện mạnh, giữa các phần này phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng. Nhờ dây xích sắt là vật dẫn điện, các điện tích từ ô tô dịch chuyển qua nó xuống đất, loại trừ sự nhiễm điện mạnh.
Câu 11:
Vật liệu cách điện: thủy tinh, sứ, cao su, nước nguyên chất. 0,5 điểm
Vật liệu dẫn điện: đồng, than chì, nhôm, vàng. 0,5 điểm
Câu 12: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
a/ 0,024A= 24 mA b/ 250V=0,25 kV
c/ 2095mA= 2,095A d/ 0,6V= 600 mV 
Câu 13
a/ Vẽ đúng được 1 điểm
Đ1
Đ2
K
+
-
b/ Ta có U1 = 2,8V
Mà đây là đoạn mạch hai bóng đèn mắc song song nên ta được U = U1 = U2 
Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 là: U2 = 2,8V 0,5điểm
c/ Ta có I = 0,45A, I2 = 0,22A.
mà đây là đoạn mạch hai bóng đèn mắc song song nên ta được: I = I1 + I2
=> cường độ dòng điện qua đèn 1 là: I1 = I - I2 = 0,45A - 0,22A = 0,23A 0,5 điểm
THỐNG KÊ
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
7B
7C
TC

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_7_tuan_34_nam_hoc_2020_2021_vu_minh_hai.docx