Giáo án Vật lý Lớp 7 - Bài 19: Dòng điện - nguồn điện - Năm học 2020-2021

Giáo án Vật lý Lớp 7 - Bài 19: Dòng điện - nguồn điện - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay ắc quy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay.

- Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

- Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và ắc quy.

- Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (- ) có ghi trên nguồn điện.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng làm TN

3. Thái độ :

- Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.

4. Định hướng hình thành năng lực :

- Năng lực chung: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lý( K1, K2, K3: Biết được dòng điện là gì, nguồn điện, chất dẫn điện, chất cách điện, một số kí hiệu sơ đồ mạch điện), NLTP về phương pháp( P1, P5, P8, P9: Thực nghiệm, Đàm thoại, thảo luận nhóm ), NLTP trao đổi thông tin( X1, X2, X3,X5, X7, X8: Trao đổi thông tin về kiến thức vật lý ), NLTP liên qua đến cá thể (C1, C2: Xác định trình độ hiện có của bản thân.).

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

4 hộp điện học 7.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài mới ở nhà.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:

 

doc 5 trang sontrang 4510
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Bài 19: Dòng điện - nguồn điện - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 21 	Ngày soạn : 23/01/2021
Tiết : 21 	 Ngày dạy : 26/01/2021
BÀI 19 : DÒNG ĐIỆN- NGUỒN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay ắc quy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay...
- Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và ắc quy.
- Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (- ) có ghi trên nguồn điện. 
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm TN 
3. Thái độ :
- Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.
4. Định hướng hình thành năng lực :
- Năng lực chung: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lý( K1, K2, K3: Biết được dòng điện là gì, nguồn điện, chất dẫn điện, chất cách điện, một số kí hiệu sơ đồ mạch điện), NLTP về phương pháp( P1, P5, P8, P9: Thực nghiệm, Đàm thoại, thảo luận nhóm ), NLTP trao đổi thông tin( X1, X2, X3,X5, X7, X8: Trao đổi thông tin về kiến thức vật lý ), NLTP liên qua đến cá thể (C1, C2: Xác định trình độ hiện có của bản thân..).
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
4 hộp điện học 7.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài mới ở nhà.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
MĐ1
Thông hiểu
MĐ2
Vận dụng 
MĐ3
Vận dụng cao
MĐ4
Dòng điện
Nguồn điện
Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay ắc quy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay...
Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (- ) có ghi trên nguồn điện.
Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và ắc quy.
III. PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp thưc nghiệm, Đàm thoại- vấn đáp
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Nêu quy ước về điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa? Điện tích của thanh nhựa xẫm màu khi cọ xát vào vải khô?
Câu 2:Trình bày sơ lược về cấu tạo nguyên tử ?
ĐA:
Câu 1: Quy ước: Gọi điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+). Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-). (4đ)
Câu 2: Sơ lược về cấu tạo nguyên tử.	
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điên tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân. Bình thường các nguyên tử trung hòa về điện, các electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, hoặc từ vật này sang vật khác.( 6đ)
3. Bài mới:
A. KHỞI ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát 
(1) Mục tiêu: Dòng điện là gì?.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp đặt vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cho HS trả lời câu hỏi.
(4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu, thí nghiệm
(5) Sản phẩm: HS nảy sinh vấn đề tìm hiểu dòng điện là gì
NỘI DUNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NLHT
 Đặt vấn đề
Gv bật bóng đèn, sau đó làm cúp điện hỏi? 
- Theo các em bóng đèn sáng được là nhờ đâu?
- Cúp điện rồi có cách nào để đèn sáng lại không? 
Vậy đèn sáng được nhờ vào đâu? Pin được gọi là gì? Ngoài pin ra thì có còn những thiết bị khác thay thế không?
GV đưa ra một số sơ đồ mạch điện hở gồm : Pin, khoá K, 1 bóng đèn và dây dẫn ( 2 mỏ kẹp không được nối với nhau)
-Trong mạch đã có dòng điện chạy qua chưa? 
-Nối 2 mỏ kẹp với nhau
-Dấu hiệu nào giúp em nhận biết có dòng điện chạy qua trong mạch? 
-Nếu giữa 2 mỏ kẹp ta nối 1 đoạn dây đồng thì trong mạch có dòng điện không?
-Tiến hành mắc mạch điện 
-Nếu thay đoạn dây đồng này bằng 1 vỏ nhựa của bút bi theo em Xcó dòng điện chạy trong mạch không? GV làm thí nghiện kiểm tra. 
-Dây đồng người ta gọi là vật dẫn điện, còn vỏ nhựa của ruột bút bi gọi là vật cách điện.
-Vậy vật dẫn điện là gì? Vật cách điện là gì?
Để mắc một mạch điện đúng kĩ thuật ta làm thế nào ?
- Nhờ vào dòng điện.
- Nối với Pin thì đèn sẽ sáng.
- Quan sát
- Chưa có dòng điện chạy qua vì đèn chưa sáng
- Đèn sáng
- Dự đoán
- Quan sát: Có dòng điện chạy trong mạch
- Quan sát: Không có dòng điện chạy trong mạch 
-Nghe
K1
K2
X1
X2
C1
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu dòng điện, nguồn điện
(1) Mục tiêu: Tìm hiểu về dòng điện, nguồn điện
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp thực nghiệm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm thí nghiệm và rút ra được kiến thức mới.
(4) Phương tiện dạy học: 
4 bộ điện học
(5) Sản phẩm: 
NỘI DUNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NLHT
I.Dòng điện
* Thí nghiệm:sgk
* Kết luận:
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
II. Nguồn điện.
1.Các nguồn điện thường dùng.
- Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Hai cực pin hai acquy là cực dương (kí hiệu dấu +) và cực âm (kí hiệu dấu -)
2. Mạch điện có nguồn điện.
- Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện
1. Tìm hiểu dòng điện
- Có điện và mất điện có nghĩa là gì? Có phải đó là có điện tích và mất điện tích không? Vì sao?
- Cho HS quan sát hình 19.1 SGK.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C1, C2.
- Cho các HS khác nêu nhận xét.
- Từ câu trả lời C1 và C2 cho HS hoàn thành phần nhận xét.
- Vậy dòng điện là gì?
- Gv chốt lại
2. Tìm hiểu nguồn điện.
- Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động.
- Mỗi nguồn điện có hai cực, đó là cực nào?
- Kí hiệu như thế nào?
- Gv chốt kiến thức
- Cho HS quan sát các loại pin thật và trả lời nội dung câu hỏi C3.
- Cho HS quan sát hình 19.3 
- Để mắc mạch điện có nguồn điện như hình 19.3 ta cần những dụng cụ gì?
- Cho HS hoạt động nhóm mắc mạch điện có nguồn điện.
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm mắc mạch điện.
- Hướng dẫn hs làm trường hợp b.
- Gọi 3 đại diện nhóm trả lời 
- Nhận xét bổ sung và chốt lại kiến thức.
- Có điện là có điện tích; mất điện là mất điện tích là sai vì điện tích có ở mỗi chổ, mọi vật xung quanh ta.
- Quan sát hình 19.1 SGK.
- Trả lời: C1, C2.
C1. a. nước; b. chảy
C2. Muốn đèn này lại sáng thì cần cọ xát để làm nhiễm điện mãnh phim nhựa, rồi chạm bút thử ðiện vào mảnh tôn ðã được áp sát trên mảnh phim nhựa.
- Nhận xét: Dịch chuyển.
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Ghi vào vở
- Chú ý lắng nghe.
- Đó là cực dương và cực âm.
- Cực dương (+); 
cực âm (-)
- Chú ý lắng nghe
- Quan sát và trả lời pin tiểu, pin tròn, pin vuông, pin dạng cúc áo, ắc quy.
- Quan sát hình 19.3
- Nêu các dụng cụ tiến hành thí nghiệm.
- Các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành mắc mạch điện có nguồn điện.
- Làm theo hướng dẫn của GV
- Trả lời.
- Lắng nghe
K1
K2
K3
P1
P5
X1
X2
X3
X5
X7
X8
C1
C2
C. LUYỆN TẬP,VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Dòng điện là gì?
- Dòng điện chạy trong mạch điện kín thì bao gồm những thiết bị nào?
- Cho HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C4.
- Hãy kể tên 5 dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C6.
D. DẶN DÒ, NHẬN XÉT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_bai_19_dong_dien_nguon_dien_nam_hoc_202.doc