Giáo án Vật lý Lớp 7 - Bài 2: Sư truyền ánh sáng - Nguyễn Thị Trang
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được định luật truyền thẳng của ánh sáng
- Biết được định nghĩa Tia sáng và Chùm sáng.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các loại chùm sáng và đặc điểm của chúng
- Làm được thí nghiệm đơn giản trong bài học để kiểm chứng.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng đơn giản
II. Chuẩn bi:
1. Giáo viên:
- ống ngắm, đèn pin, miếng bìa.
2. Học sinh:
- Đèn pin, các miếng bìa có lỗ, đinh ghim, tờ giấy.
III. Phương pháp giảng dạy: Trực quan, vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm
IV. Tiến trình dạy –học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Bài 2: Sư truyền ánh sáng - Nguyễn Thị Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy : 2 Ngày soạn: 08/9/2018 Tiết dạy : 2 Ngày dạy: 10/9/2018( lớp 7.1) 14/9/2018( lớp 7.2) Bài 2. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được định luật truyền thẳng của ánh sáng - Biết được định nghĩa Tia sáng và Chùm sáng. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được các loại chùm sáng và đặc điểm của chúng - Làm được thí nghiệm đơn giản trong bài học để kiểm chứng. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng đơn giản II. Chuẩn bi: 1. Giáo viên: - ống ngắm, đèn pin, miếng bìa. 2. Học sinh: - Đèn pin, các miếng bìa có lỗ, đinh ghim, tờ giấy. III. Phương pháp giảng dạy: Trực quan, vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm IV. Tiến trình dạy –học: Ổn định lớp: 1’ Kiểm tra bài cũ: Không Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, tạo tình huống học tập (6 phút) Câu hỏi kiểm tra Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Khi nào ta nhìn thấy một vật? Đánh giá ghi điểm cho HS Tạo tình huống học tập Cho HS đọc phần mở đầu SGK. Em có suy nghĩ gì về thắc mắc của Hải à đi vào bài mới. Trả lời. Một HS lên bảng trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. Nhận xét câu trả lời của bạn. Đọc phần đầu của SGK Bài 2. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG Hoạt động 2: Nghiên cứu tìm quy luật về đường truyền ánh sáng (17 phút) Cho HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm như hình 2.1 Yêu cầu HS trả lời C1 Cho HS đọc C2 và làm thí nghiệm như hình 2.2 Yêu cầu HS hoàn thành phần kết luận. Thông báo: Nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng. Giới thiệu: Ngoài không khí ra ta còn có nước, thuỷ tinh, dầu hoả . . . cũng nằm trong môi trường trong suốt và đồng tính. Các nhóm bố trí thí nghiệm như hình 2.1 Từ kết quả thí nghiệm trả lời C1. Ống thẳng. Các nhóm làm thí nghiệm kiểm tra như hình 2.2. Từ đó trả lời C2. Hoàn thành kết luận: Đường thẳng. Đọc và ghi nội dung định luật vào vở. Đọc phần thông tin SGK. I. Đường truyền của ánh sáng. Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. Định luật truyền thẳng của ánh sáng. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng. Hoạt động 3: Thông báo tia sáng và chùm sáng (10 phút) Thông báo: Quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng đường thẳng có mũi tên. Làm thí nghiệm cho HS nhận biết ba dạng chùm sáng: song song, hội tụ, phân kì. Đọc phần tia sáng SGK và vẽ tia sáng từ SàM S M Quan sát và hoàn thành câu trả lời của câu hỏi C3.a. Không giao nhau. Giao nhau. b. Loe rộng ra. II. Tia sáng và chùm sáng. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng đường thẳng có hướng mũi tên gọi là tia sáng. Có 3 loại chùm sáng: Chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kì. Hoạt động 4: Vận dụng (6 phút) Yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc và trả lời C4 Cho HS đọc và trả lời C5. Đọc và trả lời C4 Aùnh sáng từ đèn phát ra đã truyền đến mắt ta theo đường thẳng. Đọc và suy nghĩ để trả lời C5. Lần lượt HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. 4. Củng cố - Dặn dò (5 phút) *Củng cố: - Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng. Thế nào là tia sáng? - Có mấy loại chùm sáng, kể tên? *Dặn dò Xem trước bài “Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng”. Xem và làm các bài tập trong sách bài tập, từ bài 2.1 đến bài 2.4. V. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_ly_lop_7_bai_2_su_truyen_anh_sang_nguyen_thi_tra.doc