Giáo án Vật lý Lớp 7 - Bài 7: Gương cầu lồi - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT-THCS Trà Tập

Giáo án Vật lý Lớp 7 - Bài 7: Gương cầu lồi - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT-THCS Trà Tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi.

- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm , quan sát đưa ra kết luận.

- Rèn tính cẩn thận, trung thực khi làm TN.

3. Thái độ:

- Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận, giữ gìn dụng cụ TN.

4. Phát triển năng lực của học sinh:

- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt bộ môn:

+ K1: Trình bày được kiến thức về ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.

+ P7, P8, P9: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi và so sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng cùng kích thước.

+ X5: Ghi lại được các kết quả từ thí nghiệm ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi và so sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng cùng kích thước.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Máy chiếu, bảng phụ .

2. Học sinh: Đọc trước bài gương cầu lồi.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Nội dung bài mới:

 

doc 6 trang sontrang 3730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Bài 7: Gương cầu lồi - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT-THCS Trà Tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 7 Ngày soạn: 18/10/2020
Tiết dạy: 7 Ngày dạy: 20/10/2020
Bài 7: GƯƠNG CẦU LỒI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm , quan sát đưa ra kết luận.
- Rèn tính cẩn thận, trung thực khi làm TN.
3. Thái độ: 
- Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận, giữ gìn dụng cụ TN.
4. Phát triển năng lực của học sinh: 
- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực chuyên biệt bộ môn: 
+ K1: Trình bày được kiến thức về ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
+ P7, P8, P9: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi và so sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng cùng kích thước. 
+ X5: Ghi lại được các kết quả từ thí nghiệm ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi và so sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng cùng kích thước.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Máy chiếu, bảng phụ .
2. Học sinh: Đọc trước bài gương cầu lồi.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
 (Hỗ trợ)
HOẠT ĐỘNG HS
(Tổ chức thực hiện)
NỘI DUNG
(Kết quả cần đạt)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
*. Chuyển giao NV học tập:
- Cho các nhóm chuẩn bị một số vật nhẵn và bóng: cái muỗng, cái vá bằng inox, bình cầu. Quan sát bề mặt lồi của các dụng cụ đó và quan sát ảnh của mình trong mặt lồi của các dụng cụ đó (chú ý chỉ trả lời ảnh có giống mình không) và cho nhận xét.
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
*. Thực hiện NV học tập:
- Các nhóm chuẩn bị dụng cụ, quan sát và ghi kết quả vào bảng nhóm.
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
Nhận biết gương cầu lồi.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi:
Mục tiêu: Biết được tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
Phương pháp: Trực quan, dạy học theo trạm, vấn đáp, đàm thoại
*. Chuyển giao NV học tập:
- GV yêu cầu các nhóm nhận dụng cụ, bố trí thí nghiệm hình 7.1, quan sát và nhận xét.
- Giáo viên theo dõi và hỗ trợ các nhóm thực hiện thí nghiệm chưa chính xác.
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả mà nhóm mình quan sát được.
- GV phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả của các nhóm.
- Rút ra nhận xét chung.
*. Chuyển giao NV học tập:
- Yêu cầu các nhóm quan sát thí nghiệm.
- So sánh điểm giống nhau và khác nhahu của 2 gương?
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả mà nhóm mình quan sát được.
- GV phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả của các nhóm.
- Rút ra kết luận chung: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật.
*. Thực hiện NV học tập:
- Các học sinh nhận dụng cụ: 1 gương cầu lồi, 1 viên pin, màn chắn; thực hiện thí nghiệm hình 7.1 và rút ra nhận xét.
- HS trong nhóm hợp tác với nhau trong việc thực hiện thí nghiệm.
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả quan sát được.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
*. Thực hiện NV học tập:
- Ghi kết quả quan sát được.
- Thảo luận chung để thống nhất kết luận.
- Hs quan sát thí nghiệm thực hiện.
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả quan sát được.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
- Nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi
I. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi 
* Quan sát:
C1: Là ảnh ảo vì không hứng được trên màn; Ảnh nhỏ hơn vật.
* Thí nghiệm kiểm tra:
* Kết luận: 
 Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau đây:
1. Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
2. Ảnh quan sát được nhỏ hơn vật.
Hoạt động 2: Xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi:
Mục tiêu: 
- Xác định được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
- So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng.
Phương pháp: trực quan, dạy học theo nhóm, vấn đáp, đàm thoại.
*. Chuyển giao NV học tập:
- Yêu cầu các nhóm đưa ra phương án xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và tiến hành thí nghiệm, rút ra kết luận.
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá, kết quả của các nhóm.
- Rút ra kết luận chung: Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi ta nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
*THMT:
- Tại sao ở các vùng núi cao, đường hẹp và uốn lượn, tại các khúc quanh người ta thường đặt các gương cầu lồi mà không đặt gương phẳng ? việc làm như thế có tác dụng gì?
*. Thực hiện NV học tập:
- Các nhóm lựa chọn phương án làm thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm, từ đó rút ra nhận xét.
- Thảo luận để rút ra kết luận
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả quan sát được.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
* HS thảo luận trả lời:
- Vì gương cầu lồi vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng.
- Việc đặt gương cầu lồi tại các vùng núi cao, đường hẹp và uốn lượn, tại các khúc quanh để giúp người lái xe dễ dàng quan sát đường, các phương tiện khác cũng như người và súc vật đi qua. Nhằm làm giảm thiểu các tai nạn giao thông, bảo vệ tính mạng con người và các sinh vật.
II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
* Thí nghiệm:
* Kết luận: 
 Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
VD: Sử dụng gương cầu lồi gắn phía trước xe máy, ôtô, tàu hỏa để thuận tiên quan sát đằng sau.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
*. Chuyển giao NV học tập:
- Yêu cầu HS thực hiện theo cặp lần lượt trả lời câu C3, C4 SGK.
- Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện câu C3 (HS trung bình),C4 (HS khá và giỏi)
HS: Thảo luận trả lời yêu cầu của GV.
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu một số cặp trả lời kết quả thảo luận câu C3,C4.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả trả lời câu C3,C4 của học sinh.
- Thống nhất kết quả cuối cùng.
*. Thực hiện NV học tập:
- Học sinh lần lượt đọc nội dung câu C3,C4.
- Thảo luận, tìm câu trả lời và ghi vào vở học tập.
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện một số cặp trình bày kết quả đã thảo luận.
- Các cặp khác có ý kiến bổ sung.
III- Vận dụng.
C3: Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước. Vì vậy giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau.
C4: Giúp người lái xe nhìn thấy trong gương người, xe cộ khác ở bên đường bị các vật cản che khuất, tránh được tai nạn.
* Việc làm này đã giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông và bảo đảm tính mạng con người và tài sản.
D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Trả lời câu hỏi sau: 
Câu 1: Vật như thế nào được gọi là gương cầu lồi ?
A.Vật có dạng mặt cầu lồi.
B.Vật có dạng mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng.
C.Vật có dạng mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.
D.Vật có dạng mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm.
Câu 2: Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi:
A. Nhỏ hơn vật 	
B. Bằng vật 
C. Lớn hơn vật 	
D. Gấp đôi vật
Câu 3: Vùng nhìn thấy trong gương phẳng............vùng nhìn thấy trong gương cầu
 lồi (có cùng kích thước ).
 A. bằng	B. hẹp hơn C. rộng hơn	D. rộng gấp đôi
Câu 4: Nếu nhìn vào gương, thấy ảnh ảo nhỏ hơn vật thì kết luận đó là:
	A. Gương phẳng B. Gương cầu lõm
	C. A hoặc B D. Gương cầu lồi
Câu 5: So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng. Phán đoán nào sau đây là đúng ?
A. Gương phẳng có vùng nhìn thấy rộng hơn gương cầu lồi, có cùng kích thước.
B. Gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng, có cùng kích thước.
C. Vùng nhìn thấy của hai gương bằng nhau.
D. Không thể so sánh được.
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- Nghiên cứu và trả lời 5 câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận, thống nhất
- Cá nhân HS báo cáo đáp án câu hỏi.
* Tổng hợp, chính xác hóa kiến thức:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
C
A
B
D
B
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
*. Chuyển giao NV học tập:
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời nơi đặt gương cầu lồi trong đời sống chúng ta.
Hình 1
Hình 2
Hình 3
*. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Hãy trình bày kết quả quan sát được.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả quan sát được.
*. Thực hiện NV học tập:
- Học sinh làm việc cá nhân, quan sát và trả lời H1,2,3.
*. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Cá nhân HS trình bày nhiều tác dụng gương cầu lồi được sử dụng trên các đường đồi núi, quanh co; trong cửa hàng, siêu thị, hiệu sách hay tầng hầm để xe chung cư, trung tâm thương mại, các đèn hình cầu...
- Các HS khác có ý kiến bổ sung.
* Chuẩn bị cho tiết sau: 
- Nghiên cứu trước nội dung bài 8 GƯƠNG CẦU LÕM.
 Câu hỏi soạn bài : 
 + Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
 + Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm như thế nào? 
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_bai_7_guong_cau_loi_nam_hoc_2020_2021.doc