Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Chủ đề: Sự truyền ánh sáng

Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Chủ đề: Sự truyền ánh sáng

1. Nhận biết:

Câu 1: [NB1] Ánh sáng truyền đi trong không khí theo đường gì?

Hướng dẫn giải:

 Trong không khí ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

Câu 2: [NB2] Thế nào là tia sáng, chùm sáng?

Nêu tên ba loại chùm sáng thường gặp và đặc điểm về đường truyền của các tia sáng trong mỗi chùm sáng đó.

Hướng dẫn giải:

- Tia sáng là đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.

- Chùm sáng là tập hợp các tia sáng.

- Ba loại chùm sáng thường gặp và đặc điểm là:

1. Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

2. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

3. Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

 

docx 67 trang bachkq715 4550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Chủ đề: Sự truyền ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN CHỦ ĐỀ: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
Thời lượng dạy học: 2 tiết (từ tiết 2 đến tiết 3)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết làm thí nghiệm để xác định được đường truyền của ánh sáng.
- Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng.
- Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế.
- Nhận biết được đặc điểm của ba loại chùm ánh sáng.
- Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích.
- Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực . 
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm.
- Biết dùng thí nghiệm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng.
- Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực hoạt động tìm hiểu và làm thí nghiệm có hiệu trong trong nhóm.
- Cẩn thận và yêu thích môn học.
- Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống
4. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
* Năng lực chuyên biệt môn vật lí: 
- Năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí : K1, K3, K4
- Năng lực về phương pháp: P2; P3, P8
- Năng lực trao đổi thông tin: X1; X2; X5; X6; X7
- Năng lực liên quan đến cá thể: C1, C2
II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội dung/chủ đề/chuẩn
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
 Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
 Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
- Đường truyền của tia sáng trong môi trường trong suốt và đồng tính là đường thẳng
- Giải thích các hiện tượng trong cuộc sống liên quan đến định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.
 - Biểu diễn đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
- Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
- Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau trên đường truyền của chúng.
- Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
- Phân biệt được chùm sáng song song, hội tụ, phân kì.
 - Vẽ đúng được một tia sáng bất kì. 
- Giải thích được các trường hợp quan sát được tia sang, chùm sáng trong thực tế.
Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực...
- Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối, hiện tượng nguyệt thực, nhật thực.
- Phân biệt được hiện tượng nguyệt thực, nhật thực với các hiện tượng khác.
Giải thích được một số ứng dụng của định luật trong thực tế:
 - Ngắm đường thẳng. 
- Sự xuất hiện vùng sáng, vùng tối, vùng nửa tối, 
- Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
- Tìm được chiều cao của vật nhờ bóng của vật trên mặt đất.
- Tìm chiều dài bóng một vật trong thực tiễn
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Nhận biết:
Câu 1: [NB1] Ánh sáng truyền đi trong không khí theo đường gì? 
Hướng dẫn giải:
 Trong không khí ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
Câu 2: [NB2] Thế nào là tia sáng, chùm sáng? 
Nêu tên ba loại chùm sáng thường gặp và đặc điểm về đường truyền của các tia sáng trong mỗi chùm sáng đó.
Hướng dẫn giải:
- Tia sáng là đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
- Chùm sáng là tập hợp các tia sáng.
- Ba loại chùm sáng thường gặp và đặc điểm là:
1. Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
2. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
3. Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
Câu 3: [NB3] Chùm sáng . gồm các tia sáng .. trên đường truyền của chúng. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.
A. Phân kỳ; giao nhau. 	B. Hội tụ; loe rộng ra.
C. Phân kỳ; loe rộng ra. 	D. Song song; giao nhau.
Hướng dẫn giải:
 Chùm sáng hội tụ ⇒ giao nhau ⇒ Đáp án B sai
 Chùm sáng phân kỳ ⇒ loe rộng ra ⇒ Đáp án A sai
 Chùm sáng song song ⇒ không giao nhau ⇒ Đáp án D sai
Câu 4: [NB3] Các chùm sáng nào ở hình vẽ dưới đây là chùm sáng hội tụ?
A. Hình a và b 	B. Hình a và c	C. Hình b và c D. Hình a, c và d
Hướng dẫn giải:
 Ta xác định các loại chùm sáng dựa vào các mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
 - Hình a các tia sáng giao nhau tại một điểm ⇒ Chùm sáng hội tụ
 - Hình b các tia sáng không giao nhau ⇒ Chùm sáng song song
 - Hình c các tia sáng giao nhau tại một điểm ⇒ Chùm sáng hội tụ
 - Hình d các tia sáng loe rộng ra ⇒ Chùm sáng phân kì
 Vậy đáp án đúng là B. 
Câu 5: [NB5] Đứng trên Trái Đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?
A. Ban đêm, khi ta đứng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời.
B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
D. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng
Hướng dẫn giải:
 Nguyệt thực là hiện tượng Trái Đất che khuất ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng. Do đó khi đứng trên Trái Đất vào ban đêm mới có thể thấy được nguyệt thực. Vậy đáp án B đúng; đáp án A, C và D sai.
Câu 6: [NB6] Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào (coi tâm của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng). Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:
A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng 	B. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng
C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời 	D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời
Hướng dẫn giải:
 Nhật thực là hiện tượng Mặt Trăng che ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất. Khi đó, Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.
 Vậy đáp án đúng là C.
Câu 7: [NB7] Thế nào là bóng tối?
A. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
C. Là vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
D. là vùng có lúc nhận, có lúc không nhận được ánh sáng truyền tới
Hướng dẫn giải:
 - Vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới gọi là bóng nửa tối ⇒ Đáp án B sai.
 - Vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới là vùng sáng ⇒ Đáp án C sai.
 - Vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới là vùng tối 
⇒ Đáp án A đúng, đáp án D sai.
Câu 8: [NB8] Hiện tượng xảy ra vào ban đêm khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng và khi đó nằm giữa hai thiên thể kia. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.
A. Nguyệt thực/ Mặt Trăng 	B. Nguyệt thực/ Trái Đất
C. Nhật thực/ Mặt Trăng 	D. Nhật thực/ Trái Đất
Hướng dẫn giải:
 - Hiện tượng xảy ra vào ban đêm là hiện tượng nguyệt thực ⇒ Đáp án C và D sai.
 - Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất che khuất ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng 
⇒ Đáp án B đúng, đáp án A sai.
2. Thông hiểu:
Câu 1: [TH1] Chiếu một chùm ánh sáng hẹp vào mặt một tấm gỗ phẳng. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?
A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm gỗ.	
B. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường cong.
C. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường gấp khúc.
D. Ánh sáng không truyền qua được tấm gỗ.
Hướng dẫn giải:
 - Theo định luật phản xạ ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng ⇒ Đáp án B và đáp án C sai.
 - Tấm gỗ không cho ánh sáng truyền qua ⇒ Đáp án A sai, đáp án D đúng.
Câu 2: [TH2] Trong các hình vẽ dưới đây, hình nào vẽ đúng đường truyền của ánh sáng từ không khí (1) vào nước (2)?
 Hướng dẫn giải:
 - Theo định luật phản xạ ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng ⇒ Đáp án A và đáp án D sai.
 - Ánh sáng truyền đi trong hai môi trường: Nếu cả hai môi trường đều trong suốt và đồng tính thì ánh sáng truyền đi theo hai nửa đường thẳng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường đó 
⇒ Đáp án C sai, đáp án B đúng.
Câu 3: [TH3] Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Ánh sáng truyền đi theo một đường thẳng.
B. Chùm sáng hội tụ là chùm trong đó các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm.
C. Chùm sáng sau khi hội tụ sẽ trở thành chùm sáng phân kì.
D. Người ta quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng.
Hướng dẫn giải:
 - Không phải lúc nào ánh sáng cũng truyền đi theo đường thẳng. Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng với điều kiện môi trường truyền ánh sáng phải trong suốt và đồng tính ⇒ Đáp án A sai.
 - Các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm là chùm sáng phân kì ⇒ Đáp án B sai.
 - Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng ⇒ Đáp án D sai.
 - Mỗi tia sáng trong chùm sáng hội tụ tiếp tục truyền thẳng sau khi giao nhau nên chúng sẽ loe rộng ra (chùm sáng phân kì) 
⇒ Đáp án C đúng.
Câu 4: [TH4] Tại sao trong lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn? Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Để cho lớp học đẹp hơn. 	
B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.
C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.
D. Để học sinh không bị chói mắt.
Hướng dẫn giải:
 Khi lắp bóng đèn trong lớp học nếu chỉ dùng một bóng đèn lớn thì sẽ gây ra hiện tượng bóng tối và nửa tối do một số học sinh ngồi chắn ánh sáng của bóng đèn.
 Vậy đáp án đúng là C
Câu 5: [TH5] Yếu tố quyết định tạo bóng nửa tối là:
A. Ánh sáng không mạnh lắm 	B. Nguồn sáng to
C. Màn chắn ở xa nguồn 	D. Màn chắn ở gần nguồn.
Hướng dẫn giải:
 Nguồn sáng nhỏ ⇒ Tạo ra bóng tối
 Nguồn sáng to ⇒ Tạo ra bóng tối và bóng nửa tối
 Vậy đáp án đúng là B
Câu 6: [TH6] Chọn câu trả lời sai? Địa phương X (một địa phương nào đó) có nhật thực toàn phần khi địa phương đó:
A. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời.
B. bị Mặt Trăng cản hoàn toàn ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới.
C. nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng và ở đó hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời
D. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trăng.
Hướng dẫn giải:
 Một địa phương có nhật thực toàn phần khi địa phương đó bị Mặt Trăng chắn hoàn toàn ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới và ta thấy được Mặt Trăng từ phía sau, khi đó ta hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời. Vậy đáp án sai là D
3. Vận dụng
Câu 1: [VD1] Làm thế nào để đóng đươc 3 cái cọc cho thẳng hàng mà không cần dùng thước hoặc một vật nào khác để gióng hàng? Tại sao lại có thể làm như vậy?
Hướng dẫn giải:
 ∗ Để đóng được ba cái cọc thẳng hàng ta có thể làm theo thứ tự dưới đây:
 - Đóng cọc thứ nhất và cọc thứ hai tại hai vị trí A và B thích hợp.
 - Bịt một mắt, đặt cọc thứ ba trước mắt còn lại và hướng nhìn về phía có cọc thứ nhất và cọc thứ hai.
 - Xê dịch cọc thứ ba sao cho mắt chỉ thấy cọc thứ ba mà không thấy cọc thứ nhất và cọc thứ hai vì bị cọc thứ ba che khuất.
 - Đóng cọc thứ ba tại vị trí đó.
 Vậy ta đã đóng được ba cái cọc thẳng hàng
 ∗ Giải thích:
 Trong không khí ánh sáng truyền đi theo đường thẳng nên khi ba cọc được đóng thẳng hàng thì mắt và ba cọc đều nằm trên một đường thẳng. Khi đó ánh sáng truyền từ cọc thứ nhất và cọc thứ hai đến mắt ta đã bị cọc thứ ba chặn lại, kết quả là mắt không nhìn thấy cọc thứ nhất và cọc thứ hai.
Câu 2: [VD2] Khi cùng quan sát trên bầu trời và thấy trăng hình lưỡi liềm, bạn A nói đó là hiện tượng nguyệt thực, nhưng bạn B lại nói đó không phải là hiện tượng nguyệt thực. Nếu bạn B nói đúng thì bạn B đã dựa vào đâu?
Hướng dẫn giải:
 Bạn B đã căn cứ vào ngày tháng âm lịch vì hiện tượng nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm. Do nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng gần như thẳng hàng và Trái Đất nằm ở giữa. Khi đó phía được chiếu sáng của Mặt Trăng quay hoàn toàn về Trái Đất nên ở Trái Đất thấy trăng tròn, đó là những ngày rằm.
 Nếu B nói đúng thì thời điểm mà hai bạn đang quan sát là đầu tháng và hiện tượng mà hai bạn quan sát được chỉ là hiện tượng trăng non đầu tháng.
4. Vận dụng cao
Câu 1: [VDC1] Tại sao vào những ngày nắng nóng gay gắt của mùa hè, lúc gần trưa hoặc đầu buổi chiều, mặt đường nhựa có lúc trông loang loáng như vũng nước.
Hướng dẫn giải:
 Vào những ngày nắng gắt của mùa hè, mặt đường nhựa rất nóng và làm cho các lớp không khí càng gần với nó càng có nhiệt độ cao. Lúc này môi trường không khí tuy là trong suốt nhưng không đồng tính nữa. Do đó các tia sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đường không còn truyền theo đường thẳng nữa mà bị uốn cong dần và một phần bị hắt lại đi đến mắt ta. Vì vậy ta trông mặt đường lúc đó loang loáng như có vũng nước.
Câu 2: [VDC2] Dựa vào hình vẽ dưới đây em hãy cho biết mắt ta có thể nhìn thấy viên bi ở đáy ly (làm bằng sứ) hay không? Tại sao? Muốn nhìn thấy được viên bi đó thì mắt ta phải đặt ở vị trí nào? Hãy vẽ hình để minh họa.
Hướng dẫn giải:
 Ta biết mắt chỉ nhìn thấy viên bi khi ánh sáng từ nó truyền đến mắt ta. Nhưng trong trường hợp này thì ánh sáng truyền theo đường thẳng đến mắt đã bị thành ly chắn lại. Vì vậy mắt ta không thể nhìn thấy viên bi ở đáy ly.
 Muốn nhìn thấy được viên bi thì mắt ta phải đặt trong khoảng nhìn thấy được biểu diễn trên hình vẽ. Vì khi đặt mắt trong khoảng đó thì ánh sángtừ viên bi truyền thẳng được đến mắt ta.
Câu 3: [VDC3] Vào một ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát thấy bóng của một cái cọc và bóng của một cột điện có độ dài lần lượt là 0,8m và 5m. Em hãy dùng hình vẽ để xác định độ cao của cột điện. Biết cọc thẳng đứng có độ cao là 1m.
Hướng dẫn giải:
 - Gọi AB là độ cao của cột điện
 EF là độ cao của cọc
 - Tia sáng truyền theo hướng từ B đến C
 - Vẽ EC là bóng của cái cọc, AC là bóng của cột điện.
 - Lập tỷ số:
 ⇒ Độ dài bóng của cột điện AC lớn gấp 6,25 lần độ dài bóng của cái cọc EC. 
 Vậy độ cao của cột điện là: AB = 6,25.EF = 6,25.1 = 6,25 (m)
Câu 4: [VDC4] Một cái cọc cắm thẳng đứng trên mặt đất cao 0,5m. Khi chùm tia sáng Mặt Trời là chùm sáng song song chiếu xuống mặt đất, hợp với mặt đất một góc 450 thì bóng cái cọc trên mặt đất dài bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
 - Gọi AB là độ cao của cái cọc (AB = 0,5m)
 BC là bóng của cái cọc
 - Tia sáng truyền theo hướng từ A đến C hợp với mặt đất một góc là 450 nên
 - Vì cọc AB cắm thẳng đứng trên mặt đất nên
 - Xét ABC có:
 Từ (1) (2) (3) ⇒ ΔABC vuông cân tại B
 ⇒ AB = AC = 0,5 (m)
 Vậy bóng của cái cọc có chiều dài bằng chiều dài cái cọc và bằng 0,5 (m)
V IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Thời lượng
Thời điểm
Thiết bị DH, Học liệu
Ghi chú
Khởi động 
Cá nhân
05 phút 
Tiết 1
Tranh ảnh
Đường truyền ánh sáng
 Nhóm/cá nhân
10 phút 
 Tiết 1
Ống nhựa cong, ống nhựa thẳng.
Đèn pin, ngọn nến.
Ba màn chắn đục lỗ
Biểu diễn đường truyền tia sáng, chùm sáng
 Nhóm
 10 phút
 Tiết 1
Phiếu học tập nội dung về tia sáng và chùm sáng.
Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
Nhóm
20 phút
Tiết 1
Đèn pin, bóng đèn.
Màn chắn, miếng bìa
Phiếu học tập về bóng tối, bóng nửa tối
Luyện tập
Nhóm/ cá nhân
 15 phút
Tiết 2
Tài liệu về nhật thực nguyệt thực.
Phiếu học tập về nội dung nhật thực nguyệt thực.
Phiếu học tập về nhật thực, nguyệt thực.
Vận dung
Nhóm/ theo cặp
20 phút
Tiết 2
Phiếu bài tập
Tìm tòi mở rộng
Cá nhân
10 phút
Tiết 2
Phiếu bài tập
V. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. Khởi động/mở bài (5 phút)
1. Mục tiêu: Sự truyền ánh sáng và ứng dụng của nó trong thực tế.
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: hoạt động theo cặp phát hiện tình huống có vấn đề.
3. Cách thức tiến hành hoạt động:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 Trong một buổi tập trung học sinh ở sân trường, các lớp xếp thành hàng dọc. Làm sao để bạn lớp trưởng biết hàng của lớp mình đã thẳng chưa? Không dùng các phương tiện máy móc, chỉ dùng mắt ta có thể biết khá chính xác điều này không? 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét tình huống 
- Giáo viên đưa tình huống gợi mở: Tìm hiểu về “đường truyền của ánh sáng” chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên và biết được nhiều hiện tượng khác trong tự nhiên có thể giải thích bằng nội dung kiến thức này.
- Học sinh trao đổi theo cặp trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe vấn đề cô giáo đặt ra
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (40 phút) 
1. Mục tiêu:
- Đường truyền tia sáng.
- Biểu diễn đường truyền của tia sáng, chùm sáng.
- Ứng dụng của định luật truyền thẳng: Bóng tối, bóng nửa tối.
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: 
- Học sinh hoạt động nhóm làm thí nghiệm
- Học sinh tìm hiểu thông tin sách giáo khoa hoặc tài liệu.
- Học sinh quan sát, nhận xét.
- Học sinh hoạt động theo nhóm, cặp, cá nhân hoàn thành các phiếu học tập. 
3. Cách thức tiến hành hoạt động: 
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
ND1: Đường truyền tia sáng (10 phút)
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên phân nhóm
- Giáo viên chuyển dụng cụ thí nghiệm hình 2.1và 2.2 cho học sinh
- Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo sách giáo khoa và trả lời câu hỏi sau:
1. Ống nhựa thẳng và ống nhựa cong, trường hợp nào có thể quan sát thấy một phần của bóng đèn đang sáng khi nhìn vào trong lòng ống?
2. Khi mắt ta nhìn thấy ngọn nến, hãy kiểm tra xem lỗ C có nằm trên vạch kẻ nối lỗ A và B trên 2 bìa trước không.
3. Từ thí nghiệm trên, hãy cho biết ánh sáng từ ngọn đèn, ngọn nến truyền đi trong không khí đến mắt ta theo đường thẳng hay đường cong.
- Học sinh phân nhóm.
- Các nhóm đọc nội dung thí nghiệm trình bày trong sách giáo khoa và lắng nghe hướng dẫn của giáo viên
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện và trả lời các câu hỏi
- Các nhóm nhận thiết bị, tiến hành làm thí nghiệm quan sát, thảo luận.
 - Các nhóm thực hiện, viết câu trả lời ra giấy (hoặc bảng phụ) mà giáo viên yêu cầu
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận: 
- Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu các nhóm báo cáo
- Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau, thảo luận.
- Các nhóm báo cáo.
- Các nhóm nhận xét, thảo luận.
Bước 4. Đánh giá kết quả:
- Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét quá trình làm việc các nhóm.
- Đưa ra thống nhất chung.
1. Chúng ta có thể quan sát một phần của bóng đèn bằng ống nhựa thẳng.
2. Ba lỗ A, B, C nằm trên một đường thẳng.
3. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
Giáo viên thông báo: Không khí là một môi trường trong suốt và đồng tính. Nghiên cứu sự truyền ánh sáng trong các môi trường trong suốt đồng tính khác như nước, thủy tinh, dầu hỏa, cũng thu được cùng một kết quả, cho nên có thể xem kết luận trên là một định luật gọi là định luật truyền thẳng của ánh sáng:
“Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng”
Học sinh quan sát và ghi nội dung vào vở
ND2: Biểu diễn đường truyền tia sáng, chùm sáng (10 phút)
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên thông báo từ ngữ mới: tia sáng và chùm sáng 
“Qui ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng gọi là tia sáng.”
- Giáo viên làm thí nghiệm cho học sinh quan sát, nhận biết ba dạng chùm tia sáng: song song, hội tụ, phân kì. Sau đó trả lời các câu hỏi sau:
1. Chùm sáng song song (hình 2.5a) gồm các tia sáng .....................trên đường truyền của chúng.
2. Chùm sáng hội tụ (hình 2.5b) gồm các tia sáng ..................... trên đường truyền của chúng.
3. Chùm sáng phân kì (hình 2.5c) gồm các tia sáng ........................ trên đường truyền của chúng.
- Học sinh phân nhóm.
- Các nhóm đọc nội dung thí nghiệm trình bày trong sách giáo khoa và lắng nghe hướng dẫn của giáo viên
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện và trả lời các câu hỏi
- Các nhóm nhận thiết bị, tiến hành làm thí nghiệm quan sát, thảo luận.
 - Các nhóm thực hiện, viết câu trả lời ra giấy (hoặc bảng phụ) mà giáo viên yêu cầu
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu các nhóm báo cáo
- Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau, thảo luận.
- Các nhóm báo cáo.
- Các nhóm nhận xét, thảo luận.
Bước 4. Đánh giá kết quả:
- Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét quá trình làm việc các nhóm.
- Đưa ra thống nhất chung.
1. Chùm sáng song song (hình 2.5a) gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
2. Chùm sáng hội tụ (hình 2.5b) gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
3. Chùm sáng phân kì (hình 2.5c) gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
Học sinh quan sát và ghi nội dung vào vở
ND3: Ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng (20 phút)
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên phân nhóm
- Giáo viên chuyển dụng cụ thí nghiệm hình 3.1 và 3.2 cho học sinh.
- Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo sách giáo khoa và trả lời câu hỏi sau:
1. Hãy vẽ lại màn chắn sau khi làm thì nghiệm hình 3.1, chỉ ra trên màn chắn vùng sáng và vùng tối. Giải thích vì sao các vùng đó lại tối hoặc sáng?
2. Hãy vẽ lại màn chắn sau khi làm thì nghiệm hình 3.2, chỉ ra trên màn chắn vùng nào là vùng tối, vùng nào được chiếu sáng đầy đủ. Nhận xét độ sáng của vùng còn lại so với hai vùng trên và giải thích vì sao có sự khác biệt đó.
3. Từ thí nghiệm trên hãy làm nhận xét sau:
- Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ .tới gọi là bóng tối.
 - Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ tới gọi là bóng nửa tối.
4. Rút ra kết luận :
Bóng tối là gì?
Bóng nửa tối là gì?
- Học sinh phân nhóm.
- Các nhóm đọc nội dung thí nghiệm trình bày trong sách giáo khoa và lắng nghe hướng dẫn của giáo viên
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện và trả lời các câu hỏi
- Các nhóm nhận thiết bị, tiến hành làm thí nghiệm quan sát, thảo luận.
 - Các nhóm thực hiện, viết câu trả lời ra giấy (hoặc bảng phụ) mà giáo viên yêu cầu
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận: 
- Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu các nhóm báo cáo
- Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau, thảo luận.
- Các nhóm báo cáo.
- Các nhóm nhận xét, thảo luận.
Bước 4. Đánh giá kết quả:
- Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét quá trình làm việc các nhóm.
- Đưa ra thống nhất chung.
1. Ánh sáng truyền thẳng nên vật cản đã chắn ánh sáng tạo nên vùng tối (phần màu đen hoàn toàn).
2. Trên màn chắn ở sau vật cản vùng 1 là bóng tối, vùng 3 được chiếu sáng đầy đủ, vùng 2 chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng nên không sáng bằng vùng 3.
3. Từ thí nghiệm trên hãy làm nhận xét sau:
- Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối.
 - Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.
4. Kết luận.
Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới . Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
Học sinh quan sát và ghi nội dung vào vở
*Tích hợp môi trường : 
- Trong sinh hoạt và học tập, cần đảm bảo đủ ánh sáng, không có bóng tối. Vì vậy, cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì một bóng đèn lớn.
- Ở các thành phố lớn, do có nhiều nguồn ánh sáng (ánh sáng do đèn cao áp, do các phương tiện giao thông, các biển quảng cáo ) khiến cho môi trường bị ô nhiễm ánh sáng. Ô nhiễm ánh sáng là tình trạng con người tạo ra ánh sáng có cường độ quá mức dẫn đến khó chịu. Ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại như: lãng phí ăng lượng, ảnh hưởng đến việc quan sát bầu trời ban đêm (tại các đô thị lớn), tâm lí con người, hệ sinh thái và gây mất an toàn trong giao thông và sinh hoạt. ..
- Để giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng đô thị cần:
+ Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu.
+ Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ.
+ Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết.
+ Lắp đặt các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự cảm nhận của mắt.
Hoạt động 3. Luyện tập (15 phút)
1. Mục tiêu: 
- Làm bài tập về nội dung truyền thẳng của ánh sáng.
- Ứng dụng định luật truyền thẳng giải thích hiện tượng Nhật thực, nguyệt thực.
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh:
- Thảo luận nhóm tìm hiểu thông tin sách giáo khoa thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận theo nhóm, cặp hoàn thành các bài tập được giao.
3. Cách thức tiến hành hoạt động: 
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nhật thực - nguyệt thực
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên phân nhóm
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin sách giáo khoa mục II và hình 3.3; 3.4 trang 11.
Em hãy vẽ hình mô tả vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất khi xảy ra hiện tượng nhật thực và nguyển thực và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nhật thực toàn phần, nhật thực một phần xảy ra khi nào?
Giải thích vì sao đứng ở nơi có nhật thực toàn phần ta lại không nhìn thấy Mặt Trời và thấy trời tối lại
- Vật nào là nguồn sáng, vật cản, màn chắn ?
2. Tại sao ban đêm khi đứng trên Trái Đất ta lại nhìn thấy Mặt Trăng
- Nguyệt thực xảy ra khi nào? 
- Hãy chỉ ra, trên hình 3.4, Mặt Trăng ở vị trí nào thì người đứng ở điểm A trên Trái Đất thấy trăng sáng, thấy có nguyệt thực.
-Nguyệt thực xảy ra có thể xảy ra trong cả đêm không?
3. Nguyên nhân chung gây ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực là gì?
- Học sinh phân nhóm.
- Các nhóm đọc nội dung trong sách giáo khoa và lắng nghe hướng dẫn của giáo viên
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện và trả lời các câu hỏi
- Các nhóm tìm hiểu thông tin sách giáo khoa và tài liệu giáo viên cung cấp thảo luận.
 - Các nhóm thực hiện, viết câu trả lời ra giấy (hoặc bảng phụ) mà giáo viên yêu cầu
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận: 
- Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu các nhóm báo cáo
- Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau, thảo luận.
- Các nhóm báo cáo.
- Các nhóm nhận xét, thảo luận.
Bước 4. Đánh giá kết quả:
- Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét quá trình làm việc các nhóm.
- Đưa ra thống nhất chung.
1. Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.
- Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng, bị mặt trăng che khuất không cho ánh sáng mặt trời chiếu đến, vì thế đứng ở đó, ta không nhìn thấy mặt trời và trời tối lại.
- Nguồn sáng: Mặt Trời
Vật cản : Mặt Trăng
Màn chắn: Trái Đất
2. Đứng trên Trái Đất, về ban đêm, ta nhìn thấy trăng sáng vì có ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng.
- Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.
- Mặt Trăng ở vị trí 1 là nguyệt thực, vị trí 2,3 trăng sáng.
- Nguyệt Thực chỉ xảy ra trong một thời gian chứ không thể xảy ra cả đêm. 
3. Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Học sinh quan sát và ghi nội dung vào vở
ND luyện tập theo bài tập
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên phân nhóm
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm làm các bài tập sau:
[NB2], [TH2], [TH4], [VD1], [VD2]
- Học sinh phân nhóm lắng nghe nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện và trả lời các câu hỏi
- Các nhóm thực hiện, viết câu trả lời ra giấy (hoặc bảng phụ) mà giáo viên yêu cầu
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận: 
- Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu các nhóm báo cáo
- Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau, thảo luận.
- Các nhóm báo cáo.
- Các nhóm nhận xét, thảo luận.
Bước 4. Đánh giá kết quả:
- Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét quá trình làm việc các nhóm.
- Đáp án như phần III câu hỏi và bài tập phía trên
Học sinh quan sát và ghi nội dung vào vở
Hoạt động 4. Vận dụng (20 phút)
1. Mục tiêu:Vận dụng kiến thức đã học làm các bài tập liên quan đến Định luật truyền thẳng của ánh sáng trong tự nhiên
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh:
- Thảo luận theo nhóm, cặp hoàn thành các bài tập được giao.
3. Cách thức tiến hành hoạt động: 
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên phân nhóm
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm làm các bài tập sau:
[NB5], [TH5], [TH6], [VDC2], [VDC3]
- Học sinh phân nhóm.
- Các nhóm đọc nội dung thí nghiệm trình bày trong sách giáo khoa và lắng nghe hướng dẫn của giáo viên
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện và trả lời các câu hỏi
- Các nhóm nhận thiết bị, tiến hành làm thí nghiệm quan sát, thảo luận.
 - Các nhóm thực hiện, viết câu trả lời ra giấy (hoặc bảng phụ) mà giáo viên yêu cầu
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận: 
- Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu các nhóm báo cáo
- Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau, thảo luận.
- Các nhóm báo cáo.
- Các nhóm nhận xét, thảo luận.
Bước 4. Đánh giá kết quả:
- Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét quá trình làm việc các nhóm.
- Đáp án như phần III câu hỏi và bài tập phía trên
Học sinh quan sát và ghi nội dung vào vở
Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng (10 phút)
1. Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dùng kiến thức đã học.
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ được giao
3. Cách thức tiến hành hoạt động:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên phân nhóm
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm làm các bài tập sau: [VDC1], [VDC4]
- Học sinh phân nhóm.
- Các nhóm đọc nội dung thí nghiệm trình bày trong sách giáo khoa và lắng nghe hướng dẫn của giáo viên
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện và trả lời các câu hỏi
- Các nhóm nhận thiết bị, tiến hành làm thí nghiệm quan sát, thảo luận.
 - Các nhóm thực hiện, viết câu trả lời ra giấy (hoặc bảng phụ) mà giáo viên yêu cầu
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận: 
- Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu các nhóm báo cáo
- Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau, thảo luận.
- Các nhóm báo cáo.
- Các nhóm nhận xét, thảo luận.
Bước 4. Đánh giá kết quả:
- Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét quá trình làm việc các nhóm.
- Đáp án như phần III câu hỏi và bài tập phía trên
Học sinh quan sát và ghi nội dung vào vở
Ngày soạn: 19/9/2020 
Ngày soạn: 19/9/2020 
CHỦ ĐỀ: ÂM THANH
Thời lượng: 3 tiết (Tiết 11, 12, 13)
Mô t

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_7_chu_de_su_truyen_anh_sang.docx