Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 14 đến 34 - Năm học 2017-2018

Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 14 đến 34 - Năm học 2017-2018

A.Mục tiêu:

a.Hiểu được âm phản xạ, Tiếng vang.Mô tả và giải thích được 1 số hiện tượng, thực tế âm trùng, liên quan đến tiếng vang .

b.Nhận biết được 1 số vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém .

-Kể tên 1 số ứng dụng phản xạ âm .

c.Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế, từ các TN.

-Thái độ học tập nghiêm túc.

B.Chuẩn bị :

 Nhóm 1 giá TN,1 tấm gương ,1 bình nước ,1 nguồn phát âm dùng vi mạch kín pin.

C.Tổ chức hoạt động dạy học :1.Ổn định

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ –Tình huống

2.KT: Nêu môi trường truyền âm ?Càng xa nguồn âm âm thanh?

 -Chữa bài tập 13-1,

 -Chữa bài tập 13-2 ,13-3

Giải bài 13-4,13-5

2.TH: Trong rạp chiếu phim tường làm sần sùi ,mái theo kiểu vòm.Vì sao? HS1- trả lời

 

doc 56 trang sontrang 4060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 14 đến 34 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5-12-17 Ngày giảng:6-12-17 Tuần :14
Tiết 14 Chương II ÂM HỌC
Bài MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
A.Mục tiêu: 
a.Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền âm .
-Nêu được 1 số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí .
b.Làm TN để chứng minh âm truyền qua các môi trường.Tìm phương án TN để chứng minh càng xa nguồn âm biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra nhỏ.
c.Nghiêm túc trong học tập ,có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế .
B.Chuẩn bị : 
 Nhóm 1 giá TN,2 trống ,1 dùi ,2 con lắc bấc ,1 nguồn phát âm dùng vi mạch kín pin.
1 bình nước bỏ lọt nguồn âm .
C.Tổ chức hoạt động dạy học :1.Ổn định
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ –Tình huống
2.KT: Biên độ dao động là gì ?
 -Âm to, nhỏ phụ thuộc yếu tố nào? Đơn vị độ to của âm ?
 -Chữa bài tập 12-1, 12-2.
 -Chữa bài tập 12-4 ,12-5
2.TH: Trong chiến tranh bộ đội tránh lọt vào phục kích của địch nhờ chú đặt tai xuống đất có thể nghe tiếng động của chân đối phương.Vì sao?
HS1- trả lời
Hoạt động 2I.Môi trường truyền âm .
1.Sự truyền âm trong chất khí
-Yêu cầu HS đọc TN cho biết dụng cụ ,tiến hành . 
-HD: TN quan sát theo dõi trả lời C1,C2.
-Yêu cầu HS làm TN theo nhóm quan sát theo dõi và trả lời C1,C2.
Âm truyền được qua môi trường nào?
-Liên hệ thực tế, chuyên mạch
*TN1
-2 cái trống, treo 2 quả cầu bấc tiếp tiếp xúc mặt trống.
-Đặt 2 trống cách nhau 15Cm, gõ vào trống 1. Quan sát quả cầu bấc trống 2, âm
 -Quả cầu 2 dao động chứng tỏ âm truyền được trong môi trường không khí,biên độ dao động quả cầu 2 nhỏ)
-Càng xa nguồn âm âm càng nhỏ. 
*Âm truyền được trong môi trường không khí .
Hoạt động 3 2.Sự truyền âm trong chất rắn
-Yêu cầu HS đọc TN cho biết dụng cụ ,tiến hành TN.
HD:TN
 -Yêu cầu hoạt động TN theo nhóm,quan sát đến trả lời C3. 
-Âm thanh truyền được trong môi trường chất rắn. 
-Liên hệ thực tế, chuyên mạch
*TN2:
- Vật Cây bút chì
-1 bạn đứng thẳng , 1 bạn áp tai xuống bàn, 1 bạn gõ bút chi trên bàn 2 bạn kia lắng nghe âm thanh
-Nhóm TN, theo dõi ,đến trả lời.
-rắn
-Âm thanh truyền được trong môi trường chất rắn. 
Hoạt động 4Sự truyền âm trong chất lỏng
-Yêu cầu HS đọc TN cho biết dụng cụ ,tiến hành TN.
HD:TN
 -Yêu cầu hoạt động TN theo nhóm,quan sát đến trả lời C4. 
-Âm thanh truyền được trong môi trường chất lỏng
-Liên hệ thực tế, chuyên mạch
*TN3:
-Đồng hồ bấm chuông , bình đựng chất lỏng
-Đặt đồng hồ trong chất lỏng, bấm chuông người ở ngoài lắng nghe âm thanh
-Âm thanh truyền được trong môi trường chất lỏng
Hoạt động 5 Âm có thể truyền được trong chân không hay ?
-GV treo tranh vẽ 13-4 giới thiệu dụng cụ, cách tiến hành từ đó yêu cầu HS nhận xét C5?
-Qua 4 TN trên rút ra kết luận ?
-Tại sao âm phát ra từ đài công cộng ta nghe sau khi âm thanh phát ra từ đài phát thanh trong nhà ?
*TN4:
-Chuông điện đặt trong bình kín hút hết không khí.
-Bấm chuông lắng nghe âm thanh
Âm không thể truyền được trong chân không 
*Kết luận :SGK
Hoạt động 5: II.Vận tốc truyền âm .
-Yêu cầu HS đọc SGK trả lời C6:
-Vkk=340m/s ,Vthép =6100m/s ,Vnước =1500m/
Hoạt động 5 :Vận dụng-củng cố -dặn dò
-Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức trong bài ? 
-Yêu cầu HS trả lời C7 . không khí 
-Yêu cầu HS trả lời C8. Khi đi câu trên bờ phải đi nhẹ 
-dặn dò : Về học phần ghi nhớ.
-Đọc phần chưa biết .
-Làm bài tập 13-1 đến 13-5 SBT. 
-Xem bài mới .
*Kinh nghiệm
Giáo án vật lí 7 & Giáo viên: Bùi Tâm
Ngày soạn: 12-12-17 Ngày giảng:13-12-17 
Tuần 15
Tiết 15 Bài 5 Chương II ÂM HỌC
 PHẢN XẠ ÂM –TIẾNG VANG
A.Mục tiêu: 
a.Hiểu được âm phản xạ, Tiếng vang.Mô tả và giải thích được 1 số hiện tượng, thực tế âm trùng, liên quan đến tiếng vang .
b.Nhận biết được 1 số vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém .
-Kể tên 1 số ứng dụng phản xạ âm .
c.Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế, từ các TN.
-Thái độ học tập nghiêm túc.
B.Chuẩn bị : 
 Nhóm 1 giá TN,1 tấm gương ,1 bình nước ,1 nguồn phát âm dùng vi mạch kín pin.
C.Tổ chức hoạt động dạy học :1.Ổn định
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ –Tình huống
2.KT: Nêu môi trường truyền âm ?Càng xa nguồn âm âm thanh?
 -Chữa bài tập 13-1, 
 -Chữa bài tập 13-2 ,13-3
Giải bài 13-4,13-5
2.TH: Trong rạp chiếu phim tường làm sần sùi ,mái theo kiểu vòm.Vì sao?
HS1- trả lời
Hoạt động 2 I.Âm phản xạ -tiếng vang.
-Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời 
-Âm gặp vật chặn dội lại gọi là gì?
-Thông báo 
-Yêu cầu trả lời C1?
-Yêu cầu trả lời C2?
-Yêu cầu trả lời C3?
HD: tính quãng đường ít nhất
-S=vt
-Có tiếng vang khi?
-Đối vơi vật như thế nào phản xạ âm tốt,kém?
*TN1
*Âm dội lại khi gặp vật chắn gọi là âm phản xạ.
-Hang động,trước vách núi, giếng ,ngõ hẹp dài ,phòng rộng ..vì phân biệt được âm nghe trực tiếp và phản xạ.
-Âm dội lại trùng với âm ban đầu, còn ngoài trời không có âm phản xạ.
-Giống đều là âm phản xạ .
-Vì âm phản xạ từ tường phòng và âm nói ra đến tai em gần như cùng một lúc. 
-S=vt=340.1/15:2=11,3m
-Ta nghe thấy âm phát ra đến tai cách âm phản xạ lại nghe lại được mất thời gian ít nhất 1/15 giây gọi là tiếng vang.
*Kết luận :SGK
Hoạt động 3II. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém
-Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK.cho biết dụng cụ TN,tiến hành TN.
HD:TN 2lần (mặt gương , mặt xốp)
 -Yêu cầu hoạt động TN theo nhóm trả lời.
-Vật như thế nào phản xạ âm tốt , Vật như thế nào phản xạ âm kém .
-Yêu cầu trả lời C4?
-đọc
-Hoạt động nhóm TN
-Vật cứng , có bề mặt nhẵn
-Vật mềm xốp, có bề mặt ghồ ghề.
-Phản xạ âm tốt :Mặt gương ,mặt đá hoa ,tấm kim loại ,tường gạch .
-trả lời
Hoạt động 4 Vận dụng-củng cố -dặn dò
-Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức trong bài ? 
-Yêu cầu HS trả lời C5 . 
-Yêu cầu HS trả lời C6,C7 ,C8. 
-Dặn dò : Về học phần ghi nhớ.
-Đọc phần chưa biết .
-Làm bài tập 14-1 đến 14-6 SBT. 
-Xem bài mới : Chống ô nhiễm tiếng ồn
-Âm phản xạ, Tiếng vang. Ví dụ
-Vật phản xạ âm tốt, kém, Ví dụ
-Phản xạ âm kém, hấp thụ âm tốt.
-Để hướng âm phản xạ đến tai
Độ sâu của biển:
2S=vt =1500.1 hay S=750m
-a,b,d (-Âm truyền đến lá bị phản xạ đổi hướng từ đó âm đến bệnh viện nhỏ) 
*Kinh nghiệm
Giáo án vật lí 7 & Giáo viên: Bùi Tâm
Ngày soạn: 19-12-17 Ngày giảng:20-12-17 
Tuần 16
Tiết 16 Bài 6 Chương II ÂM HỌC
 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
A.Mục tiêu: 
a.Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn .
b.Nêu được và giải thích được 1 số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn .
-Kể tên 1 số vật liệu cách âm .
c.phương pháp tránh tiếng ồn.Liên hệ thực tế.
B.Chuẩn bị : 
 Lớp : 1 giá TN,1 trống ,1 dùi,1 hộp sắt.
C.Tổ chức hoạt động dạy học :1.Ổn định
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ –Tình huống
2.KT: Âm phản xạ là gì? Tiếng vang là gì? 
-Cho ví dụ vật phản xạ âm tốt, âm kém.
-Chữa bài tập 14-1, 
-Chữa bài tập 14-2 ,14-3, 14-4.
2.TH: Khi tra tấn Nguyễn Đức Thuận địch bỏ vào thùng sắt có 1 lỗ nhỏ để thở và dùng búa gõ vào thùng.Vì sao?
HS1- trả lời
HS2
Hoạt động 2 I.Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn.
-Yêu cầu HS quan sát hình 15-1,15-2,15-3 SGK cho biết tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
-Yêu cầu trả lời C1?
-Yêu cầu đọc kết luận
-Yêu cầu trả lời C2?
-Cho ví dụ?
-To(tiếng ồn), to và kéo dài, to và kéo dài
Kết luận: ( to,kéo dài, sức khỏe và hoạt động ) SGK
-b,d
-Quán ka raoke gần nhà em 
Hoạt động 3 II.Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn .
-Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK.cho biết biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
-Yêu cầu trả lời C3?
+Để chống ô nhiểm tiếng ồn ta cần làm gì?
-Yêu cầu trả lời C4?
-Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là ?
-đọc nhóm thống nhất trả lời.
-trả lời 1 - 3 - (2,4)
-giảm độ to, ngăn chặn đường truyền, phân tán âm truyền.
*Để chống ô nhiểm tiếng ồn ta cần giảm độ to ,ngăn chặn đường truyền ,phân tán âm truyền.
-Gạch, Bê tông, Gỗ 
-Kính, Lá cây 
*Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là vật liệu cách âm.
Hoạt động 4 Vận dụng-củng cố -dặn dò
-Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức trong bài ? 
-Yêu cầu HS trả lời C5 . 
-Yêu cầu HS trả lời C6.
 -Dặn dò : Về học phần ghi nhớ.
-Đọc phần chưa biết .
-Làm bài tập 15-1 đến 15-6 SBT. 
-Xem bài mới .
-Tiếng ồn máy khoan giảm không quá 80 dB.
Người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai, đeo cái bịt tai 
-Ngăn cách lớp học và chợ bằng cách đóng cửa phòng, xây tường chắn, trồng cây xanh xung quanh,hoặc di chuyển 1 trong 2.
-Tiếng lợn kêu ở lò mổ. Xây tường chắn xung quanh 
*Kinh nghiệm
Giáo án vật lí 7 & Giáo viên: Bùi Tâm
Ngày soạn: 26-12-17 Ngày giảng:27-12-17 
Tuần 17
Tiết 17 ÔN TẬP LÝ 7
A.Mục tiêu: 
-Hệ thống chương trình học kỳ I.
-Chỉ ra những nội dung chính HS cần nắm.
-Giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan đến kiến thức.
-Rèn luyện kỉ năng kỉ xảo trong việc giải bài tập định tính định lượng.
I.LÝ THUYẾT:
*Nhận biết ánh sáng
1.Ta nhận biết được ánh sáng khi nào ?
2.Ta nhìn thấy 1 vật khi nào ?
3.Nguồn sáng là gì ? cho ví dụ .
4.Vật hắt lại ánh sáng là gì ?cho ví dụ . 
5.Vật sáng là gì ?
*Sự truyền ánh sáng 1.Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
2.Nêu điều kiện khi nào ánh sáng truyền đi theo đường cong ,gấp khúc?
3.Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn như ?vẽ tia sáng ,chùm sáng.
Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng.1.Vùng tối là gì? ,vùng nửa tối tối là gì?
2.Khi nào có vùng tối ?Khi nào có vùng tối và nửa tối ?
3.Hiện tượng nhật thực ,nguyệt thực xảy ra khi nào ?vẽ hình.
*Định luật phản xạ ánh sáng1.Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? vẽ hình?
Gương phẳng1.Gương phẳng là gì? Kí hiệu. ví dụ.
2.Nêu tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng? 
3.Vẽ ảnh của 1 vật qua gương phẳng.ứng dụng gương phẳng
*Gương cầu lồi 
1.Gương cầu lồi là gì? Kí hiệu.ví dụ. 
2.Tính chất ảnh của 1 vật qua gương cầu lồi.
3.Vùng quan sát gương cầu lồi ? ứng dụng của nó.
*Gương cầu lõm1.Gương cầu lõm là gì? Kí hiệu.ví dụ. 
2.Tính chất ảnh của 1 vật qua gương cầu lõm.
3.Vùng quan sát gương cầu lõm ?
4.Chiếu chùm tia //đến gương cầu lõm sẽ có chùm tia phản xạ ?khi đặt nguòn sáng tại điểm đó thì có chùm tia phản xạ?vẽ hình, ứng dụng của nó.
*Nguồn âm 
1.Nguồn âm là gì? Cho ví dụ.
2.Đặc điểm của nguồn âm .
*Độ cao của âm 
1.Tần số là gì? Đơn vị ,kí hiệu .
2.Âm cao(bổng) ,âm thấp (trầm) phụ thuộc ? ví dụ.
3.Tần số nào là tai có thể nghe được?
*Độ to của âm 1.Biên độ dao động là gì? vẽ hình chứng tỏ.
2.Độ to của âm phụ thuộc ? đơn vị độ to của âm ,kí hiệu .
3.Khi nào là âm nghe nhức tai?
*Môi trường truyền âm
1.Nêu môi trường truyền âm và không truyền âm.cho ví dụ chứng tỏ.
2.So sánh âm truyền qua các môi trường rắn ,lỏng ,khí?
3.Giải thích sự truyền âm từ A nói B nghe .
4.Càng xa nguồn âm thì âm thanh?
*Phản xạ âm 1.Âm phản xạ là gì?
2.Vì sao có tiếng vang?cho ví dụ.
3.Vật phản xạ âm tốt là gì?cho ví dụ ,vật phản xạ âm kém là gì?cho ví dụ.
*Chống ô nhiễm tiếng ồn 
1.Tiếng ồn là gì? Ô nhiễm tiếng ồn là gì?
2.Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần làm gì? 
II.Bài tập
1.Vi sao khi chiếu ánh sáng đến 1 vật đặt trong không khí như thuỷ tinh ta thấy vật trong suốt ?(vật hoàn toàn không cho ánh sáng đến mắt ta )
2.Vì sao ban ngày ta nhìn thấy vật màu đen?(màu đen không phát ra,hắt lại ánh sáng vậy vật đó là màu đen.
3.Vào những ngày trời nóng đi trên đường nhựa em thấy hình ảnh cây cối nằm ngược dưới mặt đường ?( do 2 môi trường mặt đất,trên cao không đồng tính,ánh sáng truyền theo đường cong)
4.Tại sao ở phòng học người ta dùng bóng đèn dài?ở phòng mỗ người ta dùng hệ thống nhiều đèn?(Để tránh được bóng tối )
5.Biết tia tới tạo với gương 1 góc 400.vẽ hình, tính góc tới ,góc phản xạ.
6.Biết tia tới và tia phản xạ tạo với nhau 1 góc 600. Tính góc tới,vẽ hình xác định vị trí đặt gương.
7.Cho tia tới và tia phản xạ trùng nhau thì góc tới bằng ? vẽ hình.
8.Cho điểm A,B và gương phẳng vẽ tia sáng xuất phát từ A đến gặp gương trở lại B.
9.Cho tia phản xạ tạo với gương 1 góc 400 tính góc tới,vẽ hình.
10.Vẽ ảnh của 1 đoạn thẳng AB bất kì qua gương phẳng ,Biết A cách gương 1 khoảng 5cm,B cách gương 7 cm,A’ B’ là ảnh của AB .Tính khoảng cách A’A, B’B . 
11.Cho đoạn thẳng AB vẽ ảnh của đoạn thẳng qua gương.Xác định vùng đặt mắt để nhìn thấy ảnh của 1 vật qua gương.
12.Vì sao trên đoạn đường gấp khúc thường đặt gương cầu lồi .
13.Vì sao dùng gương cầu lõm để tập trung năng lượng mặt trời?
14.Vì sao loa phát ra được âm thanh ?
15.Tại sao ta nghe của muỗi bay mà không nghe tiếng vỗ cánh của chim? 
16.Tính khoãng cách từ người phát ra âm đến vách núi, biết rằng âm phát ra đến khi âm phản xạ nghe lại mất thời gian 1/5giây.
Giải bài tập tính góc phản xạ, vẽ tia phản xạ, bài tập về tiếng vang.
* Kinh nghiệm:
Giáo án vật lí 7 & Giáo viên: Bùi Tâm
Ngày soạn: 16-1-18 Ngày giảng:17-1-18 
Tuần 20
Tiết 20 : Chương III: ĐIỆN HỌC 
 SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT 
A. Mục tiêu
- Mô tả một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (Chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).
- Rèn kỹ năng thao tác thí nghiệm nhiễm điện cho vật bằng cách cọ sát, phát hiện các hiện tượng.
- Có thái độ yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh	
B. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm: 1 thước nhựa, 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ, 1 mảnh ni lông, 1 quả cầu nhựa, 1 giá treo, 1 mảnh len, 1 mảnh dạ, 1 mảnh lụa, 1 số mẩu giấy vụn, bút thử điện, 1 mảnh tôn, 1 mảnh phim nhựa.
C.Tổ chức hoạt động dạy học :1.Ổn định
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ –Tình huống
2.KT: 
3.TH: - Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi: Ngoài các hiện tượng điện mô tả trong hình ảnh đầu chương, em còn biết các hiện tượng điện nào khác?
- GV giới thiệu mục tiêu chính của chương
- GV thông báo: Một trong các cách nhiễm điện các vật là nhiễm điện do cọ sát.
- Các em thấy hiện tượng gì xảy ra khi cởi áo ngoài bằng len vào những ngày thời tiết hanh khô ráo?
( Đèn điện sáng, quạt điện quay, bàn là điện,... đang hoạt động)
- Cọ xát len với không khí và nắm được hiện tượng tương tự ngoài tự nhiên là hiện tượng sấm sét đó là hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
HĐ2: Làm thí nghiệm I.Vật nhiễm điện
- Hướng dẫn và yêu cầu HS làm thí nghiệm theo từng bước trong thí nghiệm 1(SGK)
- GV cho các nhóm thảo luận, lựa chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ tróng trong kết luận 1 (SGK)
1. Thí nghiệm 1
- HS làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát và ghi kết quả quan sát vào bảng phụ
-Thảo luận cả lớp để thống nhất kết luận 1:
 *Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
HĐ3: Thí nghiệm 2: Phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện hay vật mang điện tích
- Nhiều vật sau khi bị cọ xát có đặc điểm gì mà có khả năng hút các vật khác?
- Tất cả các vật nóng lên có thể hút các vật khác?
- Áp các vật đó vào đèn cồn,... thì có hút được các mẩu giấy vụn không?
- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm tra (SGK): Mảnh tôn áp sát vào mảnh phim nhựa đã được cọ xát
- Yêu cầu HS hoàn thành kết luận 2 (SGK) và lưu ý với HS : “vật nhiễm điện” là “vật mang điện tích”
-Nêu thí dụ về vật mang điện tích
2.Thí nghiệm 2
- HS trả lời các câu hỏi GV yêu cầu.
- HS làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng hiện tượng khi chạm bút thử điện thông mạch vào mảnh tôn.
- HS hoàn thành kết luận 2:
 *Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
Những vật sau khi cọ xát có tính chất trên gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích 
HĐ4: Làm các bài tập trong phần vận dụng 
- Tổ chức cho các nhóm HS thảo luận từng câu hỏi C1, C2, C3.
- Chỉ định đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét và đánh giá.
-Theo em qua phần bài học này ứng dụng gì để bảo vệ môi trường ?
- HS thảo luận theo nhóm các câu C1, C2, C3 và thảo luận cả lớp để thống nhất câu trả lời.
C1: Khi chải tóc bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.
C2: Cánh quạt điện khi quay cọ xát với mạnh với không khí và bị nhiễm điện. Mép cánh quạt cọ xát nhiều nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó mép cánh quạt hút bụi nhiều nhất.
C3: Khi lau gương bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện, vì thế hút các bụi vải.
-Treo vật nhiễm điện trên cao ở gần xưởng dệt
4.Củng cố - Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những điều gì?
	 - Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết. Và yêucầu HS trả lời câu hỏi đặt ra ở phần mở bài.
5.Hướng dẫn về nhà
	 - Học bài và trả lời lại các câu C1 đến C3(SGK)
	 - Làm bài tập 17.1 đến 17.4 (SBT)
	 -Với bài 17.1 và 17.3: Khi làm thí nghiệm, các vật nhiễm điện phải sạch và khô.
- Đọc trước bài 18: Hai loại điện tích
*Bổ sung:
Giáo án vật lí 7 & Giáo viên: Bùi Tâm
Ngày soạn: 21-1-18 Ngày giảng:22-1-18 
Tuần 21
Tiết 21 : Chương III: ĐIỆN HỌC 
 HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
	A. Mục tiêu
- Giúp HS biết được chỉ có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Hai loại điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Nêu được cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
-Biết vật mang điện tích âm khi nhận thêm êlectron, vật mang điện tích dương khi mất bớt êlectron.
- Rèn kỹ năng thao tác thí nghiệm nhiễm điện cho vật bằng cách cọ sát, phát hiện các hiện tượng.
- Có thái độ trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm,coys thức bảo vệ môi trường.
	B.Chuẩn bị - Mỗi nhóm: 2 mảnh ni lông, 1 bút chì, 1 kẹp giấy, 2 thanh nhựa sẫm màu + trục quay, 1 thanh thuỷ tinh, 1 mảnh lụa, 1 mảnh len
- Cả lớp: H18.4 (SGK)
 C.Tổ chức hoạt động dạy học :1.Ổn định
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ –Tình huống
2.KT: Có thể làm cho vật bị nhiễm điện bằng cách nào? Ví dụ. Vật nhiễm điện có tính chất gì? 
3.TH: - Nếu hai vật đều bị nhiễm điện thì chúng hút nhau hay đẩy nhau?Muốn kiểm tra được điều này thì phải tiến hành thí nghiệm như thế nào?
HS1
.
HĐ2: Làm thí nghiệm tạo ra hai vật nhiễm điện cùng loại,tác dụng giữa chúng 
-Tạo ra hai vật nhiễm điện cùng loại bằng cách nào?
 - Hướng dẫn và yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 1(SGK) theo nhóm:
B1: Yêu cầu HS quan sát và kiểm tra để đảm bảo hai mảnh ni lông chưa nhiễm điện. Sau đó hướng dẫn HS làm.
B2: Lưu ý khi cọ sát theo một chiều với số lần như nhau.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm với hai thanh nhựa.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm và thảo luận cả lớp để thống nhất phần nhận xét.
-Hai vật khác nhau cọ xát với các vật khác nhau nhiễm điện?
I- Hai loại điện tích
1. Thí nghiệm 1
- HS nêu dự đoán của mình và nêu phương án thí nghiệm kiểm tra.
- HS nhận dụng cụ theo sự hướng dẫn GV 
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu của từng bước. Quan sát kỹ hiện tượng xảy ra.
- HS làm thí nghiệm với hai thanh nhựa, quan sát hiện tượng xảy ra.
- HS hoàn thiện, thảo luận để thống nhất phần nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ sát như nhau thì mang điện tích cùng loại và được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau
 HĐ3: Thí nghiệm: Phát hiện hai vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại 
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 (SGK
- Tổ chức cho HS thảo luận thống nhất phần nhận xét.
- Vì sao cho rằng thanh nhựa thẫm màu và thanh thuỷ tinh nhiễm điện khác loại?
- Yêu cầu HS hoàn thiện kết luận.
- GV thông báo tên hai loại điện tích và quy ước về điện tích âm (-), điện tích dương (+)
- Yêu cầu HS trả lời C1
-Những điện tích này do đâu mà có?
2- Thí nghiệm 2
- HS nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm 2, quan sát hiện tượng hiện tượng theo hướng dẫn của GV.
- HS thảo lụân thống nhất phần nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng nhiễm điện khác loại.
-do chúng hút nhau nên nhiễm điện khác loại.
3- Kết luận- Có hai loại điện tích: điện tích dương (+) và điện tích âm (-). Các vật mang điện tích cùng loại đặt gần nhau thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
- Quy ước: Điện tích của thanh thuỷ tinh sau khi cọ xát vào lụa là điện tích dương. Điện tích của thanh nhựa sẫm màu sau khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm.
- HS trả lời C1: Vì hai vật bị nhiễm điện hút nhau thì mang điện tích khác loại.Thanh nhựa khi được cọ xát mang điện tích (-) nên mảnh vải mang điện tích (+)
HĐ5: II.Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
- GV sử dụng H18.4 và thông báo sơ lược về cấu tạo nguyên tử
- Hướng dẫn HS trả lời lần lượt C2, C3, C4.
- GV chốt lại: Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
- HS quan sát H18.4 và nắm được sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
C2: Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích âm ở các êlectroon chuyển động xung quanh hạt nhân và điện tích dương ở hạt nhân của nguyên tử.
C3: Trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì các vật đó chưa bị nhiễm điện, các điện tích dương và âm trung hoà lẫn nhau.
C4: Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn. Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn.
4 Củng cố - Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những điều gì?
	 - Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết.
5. Hướng dẫn về nhà
	 - Học bài và trả lời lại các câu C1 đến C4(SGK)
	 - Làm bài tập 18.1 đến 18.4 (SBT)
	 - Đọc trước bài: Dòng điện - Nguồn điện 
6.Kinh nghiệm :
 *******************	 
Giáo án vật lí 7 & Giáo viên: Bùi Tâm
Ngày soạn: 28-1-18 Ngày giảng:29-1-18 
Tuần 22,Tiết 22 : DÒNG ĐIỆN -NGUỒN ĐIỆN
	A. Mục tiêu
- Mô tả thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết dòng điện và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng. Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc, dây nối hoạt động và đèn sáng.
- Kỹ năng thao tác mắc mạch điện đơn giản, sử dụng bút thử điện
- Có thái độ trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm,Tiết kiệm điện nhằm bảo vệ môi trường.
	B. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm: 1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện
- Cả lớp: H20.1, H20.3 (SGK), các loại pin, ácquy, đinamô.
 C.Tổ chức hoạt động dạy học :1.Ổn định
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ –Tình huống
2.KT: Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích? Chữa bài tập 18.2 (SBT)
 -Khi nào l vật mang điện tích dương, điện tích âm? Chữa bài tập 18.3(SBT)
-Trình bày sơ lược cấu tạo nguyên tử?
3.TH: - Nêu những lợi ích và thuận tiện khi sử dụng điện?
- “Có điện” và “mất điện” là gì? Có phải đó là “có điện tích” và “mất điện tích” không? Vì sao?
- Vậy dòng điện là gì? Do đâu mà có dòng điện?
HS1
HS2
- HS trả lời 
- Điện tích có trong nguyên tử có trong mọi vật không thể mất điện tích. Có điện hay mất điện có nghĩa là có dòng điện hay mất dòng điện.
HĐ2: Tìm hiểu dòng điện là gì?
- Cho HS quan sát H19.1 (SGK) và yêu cầu HS nêu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước
+ Mảnh phim nhựa tương tự như bình đựng nước.
+ Mảnh tôn, bóng đèn bút thử điện tương tự như ống thoát nước.
+ Điện tích trên mảnh phim nhựa giảm bớt đi như nước trong bình vơi đi.
+ Cọ sát tăng thêm sự nhiễm điện của mảnh phim nhựa như đổ thêm nước vào trong bình.
- Yêu cầu HS thảo luận, viết đầy đủ phần nhận xét.
- Thông báo dòng điện là gì và dấu hiệu nhận biết dòng điện chạy qua các thiết bị điện.
I. Dòng điện 
- HS quan sát H19.1 và nêu sự tương tự giữa các hiện tượng.
C1:a)Điện tích của mảnh phim nhựa tương tự như nước trong bình.
b)Điện tích dịch chuyển từ mảnh phim nhựa qua bóng đèn đến tay ta tương tự như nước chảy từ bình A sang bình B.
C2: Muốn đèn lại sáng thì cần cọ sát để làm nhiễm điện mảnh phim nhựa rồi chạm bút thử điện vào mảnh tôn áp sát trên mảnh phim nhựa.
Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó.
- Kết luận:+ Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
+ Các thiết bị điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua
HĐ3: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng (5ph)
- Thông báo tác dụng của nguồn điện và hai cực của pin, ác quy.
- Yêu cầu HS kể tên các nguồn điện và mô tả cực (+), cực (-) của mỗi nguồn điện đó và trả lời C5
II- Nguồn điện
1. Các nguồn điện thường dùng
- Nguồn điện cung cấp dòng điện để các dụng cụ dùng điện hoạt động.
- Nguồn điện có hai cực: cực dương (+) và cực âm (-).
- pin tiểu, pin tròn, pin vuông, pin cúc áo, ác quy, đinamô xe đạp, pin mặt trời, máy phát điện,...
C5: Đồng hồ, điều khiển T.V, đồ chơi, máy tinh bỏ túi, đèn pin,...
HĐ4: Mắc mạch điện với pin, bóng đèn, công tắc, dây nối (15ph)
- Hướng dẫn HS mắc mạch điện như H19.3 (SGK)
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm kiểm tra, phát hiện chỗ hở mạch.
2. Mạch điện có nguồn điện
- HS mắc mạch điện theo hướng dẫn của GV và H19.3 (SGK)
- HS phát hiện những chỗ mạch hở, tìm nguyên nhân và cách khắc phục
HĐ5: Làm bài tập vận dụng (5ph)
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS làm các bài tập vận dụng.
Với C4,C6
- HS làm các bài tập vận dụng, thảo luận để thống nhất câu trả lời.
C4: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
-Đèn điện sáng, quạt điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua...
C6: Cần ấn vào để núm xoay tì sát vào vành xe đạp, khi bánh xe quay thì dòng điện qua dây nối từ đinamô lên đèn và làm đèn sáng.
4. Củng cố- Dòng điện là gì? Làm thế nào để có dòng điện chạy qua bóng đèn?
	 - Nguồn điện có tác dụng gì? Kể tên các loại nguồn điện mà em biết?
5.Hướng dẫn về nhà - Học bài và trả lời lại các câu C1 đến C6(SGK)
	 - Làm bài tập 19.1 đến 19.3 (SBT)
- Đọc trước bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại 
 *Kinh nghiệm:
 *******************	 
Giáo án vật lí 7 & Giáo viên: Bùi Tâm
Ngày soạn: 4-2-18 Ngày giảng: 5-2-18 
Tuần 23
Tiết 23 : CHẤT DẪN ĐIỆN - CHẤT CÁCH ĐIỆN 
 DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
	A . Mục tiêu
1.KT:- Nhận biết trên thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Kể tên một số vật dẫn điện và vật cách điện thường dùng. Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
2.KN:- Kỹ năng mắc mạch điện đơn giản, làm TN xác định vật dẫn điện, vật cách điện.
3.TĐ:- Có thái độ trung thực và có thói quen sử dụng điện an toàn.
 -Có ý thức bảo vệ môi trường.
 -Phát triển năng lực học sinh. 
	B . Chuẩn bị- Mỗi nhóm: 1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện, 2 mỏ kẹp, dây đồng, dây nhôm, thuỷ tinh, 1 chỉnh lưu, 1 bóng đèn tròn, 1 phích cắm.
- Cả lớp: 1 bóng đèn, công tắc, ổ lấy điện, H20.1, H20.3 (SGK)
 C.Tổ chức hoạt động dạy học :1.Ổn định
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ –Tình huống
2.KT: Dòng điện là gì? Tác dụng của nguồn điện ? Mạch điện gồm những bộ phận nào ghép lại ? Khi nào có dòng điện chạy trong mạch ?
3.TH: Tất cả các dụng cụ và thiết bị dùng điện đều được chế tạo bởi những bộ phận dẫn điện và bộ phận cách điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Vậy thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện?
HS1
HĐ2: Tìm hiểu chất dẫn điện, chất cách điện 
- GV thông báo chất dẫn điện là gì, chất cách điện là gì? 
- GV cho HS quan sát bóng đèn, phích cắm và H20.1 để nhận biết các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện.
- Yêu cầu HS ghi kết quả nhận biết vào chỗ trống trong câu C1
I- Chất dẫn điện và chất cách điện
+ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.Ví dụ : đồng, chì...
+ Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.Ví dụ : nhựa, cao su...
1- Quan sát và nhận biết
- HS quan sát vật thật và H20.1 để nhận biết các bộ phận dẫn điện và bộ phận cách điện.
C1:a) Các bộ phận dẫn điện: dây tóc, dây trục, 2 đầu dây đèn, 2 chốt cắm, lõi dây.
b)Các bộ phận cách điện: trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh đen, vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây.
HĐ3: Xác định vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện 
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng trong vở.
- Yêu cầu HS trả lời C2. GV kiểm tra và sửa chữa những câu trả lời không đúng của HS.
- Đề nghị từng nhóm thảo luận và trình bày câu trả lời C3
- GV tổng kết lại sau khi đã cho cả lớp thảo luận.
2- Thí nghiệm
- HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn và ghi kết quả thí nghiệm vào vở.
+ Vật liệu để làm vật dẫn điện: đồng, sắt, nhôm, chì, than đá,...
+ Vật liệu để làm vật cách điện: nhựa, sứ, cao su, thuỷ tinh, không khí ở điều kiện bình thường,...
+ Ngắt công tắc đèn chiếu sáng thì đèn không sáng
+ Dây trần tải điện đi xa tiếp xúc trực tiếp với không khí, không có dòng điện chạy qua không khí,....
HĐ4: Tìm hiểu II- Dòng điện trong kim loại
- GV làm việc với cả lớp bằng phương pháp thông báo và phát vấn.
- Yêu cầu HS trả lời C4, C5 theo phần 1.a và 1.b (SGK)
- Yêu cầu HS làm việc cá nhận với C6 và ghi đầy đủ kết luận.
1- Êlectrôn tự do trong kim loại
- HS trả lời các câu C4, C5 theo yêu cầu.
C4:Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm.
C5: Các êlectrôn tự do là các vòng tròn nhỏ có dấu (–), phần còn lại của nguyên tử là vòng tròn lớn có dấu (+) mang điện tích dương vì khi đó nguyên tử thiếu e.
+Các êlectrôn tự do chuyển động hổn loạn 
2- Dòng điện trong kim loại
C6: Êlectrôn tự do mang điện tích (-) bị cực âm đẩy, cực dương hút.
- Kết luận: Các êlectrôn tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó. 
HĐ5: Làm bài tập vận dụng (5ph)
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập trong phần vận dụng.
- Tổ chức thảo luận để thống nhất câu trả lời.
- HS làm các bài tập vận dụng, thảo luận để thống nhất câu trả lời.
C7: B- Một đoạn ruột bút chìC8: C- Nhựa
C9: C- Một đoạn dây nhựa
4. Củng cố - Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì?
 - Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại? 
 - Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết
5. Hướng dẫn về nhà- Làm bài tập 20.1 đến 20.4 (SBT) - Đọc trước bài 21: Sơ đồ mạch điện- Chiều dòng điện ( Mỗi nhóm chuẩn bị 1 đèn pin vỏ nhựa )
 6.Kinh nghiệm 
Giáo án vật lí 7 & Giáo viên: Bùi Tâm
Ngày soạn: 25-2-18 Ngày giảng: 26-2-18 
Tuần 24
Tiết 24: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN –CHIỀU DÒNG ĐIỆN
A. Mục tiêu
1.KT:- HS vẽ dúng sơ đồ một mạch điện loại đơn giản. Mắc đúng mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho. Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thự

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_tiet_14_den_34_nam_hoc_2017_2018.doc