Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 19, Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Trang

Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 19, Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Trang

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Mô tả một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).

 2. Kĩ năng:

- Làm được vật bị nhiễm điện

 3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản

- Nghiêm túc trong giờ học.

 4. Định huớng phát triển năng lực của học sinh:

- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt bộ môn:

+ K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí.

+ K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

+ P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

+ X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.

+ P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

- Giáo án, sách giáo khoa.

- Chuẩn bị cho mỗi nhóm: dụng cụ thí nghiệm, bảng phụ, phiếu học tập, bút lông.

 2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số. (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ: Không.

 

doc 5 trang sontrang 3320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 19, Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 20 Ngày soạn: 21/01/2019
Tiết dạy: 19 Ngày dạy: 23/01/2019 (lớp 7.1)
 24/01/2019 (lớp 7.2)	
Chương 3: ĐIỆN HỌC
BÀI 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Mô tả một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).
 2. Kĩ năng:
- Làm được vật bị nhiễm điện
 3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản
- Nghiêm túc trong giờ học.
 4. Định huớng phát triển năng lực của học sinh: 
- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt bộ môn: 
+ K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí. 
+ K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
+ P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.
+ X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.
+ P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: 
- Giáo án, sách giáo khoa.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm: dụng cụ thí nghiệm, bảng phụ, phiếu học tập, bút lông.
 2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số. (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: Không.
 3. Bài mới: 
	Hoạt động của giáo viên	
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2’)
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tạo tình huốg học tập như nội dung đầu bài của bài. Giới thiệu sự nhiễm điện do cọ xát và tầm quan trọng trong cuộc sống.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Lắng nghe các câu trả lời của học sinh và dẫn dắt vào bài.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Làm thí nghiệm 1: Phát hiện nhiều vật bị cọ xát có tính chất mới. ( 15’)
Mục tiêu: Biết được một số vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
Phương Pháp: Hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, hình ảnh trực quan.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm 1 theo nhóm và quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra đối với vật bị cọ xát không? Sau đó hoàn thành bảng kết quả trang 48/SGK.
- Chọn từ thích hợp điền vào Kết luận 1 trang 49/ SGK.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Lắng nghe các câu trả lời của học sinh.
- Phân tích, đánh giá nhận xét các đáp án.
- Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm và ghi kết quả quan sát vào bảng kê. Nhóm học sinh thảo luận, lựa chọn từ thích hợp vào chỗ trống ở phần kết luận.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Học sinh trả lời:
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- Kết luận 1: 
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác. 
Bài 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I. Vật dẫn điện
- Kết luận 1: 
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác. 
Có thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ xát
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm 2: Phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện (hay mang điện tích). ( 15’)
Mục tiêu: Mô tả một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
Phương Pháp: Hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, hình ảnh trực quan.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV: Khi cọ xát vật bị nóng lên và nó hút được vật khác. Vậy có phải các vật bị nóng lên thì hút được các vật khác không? Hay là các vật đó có tính chất như đá nam châm?
- Yêu cầu học sinh đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra.
- GV làm thí nghiệm cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinhh trả lời câu hỏi: Thử áp nhẹ thước nhựa vào chai nước nóng và đem thước nhựa lại gần giấy vụn xem giấy vụn có bị hút không?
Nếu có nam châm xem nam châm có hút giấy vụn không?
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Lắng nghe các câu trả lời của học sinh.
- Phân tích, đánh giá nhận xét các đáp án.
- Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Cho HS làm thí nghiệm hình 17. 2 theo nhóm và hoàn thành kết luận 2 trang 49/ SGK. 
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Lắng nghe các câu trả lời của học sinh.
- Phân tích, đánh giá nhận xét các đáp án.
- Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên theo cá nhân.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Học sinh trả lời:
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- Học sinh tự suy nghĩ và trả lời câu hỏi của giáo viên theo suy nghỉ của mình.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm và ghi kết quả quan sát vào bảng kê. Nhóm học sinh thảo luận, lựa chọn từ thích hợp vào chỗ trống ở phần kết luận.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Học sinh trả lời:
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Kết luận 2:
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. 
Kết luận 2:
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. 
Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (5’)
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu học sinh thực hiện câu C1, C2, C3 theo cá nhân.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Lắng nghe các câu trả lời của học sinh.
Phân tích, đánh giá nhận xét các đáp án.
Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh thực hiện C5, C6. Thảo luận cả lớp để thống nhất câu trả lời
- Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Học sinh trả lời:
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
C1: Khi chải đầu bằng lược nhựa lược nhụa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc bị nhiễm điện nên tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra. 
C2: Khi thổi bụi trên bàn luồng gió thổi làm bui bay đi. Còn cánh quạt điện khi quay cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện và nó hút bụi trong không khí, cón mép quạt bị bụi nhiều nhất là vì khi quạt quay nó ma sát với không khí nhiều nhất nên mép quạt bị nhiễm điện nhiều nhất và nó hút bụi được nhiều nhất. 
C3: Sau khi chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình TV bằng giẻ khô chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng có thể hút bụi vải. 
II. Vận dụng:
C1: Khi chải đầu bằng lược nhựa lược nhụa và tóc cọ xát vào nhau. Lược nhựa bị nhiễm điện nên tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra. 
C2: Cánh quạt điện khi quay cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện và nó hút bụi trong không khí, cón mép quạt bị bụi nhiều nhất là vì khi quạt quay nó ma sát với không khí nhiều nhất nên mép quạt bị nhiễm điện nhiều nhất và nó hút bụi được nhiều nhất.
C3: Sau khi chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình TV bằng giẻ khô chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng có thể hút bụi vải. 
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (3’)
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giới thiệu phần “có thể em chưa biết cho học sinh tìm hiểu.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Giáo viên củng cố và nhấn mạnh kiến thức học sinh vừa đọc.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh quan sát, lắng nghe và liên hệ với kiến thức vừa học.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: 
4. Củng cố: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ. 3’
5. Dặn dò: 1’
 	 - Học thuộc lòng nội dung ghi nhớ. Làm các bài tập 17. 1,17. 2 SBT
IV. Rút Kinh Nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_tiet_19_bai_17_su_nhiem_dien_do_co_xat.doc