Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 22, Bài 20: Chất dẫn và chất cách điện dòng điện trong kim loại - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Trang

Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 22, Bài 20: Chất dẫn và chất cách điện dòng điện trong kim loại - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Trang

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết trên thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

- Kể tên một số vật dẫn điện và vật cách điện thường dùng.

- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.

2. Kĩ năng:

- Lắp được mạch điện theo hình 20.2 SGK/55.

3. Thái độ:

+ Nghiêm túc, yêu thích môn học, tích cực trong học tập, giữ vệ sinh và cẩn thận khi thực hành điện.

4. Định huớng phát triển năng lực của học sinh:

- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt bộ môn:

+ K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí.

+ K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

+ P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập.

+ X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp

+ X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí

+ X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn Vật lí.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Giáo án, sách giáo khoa, tranh vẽ hình 20. 1, 20. 3 SGK.

- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: pin, 1 bóng đèn pin, 5 đoạn dây điện(30 cm) có mỏ kẹp, dây đồng, dây thép, dây nhôm, thanh thuỷ tinh, vỏ nhựa bút bi, ruột bút chì, miếng sứ.

2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

Mục tiêu: kiểm tra kiến thức cũ và việc học bài ở nhà của học sinh.

Phương pháp: Vấn đáp.

 

doc 5 trang sontrang 3850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 22, Bài 20: Chất dẫn và chất cách điện dòng điện trong kim loại - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 23 Ngày soạn: 18/02/2019
Tiết dạy: 22 Ngày dạy: 20/02/2019 (lớp 7.1)
 21/02/2019 (lớp 7.2)
BÀI 20: CHẤT DẪN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết trên thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
- Kể tên một số vật dẫn điện và vật cách điện thường dùng.
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
2. Kĩ năng: 
- Lắp được mạch điện theo hình 20.2 SGK/55.
3. Thái độ: 
+ Nghiêm túc, yêu thích môn học, tích cực trong học tập, giữ vệ sinh và cẩn thận khi thực hành điện.	
4. Định huớng phát triển năng lực của học sinh: 
- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực chuyên biệt bộ môn: 
+ K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí. 
+ K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
+ K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
+ P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập.
+ X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp
+ X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
+ X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn Vật lí. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Giáo án, sách giáo khoa, tranh vẽ hình 20. 1, 20. 3 SGK. 
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: pin, 1 bóng đèn pin, 5 đoạn dây điện(30 cm) có mỏ kẹp, dây đồng, dây thép, dây nhôm, thanh thuỷ tinh, vỏ nhựa bút bi, ruột bút chì, miếng sứ. 
2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Mục tiêu: kiểm tra kiến thức cũ và việc học bài ở nhà của học sinh.
Phương pháp: Vấn đáp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Câu 1: Dòng điện là gì?
Câu 2: Nêu tác dụng của nguồn điện?
Học sinh trả lời.
 3. Bài mới:
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2 phút)
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Tạo tình huốg học tập như nội dung đầu bài.
- Vậy chất dẫn điện và chất cách điện là những chất như thế nào?
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh quan sát các dụng cụ điện và suy ngẫm.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Tiết 22: Bài 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN - DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ 2: Tìm hiểu chất dẫn điện và chất cách điện. 8 phút
Mục tiêu: 
- Nhận biết chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
Phương Pháp: Hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung SGK, quan sát hình 20.1 và trả lời câu hỏi C1 vào phiếu học tập cá nhân mà GV chuẩn bị sẵn.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
Lắng nghe các câu trả lời của học sinh.
Phân tích, đánh giá nhận xét các đáp án.
Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi bằng phiếu học tập.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Học sinh trả lời:
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
C1: 
Thảo luận nhóm, trả lời 
1. Các bộ phận dẫn điện là: Dây tóc, trục hai đầu dây đèn, hai chốt cắm,lõi dây phích cắm. 
2. Các bộ phận cách điện là: Trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh trong bóng đèn, vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây của phích cắm. 
I. Chất dẫn điện và chất cách điện:
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
HĐ3: Xác định vật dẫn điện, vật cách điện. 12 phút
Mục tiêu: 
- Kể tên một số vật dẫn điện và vật cách điện thường dùng.
Phương Pháp: Hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, thí nghiệm trực quan.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm để xác định xem một vật là dẫn điện hay cách điện.
Phát dụng cụ cho các nhóm và hướng dẫn học sinh thực hiện.
HS thực hiện thí nghiệm, quan sát bóng đèn và ghi kết quả vào bảng nhóm.
Hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
Lắng nghe các câu trả lời của học sinh.
Phân tích, đánh giá nhận xét các đáp án.
Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS trả lời câu C3 theo cá nhân.
Gọi HS nhận xét.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
Lắng nghe các câu trả lời của học sinh.
Phân tích, đánh giá nhận xét các đáp án.
Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh làm việc theo nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm của giáo viên, tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả của nhóm vào bảng.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Học sinh trả lời:
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
C2: Các vật liệu dẫn điện là: Dây đồng, nhôm, kẽm; Các vật liệu cách điện là: Sứ, cao su, nhựa. 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Cá nhân trả lời câu C3.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Học sinh trả lời.
Nhận xét câu trả lời của bạn.
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
C3: Các dây tải điện đi xa, không có vỏ bọc cách điện, tiếp xúc trực tiếp với không khí. Giữa chúng không có dòng điện nào chạy qua không khí.
C2: Các vật liệu dẫn điện là: Dây đồng, nhôm, kẽm; Các vật liệu cách điện là: Sứ, cao su, nhựa. 
C3: Các dây tải điện đi xa, không có vỏ bọc cách điện, tiếp xúc trực tiếp với không khí. Giữa chúng không có dòng điện nào chạy qua không khí.
HĐ4: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại. 10 phút
Mục tiêu: 
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
Phương Pháp: Hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung SGK, quan sát hình 20.3 và trả lời các câu hỏi C4, C5 theo cá nhân. 
C4: Trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích âm và hạt nào mang điện tích dương?
C5: Hãy cho biết trong mô hình 20. 3. 
- Ký hiệu nào biễu diễn các electron tự do?
C6: Hãy cho biết electron bị cực nào của pin đẩy, cực nào của pin hút? Hình 20. 4. Hãy vẽ thêm mũi tên cho mỗi electron tự do này để chỉ chiều chuyển dịch có hướng của chúng
Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của bạn.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
Lắng nghe các câu trả lời của học sinh.
Phân tích, đánh giá nhận xét các đáp án.
Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh thực hiện C4, C5. 
Thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Học sinh trả lời.
Nhận xét câu trả lời của bạn.
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
C4: Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương
C5:Các electron tự do là các còng tròn nhỏ có dấu(-) phần còn lại là những vòng tròn lớn bị khuyết có dấu (+) mang điện tích dương vì nguyên tử thiếu electron. 
C6: Electron tự do mang điện tích âm bị cực âm đẩy, bị cực dương hút. Chiều mũi tên như hình vẽ.
II. Dòng điện trong kim loại:
1. Electron tự do trong kim loại:
2. Dòng điện trong kim loại:
Kết luận: Các electron tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó. 
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do chuyển dịch có hướng. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (5 PHÚT)
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu học sinh thực hiện câu C7, C8, C9 theo nhóm.
Gọi nhóm lên trình bày câu trả lời của nhóm mình.
Nhóm khác nhận xét
*Đánh giá kết quả thực hiện 
Phân tích, đánh giá nhận xét các đáp án.
Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh thực hiện C7, C8, C9. Thảo luận cả lớp để thống nhất câu trả lời.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Dự kiến sản phẩm của học sinh.
C7: B. Một đoạn bút chì. 
C8: C. Nhựa. 
C9: C. Một đoạn dây nhựa.
II. Vận dụng: 
C7: b. Một đoạn bút chì. 
C8: c. Nhựa. 
C9: c. Một đoạn dây nhựa.
4. Củng cố.	2 phút
- Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
- Đọc phần có thể em chưa biết. 
5. Dặn dò: 	1 phút
- Làm các bài tập 20. 1,20. 2 SBT. 
- Xem trước bài 21 cho tiết học tới. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_tiet_22_bai_20_chat_dan_va_chat_cach_di.doc