Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tiết 2+3: Sự truyền ánh sáng - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tiết 2+3: Sự truyền ánh sáng - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết làm TN để xác định được đường truyền của ánh sáng.

- Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng.

- Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm sáng.

- Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích.

- Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.

2. Kỹ năng

- Bước đầu tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm.

- Vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế.

- Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tế, hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.

 

doc 8 trang bachkq715 3870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tiết 2+3: Sự truyền ánh sáng - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/9/2020
Tiết 2-3: CHỦ ĐỀ: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết làm TN để xác định được đường truyền của ánh sáng.
- Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng.
- Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm sáng.
- Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích.
- Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
2. Kỹ năng
- Bước đầu tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm.
- Vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế.	
- Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tế, hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học và tích cực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
4. Năng lực – phẩm chất:
- Có năng lực hợp tác làm việc theo nhóm
- Có năng lực thu thập, xử lí, trình bày thông tin
- Có năng lực sử dụng ngôn ngữ chính xác, khoa học
- Có năng lực tự giải quyết vấn đề.
- Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm 
II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP,KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức: Học trên lớp
2. Phương pháp: 
- Hoạt động nhóm
- Dạy học nêu vấn đề
- Vấn đáp, đàm thoại
3. Kĩ thuật dạy học:
- Kĩ thuật động não không công khai
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Mỗi nhóm: 1 ống nhựa cong, 1 ống nhựa thẳng, 1 nguồn sáng dùng pin, 3 màn chắn có đục lỗ như nhau, 3 đinh ghim.
- Mỗi nhóm: 1đèn pin, 1bóng đèn điện lớn 220V-40W, 1 quả bán cầu nhỏ, 1quả bán cầu lớn.
- Cả lớp: Hình vẽ nhật thực, nguyệt thực
2. Học sinh 
- Đọc trước bài ở nhà
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Tổ chức
Lớp
Tiết
Ngày giảng
Sĩ số
7A
2
3
7B
2
3
2. Kiểm tra
- HS 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật? Chữa bài 1.3.
- HS 2: Chữa bài tập 1.1; 1.2 và 1.5 (SBT)
 3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
Hoạt động 1: Khởi động
? Các em hãy vẽ trên giấy xem có bao nhiêu đường có thể đi từ một điểm trên vật sáng đến con ngươi của mắt (kể cả đường ngoằn ngèo)?
? Vậy ánh sáng đi theo đường nào trong những con đường có thể đó để truyền đến mắt
- Yêu cầu HS trao đổi sơ bộ về thắc mắc của Hải nêu ở đàu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nội dung 1: Sự truyền ánh sáng
* + Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS dự đoán xem ánh sáng đi theo đường nào: đường cong, đường thẳng hay đường gấp khúc.
- Yêu cầu HS nêu phương án TN kiểm tra dự đoán
- GV xem xét các phương án của HS cùng thảo luận: phương án nào thực thi, phương án nào không thực hiện được.
- Yêu cầu HS chuẩn bị thí nghiệm kiểm chứng.
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS bố trí TN khi không có ống cong, ống thẳng.
? Kiểm tra xem 3 lỗ A, B, C và bóng đèn có thẳng hàng không? (Kiểm tra 3 bản cùng nằm trên một đường thẳng hoặc dùng một que nhỏ) 
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và thảo luận:
- GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời và các nhóm còn lại thảo luận, đưa ra ý kiến.
-Yêu cầu HS nghiên cứu và phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng.
+ Đánh gia kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV thông báo: Môi trường không khí, nước, tấm kính trong là môi trường trong suốt. Mọi vị trí trong môi trường đó có tính chất như nhau được gọi là đông tính
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm, các câu trả lời và nhận xét. GV rút ra nhận xét chung.
I- Đường truyền của ánh sáng
1. Thí nghiệm
- Các nhóm lắng nghe kĩ yêu cầu của giáo viên.
+ HS hoạt động nhóm:
- Các nhóm tiến hành TN
- Thảo luận và trả lời C1 SGK
- Đại diện nhóm trả lời
C1: Theo đường thẳng.
C2: 3 lỗ A,B,C thẳng hàng chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng
2. Kết luận
Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng
3. Định luật truyền thẳng của ánh sáng
Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
Nội dung 2: Tia sáng - chùm sáng
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
- Quy ước tia sáng như thế nào?
- Quy ước vẽ chùm sáng như thế nào?
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV làm TN cho HS quan sát, nhận biết 3 dạng chùm tia sáng.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và thảo luận:
- Yêu cầu HS trả lời câu C3
+ Đánh gia kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm, các câu trả lời và nhận xét. GV rút ra nhận xét chung.
II. Tia sáng và chùm sáng
- Các nhóm lắng nghe kĩ yêu cầu của giáo viên.
+ HS hoạt dộng nhóm:
- Các nhóm quan sát TN
- HS vẽ đường truyền ánh sáng từ điểm sáng S đến điểm M (mũi tên chỉ hướng)
- HS nghiên cứu SGK và trả lời: vẽ chùm sáng thì chỉ vẽ hai tia sáng ngoài cùng
- HS quan sát và nhận biết 3 dạng chùm tia sáng
- Thảo luận và trả lời C3 SGK
- Đại diện nhóm trả lời
Nội dung 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng
- Trời nắng, không có mây,ta nhìn thấy bóng của cột đèn in rõ nét trên mặt đất. Khi có một đám mây mỏng che khuất mặt trời thì bóng đó bị nhoè đi.Vì sao lại có sự biến đổi đó?
Hoạt động làm TN quan sát hình thành khái niệm bóng tối.
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu các nhóm HS làm thí nghiệm: để bóng đèn ra xa(bóng tối rõ nét) theo H3.1
- Yêu cầu HS trả lời câu C1, tìm từ điền vào chỗ trống hoàn thiện nhân xét ?
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS bố trí TN và tiến hành thí nghiệm H3.1?.
- GV quan sát các nhóm hoạt động và có trợ giúp hợp lí.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và thảo luận:
- GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời C1 và các nhóm còn lại thảo luận, đưa ra ý kiến.
-Yêu cầu HS nghiên cứu đưa ra nhận xét
+ Đánh gia kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm, các câu trả lời và nhận xét. GV rút ra nhận xét chung.
Hoạt động quan sát hình thành khái niệm bóng nửa tối.
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu các nhóm HS làm thí nghiệm theo H3.2
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm với bóng đèn điện lớn 220V- 40W, quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra
- Độ sáng của các vùng như thế nào và nguyên nhân có hiện tượng đó?
- Yêu cầu HS trả lời câu C2, tìm từ điền vào chỗ trống hoàn thiện nhân xét ?
- Bóng nửa tối khác bóng tối như thế nào?
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS bố trí TN và tiến hành thí nghiệm H3.2?.
- GV quan sát các nhóm hoạt động và có trợ giúp hợp lí.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và thảo luận:
- GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời C2 và các nhóm còn lại thảo luận, đưa ra ý kiến.
-Yêu cầu HS nghiên cứu đưa ra nhận xét
- HS chỉ ra được sự khác nhau
+ Đánh gia kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm, các câu trả lời và nhận xét. GV rút ra nhận xét chung
Hoạt động quan sát, tìm hiểu hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
GV đưa máy chiếu thông tin mục II và hình 3.3.
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho HS đọc thông tin ở mục II 
- Yêu cầu HS nghiên cứu C3 và chỉ ra trên H3.3 vùng nào trên mặt đất có nhật thực toàn phần, vùng nào có nhật thực một phần
- Yêu cầu HS trả lời C4
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS đọc thông tin
- GV thông báo tính chất phản chiếu ánh sáng của Mặt trăng, quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất.
- GV giải thích hiện tượng Trăng khuyết.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và thảo luận:
- GV yêu cầu HS trả lời C3.C4 và các HS còn lại thảo luận, đưa ra ý kiến.
+ Đánh gia kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV nhận xét hoạt động của HS, các câu trả lời và nhận xét. GV rút ra nhận xét chung
- HS đưa ra dự đoán nguyên nhân của hiện tượng xảy ra
I. Bóng tối - Bóng nửa tối
1. Thí nghiệm 1
- Các nhóm lắng nghe kĩ yêu cầu của giáo viên.
+ HS hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Trả lời câu hỏi của GV:
- Đại diện nhóm trả lời phần nhận xét
C1: Phần màu đen trên quả bán cầu lớn hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn chiếu tới vì ánh sáng truyền theo đướng thẳng bị quả bán cầu nhỏ chặn lại.
- Nhận xét 1:.....nguồn sáng.....
2. Thí nghiệm 2
- Các nhóm lắng nghe kĩ yêu cầu của giáo viên.
+ HS hoạt động nhóm:
- Trả lời câu hỏi của GV:
- Đại diện nhóm trả lời phần nhận xét
C2:
Vùng 1: bóng tối. Vùng 3: được chiếu sáng. Vùng 2: chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng nên không sáng bằng vùng 3.
- Nhận xét 2: ...một phần của nguồn sáng...
II. Nhật thực – Nguyệt thực
1. Nhật thực
- HS lắng nghe kĩ yêu cầu của giáo viên.
- HS đọc thông tin ở mục II
- Chỉ được trên H3.3: vùng có nhật thực toàn phần, vùng có nhật thực một phần
-Trả lời câu C3: Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng. Mặt trăng che khuất không cho ánh sáng mặt trời chiếu đến vì thế đứng ở đó ta không nhìn thấy mặt trời và thấy trời tối lại
2. Nguyệt thực
- HS lắng nghe thông báo của GV
- Trả lời C4:
Vị trí 2 và 3: Trăng sáng
Vị trí 1: Nguyệt thực
Hoạt động 3: Luyện tập
GV cho HS hoạt động nhóm làm một số bài tập sau.
C©u 1: T×m c©u ®óng trong c¸c c©u kÕt luËn sau:
A: Trong m«i trêng trong suèt, ®ång tÝnh, ¸nh s¸ng truyÒn theo ®êng th¼ng.
B: Trong m«i trêng trong suèt, ¸nh s¸ng truyÒn theo ®êng th¼ng.
C: Trong m«i trêng ®ång tÝnh ,¸nh s¸ng truyÒn theo ®êng th¼ng. 
D: ¸nh s¸ng lu«n truyÒn theo ®êng th¼ng.
C©u 2: Trong m«i trêng kh«ng khÝ trong suèt, ¸nh s¸ng truyÒn theo ®êng nµo?
A: §êng cong bÊt kú 	B: §êng dÝch d¾c.
C: ®êng th¼ng.	D: C¶ A, B,C®Òu ®óng.
C©u 3: Chän tõ ®óng ®iÒn vµo chç trèng trong c©u sau:
 Chïm s¸ng héi tô gåm c¸c tia s¸ng ...............trªn ®êng truyÒn cña chóng.
A: giao nhau	B: kh«ng giao nhau	C: loe réng ra
C©u 1:ThÕ nµo lµ vïng bãng tèi?
A: Lµ vïng kh«ng nhËn ®îc ¸nh s¸ng tõ nguån s¸ng chiÕu tíi.
B: Lµ vïng chØ nhËn ®îc mét phÇn ¸nh s¸ng tõ nguån s¸ng chiÕu tíi.
C: Lµ vïng nhËn ®îc ¸nh s¸ng tõ nguån s¸ng chiÕu tíi.
C©u 2: Vïng nöa tèi lµ :
A: vïng kh«ng nhËn ®îc ¸nh s¸ng tõ nguån s¸ng chiÕu tíi.
B: Vïng n»m phÝa sau vËt c¶n, chØ nhËn ®îc ¸nh s¸ng tõ mét phÇn cña nguån s¸ng.
C: Vïng chØ nhËn ®îc ¸nh s¸ng ph¸t ra tõ nguån s¸ng yÕu.
C©u 6: §Ó gi¶i thÝch hiÖn tîng nhËt thùc, nguyÖt thùc ngêi ta dùa vµo:
A:§Þnh luËt truyÒn th¼ng cña ¸nh s¸ng 	B: §Þnh luËt ph¶n x¹ ¸nh s¸ng
C: §Þnh luËt khóc x¹ ¸nh s¸ng	D: C¶ ba ®Þnh luËt trªn
C©u 7: HiÖn tîng x¶y ra khi mÆt tr¨ng ®i vµo vïng bãng ®en cña tr¸i ®Êt lµ hiÖn tîng:
A: NhËt thùc	B: NguyÖt thùc 
C: NhËt thùc hoÆc nguyÖt thùc 	
Hoạt động 4: Vận dụng
Giáo viên cho HS làm một số bài tập sau.
Bài 1:
Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực?
A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng.
B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.
C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng
D. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng
Nhật Thực xảy ra vào ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng. Đứng ở chỗ bóng tối, không nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là Nhật Thực toàn phần.
Bài 2:
Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nguyệt thực?
A. Mặt Trăng bị gấu trời ăn
B. Mặt phản xạ của Mặt Trăng không hướng về phía Trái Đất nơi ta đang đứng
C. Mặt Trăng bỗng dưng ngừng phát sáng
D. Trái Đất chắn không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng.
Trái Đất chắn không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng nên có hiện tượng nguyệt thực.
Bài 3:
Vì sao khi đặt bàn tay ở dưới một ngọn đèn điện dây tóc thì bóng của bàn tay trên mặt bàn rõ nét, còn khi đặt dưới bóng đèn ống thì bóng của bàn tay lại nhòe?
- Đèn điện dây tóc là một nguồn sáng hẹp. Do đó, vùng bóng nửa tối rất hẹp ở xung quanh vùng bóng tối. Bởi thế ở phía sau bàn tay ta nhìn thấy chủ yếu là vùng bóng tối rõ nét, còn vùng bóng nửa tối ở xung quanh không đáng kể.
- Đèn ống là nguồn sáng rộng, do đó vùng bóng tối ở sau bàn tay hầu như không đáng kể, phần lớn là vùng bóng nửa tôi ở xung quanh, nên bóng bàn tay bị nhòe. 
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng
Yêu cầu HS đọc mục có thể em chưa biết SGK để tìm hiểu cách tính chính xác nơi và ngày, giờ sảy ra nhật thực hay nguyệt thực.
V. KẾT THÚC BÀI HỌC
1. Củng cố
- GV củng cố qua từng phần trong bài dạy.
2. Hướng dẫn về nhà
GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập C6 (trang 11 sgk Vật Lý 7): 
Ban đêm, dùng một quyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang sáng, trên bàn sẽ tối, có khi không thể đọc sách được. Nhưng nếu dùng quyển vở che đèn ống thì ta vẫn đọc sách được. Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó?
- Vì bóng đèn dây tóc là nguồn sáng hẹp (nhỏ) → khi lấy tập vở che thì ánh sáng từ nguồn sáng có thể không truyền tới trang sách, trang sách bị bóng tối → không đọc được.
- Vì bóng đèn ống là nguồn sáng rộng (lớn) → khi lấy tập che thì trên trang sách có thể nhận được một phần ánh sáng của đèn ống → có bóng nửa tối → có thể đọc được.
- Học và làm bài tập 3.1- 3.2 (SBT)
- Đọc trước bài 4: Biểu diễn lực
- Đọc lại bài: Lực - Hai lực cân bằng (Bài 6- SGK Vật lý 6)
3. Rút kinh nghiệm bài học 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_tiet_23_su_truyen_anh_sang_nam_hoc_2020.doc