Kế hoạch bài dạt Mỹ thuật 7 - Tiết 19, Bài 22: Vẽ trang trí Trang trí đĩa tròn - Lê Trúc Phương

Kế hoạch bài dạt Mỹ thuật 7 - Tiết 19, Bài 22: Vẽ trang trí Trang trí đĩa tròn - Lê Trúc Phương

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. KIẾN THỨC

- HS hiểu cách sắp xếp họa tiết, sử dụng màu sắc cho bài trang trí đĩa tròn.

- Hiểu các bước trang trí đĩa tròn.

2. PHẨM CHẤT

- Trung thực: Thẳng thắn chia sẻ suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét các, sản phẩm thực hành của cá nhân/ nhóm.

- Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ do giáo viên đưa ra. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, vật liệu để thực hành, sáng tạo.

- Nhân ái: Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác. Biết đoàn kết giúp đỡ, yêu mến bạn bè, kính trọng thầy cô, tôn trọng mọi người.

- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, tích cực trong hoạt động nhóm.

3. NĂNG LỰC

3.1. NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mỹ: Phân biệt được trang trí đĩa tròn theo cách cơ bản và trang trí ứng dụng.

- Năng lực ứng dụng và sáng tạo thẩm mỹ: Biết cách sắp xếp hình vẽ cân đối và hợp lí trên giấy. Biết vận dụng yếu tố tạo hình (màu sắc, đậm nhạt) trong bài vẽ.

- Năng lực đánh giá và phân tích thẩm mỹ: Biết giới thiệu sản phẩm của nhóm, chia sẻ và đánh giá được bài vẽ của nhóm bạn.

3.2 NĂNG LỰC CHUNG

- Năng lực tự chủ và tự học: HS giải quyết được những nhiệm vụ học tập được phân công, biết chuẩn bị đồ dùng để học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong học tập, thực hành, trưng bày sản phẩm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dựng được đồ dùng học tập để thực hành.

3.3 NĂNG LỰC KHÁC

- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình, giới thiệu và trình bày sản phẩm, tranh luận về nội dung học tập.

- Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết để chia hình tròn thành 3 hoặc 4 phần bằng nhau khi chọn trang trí cơ bản.

 

docx 7 trang sontrang 4500
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạt Mỹ thuật 7 - Tiết 19, Bài 22: Vẽ trang trí Trang trí đĩa tròn - Lê Trúc Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MĨ THUẬT 7
Chủ đề: TRANG TRÍ ỨNG DỤNG
TIẾT 19 - BÀI 22: VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ ĐĨA TRÒN
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC	
1. KIẾN THỨC
- HS hiểu cách sắp xếp họa tiết, sử dụng màu sắc cho bài trang trí đĩa tròn.
- Hiểu các bước trang trí đĩa tròn.
2. PHẨM CHẤT
- Trung thực: Thẳng thắn chia sẻ suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét các, sản phẩm thực hành của cá nhân/ nhóm.
- Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ do giáo viên đưa ra. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, vật liệu để thực hành, sáng tạo.
- Nhân ái: Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác. Biết đoàn kết giúp đỡ, yêu mến bạn bè, kính trọng thầy cô, tôn trọng mọi người.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, tích cực trong hoạt động nhóm.
3. NĂNG LỰC
3.1. NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mỹ: Phân biệt được trang trí đĩa tròn theo cách cơ bản và trang trí ứng dụng. 
- Năng lực ứng dụng và sáng tạo thẩm mỹ: Biết cách sắp xếp hình vẽ cân đối và hợp lí trên giấy. Biết vận dụng yếu tố tạo hình (màu sắc, đậm nhạt) trong bài vẽ. 
- Năng lực đánh giá và phân tích thẩm mỹ: Biết giới thiệu sản phẩm của nhóm, chia sẻ và đánh giá được bài vẽ của nhóm bạn.
3.2 NĂNG LỰC CHUNG
- Năng lực tự chủ và tự học: HS giải quyết được những nhiệm vụ học tập được phân công, biết chuẩn bị đồ dùng để học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong học tập, thực hành, trưng bày sản phẩm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dựng được đồ dùng học tập để thực hành.
3.3 NĂNG LỰC KHÁC
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình, giới thiệu và trình bày sản phẩm, tranh luận về nội dung học tập.
- Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết để chia hình tròn thành 3 hoặc 4 phần bằng nhau khi chọn trang trí cơ bản.
II. CHUẨN BỊ
*Giáo viên:
 - Hình ảnh phù hợp với bài dạy.
 - Hình minh họa các bước vẽ.
- Nam châm, keo xốp, 1 sợi dây dài khoảng 30 cm, thước kẻ 50 cm 
- Vật mẫu: một số đĩa tròn bằng chất liệu sứ, thủy tinh, đá, nhựa, gỗ, tre 
- Sách giáo khoa Âm nhạc và Mĩ thuật 7.
- Phiếu học tập.
- Đoạn video giới thiệu về đĩa tròn.
* Học sinh:
- Sách giáo khoa Âm nhạc và Mĩ thuật 7.
- Giấy vẽ, bút chì, compa, màu vẽ hoặc đĩa giấy, màu nước, cọ vẽ 
III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC DẠY HỌC:
- Quan sát, trực quan, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình 
- Học tập hợp tác, thực hành 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐDDH
1.Hoạt động Khởi động (3’)
GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
H: Đồ vật gì được xoay tròn bởi những nghệ sĩ xiếc?
Cách chơi: cho HS xem video, 1 HS nhanh nhất được trả lời.
GV: Hướng dẫn luật chơi
- Cho HS xem video, trả lời.
- Giới thiệu nội dung của bài. Đĩa còn gọi là dĩa, là vật dụng rất đỗi thân quen, có nhiều hình dáng khác nhau nhưng thông dụng hơn cả là hình tròn. Vậy đĩa tròn có đặc điểm gì, được trang trí theo các bước nào; các em cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
-HS trả lời: Chiếc đĩa nhiều màu sắc.
-HS xem video, tham gia trò chơi.
HS lắng nghe.
Đoạn video xiếc đĩa
2. Hoạt động 1: Khám phá kiến thức (18’)
Hoạt động 1.1: Tìm hiểu đặc điểm của đĩa tròn
Hoạt động 1.2: Tìm hiểu các bước trang trí đĩa tròn.
Hoạt động 1.1: Tìm hiểu đặc điểm của đĩa tròn 
2.1. Mục tiêu: 
- Giúp HS rèn được: Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mỹ; Năng lực đánh giá và phân tích thẩm mỹ; Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực ngôn ngữ
- Bồi dưỡng các phẩm chất cho HS: Trách nhiệm; Nhân ái; Chăm chỉ 
2.2 Tổ chức hoạt động 
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Xem ảnh giới thiệu 1 số ảnh chiếc đĩa minh họa cho công dụng; yêu cầu HS quan sát, trả lời.
- Tổ chức trò chơi “ Thử tài ghi nhớ”: Xem video giới thiệu về họa tiết và hình thức sắp xếp, màu sắc, chất liệu của đĩa; làm việc nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
- GV tổng kết trò chơi, khen ngợi nhóm hoàn thành tốt
- GV kết luận.
*Ý nghĩa bài học:
GV giới thiệu:
 Theo các chuyên gia trong ngành gốm sứ, đối với đồ gốm dùng để đựng thức ăn, nước uống thì phải được nung ở nhiệt độ 1.200 0C, vì nhiệt độ cao sẽ “đánh” bật các kim loại nặng bốc hơi bay ra bên ngoài nên tạo ra sản phẩm không chứa độc tố. 
 Đối với đồ gốm dùng để trang trí, để giữ được màu, nhà sản xuất buộc phải nung ở nhiệt độ thấp nên kim loại nặng vẫn tồn tại trong sản phẩm gây nguy hiểm cho người sử dụng nếu dùng để đựng thức ăn nước uống. Như vậy, đồ gốm nói chung và chiếc đĩa nói riêng có nhiều màu sắc sặc sỡ thì “đẹp nhưng độc”.
H: Từ thực tế trên, các em rút ra bài học gì?
GV bổ sung:
Khi sử dụng nếu bát đĩa bị sần sùi, bong tróc lớp men hoặc bị rạn, chúng ta nên thay mới.
Ngoài ra, các em cần hạn chế sử dụng “đĩa dùng 1 lần” để hạn chế rác thải khó phân hủy, góp phần bảo vệ môi trường.
2.3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. Phiếu học tập.
2.4. Phương án đánh giá
- Phương pháp đánh giá: Câu hỏi, trực quan, phiếu học tập.
- Công cụ đánh giá: Thang đánh giá đã đề ra.
I. Quan sát, nhận xét:
*HS thực hiện nhiệm vụ:
- Xem ảnh giới thiệu 1 số ảnh chiếc đĩa quan sát, trả lời câu hỏi: Công dụng của đĩa tròn trong đời sống?
-> Đĩa tròn dùng để đựng thức ăn
-> Đĩa tròn dùng để trang trí
-Tham gia trò chơi “Thử tài ghi nhớ”: làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập-> Chấm điểm phiếu học tập theo bảng đáp án của GV.
-HS lắng nghe
->Nên mua bát đĩa, đồ dùng bằng gốm sứ màu trắng, ít hoa văn, mua ở những cơ sở có uy tín. 
->Những chiếc đĩa dùng để trang trí cho đẹp thì không nên dùng để đựng thức ăn nước uống.
Ảnh chiếc đĩa minh họa cho công dụng.
Đoạn video giới thiệu về họa tiết và hình thức sắp xếp, màu sắc, chất liệu của đĩa.
Phiếu học tập
-Hình ảnh đĩa nhựa nhiều màu sắc; đĩa dùng một lần.
PHIẾU HỌC TẬP: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐĨA TRÒN
1
Chất liệu
Gốm sứ; Nhựa; Thủy tinh; Đá; Kim loại đồng; Tre; Gỗ dừa 
2
Màu sắc
Màu sắc của đĩa dùng để sử dụng: thường trang nhã tạo cảm giác sạch sẽ, ngon miệng.
Màu sắc của đĩa trang trí thường tương phản để làm tăng vẻ đẹp của đĩa.
3
Họa tiết
Hoa, lá, quả; Phong cảnh; Con vật; Con người 
4
Hình thức sắp xếp 
họa tiết
Đối xứng 
Nhắc lại
Xen kẽ
Mảng hình không đều.
Kết hợp 2 trong các hình thức trên.
Hoạt động 1.2: Tìm hiểu các bước trang trí đĩa tròn.
2.1. Mục tiêu: 
- Giúp HS rèn được: Năng lực ứng dụng và sáng tạo thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Bồi dưỡng các phẩm chất cho HS: Trung thực; Trách nhiệm; Nhân ái; Chăm chỉ
2.2. Tổ chức hoạt động 
*GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS xem video hướng dẫn cách trang trí.
- GV vẽ minh họa và hướng dẫn nhanh các bước vẽ trang trí đĩa tròn.
- Tổ chức trò chơi “Tìm đường về tổ”.
Cách chơi: Cho 4 HS xung phong lên bảng đính thông tin bước vẽ ( mũi tên chỉ đường) tương ứng với hình để tạo đường về tổ cho kiến. 
-GV tổng kết trò chơi.
2.3. Sản phẩm học tập: Trả lời của HS
2.4. Phương án đánh giá
- Phương pháp đánh giá: Câu hỏi, trực quan
- Công cụ đánh giá: Thang đánh giá đã đề ra.
II. Cách trang trí :
*HS thực hiện nhiệm vụ:
-HS xem video hướng dẫn cách trang trí.
-HS quan sát
-HS tham gia trò chơi “Tìm đường về tổ”.
Bước 1: Vẽ hình tròn. Chọn hình thức sắp xếp họa tiết. 
Bước 2: Phác các mảng hình
Bước 3: Vẽ họa tiết
Bước 4: Vẽ màu
-Hình vẽ minh họa trên bảng của GV +|Tranh minh họa 4 bước của GV
- Bảng giấy Roki được bao giấy kiếng có đính hình minh họa 4 bước vẽ; phiếu thông tin; Keo xốp
3. Hoạt động 3: Luyện tập (18’)
3.1. Mục tiêu: 
- Giúp HS rèn được: Năng lực ứng dụng và sáng tạo thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Bồi dưỡng các phẩm chất cho HS: Trung thực; Trách nhiệm; Nhân ái; Chăm chỉ
3.2. Tổ chức hoạt động
- GV cho HS trao đổi và thảo luận về cách vẽ, phương pháp và kĩ năng thực hành.
- Bố trí HS theo 4-6 nhóm.
- Hướng dẫn HS phát huy năng lực cá nhân khi hoạt động nhóm.
- Trao đổi, động viên và hỗ trợ HS trong thời gian thực hành.
- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm làm việc. 
3.3. Sản phẩm học tập
- Tác phẩm của HS.
3.4. Phương án đánh giá
- Phương pháp đánh giá: Câu hỏi, trực quan.
- Công cụ đánh giá: Thang đánh giá đã đề ra.
III. Thực hành:
Trang trí một đĩa tròn -Trang trí trên đĩa. 
(Tự chọn họa tiết và màu sắc) 
-HS trao đổi và thảo luận về cách vẽ, phương pháp và kĩ năng thực hành.
+ HS làm việc nhóm. Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho từng bạn trong nhóm. 
- Tác phẩm của học sinh.
4. Hoạt động 4 : Vận dụng (5’)
4.1. Mục tiêu: 
- Giúp HS rèn được: Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Bồi dưỡng các phẩm chất cho HS: Trung thực; Trách nhiệm; Nhân ái; Chăm chỉ
4.2. Tổ chức hoạt động
- GV hướng dẫn HS cách nhận xét bài vẽ của nhóm bạn. 
-GV nhận xét, tổng kết.
4.3. Sản phẩm học tập: Tác phẩm của HS.
4.4. Phương án đánh giá
- Phương pháp đánh giá: Câu hỏi, trực quan
- Công cụ đánh giá: Thang đánh giá đã đề ra.
- HS nhận xét bài vẽ của nhóm bạn:
+ Bố cục
+ Họa tiết
+ Màu sắc
- HS lắng nghe
5. Hoạt động 4: Mở rộng (1’)
5.1. Mục tiêu: 
- Giúp HS rèn được năng lực quan sát và nhận thức thẩm mỹ; năng lực đánh giá và phân tích thẩm mỹ; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực ngôn ngữ; năng lực tính toán
-Bồi dưỡng các phẩm chất cho HS: Trách nhiệm, chăm chỉ.
5.2. Tổ chức hoạt động:
- GV gợi ý HS sáng tạo 1 chiếc đĩa hình tròn hoặc các hình dạng khác bằng cách tạo hình từ vật tìm được: nắp hộp, giấy bìa cứng, vỏ hộp bánh kẹo 
- Chuẩn bị vở vẽ, bút chì, tẩy để vẽ trang trí đầu báo tường.
5.3. Sản phẩm học tập: Sản phẩm chiếc đĩa của HS.
5.4. Phương án đánh giá
- Phương pháp đánh giá: Câu hỏi, trực quan
- Công cụ đánh giá: Thang đánh giá đã đề ra.
- Sáng tạo 1 chiếc đĩa hình tròn hoặc các hình dạng khác bằng cách tạo hình từ vật tìm được: nắp hộp, giấy bìa cứng, vỏ hộp bánh kẹo 

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_dat_my_thuat_7_tiet_19_bai_22_ve_trang_tri_tran.docx