Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Tiết 1 đến 13 - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Huyền

Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Tiết 1 đến 13 - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Huyền

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức:

- Một số chi tiết tiêu biểu trong truyện: đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách của nhân vật trong truyện.

- Dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.

- Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.

- Bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề em quan tâm.

2.Về năng lực:

 a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề bằng trình bày, cảm nhận.

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác khi hoạt động nhóm, lắng nghe và nhận xét.

 b. Năng lực riêng biệt

 Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học.

- HS biết cách đọc hiểu một văn bản truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại:

+ Nêu được ấn tượng về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản.

+ Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cốt truyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.

- HS hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.

- HS biết cách tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.

- HS trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; biết nghe và tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.

3.Về phẩm chất:

- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.

 

docx 67 trang phuongtrinh23 28/06/2023 2600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Tiết 1 đến 13 - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI 1:
 BẦU TRỜI TUỔI THƠ
( Thời lượng: 13 tiết)
Ngày soạn: 28/08/2022
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức: 
- Một số chi tiết tiêu biểu trong truyện: đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách của nhân vật trong truyện.
- Dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.
- Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.
- Bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề em quan tâm.
2.Về năng lực:
 a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề bằng trình bày, cảm nhận.
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác khi hoạt động nhóm, lắng nghe và nhận xét.
	b. Năng lực riêng biệt
 Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học.
- HS biết cách đọc hiểu một văn bản truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại:
+ Nêu được ấn tượng về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản.
+ Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cốt truyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
- HS hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.
- HS biết cách tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.
- HS trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; biết nghe và tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
3.Về phẩm chất: 
- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
- Hoàn thiện nhân cách, hướng đến lối sống tích cực.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Giáo viên
 - Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học.
 - Thiết kể bài giảng điện tử.
 - Phương tiện và học liệu: 
 + Các phương tiện: Máy vi tính, máy chiếu đa năng,...
 + Học liệu: Tranh ảnh và phim: GV sử dụng tranh, ảnh, tranh, video liên quan.
 + Phiếu học tập: Sử dụng các phiếu học tập trong dạy học đọc, viết, nói và nghe.
2. Học sinh.
- Đọc phần Kiến thức ngữ văn và hướng dẫn Chuẩn bị phần Đọc – hiểu văn bản trong SGK; chuẩn bị bài theo các câu hỏi trong SGK.
- Đọc kĩ phần Định hướng trong nội dung Viết, Nói và Nghe, và thực hành bài tập SGK. 
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý, tạo sự kết nối HS với chủ đề bài học.
b. Nội dung: HS nhìn tranh đoán chữ, chia sẻ suy nghĩ, GV kết nối vào bài học.
c. Sản phẩm: Gọi đúng tên bức tranh, những suy nghĩ, chia sẻ của bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV sử dụng kĩ thuật tổ chức cho HS chơi trò chơi “NHÌN TRANH ĐOÁN CHỮ”
Bước 1. GV phổ biến luật chơi: Có 7 dòng chữ hàng ngang tương ứng với tên gọi của 7 bức tranh. Lớp sẽ chia thành bảy nhóm, bốc thăm vào hình số nào sẽ đoán chữ tương ứng với hình đó. Sau khi tìm chính xác tên gọi của 7 bức tranh, sẽ hiện ra ô chữ hàng dọc. Đội nào đoán ra trước ô chữ hàng dọc, sẽ được thưởng giải đặc biệt là một cuốn sổ tay.
Bước 2. Hs chia nhóm sau đó thực hiện trò chơi.
Bước 3. Gv làm trọng tài, tuyên dương phát thưởng.
Gợi ý đáp án:
Hình 1: TẮM MƯA
Hình 2: ĐUA DIỀU
Hình 3: ĐUỔI BẮT
Hình 4: CHI CHI CHÀNH CHÀNH
Hình 5: OẲN TÙ TÌ
Hình 6: ĐÁNH CHUYỀN
Hình 7: KÉO CO
Ô CHỮ HÀNG DỌC: TUỔI THƠ
GV sử dụng KT đặt câu hỏi:
 Hãy kể tên những trò chơi mà em đã tham gia; hoặc có thể chia sẻ những ấn tượng sâu đậm nhất về một trải nghiệm nào đó của bản thân.
 Hs kể tên và tự chia sẻ suy nghĩ.
GV dẫn vào bài học: 
 Tuổi thơ là dòng nước mát chảy qua tim mỗi người, là cái nôi hình thành nhân cách của con người, là hành trang vững chắc cho mỗi chúng ta bước vào đời. 
Người có tuổi thơ đẹp thường biết cảm thông chia sẻ với người khác, người có tuổi thơ hạnh phúc sẽ luôn có một chỗ dựa tinh thần vững chắc trong hành trang vào đời. Ngày nay một số trẻ em đang dần lãng phí tuổi thơ của mình vào ti vi, vào màn hình điện thoại. Và rồi các em sẽ đọng lại gì khi tuổi trẻ qua đi? Thế nên, bài học BẦU TRỜI TUỔI THƠ mở đầu trang sách Ngữ văn 7 hôm nay sẽ giúp các em khám phá vẻ đẹp thuần khiết và bí ẩn của thế giới, mở rộng tâm hồn để đón nhận và cảm nhận thiên nhiên, con người và nhịp sống quanh ta để sống sâu hơn đời sống của con người.
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tiết 1,2,3. GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
ĐỌC VĂN BẢN 1: BẦY CHIM CHÌA VÔI
 (Nguyễn Quang Thiều)
Ngày dạy: /09/2022
I. Mục tiêu 
1. Năng lực
- Xác định được đề tài và người kể chuyện ngôi thứ ba; phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; nhận biết được các chi tiết miêu tả hai nhân vật Mon và Mên thể hiện qua cử chỉ, hành động, ngôn ngữ đối thoại; cảm xúc suy nghĩ.
- Biết tìm và phân tích được các chi tiết tiêu biểu để khái quát tính cách nhân vật và cảm nhận về chủ đề của truyện.
2. Phẩm chất
- Biết nâng niu những kỉ niệm của tuổi thơ.
- Yêu quý thiên nhiên, trân trọng sự sống, bảo vệ các loài động vật.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập, Rubric.
- Các hình ảnh, video liên quan (nếu có).
PHIẾU HỌC TẬP 01: TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN 
(Chuẩn bị ở nhà)
1. Kể tên các truyện ngắn và tiểu thuyết mà em đã học hoặc đã đọc.
2. Em hiểu thế nào là đề tài của tác phẩm văn học ? Cho ví dụ? Có những cách phân loại đề tài như thế nào?
 .
3. Em hiểu thế nào là chi tiết trong tác phẩm văn học? Lấy ví dụ về một chi tiết truyện mà em ấn tượng, nêu ý nghĩa của chi tiết đó.
 .
 .
4. Bằng cách nào tác giả làm bật được đặc điểm tính cách của nhân vật trong tác phẩm văn học? Cho ví dụ minh họa.
 .
PHIẾU HỌC TẬP 02:
Tìm hiểu nhân vật hai anh em Mên và Mon
Nhóm
Nhiệm vụ 
Nhân vật Mon
Nhân vật Mên
Tìm các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, việc làm của các nhân vật 
Nhóm 1
Phần 1: Câu chuyện nửa đêm của hai anh em Mên và Mon về bầy chìa vôi.
 .
Nhóm 2
Phần 2: Lên kế hoạch giải cứu bầy chìa vôi.
Nhóm 3
Phần 3: Hành động dũng cảm của hai anh em Mên và Mon.
Nhiệm vụ chung:
1) Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
2) Nhận xét về tính cách của nhân vật.
 ....
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 2.1: I/ TÌM HIỂU GIỚI THIỆU BÀI HỌC
a. Mục tiêu: Giúp HS xác định rõ nội dung chủ đề và thể loại văn bản chính của bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ suy nghĩ.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm 
I. Giới thiệu bài học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
Làm việc cá nhân:
- GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học (SGK/tr.9) và cho biết:
1) Bài học 1 gồm những văn bản đọc chính nào?
2) Các VB đọc chính cùng thuộc thể loại gì?
3) VB đọc kết nối chủ đề thuộc thể loại gì?
4) Vì sao các VB đọc chính và VB3 (đọc kết nối chủ điểm) lại cùng xếp chung vào bài học 1?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi của GV 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, chốt vấn đề bài học.
- GV dẫn dắt giới thiệu vào nội dung bài học.
- VB đọc chính:
+ VB1: Bầy chim chìa vôi (Nguyễn Quang Thiều); 
+ VB 2: Đi lấy mật (Trích Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi); 
+ VB 4 thực hành đọc: Ngôi nhà trên cây (trích Tốt-tô-chan bên cửa sổ, Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô).
Các VB đọc chính đều thuộc thể loại truyện.
VB 3 đọc kết nối chủ điểm thuộc thể loại thơ: Ngàn sao làm việc (Võ Quảng).
Cả 4 VB đọc chính và đọc kết nối chủ điểm cùng xếp chung vào bài 1 vì đều viết về những kí ức, những trải nghiệm thời tuổi thơ của mỗi người.
Hoạt động 2.2. KHÁM PHÁ TRI THỨC NGỮ VĂN
a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại truyện.
b. Nội dung: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về một số yếu tố cơ bản của thể loại truyện.
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân trình bày được một số yếu tố cơ bản về thể loại truyện như: đề tài, chi tiết, nhân vật, 
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm 
II. Khám phá tri thức ngữ văn
NV1: Tìm hiểu về đề tài và chi tiết
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK, tr.10.
- HS trao đổi theo cặp Phiếu học tập 01 đã chuẩn bị trước tại nhà.
1. Kể tên các truyện ngắn và tiểu thuyết mà em đã học hoặc đã đọc.
2. Em hiểu thế nào là đề tài của tác phẩm văn học ? Cho ví dụ? Có những cách phân loại đề tài như thế nào?
3. Em hiểu thế nào là chi tiết trong tác phẩm văn học? Lấy ví dụ về một chi tiết truyện mà em ấn tượng, nêu ý nghĩa của chi tiết đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc phần Kiến thức Ngữ văn trong SGK và tái hiện lại kiến thức trong phần đó. 
- HS thảo luận cặp đôi nội dung câu hỏi - GV quan sát, hỗ trợ góp ý.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày cá nhân.
- Các HS khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Dự kiến sản phẩm của HS:
*Ví dụ về truyện ngắn :
Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh)
Chích Bông ơi (Cao Duy Sơn)
*Ví dụ về tiểu thuyết: Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi); Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng)
1. Đề tài và chi tiết
a. Đề tài
*Khái niệm: Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong tác phẩm văn học.
*Cách phân loại đề tài:
- Dựa vào phạm vi hiện thực được miêu tả: đề tài lịch sử, đề tài chiến tranh, đề tài gia đình, 
- Dựa vào loại nhân vật trung tâm của tác phẩm: đề tài trẻ em, đề tài người nông dân, đề tài người lính, 
*Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính.
*Ví dụ: Đề tài của truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) là đề tài gia đình (xét theo phạm vi hiện thực được miêu tả) và là đề tài trẻ em (xét theo nhân vật trung tâm của truyện).
b. Chi tiết
*Khái niệm: Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự kiện) nhưng có tầm ảnh hưởng quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học.
*Ví dụ: Trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh), chi tiết cuối truyện miêu tả lại diễn biến tâm trạng của người anh khi ngắm nhìn bức tranh cô em gái vẽ chính mình là một chi tiết tiêu biểu. Chi tiết này đã diễn tả những cung bậc cảm xúc của người anh đi từ ngạc nhiên, sung sướng hãnh diện, rồi thấy xấu hổ, hối hận khi nhận ra tấm lòng bao dung của em gái dành cho mình. Chi tiết cũng cho thấy sức mạnh cảm hoá của lòng nhân hậu.
NV2: Tìm hiểu về tính cách nhân vật
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
GV kết hợp kĩ thuật động não và trình bày 1 phút yêu cầu cá nhân trả lời câu hỏi: 
? Trong các truyện ngắn em đã học năm lớp 6, em yêu thích nhân vật nào? Nhân vật đó có đặc điểm nào trong tính cách ? Tính cách đó của nhân vật được bộc lộ qua yếu tố nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS suy nghĩ cá nhân.
- GV quan sát, khích lệ HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày cá nhân.
- Các HS khác nhận xét.
- GV góp ý, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- HS đánh giá 
- GV nhận xét chuẩn kiến thức qua ví dụ về tính cách nhân vật trong một số tác phẩm truyện.
2. Tính cách nhân vật
- Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật, được bộc lộ qua mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ, 
- Tính cách nhân vật còn được thể hiện qua các mối quan hệ, qua lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác.
Ví dụ: 
- Trong truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" (Tạ Duy Anh): Nv người anh trai hiện lên là người ích kỉ, đố kị.
+ Thể hiện qua suy nghĩ của người anh - người kể chuyện: ghen tị với em gái, thấy ghét em khi phát hiện ra tài năng của em,...
+ Thể hiện qua hành động: Lén xem tranh của em gái, trút ra một tiếng thở dài; hay gắt gỏng với em, đẩy em ra..; miễn cưỡng đi xem buổi triển lãm tranh của em gái,...
+ Thể hiện qua thái độ, cảm xúc: Khi đứng trước bức tranh được giải của em gái: ngạc nhiên – hãnh diện, tự hào – xấu hổ, thấy ân hận,...
...
Hoạt động 2. 3: ĐỌC VĂN BẢN 1: BẦY CHIM CHÌA VÔI
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
b. Nội dung: HS nghe video bài hát, yêu cầu HS nêu suy nghĩ cảm xúc của bản thân. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho HS nghe hoặc xem video bài hát “Quê hương tuổi thơ tôi” (Nhạc sĩ: Từ Huy)
Link MV: 
Học sinh lắng nghe, quan sát nêu cảm xúc suy nghĩ của bản thân: 
1) Lời bài hát cùng các hình ảnh trong video gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì ?
2) Em hãy chia sẻ thêm với cả lớp về những kỉ niệm tuổi thơ mà em đã trải qua.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chia sẻ suy nghĩ, trả lời.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về video bài hát..
- HS chia sẻ thêm về những kỉ niệm tuổi thơ của bản thân:
GV gợi ý: Kỉ niệm đó là gì? Kỉ niệm đó em cùng trải qua với ai? Kỉ niệm đó để lại trong em những cảm xúc, suy nghĩ như thế nào?
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS chia sẻ, trình bày.
Bước 4: Đánh giá, kết luận: Nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới.
èGV dẫn vào bài: Mỗi con người ai cũng có tuổi trẻ, cũng trải qua những năm tháng trẻ con vui tươi, hồn nhiên. Những kỉ niệm đó sẽ theo chúng ta đến suốt cuộc đời, góp phần làm hoàn thiện tính cách, lối sống của bản thân sau này.
Đọc văn bản “Bầy chim chìa vôi” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, chúng ta thấy vô cùng gần gũi bởi các em sẽ tìm thấy đâu đó bóng dáng của mình trong các nhân vật của đoạn trích.
HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Khám phá chung về văn bản
a. Mục tiêu: Tìm hiểu chung về tác giả Nguyễn Quang Thiều và văn bản “Bầy chim chìa vôi”.
b. Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, HS vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về tác giả và văn bản: đề tài, ngôi kể, cốt truyện, bố cục, 
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân trình bày được một số nét cơ bản về tác giả và văn bản.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm 
I. Khám phá chung văn bản
NV1: Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Quang Thiều
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Qua tìm hiểu ở nhà, nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Quang Thiều (tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS dựa vào thông tin SGK và thu thập thông tin đã chuẩn bị ở nhà để trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- HS trả lời nhanh.
Bước 4: Đánh giá, kết luận 
- GV nhận xét, chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục 2.
1. Tác giả Nguyễn Quang Thiều
- Tên thật là Nguyễn Quang Thiều, sinh năm 1957 
- Quê: thôn Hoàng Dương (Làng Chùa), xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. 
- Ông vào làm việc tại báo Văn nghệ từ năm 1992 và rời khỏi đây năm 2007.
- Là người nghệ sĩ đa tài: sáng tác thơ, viết truyện, vẽ tranh,...
- Sự nghiệp văn học: đã xuất bản 7 tập thơ, 15 tập văn xuôi và 3 tập sách dịch; từng được trao tặng hơn 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc tế.
- Viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi với lối viết chân thực, gần gũi với cuộc sống đời thường; thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm, trong sáng, tràn đầy tình yêu thương vạn vật: Bí mật hồ cá thần (1998); Con quỷ gỗ (2000); Ngọn núi bà già mù (2001), 
NV2: Tìm hiểu chung về văn bản “Bầy chim chìa vôi”
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
*GV hướng dẫn cách đọc văn bản: Đọc to, rõ ràng; chú ý phân biệt lời người kể chuyện và lời nói của nhân vật.
GV phân công đọc phân vai:
 + 01 HS đọc lời của người kể chuyện;
+ 01 HS đọc lời của nhân vật Mon;
+ 01 HS đọc lời của nhân vật Mên.
*GV yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi:
1) Em hãy chia sẻ ấn tượng ban đầu của mình về văn bản.
2) Xác định thể loại, nhân vật, các sự việc chính.
3) Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật, từ đó xác định ngôi kể của văn bản.
- Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật trong đoạn văn sau (Câu hỏi 2, SGK tr.16,17)
 (Gợi ý: Dấu hiệu nhận biết lời người kể huyện: dấu gạch ngang; dấu hiệu nhận biết lời nhân vật: dấu gạch đầu dòng).
3) Văn bản có thể chia thành mấy phần? Nội dung chính từng phần.
4) Xác định đề tài của văn bản.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
1. HS đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát và nhận xét;
2. HS suy nghĩ để trả lời các câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét, chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau: Khám phá chi tiết văn bản
2. Văn bản “Bầy chim chìa vôi”
a. Đọc và tìm hiểu chú thích
b. Hình thức văn bản
*Thể loại: truyện ngắn
*Nhân vật: 2 anh em Mên và Mon
*Các sự việc chính:
- Nửa đêm, hai anh em Mên và Mon không ngủ được, lo lắng cho bầy chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông khi trời mưa to, nước dâng cao.
- Hai anh em bàn kế hoạch giải cứu bầy chim chìa vôi non.
- Trong đêm tối, hai anh em bơi thuyền ra chỗ dải cát nơi có bầy chìa vôi và chứng kiến cảnh tượng bầy chim chìa vôi bay lên khỏi mặt nước.
*Ngôi kể: ngôi thứ 3
- Lời người kể chuyện: Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi: ; - Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi”; 
- Lời nhân vật:
 - Anh Mên ơi, anh Mên!
 - Gì đấy? Mày không ngủ à? 
*Bố cục: 3 phần
Phần 1: Câu chuyện nửa đêm của hai anh em Mên và Mon về bầy chìa vôi.
Phần 2: Lên kế hoạch giải cứu bầy chìa vôi.
Phần 3: Hành động dũng cảm của hai anh em Mên và Mon
c. Đề tài: Tuổi thơ và thiên nhiên (Hai đứa trẻ và bầy chim chìa vôi)
Hoạt động 2.2: Khám phá chi tiết văn bản
a. Mục tiêu: 
- Nhận biết đặc điểm tính cách nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm và cách nhà văn thể hiện nhân vật qua các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, việc làm của các nhân vật và qua nhận xét của người kể chuyện.
b. Nội dung: GV sử dụng PP thảo luận nhóm, KT đặt câu hỏi, HS làm việc nhóm để tìm hiểu nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của nhà văn.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập đã hoàn thiện của nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm 
II. Khám phá chi tiết văn bản
Thao tác 1: Tìm hiểu vẻ đẹp hai nhân vật Mên và Mon
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 
Thảo luận nhóm trong 05 phút, hoàn thành Phiếu học tập 02. 
GV chia lớp thành 03 nhóm, nêu nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ riêng: Tìm các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, việc làm của các nhân vật 
- Nhóm 1: Phần 1. Tìm hiểu câu chuyện nửa đêm của hai anh em Mên và Mon về bầy chìa vôi.
- Nhóm 2: Phần 2. Tìm hiểu kế hoạch giải cứu bầy chìa vôi.
- Nhóm 3: Phần 3. Tìm hiểu hành động dũng cảm của hai anh em Mên và Mon.
- Nhiệm vụ chung: Sau khi tìm chi tiết xong, các nhóm cùng nhận xét về 1) nghệ thuật xây dựng nhân vật; 2) tính cách nhân vật.
- Thời gian làm việc nhóm: 05 phút.
- GV gợi ý:
+ Nhóm 1: Điều gì khiến hai anh em Mên, Mon lo lắng khi thấy mưa to và nước đang dâng cao ngoài bãi sông? Chi tiết nào thể hiện rõ nhất điều đó?
+ Nhóm 2: Ở phần 2, Mon nói với Mên chuyện gì? (Chú ý gạch chân những lời nói của Mon và Mên).
+ Nhóm 3: Chú ý nêu bật một số chi tiết miêu tả nhân vật Mên ở phần cuối. 
(Khi Mon lo lắng, sợ hãi thì Mên có mất bình tĩnh không? Mên có bảo vệ được Mon và giữ được con đò không?)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
 (Các nhóm có thể dùng giấy A0 để làm phiếu và hoàn thành)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
 - Các nhóm cử đại diện báo cáo sản phẩm.
Bước 4: Đánh giá, kết luận:
- GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của một số cặp tiêu biểu, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động nhóm của HS.
- Chuẩn kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2:
1. Hai anh em Mên và Mon
*Các chi tiết miêu tả
*Nhân vật Mon:
- P1: Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất; Thế anh bảo nó có bơi được không?;
- P2: Tổ chim sẽ bị chìm mất; Hay mình mang chúng nó vào bờ; Tổ chim ngập mất anh ạ; Mình phải mang nó vào bờ, anh ạ; 
- P3: không nhúc nhích, mặt tái nhợt, hửng lên ánh ngày; nhận ra mình đã khóc từ lúc nào; nhìn nhau bật cười ngượng nghịu chạy về nhà.
*Nhân vật Mên: 
- P1: Có lẽ sắp ngập bãi cát rồi; chim thì bơi làm sao được.
- P2: Làm thế nào bây giờ; 
- P3: Chứ còn sao; Lúc này giọng thằng Mên tỏ vẻ rất người lớn; Nào xuống đò được rồi đấy; Phải kéo về bến chứ, không thì chết; Bây giờ tao kéo mày đẩy; Thằng Mên quấn cái dây buộc vào người nó và gò lưng kéo; không nhúc nhích, mặt tái nhợt, hửng lên ánh ngày; nhận ra mình đã khóc từ lúc nào; nhìn nhau bật cười ngượng nghịu chạy về nhà.
*Nhận xét:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Miêu tả tâm lí tinh tế, ngôn ngữ đối thoại sinh động; đặt nhân vật vào tình huống mang tính thử thách để bộc lộ tính cách, 
- Tính cách nhân vật: Mon là cậu bé có tâm hồn ngây thơ, trong sáng, nhân hậu, biết yêu thương loài vật, trân trọng sự sống; Mên luôn bình tĩnh, sống có trách nhiệm, nhân hậu yêu thương.
*Thao tác 2: Tìm hiểu khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh và cảm xúc của hai anh em ở cuối truyện.
 Thảo luận theo cặp trong bàn:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV nêu câu hỏi, HS thực hiện thảo luận theo cặp trong bàn:
1) Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh. Em ấn tượng nhất với chi tiết nào? ( câu hỏi mở, khuyến khích HS tự do lựa chọn chi tiết và thể hiện cảm nhận riêng)
2) Tìm những chi tiết miêu tả cảm xúc của hai anh em Mon và Mên khi quan sát bầy chìa vôi bay lên.
3) Em hãy thử lí giải lí do vì sao Mên và Mon lại khóc ở đoạn kết truyện.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo phân công.
- GV quan sát, khích lệ và giúp đỡ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện Hs lên trình bày.
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn.
- GV nhận xét thái độ trong quá trình làm việc và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS, chốt ý.
- GV chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tổng kết.
2. Khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh
a. Khung cảnh:
- Chi tiết miêu tả cảnh tượng như huyền thoại: những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên (sự tương phản giữa hai hình ảnh cánh chim bé bỏng với dòng nước khổng lồ và cảm xúc ngỡ ngàng, vui sướng của hai anh em Mên và Mon khi thấy bầy chim chìa vôi non không bị chết đuối mặc dù dải cát nơi chúng làm tổ đã chìm trong dòng nước lũ.
- Chi tiết miêu tả khoảnh khắc bầy chim chìa vôi non cất cánh: nếu bầy chim non cất cánh sớm hơn, chúng sẽ bị rơi xuống dòng nước trên đường từ bãi cát vào bờ. Và nếu chúng cất cánh chậm một giây thôi, chúng sẽ bị dòng nước cuốn chìm. Chi tiết này cho ta cảm nhận về sự kì diệu của thế giới tự nhiên và bản lĩnh của sự sinh tồn.
- Chi tiết gợi hình ảnh và cảm xúc: Một con chim chìa vôi non đột nhiên rơi xuống như một chiếc lá; con chim mẹ xoè rộng đôi cánh kêu lên- che chở khích lệ chim non và khi đôi chân mảnh dẻ, run rẩy của chú chim vừa chạm đến mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định, tấm thân bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước lũ, và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.
- Chi tiết miêu tả bầy chim non: Chúng đậu xuống bên lùm dứa dại bờ sông sau chuyến bay đầu tiên và cũng là chuyến bay quan trọng ( ) kì vĩ nhất trong đời chúng. Đây là chi tiết thể hiện sức sống mãnh liệt của thiên nhiên; gợi liên tưởng đến lòng dũng cảm, những khoảnh khắc con người vượt qua gian nan thử thách để trưởng thành...
b. Cảm xúc của Mên và Mon
- Vẫn đứng không nhúc nhích; mặt tái nhợt vì nước mưa hửng lên ánh ngày, lặng lẽ nhìn nhau khóc;
- Bật cười ngượng nghịu chạy về phía ngôi nhà.
-> Hai anh em khóc vì vui sướng hạnh phúc khi chứng kiến bầy chim chìa vôi không bị chết đuối; khóc vì được chứng kiến cảnh kì diệu của thiên nhiên, 
Hoạt động 2.3: Hướng dẫn HS tổng kết
a. Mục tiêu: Giúp HS khái quát nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của truyện; rút ra bài học về cách đọc văn bản truyện ngắn.
b. Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động cá nhân .
- HS làm việc cá nhân, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS .
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm 
III. Tổng kết
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 Hoạt động cá nhân
- GV sử dụng kĩ thuật viết 01 phút để yêu cầu HS:
1) Tóm tắt những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của truyện.
2) Qua văn bản truyện, em rút ra cho bản thân mình thông điệp ý nghĩa nào?
3) Từ đó, để đọc hiểu một truyện ngắn, chúng ta cần lưu ý điều gì?
(Nêu được ít nhất 03 điều trong đọc hiểu truyện ngắn).
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ cá nhân và ghi ra giấy câu trả lời trong 01 phút.
GV hướng theo dõi, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
 - Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.
Bước 4: Đánh giá, kết luận
GV chuẩn kiến thức.
1. Nghệ thuật
Xây dựng tình huống truyện sinh động, gần gũi.
Xây dựng nhân vật qua lời nói, hành động;
Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
 Ngôn ngữ đối thoại sinh động.
 Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
2. Nội dung – Ý nghĩa
Truyện kể về tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, yêu thương của hai đứa trẻ đối với bầy chim chìa vôi.
Truyện bồi dưỡng lòng trắc ẩn, tình yêu loài vật, yêu thiên nhiên quanh mình..
3. Cách đọc hiểu văn bản truyện ngắn
- Xác định những sự việc được kể, đâu là sự việc chính; ngôi kể.
- Nhận biết tính cách nhân vật qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, tâm lí, hành động và lời nói.
- Nhận biết được lời của người kể chuyện và lời của nhân vật; tình cảm của nhà văn.
- Rút ra đề tài, chủ đề của truyện.
- Rút ra được bài học cho bản thân.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để thực hiện bài tập GV giao. 
b. Nội dung: Viết tích cực
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Làm việc cá nhân
*Nhiệm vụ 1: Trò chơi Rung chuông vàng Mini
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Rung chuông vàng (Game mini) thông qua trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
GV phổ biến luật chơi:
- Mỗi người sẽ được phát 4 tấm giấy nhớ cỡ nhỏ (Mỗi tấm 1 màu khác nhau)
 Quy ước: + Xanh: Đáp án A.
 + Hồng: Đáp án B.
 + Vàng: Đáp án C
Bước 2: GV đọc từng câu hỏi; HS cả lớp đứng tại chỗ để tham gia trò chơi. 
Bước 3: Sau khi GV đọc xong câu hỏi, HS có 5s để suy nghĩ và chọn đáp án bằng cách giơ tấm giấy nhớ có màu tương ứng đã quy ước.
Bước 4. Công bố kết quả
- Nếu chọn sai đáp án thì ngồi xuống và mất quyền chơi.
- Người thắng cuộc là người ngồi xuống sau cùng hoặc trả lời được tất cả các câu hỏi.
Các câu hỏi như sau:
Câu 1: Nhân vật chính trong văn bản là ai?
A. Bầy chim chìa vôi
B. Mon
C. Mên
D. Mon và Mên
Câu 2: Dựa theo tiêu chí loại nhân vật trung tâm thì đề tài của văn bản là gì?
A. Đề tài trẻ em
B. Đề tài người nông dân
C. Đề tài thiên nhiên.
D. Đề tài gia đình
Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai 
 C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là:
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Tự sự và miêu tả
Câu 5: Chọn 1 đáp án đúng nhất: Lí do cuộc trò chuyện lúc nửa đêm của hai anh em Mon và Mên là:
A. Do hai anh em không buồn ngủ.
B. Do hai anh em mong trời hết mưa.
C. Do lo lắng cho bầy chìa vôi non ở bãi sông khi trời mưa to.
D. Hai anh em mong trời mau sáng để đi bắt cá.
Câu 6: Đâu KHÔNG phải là tập tính của bầy chìa vôi ở bãi sông quê Mên và Mon?
Làm tổ và đẻ trứng nơi bãi cát giữa sông.
B. Thường làm trong tổ trong những lỗ hang hoặc các hốc nhỏ, dọc theo những con sông, suối.
C. Vào mùa lũ, khi nước ngập bãi cát thì bầy chìa vôi bay vào bờ.
D. Đến mùa khô, bầy chìa vôi lại quay lại bãi cát bắt đầu mùa sinh nở.
Câu 7: Ý nào sau đây khái quát đầy đủ nhất về tính cách của hai anh em Mon và Mên?
A. Hồn nhiên, hiếu động
B. Thông minh, lanh lợi
C. Sống tình cảm, biết yêu thương quan tâm đến mọi thứ xung quanh, đặc biệt là tình yêu đối với động vật, với thế giới tự nhiên.
D. Có trái tim nhân hậu, bao dung.
Câu 8: Những chi tiết miêu tả cảm xúc của hai anh em khi quan sát bầy chìa vôi bay lên là:
A. Hình như nghe thấy trong ngực mình nhịp đập của những trái tim hối hả nhưng đều đặn.
B. Hai anh em nhận ra chúng đã khóc từ lúc nào.
C. Hai anh em nhìn nhau và bật cười ngượng nghịu.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9: Trong văn bản, tính cách 2 anh em Mon và Mên hiện lên qua những yếu tố nào?
A. Trang phục, hình dáng
B. Lời nói nhân vật, hành động
C. Hình dáng, lời của người kể chuyện
D. Hành động, lời nói nhân vật, lời người kể chuyện.
Câu 10: Văn bản “Bầy chim chìa vôi” gửi đến bạn đọc thông điệp gì?
A. Cần dũng cảm đối mặt và vượt qua thử thách trong cuộc sống.
B. Con cái phải nghe lời bố mẹ.
C. Hãy giữ cho mình một trái tim nhân hậu.
C. Anh em phải biết nhường nhịn nhau.
*Nhiệm vụ 2 : Viết kết nối với đọc
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu: Viết đoạn văn ngắn (5- 7 câu) kể lại sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông bằng lời của một trong hai nhân vật Mên hoặc Mon (ngôi kể thứ nhất). 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, làm việc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV cung cấp công cụ bảng kiểm đánh giá:
BẢNG KIỂM
Kĩ năng viết đoạn văn
STT
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
1
Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng khoảng 5 - 7 câu.
2
Đoạn văn đúng chủ đề: kể lại sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông.
3
Ngôi kể thứ nhất: kể theo lời của nhân vật Mon hoặc Mên.
4
Đoạn văn đảm bảo tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn.
5
Đoạn văn đảm bảo về yêu cầu về chính tả, cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp.
- GV gọi đại diện một số HS trình bày sản phẩm học tập của mình.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét theo bảng kiểm.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và cho điểm HS.
Đoạn văn tham khảo
Tôi cùng anh Mên đứng một bên để quan sát quá trình những con chim chìa vôi non bay lên cao. Khi bình minh lên soi sáng những hạt cát ven sông thì những cánh chim chìa vôi non bé bỏng, ướt át bứt ra khỏi mặt nước, giương cao đôi cánh bay lên trời cao. Từ chiều qua, chúng liên tục di chuyển đến phần cao nhất của dải cát khi dòng nước ngày một dâng cao, nhảy lò cò trên những đôi chân mảnh dẻ chưa thật sự cứng cáp. Sau cả một quá trình thì cuối cùng những chú chim chìa vôi non đã tự tin bay lên trên bầu trời. Đột nhiên, một chú chim chìa vôi non đã mất đà do đuối sức, đôi cánh của nó dừng lại, rơi như một chiếc lá, thế nhưng nó vẫn kiên cường dùng sức lực 

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_7_tiet_1_den_13_bai_1_bau_troi.docx