Kế hoạch bài dạy Sinh học 7 - Chủ đề 9: Lớp cá - Phan Tất Khả

Kế hoạch bài dạy Sinh học 7 - Chủ đề 9: Lớp cá - Phan Tất Khả

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Những đặc điểm cấu tạo ngoài và sự sinh sản của cá thích nghi với đời sống dưới nước.

 - Chức năng các loại vây của cá chép.

- Nhận dạng được một số nội quan trên mẫu mổ.

- Phân tích được vai trò của các cơ quan trong đời sống của cá.

- Rèn luyện được kĩ năng mổ ĐVCXS

- Phối hợp làm việc hợp tác theo nhóm.

2. Năng lực.

 a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 b. Năng lực đặc thù: Kiến thức sinh học, nghiên cứu khoa học, tư duy, khoa học,

 công nghệ, tin học, vận dụng kiến thức, thu thập thông tin, rút ra kết luận.

 3. Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ, nhân ái.

II. Thiết bị dạy học và học liệu.

1.Thiết bị: Ti vi, mạng ti vi, máy tính, lattop.

2. Học liệu: Tranh ảnh về lớp cá, phiếu học tập.

III. Tiến trình bài học.

 

doc 8 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 3240
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Sinh học 7 - Chủ đề 9: Lớp cá - Phan Tất Khả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lộc Sơn Kế hoach bài dạy sinh 7
Tổ: Khoa học tự nhiên Giáo viên: Phan tất Khả
 -----š› µ š›----- -----š›&š›-----
 CHỦ ĐỀ 9 : LỚP CÁ
 Môn sinh học lớp 7
 ( Số tiết: 3 tiết )
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
 - Những đặc điểm cấu tạo ngoài và sự sinh sản của cá thích nghi với đời sống dưới nước.
 - Chức năng các loại vây của cá chép.
- Nhận dạng được một số nội quan trên mẫu mổ.
- Phân tích được vai trò của các cơ quan trong đời sống của cá.
- Rèn luyện được kĩ năng mổ ĐVCXS
- Phối hợp làm việc hợp tác theo nhóm.
2. Năng lực.
 a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 b. Năng lực đặc thù: Kiến thức sinh học, nghiên cứu khoa học, tư duy, khoa học, 
 công nghệ, tin học, vận dụng kiến thức, thu thập thông tin, rút ra kết luận.
 3. Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ, nhân ái.
II. Thiết bị dạy học và học liệu. 
1.Thiết bị: Ti vi, mạng ti vi, máy tính, lattop.
2. Học liệu: Tranh ảnh về lớp cá, phiếu học tập.
III. Tiến trình bài học. 
Hoạt động 1: 
MỞ ĐẦU 
(5 Phút)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề, nhiệm vụ cần giải quyết trong bài học.
b. Nội dung: Ngành động vật có xương sống.
 1. Ngành động vật có xương sống được phân thành mấy lớp? Đó là những lớp 
 nào? Nêu tên động vật đại diện cho từng lớp. 
c. Sản phẩm: 1. Phân thành 5 lớp đó là: Lớp cá, lớp lưỡng cư, lớp bò sát, lớp chim, lớp thú.
 - Lớp cá: Cá chép - Lớp lưỡng cư: ếch đồng - Lớp bò sát : Thằn lằn bóng.
 - Lớp chím: Chim bồ câu. - Lớp thú: Thỏ 
d. Tổ chức thực hiện.
 B1 Chuyển giao nhiệm vụ.
 Trình chiếu câu hỏi, yêu cầu Hs đọc thông tin SGK trả lời.
 B2 Thực hiện nhiệm vụ.
 HS đọc thông tin sgk hoàn thành đáp án.
 B3 Báo cáo kết quả và thảo luận:các ý trả lời theo các câu hỏi trên
 HS đại diện xung phong trả lời, thảo luận thống nhất.
 B4 Kết luận, nhận định.
 Gv dựa vào đáp án để kết luận, nhận định và đánh giá.
Hoạt động 2:
 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tiết 1.
Bài 31. CÁ CHÉP
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1
( 13 phút)
a. Mục tiêu: Nêu được những điều kiện sống và đặc điểm sinh sản của cá chép.
b. Nội dung: Đời sống cá chép.
 1. Nêu môi trường và những điều kiện sống cá chép? Thức ăn cá chép là gì?
 2. Thế nào gọi là động vật biến nhiệt? Cá chép thuộc động vật hằng nhiệt hay bến nhiệt?
 3. Nêu đặc điểm sinh sản của cá chép.
 4. Nêu ý nghĩa đẻ số lượng trứng lớn ở cá chép.
c. Sản phẩm:
 1.a. Đời sống. 
 - Môi trường nước ngọt, ưa các vực nước lặng (ao, hồ, sông, suối..)
 - Cá chép là động vật ăn tạp.
 - Là động vật biến nhiệt.
 1.b. Sinh sản:
 - Thụ tinh ngoài, đẻ trứng.
d. Tổ chức thực hiện.
 B1 Chuyển giao nhiệm vụ.
 Trình chiếu câu hỏi, yêu cầu Hs đọc thông tin hoàn thành đáp án theo nhóm.
 B2 Thực hiện nhiệm vụ.
 HS đọc thông tin hoàn thành hoàn thành đáp án theo nhóm..
 B3 Báo cáo kết quả và thảo luận:
 HS đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, thảo luận thống nhất.
 B4 Kết luận, nhận định.
 Gv dựa vào đáp án để kết luận, nhận định và đánh giá.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2
( 20 Phút)
a. Mục tiêu: - Những đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống dưới nước.
 - Chức năng các loại vây của cá chép.
b. Nội dung: Cấu tạo ngoài.
Phiếu học tập số 1
1. Cấu tạo ngoài: Em hãy trình bày cấu tạo ngoài cá chép thích nghi với đời sống ở nước.
- Thân 
- Vảy .
- Mắt 
- Vây 
2. Chức năng vây cá: En nêu chức năng từng loại vây cá.
- Vây ngực, vây bụng, vây đuôi: ......
- Vây lưng, vây hậu môn: 
c. Sản phẩm:
Phiếu học tập số 1
1. Cấu tạo ngoài: Em hãy trình bày cấu tạo ngoài cá chép thích nghi với đời sống ở nước.
- Thân gắn với đầu thành một khối vững chắc.
- Vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lợp, được phủ một lớp da tiết chất nhầy.
- Mắt không có my.
- Vây có hình dáng như bơi chèo.
2. Chức năng vây cá: En nêu chức năng từng loại vây cá.
- Vây ngực, vây bụng, vây đuôi: Giữ thăng bằng, rẽ phải, rẽ trái, lên, xuống, tiến về trước.
- Vây lưng, vây hậu môn: Giữ thăng bằng theo chiều dọc không bị nghiêng ngả.
d. Tổ chức thực hiện.
 B1 Chuyển giao nhiệm vụ.
 Trình chiếu phiếu học tập, hình ành cá chép, yêu cầu Hs đọc thông tin hoàn thành phiếu học tập theo nhóm.
 B2 Thực hiện nhiệm vụ.
 HS đọc thông tin, quan sát hình, mẫu vật mang theo, hoàn thành phiếu học tập theo nhóm.
 B3 Báo cáo kết quả và thảo luận:
 HS đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, thảo luận thống nhất.
 B4 Kết luận, nhận định.
 Gv dựa vào đáp án để kết luận, nhận định và đánh giá.
*Chuyển giao nhiệm vụ
( 2 Phút)
 - Học bài trả lời câu hỏi1, 2, 3 sách giáo khoa trang 104.
 - Chuẩn bị mỗi nhóm môt con cá chép để tiết tới thực hành.
Tiết 2.
Bài 32. THỰC HÀNH MỔ CÁ.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 3
(20 Phút)
a. Mục tiêu: - Rèn luyện được kĩ năng mổ ĐVCXS
 - Phối hợp làm việc hợp tác theo nhóm.
b. Nội dung: Cách mổ cá. 
 1. Để thực hành mổ cá ta cần những dụng cọ và mẫu vật gì?
 2. Theo em để mổ cá quan sát chúng ta cần thực hiện theo mấy bước. 
 3. Khi mổ cá chúng ta cần chú ý đều gì?
c. Sản phẩm:
 1. Dụng cụ và mẫu vật:
1.a. Dụng cụ: Bộ đồ mổ, bàn mổ, khay mổ.
1.b. Mẫu vật: Cá chép.
 2. Các bước mổ cá: 
 B1 Dùng kéo cắt một một vết trước hậu môn.
 B2 Từ vết cắt, cắt một đường thẳng theo mặt bụng lên đến gốc nắp mang dưới( theo 
 vị trí a đến b)
 B3 Cắt một đường vòng cung theo nắp mang (theo vị trí b đến c)
 B4 Cắt một đường vòng từ vết cắt đầu tiên lên trên sát cột sống lên đến gốc mang phía
 trên (theo a, e, d, c) và nhấc bỏ phần đã cắt ra để lộ rõ nội quan.
 B5 Cắt bỏ nắp mang để lộ mang cá.
 3. Lưu ý khi mổ cá: Chúng ta luôn luôn nâng mũi kéo lên để tránh làm rách các nội quan.
 d. Tổ chức thực hiện.
 B1 Chuyển giao nhiệm vụ.
 - Giáo viên nêu câu hỏi, giới thiệu dụng cụ, mẫu vật.
 - Trình chiếu vi deo các bước thực hành mổ cá.
 - Phân chia nhóm, vị trí thực hành, dụng cụ, mẩu vật cho các nhóm.
 - Triển khai cho học sinh thực hành mổ cá,Theo dõi, giúp đỡ nhóm yếu.
 B2 Thực hiện nhiệm vụ.
 Học sinh theo dõi, nghi nhớ các dụng cụ, mẩu vật, các bước mổ cá để biết vận dụng.
 HS thực hành theo nhóm dưới sự điều khiển nhóm trưởng và sự giúp đỡ giáo viên.
 B3 Báo cáo kết quả và thảo luận:
 HS đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, thảo luận thống nhất.
 B4 Kết luận, nhận định.
 Gv dựa vào kết quả thực tế để kết luận, nhận định và đánh giá.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 4
(23 Phút)
a. Mục tiêu: - Nhận dạng được một số nội quan trên mẫu mổ.
 - Phân tích được vai trò của các cơ quan trong đời sống của cá.
 - Phối hợp làm việc hợp tác theo nhóm.
b. Nội dung: Quan sát cấu trạo trên mẫu mổ. 
Phiếu học tập số 2
Tên cơ quan
Vị trí
Chức năng
Mang (hệ hô hấp)
Tim
Hệ tiêu hoá
Bóng hơi
Thân
Tuyến sinh dục
Não, tủy sống.
1. Bộ xương cá gồm:.................................................................................................................
2. Chức năng:............................................................................................................................
c. Sản phẩm:
Phiếu học tập số 2
Tên cơ quan
Vị trí
Chức năng
Mang (hệ hô hấp)
Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu, gồm các lá mang gắn với xương cung mang.
Trao đổi khí.
Tim
Nằm phía trước khoang thân ứng với vây ngực. 
Co bóp để đẩy máu vào động mạnh, giúp cho sự tuần hoàn máu.
Hệ tiêu hoá
Trong khoang thân
Tiêu hóa thức ăn.
Bóng hơi
Trong khoang thân, sát cột sống.
Giúp cá chìm nổi dễ dàng trong nước.
Thân
Sát cột sống, gồm hai dãi màu tím.
Lọc từ máu các chất không cần thiết để thải ra ngoài.
Tuyến sinh dục
Trong khoang thân: 
- Cá đực là hai dãi tinh hoàn.
- Cá cái là hai buồng trứng.
Sinh sản.
Não, tủy sống.
- Não nằm trong hộp sọ.
- Tủy sống nằm trong các cung đốt sống.
Điều khiển , điều hoà hoạt động của cá.
1. Bộ xương cá gồm: Xương đầu, xương cột sống, xương sườn, xương tia vây.
2. Chức năng:.Nâng đỡ, bảo vệ, chỗ bám hệ cơ.
 d. Tổ chức thực hiện.
 B1 Chuyển giao nhiệm vụ.
 - Giáo viên trình chiếu phiếu học tập hướng dẫn học sinh kẻ vào vở.
 - Trình chiếu mẫu mổ cá cho học sinh quan sát.
 - Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát mẫu mổ, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
B2 Thực hiện nhiệm vụ.
 - Học sinh kẻ phiếu học tập vào vở.
 - Quan sát hình ảnh, mẫu mổ sẵn. 
 - Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
 B3 Báo cáo kết quả và thảo luận:
 HS đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, thảo luận thống nhất.
 B4 Kết luận, nhận định.
 Gv dựa vào kết quả thực tế để kết luận, nhận định và đánh giá.
*Chuyển giao nhiệm vụ
( 2 Phút)
 - Hoàn thành nội đung phiếu học tập số 2, vẽ chú thích cấu tạo trong cá chép.
 - Chuẩn bị phân công báo cáo thu hoạch phiếu học tập số 2.
Tiết 3.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 5
(20 Phút)
a. Mục tiêu: Rèn kĩ năng báo cáo, phối hợp làm việc hợp tác theo nhóm. 
b. Nội dung: Báo cáo thu hoạch. 
Phiếu học tập số 2
Tên cơ quan
Vị trí
Chức năng
Mang (hệ hô hấp)
Tim
Hệ tiêu hoá
Bóng hơi
Thân
Tuyến sinh dục
Não, tủy sống.
1. Bộ xương cá gồm:.................................................................................................................
2. Chức năng:............................................................................................................................
c. Sản phẩm:
Phiếu học tập số 2
Tên cơ quan
Vị trí
Chức năng
Mang (hệ hô hấp)
Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu, gồm các lá mang gắn với xương cung mang.
Trao đổi khí.
Tim
Nằm phía trước khoang thân ứng với vây ngực. 
Co bóp để đẩy máu vào động mạnh, giúp cho sự tuần hoàn máu.
Hệ tiêu hoá
Trong khoang thân
Tiêu hóa thức ăn.
Bóng hơi
Trong khoang thân, sát cột sống.
Giúp cá chìm nổi dễ dàng trong nước.
Thân
Sát cột sống, gồm hai dãi màu tím.
Lọc từ máu các chất không cần thiết để thải ra ngoài.
Tuyến sinh dục
Trong khoang thân: 
- Cá đực là hai dãi tinh hoàn.
- Cá cái là hai buồng trứng.
Sinh sản.
Não, tủy sống.
- Não nằm trong hộp sọ.
- Tủy sống nằm trong các cung đốt sống.
Điều khiển , điều hoà hoạt động của cá.
1. Bộ xương cá gồm: Xương đầu, xương cột sống, xương sườn, xương tia vây.
2. Chức năng:.Nâng đỡ, bảo vệ, chỗ bám hệ cơ.
 d. Tổ chức thực hiện.
 B1 Chuyển giao nhiệm vụ. 
 - Giáo viên yêu cầu lần lượt các nhóm báo cáo nội dung thu hoạch theo phiếu học tập số 2. 
 B2 Thực hiện nhiệm vụ.
 - Các nhóm lần lược cử đại điện nhóm mình báo cáo thu hoạch.
 B3 Báo cáo kết quả và thảo luận:
 HS đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, thảo luận thống nhất.
 B4 Kết luận, nhận định.
 Gv dựa vào kết quả thực tế để kết luận, nhận định và đánh giá.
Hoạt động 3:
LUYỆN TẬP
Câu 1: Cá chép sống ở môi trường nào? 
 A. Môi trường nước lợ.	 B. Môi trường nước ngọt.
 C. Môi trường nước mặn. D. Môi trường ao, hồ.
Câu 2: Thân cá chép có hình gì? 
 A. Hình vuông. 	 B. Hình thoi. C. Hình chữ nhật. D.Hình tròn.
Câu 3: Hình dạng thân và đuôi cá chép có tác dụng gì đối với đời sống của nó? 
A. Giúp cá bơi lội dễ dàng, giảm sức cản của nước. 
B. Giúp cá điều chỉnh được thăng bằng.
C. Giúp cá di chuyển dễ. 
D. Giúp cá dễ sinh sản
Câu 4: Cấu tạo ngoài của cá chép như thế nào? 
A. Thân hình thoi dẹp bên, mắt không có mi mắt, có 2 đôi râu.
B. Thân hình thoi dẹp bên, mắt có mi mắt, có 2 đôi râu.
C. Cá có vây: vây chẵn và vây lẻ.
D. Tất cả các nhận định sau đều sai
Câu 5: Cơ quan đường bên ở cá chép có tác dụng gì? 
A. Biết được các kích thích do áp lực nước. 
B. Biết được tốc độ nước chảy.
C. Nhận biết các vật cản trong nước. 
D. Biết được các kích thích do áp lực nước. Biết được tốc độ nước chảyNhận biết các vật cản trong nước
Câu 6: Hãy khoanh tròn vào các câu đúng trong các câu sau: 
A. Khi bơi cá uốn mình, khúc đuôi mang vây đuôi đẩy nước làm cá tiến lên phía trước
B. Vây lưng và vây hậu môn làm tăng diện tích dọc thân cá, giúp cá khi bơi không bị nghiêng ngả
C. Vây lưng cũng có tác dụng giúp cá rẽ trái hoặc rẽ phải
D. Đôi vây ngực và đôi vây bụng, giữ thăng bằng cho cá, giúp cá bơi hướng lên hoặc hướng xuống, rẽ phải, rẽ trái, dừng lại hoặc bơi đứng.
Câu 7: Vai trò của các đôi vây chẵn ở cá chép? 
A. Giữ thăng bằng cho cá khi bơi, đứng một chỗ
B. Bơi hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới.
C. Rẽ phải, rẽ trái, giảm vận tốc, dừng lại hoặc giật lùi.
D. Giữ thăng bằng cho cá khi bơi, đứng một chỗ. Bơi hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới. Rẽ phải, rẽ trái, giảm vận tốc, dừng lại hoặc giật lùi.
Câu 8. Lớp cá đa dạng vì 
 A. Có số lượng loài nhiều. 
 B.Cấu tạo cơ thể thích nghi với đ/kiện sống khác nhau.
 C. Cả a và b
Câu 9. Vai trò của cá đối với đời sống con người là
A. Cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm và vitamin.
B. Dùng để đóng giầy, làm cặp, làm phân bón và thức ăn gia súc.
C. Dùng làm thuốc trị bệnh còi xương, khô mắt, sưng khớp.
D. Cả a,b,c đều đúng.
 Câu 10. Loài cá gây ngộ độc chết người là
	A. Cá rô. B.Cá bơn. C. Cá nóc. D. Cá diếc.
 Câu 11. Loài cá nào dưới đây thích nghi đời sống chui rúc?
	A. Cá rô phi	B. Cá chạch, lươn.	
 C. Cá mè.	D. Cá chép.
Phương tiện dạy học: vật mẫu, máy chiếu đa vật thể.
 Sản phẩm: Học sinh sử dụng kiến thức bài học trả lời câu hỏi.
D.VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức về lớp cá. Nêu các biện pháp bảo vệ cá có lợi và tiêu diệt cá có hại.
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề; trải nghiệm.
Hình thức tổ chức hoạt động: Khuyến khích HS tự học ở nhà (ngoài lớp học).
GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
1. Nêu những điều kiện sống và đặc điểm sinh sản của cá chép?
2. Cho những ví dụ nêu ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá?
3. Vai trò của cá trong đời sống con người?
Sản phẩm: Bản báo cáo.
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập sau:
1. Trình bày sự đa dạng của lớp cá ở địa phường em?
2. Nêu đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt Cá sụn và Cá xương?
- HS nộp sản phẩm của mình.
- Đánh giá sản phẩm của HS, lấy điểm kiểm tra thường xuyên (20% – 30 % HS).
 Sản phẩm: Bài báo cáo, một đoạn video, album hình ảnh...
d.Tổ chức thực hiện: 
B1 Chuyển giao nhiệm vụ: 
 Trình chiếu câu hỏi yêu cầu Hs trả lời.
B2 Thực hiện nhiệm vụ: 
 Vận dụng kiến thức vừa học làm bài.
B3 Báo cáo kết quả và thảo luận. HS đại điện xung phong trả lời 
B4 Kết luận, nhận định.
 - Gv dựa vào sản phẩm đáp án để kết luận, nhận định và đánh giá ghi điểm nhóm làm tốt
 Hoạt động 4:
 VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
b. Nội dung: Làm bài tập tự luận.
 Câu 1. Nêu những đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói chung và sâu bọ nói riêng.
 Câu 2. Kể một số sâu bọ có lợi và gây hại ở địa phương mà em biết?
 Câu 3. Nêu một số biện pháptiêu diệt sâu bọ có hại không gây ô nhiễm môi trường mà em biết.
 Câu 4. Nuôi ong lấy mật và bảo vệ các loài ong trong vườn cây ăn trái có lợi ích gì?
c. Sản phẩm: Đáp án bài làm của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
B1 Chuyển giao nhiệm vụ.
Gv trình chiếu bài tập, yêu cầu học sinh chép vào vở và hoàn thành đáp án ở nhà. 
B2 Thực hiện nhiệm vụ.
 Ghi chép bài tập, dựa kiến thức đã học hoàn thành đáp án. 
 B3 Báo cáo kết quả và thảo luận.
 - HS đại điện xung phong trả lời đáp án.
 B4 Kết luận, nhận định.
 - Gv dựa vào sản phẩm đáp án để kết luận, nhận định và đánh giá.
*Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Hoàn thành bài tập vận dụng.
- Tìm hiểu đặc điểm chung và vai trò ngành chân khớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_sinh_hoc_7_chu_de_9_lop_ca_phan_tat_kha.doc