Kế hoạch bài dạy thao giảng môn Ngữ văn 7 - Tiết 45: Văn bản Cảnh khuya - Năm học 2021-2022 - Bùi Trung Hưng

Kế hoạch bài dạy thao giảng môn Ngữ văn 7 - Tiết 45: Văn bản Cảnh khuya - Năm học 2021-2022 - Bùi Trung Hưng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.

- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Hồ Chí Minh.

- Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.

- Phân tích được nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về sản phẩm dự kiến, năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc- hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

+ Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ HCM.

3. Phẩm chất:

+ Biết yêu quý, trân trọng phẩm chất cao quý của Bác

+ Học và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

+ Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - SGK, STK, phiếu học tập, bảng phụ, bút dạ, máy chiếu

- Tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh.

- Bài giảng điện tử

2. Chuẩn bị của học sinh:

- SGK, vở ghi, vở soạn.

- Soạn bài theo câu hỏi sgk và hướng dẫn của GV.

- Sưu tầm thơ viết về trăng, thiên nhiên của Bác.

 

docx 8 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 3310
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy thao giảng môn Ngữ văn 7 - Tiết 45: Văn bản Cảnh khuya - Năm học 2021-2022 - Bùi Trung Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY THAO GIẢNG MÔN NGỮ VĂN 7
Năm học: 2021-2022
Ngày soạn: 16/11/2021
Ngày giảng:	18/11/2021
Tiết 45: Văn bản
CẢNH KHUYA
 (Hồ Chí Minh)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
- Phân tích được nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
2. Năng lực	
- Năng lực chung: Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về sản phẩm dự kiến, năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân
- Năng lực chuyên biệt:
+ Đọc- hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
+ Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ HCM.
3. Phẩm chất: 
+ Biết yêu quý, trân trọng phẩm chất cao quý của Bác
+ Học và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên: 
 - SGK, STK, phiếu học tập, bảng phụ, bút dạ, máy chiếu 
- Tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh.
- Bài giảng điện tử
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, vở ghi, vở soạn.
- Soạn bài theo câu hỏi sgk và hướng dẫn của GV.
- Sưu tầm thơ viết về trăng, thiên nhiên của Bác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 
- Kiểm tra sĩ số
- Giới thiệu thành phần dự giờ.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút). 
Câu hỏi: Đọc thuộc phần phiên âm và phần dịch thơ bài thơ "Hồi hương ngẫu thư". Điều gì làm nên giá trị của bài thơ?
*Yêu cầu
- Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.
3. Bài mới: (39 phút)
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (3 phút)
Mục tiêu:
- Kết nối - tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về văn bản “ Cảnh khuya”
Tổ chức thực hiện
Nội dung / Sản phẩm
- GV: Cho HS quan sát 1 số hình ảnh về nơi ở của bác .và đặt câu hỏi: Những hình ảnh này ở đâu, và gợi cho em nhớ đến ai?
- HS: Đây là nhà sàn của Bác Hồ ở Hà Nội và ở chiến khu Việt Bắc
- GV: Qua hình ảnh nhà Bác ở, không gian xung quanh, em nhận thấy Bác là người như thế nào?
- HS:Là người có tình yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên
- GV dẫn dắt vào bài học
Bác Hồ không chỉ là người có tình yêu nhân dân, đất nước tha thiết mà còn là người luôn sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên, cũng bởi ở bác có tình yêu thiên nhiên sâu sắc cho dù ở đâu, hoàn cảnh thế nào thì tình cảm đó vẫn luôn thường trực. Điều này được thể hiện trong rất nhiều bài thơ của Bác, trong đó có bài “Cảnh khuya”.
 HOẠT ĐỘNG 2:HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (26 phút)
Mục tiêu:
- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
- Đọc- hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ HCM.
- Phân tích được nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
Tổ chức thực hiện
Nội dung/Sản phẩm
2.1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung (8’)
- GV đặt câu hỏi: Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả?
- HS trình bày -> HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét bổ sung và chốt kiến thức:
+ Bác Hồ sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước.
+ Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan -> đau đáu nỗi niềm cứu dân cứu nước. Người đi tìm đường cứu nước khi mới 21 tuổi..
+ Trải qua hơn 30 năm bôn ba khắp năm châu. T2/1941, Người trở về trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc.
+ Người không chỉ là nhà Cách mạng lỗi lạc, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà người còn là nhà thơ lớn, để lại cho đời những áng thơ có giá trị cao.
- HS lắng nghe -> Ghi chép bổ sung -> Ghi nhớ kiến thức.
- GV đặt câu hỏi: Bài thơ đước sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- HS trả lời.
- GV gọi Hs nhận xét sau đó chốt kiến thức.
GV giới thiệu về căn cứ địa Việt Bắc và hang Pác Bó
-GV hướng dẫn đọc: 
Giọng trầm ấm, tha thiết. Câu 1 ngắt nhịp 3/4, câu 2 và câu 3 ngắt nhịp 4/3, riêng ở câu cuối 2/5.
- GV: đọc mẫu, HS đọc bài thơ - nhận xét đọc.
- GV đặt câu hỏi:
 Giải nghĩa từ: lồng, cổ thụ
- Lồng: sự đan xen, hòa quyện với nhau.
- Cổ thụ: Cây to sống đã lâu năm.
? Xác định thể thơ và PTBĐ của văn bản?
? Bố cục văn bản?
- HS trình bày -> HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV khích lệ, động viên và chuẩn kiến thức .
- HS lắng nghe -> Ghi chép bổ sung -> Ghi nhớ kiến thức.
2.2: Tìm hiểu chi tiết (15’)
Thảo luận nhóm
GV chia lớp làm 3 nhóm thực hiện nhiệm vụ:
NHÓM 1: Câu thơ đầu tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.
NHÓM 2: Câu thơ thứ 2 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.
NHÓM 3: Câu thơ 3-4 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ từ tiết học trước -> Thảo luận nhóm ở nhà -> trình bày trên phần mềm Palet.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.
- HS lắng nghe -> Ghi chép bổ sung -> Ghi nhớ kiến thức.
GV gọi nhóm 1 trình bày
HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV khích lệ, động viên và chuẩn kiến thức .
- HS lắng nghe -> Ghi chép bổ sung -> Ghi nhớ kiến thức.
Nhóm 2 trình bày
HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV khích lệ, động viên và chuẩn kiến thức .
- HS lắng nghe -> Ghi chép bổ sung -> Ghi nhớ kiến thức.
GV bình: cảnh vật dưới ánh trăng tầng tầng lớp lớp, có đường nét, hình khối lung linh quấn quýt bởi sự lặp lại hai lần từ "lồng" trong câu thơ. Bức tranh thiên nhiên chỉ có hai màu sáng tối mà vẫn phô diễn vẻ đẹp riêng đầy quyến rũ. Trong thơ có họa, có dáng vươn cao tỏa rộng của vòm cây cổ thụ lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in nơi khóm hoa, nơi mặt đất, đan dệt quyện hòa huyền diệu mà ấm áp hữu tình. Văng vẳng cùng âm thanh tiếng suối trong veo, cao vút vang xa, thiên nhiên Việt Bắc đẹp tĩnh lặng, thẳm sâu mà lung linh, gần gũi...
? Cảm nhận của em về bức tranh cảnh khuya qua 2 câu thơ đầu?
- GV chuyển ý: Với hai câu thơ đầu, chúng ta đã được đắm chìm vào không gian đêm rừng Việt Bắc với tiếng suối du dương như khúc hát, hình ảnh trăng, cây, hoa đan lồng vào nhau như một bức họa tuyệt đẹp. Ngoài hình ảnh cảnh thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc thì tâm trạng của nhà thơ cũng được hiện lên rất rõ. Cụ thể đó là tâm trạng như thế nào thày trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu phần tiếp theo. 
Nhóm 3 trình bày
HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV khích lệ, động viên và chuẩn kiến thức .
- HS lắng nghe -> Ghi chép bổ sung -> Ghi nhớ kiến thức.
? Có nhận xét cho rằng bài thơ vừa có nét đẹp cổ điển vừa có nét đẹp hiện đại, em hãy chỉ rõ điểu đó?
Vẻ đẹp cổ điển
Vẻ đẹp hiện đại
- Đề tài: Thiên nhiên 
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
- Thi liệu cổ: suối, trăng, cây, hoa.
- Cấu trúc đăng đối, nhân vật trữ tình ung dung, tự tại, yêu thiên nhiên. 
- Hình ảnh con người – người chiển sĩ: một hình ảnh mới không có trong thơ cổ 
-> Tinh thần thép 
- Sự vận động của mạch thơ: Từ tình yêu thiên nhiên rồi bừng lên tình yêu quê hương đất nước. 
2.3. Tổng kết bài học (3’)
- GV đặt câu hỏi: Em hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
- HS trình bày -> HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV khích lệ, động viên và chuẩn kiến thức .
- HS lắng nghe -> Ghi nhớ kiến thức.
I. Đọc - Tìm hiểu chung
1.Tác giả
- Hồ Chí Minh ( 1890-1969).
- Quê: Kim Liên – Nam Đàn - Nghệ An.
- Là vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới và là nhà thơ lớn.
- Tác phẩm: Tập thơ: “ Nhật kí trong tù”; Cảnh khuya; Tin thắng trận 
2.Tác phẩm
- Bài thơ viết năm 1947, ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
3. Thể thơ - PTBĐ
- Thất ngôn tứ tuyệt
- PTBĐ: Biểu cảm + miêu tả, 
4. Bố cục: 2 phần:
+ P1: Hai câu thơ đầu
->Bức tranh cảnh khuya
+P2: Hai câu thơ cuối
-> Tâm trạng của nhà thơ.
II. Đọc - Tìm hiểu chi tiết
1. Bức tranh cảnh khuya
*Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
- NT So sánh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa của con người.
-> Tác dụng: Tiếng suối (thiên nhiên) trở nên gần gũi, thân mật như con người, giống như con người trẻ trung, trong trẻo đầy sức sống.
=> Lấy động để tả tĩnh: Tiếng suối xa diễn tả cảnh đêm khuya tĩnh lặng, thanh bình.
*Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa 
- Điệp từ "lồng“
-> Tác dụng: Thiên nhiên: trăng, cây, hoa quấn quýt, đan dệt hòa quyện vào nhau 
- Tiểu đối: Trăng lồng cổ thụ/ bóng lồng hoa
->Tạo sự cân xứng cho câu thơ.
=> Bức tranh đẹp tươi sáng, đậm chất hội họa, tràn ngập niềm vui, sức sống.
2. Tâm trạng của nhà thơ
- NT: So sánh, điệp ngữ 
-> Tác dụng: 
NT so sánh gợi lên cảnh khuya đẹp như một bức tranh.
NT điệp ngữ thể hiện nỗi lo việc nước, lo cho cuộc kháng chiến. 
- Say mê ngắm cảnh, niềm rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên -> Tâm hồn thi sĩ.
- Nỗi lo việc nước, lo cho cuộc kháng chiến -> Tinh thần chiến sĩ.
=> Tình yêu thiên nhiên hòa vào tình yêu đất nước.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Vẽ nên bức tranh cảnh khuya núi rừng Việt Bắc sống động, nên thơ.
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu nước sâu nặng.
2. Nghệ thuật
- BPNT: So sánh, tiểu đối, điệp từ.
- Ngôn ngữ thơ bình dị, gợi cảm.
- Kết hợp vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.
 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5 phút)
Mục tiêu
HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần bài học áp dụng kiến thức để làm bài tập.
GV: mở Quizizz
- HS đăng nhập bằng link và làm bài
Làm xong, GV chữa một số câu HS trả lời sai
III. Luyện tập
HS làm trên Quizizz
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (5 phút)
Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học, thể hiện được mục tiêu và định hướng nhân cách trong tương lai. Biết tạo lập một văn bản chia sẻ cảm nhận về văn bản vừa được học.
GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:
Viết đoạn văn diễn dịch (từ 8-10 câu) nêu cảm nhận của em về cảnh đêm rừng Việt Bắc qua bài thơ « Cảnh khuya » của Hồ Chí Minh
- HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu
- GV khích lệ, động viên và chuẩn kiến thức.
- HS trình bày -> HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài: ( 2 phút)
- Học thuộc lòng bài thơ, sưu tầm thêm một số bài thơ của Bác có hình ảnh trăng.
- Hoàn thiện các bài tập trong VBT
- Chuẩn bị: Rằm tháng Giêng.
+ Nhóm 1,2: Xác định BPNT có trong câu thơ thứ 1,2. Nêu tác dụng?.
+ Nhóm 3,4: Xác định BPNT có trong câu thơ thứ 3,4. Nêu tác dụng?.
+ Trình bày vẻ đẹp cổ điển và hiện đại có trong bài thơ.
----------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_thao_giang_mon_ngu_van_7_tiet_45_van_ban_ca.docx