Nội dung ôn tập kiểm tra môn Địa Lý Lớp 7 - Học kì 2
I. Lý thuyết
Câu 1: Nêu vị trí, giới hạn của châu Mĩ? Nêu ý nghĩa kênh đào panama?
a. Diện tích:
- Rộng 42 triệu km2, đứng thứ 2 trên thế giới sau châu Á.
b. Vị trí, giới hạn:
- Lãnh thô trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam.
- Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
- Phía bắc giáp Bắc Băng Dương, đông giáp Đại Tây Dương, tây giáp Thái Bình Dương.
Ý NGHĨA KÊNH ĐÀO PA-NA-MA
- Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, giúp giảm chi phí vận chuyển.
- Nhờ kênh đào này mà việc giao lưu kinh tế - văn hóa giữa khu vực châu Á - Thái Bình Dương với Hoa Kì và các nước châu Mĩ thuận lợi hơn.
Câu 2: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ?
- Vị trí: Khu vực Bắc Mĩ kéo dài từ vùng cực Bắc tới vĩ tuyến 150B
- Bắc mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinhh tuyến
a. Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây
- Là miền núi trẻ cao, đồ sộ, hiểm trở.
- Gồm nhiều dãy núi song song, xen kẽ các cao nguyên và sơn nguyên.
- Có nhiều khoáng sản như đồng, vàng, quặng đa kim.
b. Miền đồng bằng ở giữa
- Là đồng bằng rộng lớn, hình lòng máng, nhiều hồ lớn và sông dài.
- Cao phía Bắc và Tây Bắc thấp dần về phía Nam và Đông Nam
c.Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông
Gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo( Canada) và dãy núi A-pa-lat( Hoa Kì).
- Hướng đông bắc - tây nam
NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN ĐỊA 7 I. Lý thuyết Câu 1: Nêu vị trí, giới hạn của châu Mĩ? Nêu ý nghĩa kênh đào panama? a. Diện tích: - Rộng 42 triệu km2, đứng thứ 2 trên thế giới sau châu Á. b. Vị trí, giới hạn: - Lãnh thô trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam. - Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. - Phía bắc giáp Bắc Băng Dương, đông giáp Đại Tây Dương, tây giáp Thái Bình Dương. Ý NGHĨA KÊNH ĐÀO PA-NA-MA - Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, giúp giảm chi phí vận chuyển. - Nhờ kênh đào này mà việc giao lưu kinh tế - văn hóa giữa khu vực châu Á - Thái Bình Dương với Hoa Kì và các nước châu Mĩ thuận lợi hơn. Câu 2: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ? - Vị trí: Khu vực Bắc Mĩ kéo dài từ vùng cực Bắc tới vĩ tuyến 150B - Bắc mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinhh tuyến a. Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây - Là miền núi trẻ cao, đồ sộ, hiểm trở. - Gồm nhiều dãy núi song song, xen kẽ các cao nguyên và sơn nguyên. - Có nhiều khoáng sản như đồng, vàng, quặng đa kim... b. Miền đồng bằng ở giữa - Là đồng bằng rộng lớn, hình lòng máng, nhiều hồ lớn và sông dài. - Cao phía Bắc và Tây Bắc thấp dần về phía Nam và Đông Nam c.Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông Gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo( Canada) và dãy núi A-pa-lat( Hoa Kì). - Hướng đông bắc - tây nam Câu 3: Trình bày sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ? Giải thích sự phân hóa đó? Khí hậu Bắc Mĩ đa dạng: *Phân hóa khí hậu theo chiều bắc- nam: - Có các đới khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. - Nguyên nhân: Do lãnh thổ Bắc Mĩ trải dài từ vòng cực Bắc – 150B *Phân hóa theo chiều tây – đông: - Nhiều kiểu khí hậu. - Phân hóa: phía đông mưa nhiều, phía tây mưa ít, hình thành hoang mạc. Phân hóa theo chiều cao: thể hiện ở dãy núi trẻ cooc-đi-e Câu 4: Nêu đặc điểm nền nông nghiệp Bắc Mĩ? Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển đạt đến trình độ cao? 1. Nền nông nghiệp tiên tiến: a. Đạc điểm - Nền nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao - Nguyên nhân: + Điều kiện tự nhiên thuận lợi + Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến + Chuyên môn hóa cao + Rất chú ý về việc lai tạo giống + Nông nghiệp gắn với công nghiệp + sản phẩm chất lượng cao - Mỹ và Canada là những nước suất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới Câu 5: Trình bày khái quát tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ? 1. Khái quát tự nhiên - Diện tích 20,5 triệu km2. - Bao gồm eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-Ti và toàn bộ lục địa Nam Mĩ. * Eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăngti: -Nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió tín phong đông nam thổi quanh năm. -Địa hình: +Eo đất Trung Mỹ: các dãy núi chạy dọc đất, nhiều núi lửa. +Quần đảo Ăngti: một vòng cung đảo. - Khí hậu, thực vật có sự phân hoá theo hướng đông-tây. * Khu vực Nam Mỹ: Có 3 khu vực địa hình: -Phía tây: miền núi trẻ Anđet +Đồ sộ, cao nhất châu Mỹ (trung bình 3000 - 5000m). +Xen giữa các núi cao là cao nguyên và thung lũng. +Thiên nhiên phân hoá phức tạp. -Giữa: các đồng bằng rộng lớn: đồng bằng Ôrinôcô, Amadôn, La-pla-ta, Pampa. -Phía đông: sơn nguyên Braxin, Guyana. Câu 6: Đặc điểm địa hình Nam Mĩ có gì giống và khác so với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ ? Địa hình Bắc Mỹ Nam Mỹ Giống nhau Có 3 khu vực địa hình Khác nhau +Phía Tây +Ở giữa +Phía Đông - Hệ thống Cooc-đi-e chiếm gần ½ địa hình Bắc Mỹ - Đồng bằng cao phía Bắc và Tây Băc, thấp dần phía Nam và ĐNam - Núi già A-pa-lat - Dãy An-đet cao đồ sộ hơn nhưng chiếm diện tích nhỏ - Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau, thấp, trừ đồng bằng Pam-pa - Sơn nguyên II. Thực hành Dựa vào bảng số liệu sau: Bảng dân số các châu lục trên thế giới năm 2002? Vẽ biểu đồ cột thể hiện dân số các châu lục trên thế giới năm 2002? CHÂU LỤC SỐ DÂN( TRIỆU NGƯỜI) Châu Á Châu Âu Châu Đại Dương Châu Mỹ Châu Phi 3.766 728 32 850 839
Tài liệu đính kèm:
- noi_dung_on_tap_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_7_hoc_ki_2.docx