Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7

Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7

Câu 1. (2,0 điểm)Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:

 “Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”. (Vũ Tú Nam)

Câu 2. (8,0 điểm)

- Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh.

Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:

 - Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:

 - Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.

 (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập I)

 Đoạn trích cho em cảm nhận được điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình.

 

doc 61 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 4360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: BỘ ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ 3
ĐỀ BÀI
Câu 1. (2,0 điểm)Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
 “Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”. (Vũ Tú Nam)
Câu 2. (8,0 điểm)
- Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh.
Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:
	- Không phải chia nữa. Anh cho em tất. 
Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:
	- Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.
 (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập I)
	Đoạn trích cho em cảm nhận được điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình.
Câu 3. (10 điểm)Ca dao thiên về tình cảm và biểu hiện lòng người. Ca dao là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng.
	Dựa vào những hiểu biết của mình về ca dao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
.............................................Hết.............................................
ĐÁP ÁN
Phần I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện.
- Nếu có việc chi tiết hóa điểm các ý cần phải đảm bảo không sai lệnh với tổng điểm và được thống nhất trong toàn hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn.
Phần II. Đáp án và thang điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1. (2,0 điểm)
- Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn: 
 + Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
 + Biện pháp tu từ: Nhân hóa (mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung). So sánh (mặt đất như muốn thở dài).
- Phân tích: 
	+ Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm. 
	+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
	+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.
Þ Các từ láy diễn tả về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.
2,0
1,0
1,0
Câu 2. (8,0 điểm)
a. Cảm nhận về đoạn trích 
- Nỗi đau buồn của hai anh em phải xa nhau khi gia đình đổ vỡ.
- Sự yêu thương, nhường nhịn, lo lắng, tình cảm thắm thiết, gắn bó của Thành và Thủy.
b. Học sinh viết đoạn văn nghị luận về tình cảm gia đình 
- Yêu cầu về mặt kỹ năng: Hình thức là một bài văn ngắn, diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, không mắc các lỗi câu, chính tả; có sự thống nhất chủ đề trong toàn đoạn.
- Yêu về mặt kiến thức: Trên cơ sở nội dung đoạn trích trongvăn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" học sinh cần làm rõ một số ý cơ bản:
+ Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, được thể hiện một cách phong phú, đa dạng trong cuộc sống.
+ Trong đời sống mỗi người, tình cảm gia đình có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong việc hình thành nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc 
+ Hiện nay, tình trạng hôn nhân đổ vỡ, tình cảm gia đình bị rạn nứt ngày một nhiều dẫn đến những cuộc chia ly, gây tổn thương cho tâm hồn những đứa trẻ và nhiều hệ lụy khác cho xã hội.
+ Mỗi người cần trân trọng, gìn giữ, xây dựng tình cảm gia đình bền vững, vượt qua khó khăn, thử thách, không để xảy ra chia lìa, đổ vỡ 
8,0
1,0
7,0
Câu 3. (10 điểm)
* Yêu cầu chung: Học sinh biết làm bài văn chứng minh gồm có ba phần rõ ràng. Chú ý các dẫn chứng đưa ra cần có sự phân tích chứ không phải là bài liệt kê dẫn chứng. Diễn đạt trong sáng, lưu loát và không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả. 
* Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài
Giới thiệu về ca dao và dẫn dắt nhận định. 
b. Thân bài 
* Giải thích 
- Người lao động xưa thường dùng ca dao để bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình. Ca dao là tiếng hái tâm tình của người lao động. Những cảm xúc, suy nghĩ những tình cảm được biểu hiện trong ca dao có sự gắn bó trực tiếp với những cảnh ngộ nhất định. 
- Ca dao chủ yếu được sáng tác theo thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc mượt mà sâu lắng vì thế người nghệ sĩ dân gian đã dùng ca dao để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình.
- Ca dao đã diễn tả phong phú và tinh tế đời sống tâm hồn của người dân.
* Chứng minh 
- Tình yêu quê hương đất nước.
+ Yêu mến gắn bó làng quê nơi mình sinh ra (Dẫn chứng).
+ Tình cảm tự hào đắm say trước vẻ đẹp của Tây Hồ buổi sáng sớm(Dẫn chứng).
- Quê hương dù có nghèo khó nhưng đi đâu làm gì thì trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn hướng về quê (Dẫn chứng).
- Ca dao là tiếng hát chứa chan về tình cảm gia đình, bạn bè 
+ Đó là tình cảm của con cháu với ông bà (Dẫn chứng).
+ Tình cảm của con cái với bố mẹ (Dẫn chứng).
+ Tình cảm anh chị em ruột thịt, trân trọng quý mến nhau (Dẫn chứng).
- Tình yêu lao động sản xuất.
Không khí làm ăn vui vẻ tấp nập trên cánh đồng: Trên đồng cạn dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
- Là tinh thần phản kháng xã hội bất công. 
Ca dao là tiếng nói ngọt ngào yêu thương nhưng cũng là tiếng nói căm hờn bởi những kẻ bóc lột.
- Đối với bọn quan lại, nhân dân ta lưu truyền một chân lí: Con vua thì lại làm vua và họ có mơ ước: Bao giờ dân nổi can qua/ Con vua thất thế lại ra quét chùa.
- Trong xã hội cũ thân phận của người phụ nữ lại phải chịu nhiều đắng cay. Tiếng nói phản kháng của họ có khi yếu ớt thể hiện qua nỗi than thân đau đớn của mình (dẫn chứng).
c. Kết bài 
Khẳng định giá trị to lớn của ca dao với đời sống tinh thần của nhân dân:
- Diễn tả đời sống tâm hồn của người bình dân xưa kia, ca dao là người bạn thân thuộc đối với mỗi người dân.
- Ca dao mãi là dòng suối mát nuôi dưỡng tâm hồn của các thế hệ người Việt Nam. Chúng ta học được nhiều bài học bổ ích về đạo làm con cháu, tình nghĩa gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương xứ sở và rộng hơn là đạo lý làm người.
10
1,0
1,5
1,5
1,0
1,0
1,0
1,0
0,5
0,5
1,0
1,0
***************************************************
ĐỀ6:
ĐỀ BÀI
Phần I. Đọc – hiểu: (4 điểm)
MẸ VÀ QUẢ
 Nguyễn Khoa Điềm
“ Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn 
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?”
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? (1điểm) 
2. Nêu nội dung của đoạn thơ. (1điểm) 
3. Chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh được sử dụng trong bài thơ trên? Tác dụng của các biện pháp đó? ( 2 điểm) 
Phần II. Làm văn (16 điểm)	
Câu 1: (6.0 điểm)
 Đọc mẩu chuyện sau:
"Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...
 Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là...
- Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào..."
(Quà tặng cuộc sống)
 Bằng một bài văn ngắn, hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên.
Câu 2: (10 điểm)
 Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng:
“Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”.
 Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
 ....Hết .
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Câu
 Câu trả lời
Điểm
PHẦN I
1
Biểu cảm.
1,0
2
Thể hiện lòng biết ơn của người con đối với mẹ.
1,0
3
- So sánh:Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
 Còn những bí và bầu thì lớn xuống
- Ẩn dụ: Quả xanh non – sự dại dột chưa trưởng thành của người con.
- Tác dụng:
+Làm nổi bật công lao to lớn của mẹ, sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào.
Giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm.
+ Lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ...
1,0
1,0
PHẦN II
1.
1. Về kĩ năng
- Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng.
- Diễn đạt lưu loát; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
1,0
2. Về kiến thức
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau:
+ Tóm tắt nội dung câu chuyện:
- Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa người học tò cũ và thầy giáo già.
- Câu chuyện thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo cũ của một danh tướng.
1,0
+ Ý nghĩa câu chuyện
- Ca ngợi lòng biết ơn vô hạn của danh tướng với thầy giáo cũ.
Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò trở về thăm trường, gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô (con – thầy).
- Đem đến lời nhắc nhở với những kẻ vong ân bội nghĩa trong xã hội.
2,0
+ Bài học cho bản thân về lòng biết ơn.
- Cần biết ơn và quí trọng thầy cô trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dù sau này trở thành người tài giỏi, địa vị cao sang cũng luôn nhớ và kính trọng thầy cô giáo, những người đã dạy dỗ em nên người.
- Biết ơn thầy cô không phải đem quà cáp tặng thầy cô mà chỉ cần những cử chỉ lời nói lễ phép, kính trọng. Đó là món quà quí giá nhất.
2,0
Giám khảo cân nhắc các mức thang điểm trên cho điểm phù hợp.
2.
1) Yêu cầu:
a, Về hình thức: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, trôi chảy, có cảm xúc.
b, Về nội dung:
Học sinh trình bày trên cơ sở hiểu biết về ý nghĩa của ca dao, làm nổi bật được: “Tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước” trong ca dao.
A. Mở bài : Dẫn dắt vấn đề - Trích dẫn ý kiến.
1,0
B. Thân bài :
* Giải thích:
Nước ta có một nền văn hóa nước lâu đời. Cuộc sống của nhân dân luôn gắn liền với làng quê, cây đa, bến nước, con đò và đồng quê thẳng cánh cò bay. Từ khi cất tiếng khóc chào đời người nông dân xưa đã gắn bó với làng quê và với họ ca dao là những câu hát dân gian phản ánh tâm tư, tình cảm trong đời sống , trong lao động, là “ bài ca sinh ra từ trái tim.” Qua ca dao, họ gửi trọn tình yêu cho những người thân ruột thịt của mình, cho ruộng đồng, lũy tre, cho quê hương, đất nước.
2,0
* Chứng minh tình cảm trong ca dao được thể hiện:
- Tình cảm gia đình đằm thắm được ca dao thể hiện qua:
+ Lòng kính yêu với ông bà, cha mẹ. (dẫn chứng – phân tích)
+ Tình cảm anh em, tình nghĩa vợ chồng. (dẫn chứng – phân tích)
- Tình yêu quê hương đất nước được ca dao thể hiện qua:
+ Lòng tự hào yêu mến, gắn bó với xóm làng thân thuộc, với cảnh vật tươi đẹp của quê hương, đất nước. (dẫn chứng – phân tích)
+ Niềm tự hào, yêu mến, gắn bó với nếp sống, phong tục, tập quán tốt đẹp và những địa danh nổi tiếng của đất nước. (dẫn chứng – phân tích).
5,0
* Đánh giá: Tình cảm gia đình đằm thắm và tình yêu quê hương đất nước được nhân dân ta thể hiện trong ca dao rất phong phú và đa dạng. Nó được thể hiện ở nhiều phương diên, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đọc ca dao ta không chỉ hiểu, yêu mến, tự hào về phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình, về cảnh đẹp làng quê, non sông đất nước mình mà còn cảm phục, trân trọng tình nghĩa sâu nặng, cao đẹp của người dân lao động.
1,0
C. Kết bài :
- Khẳng định ý nghĩa của ca dao .
- Liên hệ cảm nghĩ bản thân .
1,0
2) Thang điểm.
- Điểm 9-10: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc, dẫn chứng phong phú, phân tích và bình giá tốt, làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt trong sáng. Có thể còn một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, phân tích và bình giá chưa thật sâu sắc.
- Điểm 5-6: Bài làm có bố cục, có luận điểm nhưng dẫn chứng chưa phong phú, văn viết chưa hay, còn một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 3-4: Bài làm thể hiện được luận điểm nhưng dẫn chứng quá sơ sài hoặc chưa lấy được dẫn chứng, chỉ bàn luận chung chung, dẫn chứng mang tính liệt kê. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 1-2: Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp.
Các điểm 1,3, 5: Giám khảo cân nhắc các mức thang điểm trên cho điểm phù hợp.
1,0đ
Đề 12
ĐỀ BÀI.
Câu 1 (5 điểm)
	Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
"Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc. 
Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông trời hửng dần. Những bông hoa thược dược đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này. 
	(...) Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm bao trùm lên cảnh vật ".
(Cuộc chia tay của những con búp bê- Khánh Hoà Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục, 2016)
a. "Chúng tôi" được nhắc đến trong đoạn là những nhân vật nào? 
b. Trong đoạn văn nhân vật có nói: "tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này", em hãy cho biết nhân vật muốn nhắc đến điều gì? 
c. Em hãy phân tích đoạn văn để thấy được: Đoạn văn đã khắc họa rất thành công nội tâm nhân vật thông qua việc miêu tả ngoại cảnh.
d. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: “Được sống trong tình yêu thương của gia đình là niềm hạnh phúc của trẻ thơ”. Hãy nêu suy nghĩ của em về quan niệm trên bằng một đoạn văn ngắn.
Câu 2 (5 điểm)	
	Có ý kiến cho rằng: "Thơ ca là tiếng nói của trái tim", qua hai tác phẩm “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến và “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
---------------------Hết-------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo nắm chắc phương pháp và nội dung làm bài của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cacahs hợp lí, khuyến khích các bài viết sáng tạo, có cảm xúc.
- Học sinh làm bài theo nhiều cách riêng nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Lưu ý: Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số. 
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Nội dung
Điểm
1
a. 
- Chúng tôi được nhắc đến trong đoạn văn là nhân vật Thành và Thủy
0.5
b.
- Nhân vật muốn nhắc đến cuộc chia tay của cha mẹ dẫn đến cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy.
0.5
c. ( 2.0 điểm)
- Tác giả sử dụng biện pháp miêu tả đối lập: Những bông hoa rực rỡ sắc màu, lũ chim vui vẻ nhảy nhót Đã làm nổi bật khung cảnh một buổi sớm thanh bình, hiền hòa tươi đẹp. Ngoại cảnh tươi đẹp đối lập hoàn toàn với cảnh ngộ đáng thương của hai anh em
- Bằng nghệ thuật miêu tả đối lập ấy, tác giả đã tô đậm nỗi đau buồn, cô đơn, lạc lõng của hai anh em Thành và Thủy.
- Đó cũng là sự sẻ chia, đồng cảm của tác giả trước hoàn cảnh éo le của hai anh em.
1.0
0.5
0.5
d. (2 điểm)
- Đảm bảo hình thức 1 đoạn văn ngắn.
- Giới thiệu được vấn đề: “Được sống trong tình yêu thương của gia đình là niềm hạnh phúc của trẻ thơ”
- Giải thích: 
+ Tình yêu thương gia đình là tình cảm thiêng liêng, giữa những người máu mủ, ruột rà, trước hết nó chính là tình cảm của những người trong gia đình dành cho nhau đó là: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em.
+ Hạnh phúc là trạng thái tâm lí vui vẻ, thanh thản khi đạt được hoặc thỏa mãn điều mong muốn.
+ Niềm vui sướng, hạnh phúc của trẻ thơ chính là được sống trong tình yêu thương của ông bà, cha mẹ và những người thân yêu trong gia đình.
- Khẳng định: Nhận định trên hoàn toàn đúng.
 Bởi vì: 
+ Tình yêu thương gia đình chính là nền tảng, là cái nôi nuôi dưỡng trẻ thơ khôn lớn, trưởng thành.
+ Tình yêu thương gia đình đã nuôi dưỡng, chắp cánh cho những ước mơ của trẻ thơ, tạo cho trẻ thơ có được niềm tin, sức mạnh trong cuộc sống.
+ Nếu con người sống không có tình cảm gia đình sẽ trở nên khô cằn, héo úa và cũng mất đi một điểm tựa của cuộc đời mình. Nếu các em nhỏ từ nhỏ không có tình yêu thương của gia đình thì nó sẽ trở thành một đứa trẻ cộc cằn, không cảm nhận được tình cảm từ bố mẹ.
- Chúng ta cần phải nâng niu, trân trọng tình yêu thương của gia đình mà chúng ta đang có.
0,25
0,5
1,0
0,25
Câu 2
1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận chứng minh.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận
3. Giới thiệu được vấn đề nghị luận và xây dựng được hệ thống luận điểm, phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề nghị luận .
Có thể viết bài theo định hướng sau:
a. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu được vấn đề nghị luận.
b. Thân bài:
* Giải thích nhận định:
- Thơ ca là hình thức sáng tác nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu để diễn tả những xúc cảm trào dâng nơi tâm hồn nhà thơ.
- Thơ ca là tiếng nói tiếng nói của trái tim có nghĩa là: Thơ ca thể hiện những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc niềm vui buồn, tình yêu ghét... của con người.
* Chứng minh:
+ Thơ ca là tiếng nói của tình cảm gia đình, tình bà cháu ( Phân tích bài thơ “ Tiếng gà trưa):
- Tình bà cháu hiện lên qua dòng kí ức
-> Dòng cảm xúc từ hiện tại đã trôi về miền quá khứ với nỗi xúc động tràn trề. Tiếng gà trưa đã gợi lên bao kỉ niệm thơ ấu được sống nơi làng xóm với bà, trong tình yêu thương và bàn tay chăm sóc của bà.
-> Hình ảnh người bà hiện lên trong những kỉ niệm đẹp, gắn liền với đàn gà cục ta cục tác.
-> Bà hiện lên với dáng vẻ tần tảo, vất vả, chắt chiu, dành dụm để cho cháu được cuộc sống ấm no.
- Tình cảm bà cháu gắn bó thiêng liêng trở thành nguồn sức mạnh tinh thần cho cháu ( khổ cuối)
+ Thơ ca là tiếng nói của tình cảm bạn bè ( Phân tích bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”).
- Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà
-> Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với đời sống:
-> Cách xưng hô: bác – một danh từ chỉ người, được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn.
-> Hai vế câu sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách.
⇒ Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà.
- Cách tiếp đãi bạn của tác giả
-> Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà...
->Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả. Vật chất không có, chỉ có sự chân tình tiếp đãi bạn.
- Tình bạn thắm thiết của tác giả
-> Sử dụng từ nhiều nghĩa “ta”:
-> Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giưa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn.
-> Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.
=> Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, mộc mạc của tác giả.
+ Thơ ca là tiếng nói của tình yêu quê hương, đất nước.
- Trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”: Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi....Ta cảm nhận được một tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ. Đó là một trong những biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước.
- Trong bài thơ “ Tiếng gà trưa”: Tình yêu gia đình gắn với người bà đã lớn lên thành tình yêu quê hương, nơi có tiếng gà cục tác. Từ tình yêu quê hương, nó lớn dần thành tình yêu tổ quốc, thành quyết tâm đứng lên bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng ấy trong tâm tưởng người cháu.
- Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua từng viết: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Quyết tâm lên đường của người cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” cũng bắt nguồn từ những tình cảm giản dị ấy. Ấy là tình bà cháu, bình dị nơi làng quê ngõ xóm nhưng thật thiêng liêng bởi nó làm nên tình yêu Tổ quốc.
* Đánh giá khái quát: 
- Quả đúng là thơ là tiếng nói của trái tim thể hiện tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ truyền đến trái tim người đọc.
- Hai tác giả sống ở hai thời đại khác, hai bài thơ được viết theo hai thể thơ khác nhau nhưng đều đã thể hiện thật hay, thật xúc động về những tình cảm, cảm xúc thiêng liêng của con người: tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình yêu quê hương đất nước...
- Ngoài hai bài thơ trên còn có nhiều bài thơ khác cũng thể hiện rất hay, rất sâu sắc về tình cảm, cảm xúc của con người ( kể tên một vài bài thơ)
c. Kết bài:
- Khẳng định lại nhận định.
- Liên hệ đến tình cảm, cảm xúc của bản thân.
4.5
0.25
0.5
1.0
1.0
1.0
0.5
0.25
4. Sáng tạo:Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ, đánh giá riêng , sự phát hiện mới mẻ. 
0.5
 ****************************************************
ĐỀ 31
ĐỀ BÀI
Câu 1. (4 điểm)
	Đọc đoạn trích sau: 
	Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. (a) thuộc phủ X. (b) xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
	Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.
	Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
	 (Trích Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn, Ngữ văn 7, tập 2)
	1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
	2. Xác định các từ láy trong đoạn trích.	
	3. Tìm trong đoạn trích các câu đặc biệt.
	4. Qua đoạn trích, hình ảnh thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào?
Chú thích: (a), (b) Nguyên văn in: XXX.
Câu 2. (6 điểm)
	Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.
	(Theo Ngữ văn 7, tập 1)
	Từ ý kiến trên, hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của tổ ấm gia đình với cuộc đời mỗi con người.
Câu 3. (10 điểm)
	Nhận xét về thơ có ý kiến cho rằng:
	Thơ là tiếng lòng.
	(Diệp Tiếp)
	Em hãy làm rõ “tiếng lòng” của Bác qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”.
--------------------------------HẾT-------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
CÂU 1
ĐỌC HIỂU
4.0
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: tự sự.
0.5
2. Các từ láy: tầm tã, bì bõm, lướt thướt, xao xác, cuồn cuộn
1.0
3. Các câu đặc biệt: 
+ Gần một giờ đêm.
+ Than ôi!
+ Lo thay!
+ Nguy thay!
1.0
4. Hình ảnh thiên nhiên và con người hiện lên hết sức cụ thể:
- Mưa gió dữ dội, đê sắp vỡ.
- Những người dân hộ đê làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. 
-> Cảnh tượng tương phản khiến tác giả lo lắng, thốt lên xót xa, đau đớn trước tình thế tuyệt vọng của người dân lúc này.
1.5
CÂU 2
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
6.0
A. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG
- Đây là kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Học sinh biết cách lập luận, diễn đạt mạch lạc. Văn có cảm xúc
B. YÊU CẦU NỘI DUNG
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài:
I. MỞ BÀI
Giới thiệu vấn đề, trích dẫn ý kiến. 
0.5
II. THÂN BÀI
5.0
1. Giải thích
- Giải thích “gia đình” là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, là ông bà, bố mẹ, con cái, anh chị em... Ý kiến trên khẳng định vai trò quan trọng của gia đình và khuyên nhủ mỗi người biết trân trọng tình cảm đó.
1.0
2. Vì sao mỗi con người cần có một mái ấm gia đình
+ mái ấm gia đình là nơi được chăm sóc, nuôi dưỡng, được yêu thương, dạy dỗ để trưởng thành...
+ Gia đình có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nhân cách.
+ Gia đình tan vỡ, trẻ em sẽ là những nạn nhân đau đớn, bất hạnh nhất. Sự bình yên trong mỗi gia đình góp phần làm nên sự bình yên trong xã hội.
3.0
3. Phê phán thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm với gia đình...
0.5
4. Mọi người hãy có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất cứ lí do gì mà làm tổn hại đến tình cảm gia đình.
0.5
III. KẾT BÀI
Khái quát lại vấn đề.
0.5
CÂU 3
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
10.0
A. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Biết cách viết bài nghị luận văn học.
- Văn phong trong sáng, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc; không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt.
B. Yêu cầu về kiến thức: 
Học sinh có thể viết bài theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau: 
I. MỞ BÀI
Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề và giới hạn.
0.5
II. THÂN BÀI
1. Giải thích
* Giải thích “tiếng lòng”: là những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của tác giả được gửi gắm qua tác phẩm Trong hai bài thơ, tâm hồn của nhà thi sĩ, người chiến sĩ Hồ Chí Minh là tình cảm với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung của Bác.
0.5
2.Chứng minh
8.0
2.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
0.5
2.2.Tình yêu thiên nhiên thiết tha, phong thái ung dung của Bác:
4.0
+ Trong bài thơ “Cảnh khuya”, thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh, huyền ảo. Tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại làm cho đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người. Bài thơ vẽ nên một hình ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa tôn lên vẻ đẹp của nhau. Điệp từ “lồng” được nhắc đi nhắc lại hai lần tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ (2 điểm)
+ Trong bài thơ “Rằm tháng giêng”, thiên nhiên hiện lên là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông xuân mênh mang của đêm nguyên tiêu. Bầu trời, vầng trăng và dòng sông tưởng như không có giới hạn. Điệp từ “xuân” được nhắc đi nhắc lại ba lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thanh bình. Thủy, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh “nguyên tiêu” tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống của vạn vật, con người (2 điểm)
2.3 Là tình yêu nước sâu sắc của Bác: 
3.0
+ Trong bức tranh đêm rừng chiến khu, xuất hiện hình ảnh con người “chưa ngủ”. Thì ra Người “chưa ngủ” không phải chỉ vì bắt gặp vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên mà còn vì “lo nỗi nước nhà”, lo cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc 
+ Hình ảnh Bác, người chiến sĩ hiện lên đẹp như trong huyền thoại ở nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nước, Người vẫn vừa đắm say tận hưởng vầng trăng viên mãn vừa bàn “việc quân”. Con thuyền chở những bí mật quân sự, chở vị lãnh tụ hết mình lo cho vận mệnh dân tộc 
2.4 Đặc sắc nghệ thuật
Hai bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, màu sắc cổ điển mà bình dị tự nhiên; sử dụng hiệu quả phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
0.5
III. KẾT BÀI
 Khái quát lại vấn đề, liên hệ hoặc bộc lộ cảm xúc.
0.5
********************************************************
ĐỀ 37
ĐỀ BÀI
Câu 1 (4,0 điểm)
	Đêm nay, mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi, đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
 (Trích Cổng trường mở ra, Lý Lan, Ngữ văn7, tập 1)
Từ việc người mẹ không “ cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết bài văn bàn về tính tự lập.
Câu 2. (6,0 điểm)
“Thơ Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại”. 
Em hãy chứng minh ý kiến trên qua bài thơ: “Rằm tháng giêng “ (Nguyên tiêu) của Hồ Chí Minh
----- HẾT -----
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm ở từng ý hay cả bài khi đáp ứng cả yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể.
	3. Cho điểm lẻ tới 0.25; không làm tròn điểm số của bài.
 II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(4đ)
I.Yêu cầu về kĩ năng:
-Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội (Trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa đặt ra từ một hình ảnh trong câu chuyện, vận dụng tốt các thao tác nghị luận đã học: chứng minh, giải thích).
-Bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễ đạt sáng tạo.
II.Yêu cầu về nội dung:
1.Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận:
Hai chữ “ buông tay” là bước ngoặt của hai 

Tài liệu đính kèm:

  • docboi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7.doc