Đề kiểm tra Lịch sử Lớp 7 - Học kì 1 - Năm học 2017-2018
I. TNKQ (2,0 điểm)
Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở các giai cấp:
A. Tăng lữ, quý tộc và nông dân. B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
C. Chủ nô và nô lệ. D. Địa chủ và nông dân.
Câu 2. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển thịnh vượng vào thời gian nào?
A. Từ thế kỉ V đến thế kỉ VII. B. Từ thế kỉ VI đến thế kỉ VII.
C. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX. D. Từ nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XVIII.
Câu 3. Loạn 12 sứ quân diễn ra vào thời điểm nào?
A. Cuối thời nhà Ngô. B. Đầu thời nhà Đinh.
C. Cuối thời nhà Đinh. D. Đầu thời nhà Tiền Lê.
Câu 4. Nhà Lý rời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long vào năm:
A. 1009 B. 1010 C. 1011 D. 1012
Câu 5. Vị tướng có công lớn trong chiến thắng ở Vân Đồn vào cuối năm 1287 là:
A. Trần Quang Khải. C. Trần Bình Trọng.
B. Trần Khánh Dư. D. Trần Nhật Duật.
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Lịch Sử 7 Thời gian làm bài: 45 phút Đề thi này gồm 01 trang I. TNKQ (2,0 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở các giai cấp: A. Tăng lữ, quý tộc và nông dân. B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô. C. Chủ nô và nô lệ. D. Địa chủ và nông dân. Câu 2. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển thịnh vượng vào thời gian nào? A. Từ thế kỉ V đến thế kỉ VII. B. Từ thế kỉ VI đến thế kỉ VII. C. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX. D. Từ nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XVIII. Câu 3. Loạn 12 sứ quân diễn ra vào thời điểm nào? A. Cuối thời nhà Ngô. B. Đầu thời nhà Đinh. C. Cuối thời nhà Đinh. D. Đầu thời nhà Tiền Lê. Câu 4. Nhà Lý rời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long vào năm: A. 1009 B. 1010 C. 1011 D. 1012 Câu 5. Vị tướng có công lớn trong chiến thắng ở Vân Đồn vào cuối năm 1287 là: A. Trần Quang Khải. C. Trần Bình Trọng. B. Trần Khánh Dư. D. Trần Nhật Duật. II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 6. (3,0 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên? Câu 7. (2,0 điểm) Cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt độc đáo sáng tạo ở điểm nào? Câu 8. (3,0 điểm) Ý nghĩa , tác dụng và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly? ----------------HẾT----------------- Các lưu ý đối với học sinh Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh.........................................................................SBD:..........Phòng........... PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018 MÔN LỊCH SỬ 7 (HDC này gồm 02 trang) I. TNKQ (2 điểm) Tổng 2 điểm. Mỗi câu đúng được 0.4 điểm. Câu 1 2 3 4 5 ĐA B D A B B II. Tự luận (8 điểm) Câu 6: (3 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm Nguyên nhân + Do sự tham gia của tất cả các tầng lớp nhân dân. + Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần. + Sự đoàn kết của vương hầu quý tộc. +Tinh thần hi sinh quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần. + Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của nhà Trần, có nhiều danh tướng tài ba. 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 Ý nghĩa lịch sử + Đập tan ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông – Nguyên. + Bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. + Xây dựng bồi đắp truyền thống quân sự Việt Nam. + Ngăn chặn sự bành trướng của quân Nguyên. 0,5 0,25 0,25 0,25 Câu 7: (2 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt là: + Chủ động tấn công trước để phòng vệ. + Lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt và chọn đây là điểm quyết chiến. + Bất ngờ tấn công, chủ động giảng hoà kết thúc chiến tranh. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 8: (3 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm Ý nghĩa, tác dụng + Nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. + Hạn chế nạn tập trung ruộng đất của địa chủ. + Tăng thu nhập và quyền lực nhà nước phong kiến. + Văn hoá, giáo dục có tiến bộ. 0,5 0,5 0,5 0,5 Hạn chế Một số đề nghị chưa triệt để, chưa phù hợp với thời điểm lúc bấy giờ, chưa giải quyết nhu cầu bức thiết của nhân dân. 1,0
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_lich_su_lop_7_hoc_ki_1_nam_hoc_2017_2018.doc