Giáo án chủ đề Ngữ văn 7 - Chủ đề 2 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hồng Hương
* Giới thiệu chung về chủ đề: Ở chương trình Ngữ văn 6, các em đã được tìm hiểu về từ và cấu tạo của từ tiếng Việt. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo của lớp từ và sử dụng lớp từ có hiệu quả trong giao tiếp, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề số 2-Cấu tạo từ.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Cấu tạo của từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ; từ láy tồn bộ và từ láy bộ phận.
- Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập; nghĩa của từ láy.
b. Kĩ năng:
- Nhận diện các loại từ ghép.
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ.
- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
- Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh.
* Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ láy, từ ghép phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
c. Thái độ: Có ý thức dùng từ đúng nghĩa, giữ gìn và phát huy sự trong sáng tiếng Việt.
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực phân tích
- Năng lực hợp tác
II. CHUẨN BỊ CỦA GIO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: - Đọc kỹ SGK, SGV, soạn giáo án CĐ.
- Đồ dùng dạy học: bảng phụ, phương thức tổ chức lớp học: Thảo luận nhóm.
2. Học sinh: - Đọc kỹ SGK, chuẩn bị bài kỹ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ngày soạn: 20/9/2021 Tên chủ đề 2: CẤU TẠO TỪ (Kèm theo Công văn số 2214 /SGDĐT-GDTrH ngày 03/11/2020 của Sở GD&ĐT Bình Định) Tổng số tiết 02: từ tiết: 08 đến tiết 09 * Giới thiệu chung về chủ đề: Ở chương trình Ngữ văn 6, các em đã được tìm hiểu về từ và cấu tạo của từ tiếng Việt. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo của lớp từ và sử dụng lớp từ có hiệu quả trong giao tiếp, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề số 2-Cấu tạo từ. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: a. Kiến thức: - Cấu tạo của từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ; từ láy tồn bộ và từ láy bộ phận. - Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập; nghĩa của từ láy. b. Kĩ năng: - Nhận diện các loại từ ghép. - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ. - Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát. - Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh. * Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ láy, từ ghép phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. c. Thái độ: Có ý thức dùng từ đúng nghĩa, giữ gìn và phát huy sự trong sáng tiếng Việt. 2. Định hướng phát triển năng lực học sinh: - Năng lực giao tiếp - Năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực phân tích - Năng lực hợp tác II. CHUẨN BỊ CỦA GIO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Đọc kỹ SGK, SGV, soạn giáo án CĐ. - Đồ dùng dạy học: bảng phụ, phương thức tổ chức lớp học: Thảo luận nhóm. 2. Học sinh: - Đọc kỹ SGK, chuẩn bị bài kỹ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/ khởi động 5’ Mục tiêu: Giới thiệu dẫn dắt vào chủ đề, tạo tâm thế tiếp nhận bài học cho HS. Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - GV treo hình ảnh về các đồ vật (đã chuẩn bị). - GV tiến hành phỏng vấn một vài học sinh: Gọi tên các đồ vật trong tranh và dùng một từ để diễn tả trạng thái của các đồ vật đó. - HS tham gia cá nhân trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời tốt. Dẫn dắt vào nội dung chủ đề. - HS quan sát qua đồ dùng trực quan. - HS sử dụng năng lực tư duy - Chuẩn bị tâm thế tiếp thu kiến thức. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 30’ Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động NỘI DUNG 1: TỪ GHÉP Mục tiêu: HS nắm được: - Cấu tạo của từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. - Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập. Thao tác 1:Tìm hiểu các loại từ ghép: * Đọc ví dụ - GV tổ chức cho HS hoạt động chung - Gọi HS đọc ví dụ, chú ý các từ viết bằng phấn màu. + Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các ví dụ: ? Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức ở hai câu sau, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? ? Em có nhận xét gì về vị trí của tiếng chính, tiếng phụ? ? Các tiếng trong hai từ ghép quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không? Vì sao? ? Từ các ví dụ trên, em thấy từ ghép có những loại nào? ? Hãy nêu cấu tạo của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. - GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ các cá nhân gặp khó khăn. GV chốt: - Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. + Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. + Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ) * Đánh giá sản phẩm đầu ra của học sinh: HS nắm được cấu tạo của từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Thao tác 2: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV dẫn dắt để chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: - Nhiệm vụ 1: Em thử so sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của rừ thơm phức với nghĩa của thơm, em thấy có gì khác nhau? -> HS so sánh. + bà: người đàn bà sinh ra mẹ hoặc cha mình. + bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ. => nghĩa của bà ngoại hẹp hơn nghĩa của bà. + thơm phức: có mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn. + thơm: có mùi như hương của hoa, dễ chịu, làm cho thích ngửi. => nghĩa của từ ghép thơm phức hẹp hơn nghĩa tiếng thơm. - Nhiệm vụ 2: So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bỗng với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bỗng em thấy có gì khác nhau? -> HS so sánh + quần: đồ mặc để che từ bụng trở xuống. + áo: đồ mặc từ cổ trở lên. => quần áo: chỉ quần áo nói chung. Như vậy, nghĩa của từ quần áo khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng tạo nên nó. + trầm: giọng thấp và ấm. + bổng: âm thanh cao (bay bổng) =>trầm bổng: âm thanh lúc thấp lúc cao nghe rất êm tai. Như vậy, nghĩa của từ trầm bổng khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng tạo nên nó. - Nhiệm vụ 3: Qua sự so sánh trên, em có thể rút ra kết luận gì về nghĩa của từ ghép chính phụ,từ ghép đẳng lập? - Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động theo nhóm ở nhiệm vụ 1,2 (5'). - Báo cáo kết quả v thảo luận - HS nhóm 1 trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. GV chốt: - TGCP có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. - TGĐL có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. * KNS: Vậy khi sử dụng từ láy, em cần chú ý gì? * Đánh giá sản phẩm đầu ra của học sinh:HS nắm được nghĩa của từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. NỘI DUNG 2: TỪ LÁY Mục tiêu: HS hiểu được: - Khái niệm từ láy. - Cấu tạo của các loại từ láy. - Đặc điểm về nghĩa của từ láy Thao tác 1: Tìm hiểu các loại từ láy: * Đọc ví dụ - GV tổ chức cho HS hoạt động chung - Gọi HS đọc ví dụ, chú ý các từ viết bằng phấn màu. + Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các ví dụ: ? Các từ láy: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu có đặc điểm âm thanh giống và khác nhau như thế nào? -> Đăm đăm: tiếng láy lặp lại hoàn toàn tiếng gốc => từ láy toàn bộ. - Mếu máo: láy lại âm đầu - Liêu xiêu: láy lại âm vần. => biến âm để tạo nên sự hài hoà về vần và thanh điệu, đọc cho dễ nghe, êm tai => láy bộ phận. ? Vì sao hai từ: bần bật, thăm thẳm không nói được là bật bật, thẳm thẳm? -> Về nghĩa thì hai từ bật bật, thẳm thẳm không có nghĩa rõ ràng như hai từ kia. -> Về cấu tạo thì hai từ láy bần bật, thăm thẳm đã có sự biến đổi về thanh điệu, phụ âm cuối. ? Vậy qua đó có mấy loại từ láy? Cho vd mỗi loại? GV chốt: Có hai loại từ láy: + Từ láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn nhưng cũng có một số trường hợp tiếng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hoà về âm thanh) + Từ láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. * Đánh giá sản phẩm đầu ra của học sinh: HS nắm được cấu tạo của tư láy Thao tác 2: Tìm hiểu nghĩa của từ láy * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV dẫn dắt để chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: - Nhiệm vụ 1: Nghĩa của các từ láy: ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì của âm thanh? -> mô phỏng âm thanh => từ tượng thanh. ? Các từ ở nhóm 2a có đặc điểm chung gì về âm thanh và nghĩa? -> Nghĩa: nhỏ bé, rất nhỏ. -> Âm thanh: giống nhau về mối tương quan giữa khuôn vần i với nghĩa của từ láy. - Nhiệm vụ 2: Em hãy thử giải thích nghĩa của các từ ở nhóm 2b? Cho biết nó thuộc loại từ láy nào? + phập phồng: khi phồng khi xẹp + nhấp nhô: khi nổi khi chìm. + bấp bênh: khi lên khi xuống. -> láy bộ phận. H. Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của các từ láy? -> là nhóm từ láy bộ phận có tiếng gốc đứng sau, tiếng đứng trước lặp lại phụ âm đầu của tiếng gốc và mang vần âp theo công thức x+âp+xy. - Nhiệm vụ 3: Em hãy thử so sánh nghĩa của từ láy mềm mại, đo đỏ với nghĩa của các tiếng gốc: mềm, đỏ? -> Các từ láy mềm mại, đo đỏ có nghĩa giảm nhẹ hơn so với nghĩa của tiếng gốc. ? Vậy những từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của nó như thế nào? -> Nghĩa của từ láy so với nghĩa của tiếng gốc có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nặng nề, nhấn mạnh. GV chốt: Nghĩa của từ láy được tạo ra nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và do sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc tăng mạnh. * KNS: Từ sự tìm hiểu ví dụ trên, khi sử dụng từ láy, em cần chú ý gì? - Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động theo nhóm ở nhiệm vụ 1,2,3 (5'). * Đánh giá sản phẩm đầu ra của học sinh:HS nắm được nghĩa của từ láy. Hoạt động 3: Luyện tập 35’ Mục tiêu: Luyện tập củng cố kiến thức, nâng cao năng lực sử dụng ngơn ngữ của HS Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động NỘI DUNG 1: TỪ GHÉP - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ 1: Bài tập 1 Nhiệm vụ 2: Bài tập 2 Nhiệm vụ 3: Bài tập 3 Nhiệm vụ 4: Bài tập 4,5,6,7 - Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoạt động cá nhân ở nhiệm vụ 1,2,3 và hoạt động theo nhóm ở nhiệm vụ 4- (5'). - Báo cáo kết quả và thảo luận: HS 1 nhóm trình bày, các nhóm khc theo dõi, nhận xét. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, góp ý việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh. BT1. + TGCP: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ... + TGĐL: suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi BT2. Bút chì, thướt kẽ, mưa rào... BT3. núi non, núi sông... BT4.Có thể nói: một cuốn sách, một cuốn vở vì sách, vở là danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được, còn từ sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp, khái quát chỉ chung cả hai loại nên không thể nói một cuốn sách vở được. - HS sử dụng năng lực tư duy, nhận xét, đánh giá. - HS làm việc cá nhân, nhóm tốt. HS vận dụng kiến thức lí thuyết vo thực hnh tốt NỘI DUNG 2: TỪ LÁY Mục tiêu: Luyện tập củng cố kiến thức, nâng cao năng lực sử dụng ngơn ngữ của HS - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ 1: Bài tập 1 Nhiệm vụ 2: Bài tập 2 Nhiệm vụ 3: Bài tập 3 Nhiệm vụ 4: Bài tập 4,5,6 - HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoạt động cá nhân ở nhiệm vụ 1,2,3 và hoạt động theo nhóm ở nhiệm vụ 4- (5'). - Báo cáo kết quả và thảo luận: HS nhóm 1 trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, góp ý việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh. * Bài tập 1. + Từ láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm, chiền chiện, chiêm chiếp. + Từ láy bộ phận: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nặng nề. * Bài tập 2: lấp ló, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách. * Bài tập 3 - nhẹ nhàng (a), nhẹ nhõm (b) - xấu xa (a), xấu xí (b) - tan tnh(a), tan tác (b) * Bài tập 4 + Với vóc dáng nhỏ nhắn, Hoa vội vàng lấn vào trong bóng đêm. + Đã là bạn bè thì không nên để bụng những chuyện nhỏ nhặt. + bé Lan dáng người nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát. Bài tập 5 - Tất cả những từ ấy là từ ghép - Bài tập 6 + chiền = chùa ; + nê= đầy, đủ + rớt= rơi ; + hành= làm, thực hành. -> là từ ghép. - HS sử dụng năng lực tư duy, nhận xét, đánh giá. - HS làm việc á hân, nhóm tốt. HS vận dụng kiến thức lí thuyết vo thực hnh tốt Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng 5’ Mục tiêu: Giúp HS nâng cao kiến thức kĩ năng. Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống nội dung bài - Viết đoạn văn có sử dụng các loại từ (chủ đề tự chọn) Sơ đồ tư duy (kèm theo ở dưới bài học) IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC: 15’ 1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nội dung: Cấu tạo từ Cấu tạo, xác định, phân loại từ láy. -Xác định từ ghép trong bài ca dao. -Phân biệt loại từ ghép. -Nêu nghĩa của từ Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về vai trị của người mẹ đối với mỗi con người, trong đó có sử dụng từ láy, đại từ. 2 . Câu hỏi/bài tập: Mức độ Nội dung câu hỏi 1. Mức độ nhận biết: - Từ láy có mấy loại ? Xác định từ láy và phân loại ? “Cà cuống uống rượu la đà Chim ri ríu rít bò ra lấy phần” 2. Mức độ thông hiểu: - Xác định từ ghép trong bài ca dao sau? Và phân biệt loại từ ghép? “Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy” - Nêu nghĩa của từ: hoà thuận 3. Mức độ vận dụng: Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về vai trò của người mẹ đối với mỗi con người, trong đó có sử dụng từ láy, đại từ. 4. Mức độ vận dụng cao: (Không thực hiện) V.PHỤ LỤC:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_chu_de_ngu_van_7_chu_de_2_nam_hoc_2021_2022_nguyen_t.doc