Giáo án chủ đề Vật lý 7 - Chủ đề: Ảnh của vật tạo bởi các gương

Giáo án chủ đề Vật lý 7 - Chủ đề: Ảnh của vật tạo bởi các gương

I. Xác định vấn đề cần giải quyết

Chương trình hiện hành được thực hiện ở 4 tiết học riêng biệt.

Bài 5. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

Bài 7 . Gương cầu lồi

Bài 8. Gương cầu lõm

Bài. Bài tập

Để tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo hướng học tập tích cực có hiệu quả, bốn bài này có thể được xây dựng thành một chủ đề bài học :

II. Mục tiêu bài học

 1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

 a) Kiến thức:

- Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau.

- Nắm được những tính chất của ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm.

 - Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước.

 - Nêu và giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.

 - Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

 - Vận dụng được tính phản xạ của GCLõm vào thực tế cuộc sống: bếp dùng NL mặt trời, đèn pha xe máy, ôtô.

 

doc 9 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 3570
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chủ đề Vật lý 7 - Chủ đề: Ảnh của vật tạo bởi các gương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: ẢNH CỦA VẬT TẠO BỞI CÁC GƯƠNG
(4 tiết)
I. Xác định vấn đề cần giải quyết
Chương trình hiện hành được thực hiện ở 4 tiết học riêng biệt.
Bài 5. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
Bài 7 . Gương cầu lồi
Bài 8. Gương cầu lõm 
Bài. Bài tập 
Để tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo hướng học tập tích cực có hiệu quả, bốn bài này có thể được xây dựng thành một chủ đề bài học :
II. Mục tiêu bài học
 1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. 
	a) Kiến thức: 
- Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau.
- Nắm được những tính chất của ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm. 
	- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước.
	- Nêu và giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.
	- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
	- Vận dụng được tính phản xạ của GCLõm vào thực tế cuộc sống: bếp dùng NL mặt trời, đèn pha xe máy, ôtô.
	b) Kỹ năng :
	- Biết cách bố trí TN để quan sát ảnh ảo của 1 vật tạo bởi gương cầu lõm.
	- Vẽ được chùm tia phản xạ hội tụ, song song khi có chùm tia phân kì, song song đặt trước GCLõm.
c. Thái độ :
	- Có thái độ học tập nghiêm túc và hứng thú trong học tập.
	- Tập trung, nghiêm túc, hợp tác khi thực hiện thí nghiệm
d. GD bv mt: 
	- Biết ứng dụng gương cầu lồi vào thực tế
	- Biết cách sd năng lượng mặt trời tập trung một chỗ bằng gương cầu lõm để góp phần tiết kiệm, bv mt.
2. Mục tiêu phát triển năng lực:
a. Định hướng các năng lực được hình thành 
Năng lực giải guyết vấn đề, năng lực thực nghiêm, năng lực dự đoán, thiết kế và thực hiện các phương án thí nghiệm, đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên. Bảng phụ và phấn màu.
2. Chuẩn bị của học sinh.
Mỗi nhóm: 1 gương phẳng có giá đỡ, 1 tấm kính trong có giá đỡ, 2 cây nến, 1 tờ giấy, 2 vật bất kì giống nhau.
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
1. Hướng dẫn chung
	Mô tả khái quát phương pháp thực hiện và chuỗi các hoạt động học trong bài học.
	Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Đặt vấn đề bằng cách cho học sinh khởi động đọc SGK và quan sát hình 5.2, 7.1, 8.1 nhận biết các ảnh qua gương. Chúng được sử dụng trong thực tế để làm gì? Tại sao?
	Trên cơ sở đó đưa ra phương án thí nghiệm và tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm. Học sinh được làm thí nghiệm, thu thập kết quả trong ba trường hợp dùng: gương phẳng, gương cầu lồi, gương lõm.
	Sau khi được hệ thống hóa kiến thức, các em được luyện tập, giải quyết các bài tập, những tình huống trong thực tiễn, đưa ra những nhiệm vụ giúp các em vận dụng, tìm tòi khám phá ở ngoài lớp học.
	Có thể mô tả chuỗi các hoạt động học như sau:
TT
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng
1
Tình huống xuất phát
Hoạt động 1
- Đọc thông tin và kết hợp quan sát hình ảnh của bài 5, 7, 8 SGK, nhận biết các loại gương. 
15 phút
Hoạt động 2
- Thiết kế phương án thí nghiệm từng loại gương.
30 phút
2
Hình thành kiến thức
Hoạt động 3
- Tìm hiểu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lòi, gương cầu lõm
20 phút
Hoạt động 4
- Tìm hiểu vùng nhìn thấy của gương cầu lồi
12 phút
Hoạt động 5
- Tìm hiểu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm 
13 phút
3
Luyện tập
Hoạt động 6
- Hệ thống hóa kiến thức;
- Giải bài tập
80 phút
4
Vận dụng
Hoạt động 7
Hướng dẫn về nhà 
10 phút
5
Tìm tòi mở rộng
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
	Mô tả kỹ thuật thực hiện trong từng hoạt động học trong bài học.
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT
Hoạt động 1 : Đọc thông tin và kết hợp quan sát hình ảnh của5.2, 7.1, 8.1 để nhận biết các loại gương.
a) Mục tiêu 
Nhận biết các loại gương. Chúng được sử dụng trong thực tế để làm gì? Tại sao?
b) Nội dung:
	- Có mấy loại gương ? Cấu tạo của từng loại như thế nào?
- Chúng được sử dụng trong thực tế để làm gì? Tại sao?
c) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
GV đặt vấn đề bằng cách yêu cầu HS đọc thông tin và kết hợp quan sát hình ảnh của 5.2, 7.1, 8.1 SGK, nhận biết cấu tạo của các loại gương.
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, đọc SGK, ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những thông tin thu nhận được, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các ý kiến của nhóm.
d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS.
+ Nhận biết cấu tạo của các loại gương
+ Lợi ích của các gương 
e) Gợi ý đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). 
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
Hoạt động 2: Thiết kế phương án thí nghiệm đối với từng gương 
a) Mục tiêu: nêu được cách thí nghiệm đối với từng loại gương
b) Nội dung:
Đưa ra phương án thí nghiệm đối với từng loại gương: gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.
c) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
GV đặt vấn đề bằng cách giới thiệu bộ dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu HS nêu các phương án làm TNKT
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm, đọc SGK, ghi vào vở ý kiến của mình về phương án TN. Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các ý kiến của nhóm.
d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS.
- Nhận biết được các loại dụng cụ TBTN của nhóm
- Phương án làm các TN
e) Gợi ý đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). 
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.	
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 3: 
- Tìm hiểu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lòi, gương cầu lõm
a) Mục tiêu
- Biết được các gương có trong vật dụng và thiết bị thông thường
- Biết được tác dụng của các loại gương 
- Biết sử dụng gương hợp lí trong từng trường hợp cụ thể
b) Nội dung:
- Tiến hành thí nghiệm như hình 5.2 , hoàn thành kết luận
* Kết luận
 Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng .hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng .độ lớn của vật.
Hình 7.2 
* Kết luận
- Là ảnh .không hứng được trên màn chắn.
- Ảnh .hơn vật
Bài 8
* Kết luận
- Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ..không thấy được trên màn chắn và ..vật
c) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
GV chuyển giao nhiệm vụ bằng cách giới thiệu lại bộ dụng cụ thí nghiệm và hướng dẫn các em tiến hành thí nghiệm.
Câu lệnh: 
- Đọc lại bài 5. Quan sát hình ảnh, mô tả lại TN và thực hiện TN như hình 5.2 điền vào kết luận
- Đọc lại bài 7. Quan sát hình ảnh, mô tả lại TN và thực hiện TN như hình 7.2 điền vào kết luận
- Đọc lại bài 8. Quan sát hình ảnh, mô tả lại TN và thực hiện TN như hình 8.1, 8.2, 8.4 điền vào kết luận
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm, ghi vào vở ý kiến dự đoán của mình. 
HS cùng nhóm bạn làm thí nghiệm dưới sự theo dõi giám sát của GV, tuân thủ các nội dung về sử dụng và an toàn thiết bị thí nghiệm.
Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh, hoàn thiện báo cáo kết quả bằng cách ghi lại các ý kiến của các bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm, thống nhất cách trình bày kết quả, ghi vào vở các ý kiến của nhóm.
d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS.
+ Hoàn thành kết luận
e) Gợi ý đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). 
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.	
Hoạt động 4: - Tìm hiểu vùng nhìn thấy của gương cầu lồi 
a) Mục tiêu: 
- Nêu được cách sử dụng gương cầu lồi
- so sánh giữa gương phẳng và gương cầu lồi
b) Nội dung:
- Tiến hành thí nghiệm như hình 6.2 và hình 7.
- Rút ra nhận xét kết luận:
Nhìn vào gương cầu lồi ta quan sát được một vùng ..hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
c) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ. 
- Đọc lại bài 7. Quan sát hình ảnh, mô tả lại TN và thực hiện TN như hình 6.2 và hinh 7.3
- Thảo luận, rút ra kết luận 
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào ở, đọc SGK , vận dụng những kiến thức vừa học để ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những nhiệm vụ này, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các ý kiến của nhóm. 
d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS.
+ Hoàn thành kết luận
e) Gợi ý đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). 
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.	
Hoạt động 5: - Tìm hiểu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm 
a) Mục tiêu:
- Mô tả cấu tạo và tác dụng của gương cầu lõm. 
b) Nội dung:
- Mô tả lại TN và tiến hành thí nghiệm hình 8.2, 8.4
- Hãy hoàn thành kết luận
C3
Chiếu một chum tia tới song song lên một gương cầu lõm ta thu được một chum tia phản xạ tại một điểm trước gương
C5
- Một nguồn sang nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chum tia ..song song.
c) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ. 
- Đọc lại bài 8. Quan sát hình ảnh, mô tả lại TN và thực hiện TN như hình 8.2, 8.4
- Thảo luận, rút ra kết luận
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào ở, đọc SGK , vận dụng những kiến thức vừa học để ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những nhiệm vụ này, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các ý kiến của nhóm. 
d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS.
+ Rút ra kết luận C3, C5.
e) Gợi ý đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). 
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.	
C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 6: Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập
a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng kiến thức vừa học để giải bài tập, giải thích tình huống thực tiễn.
b) Nội dung:
* Vẽ bản đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức về chủ đề các gương
* Giải bài tập luyện tập
1. BT (SGK) 
- Tìm những thí dụ về sử dụng: các gương?
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
GV đặt vấn đề, tổ chức cho HS :
- Báo cáo công việc đã làm từ đầu bài học, hướng dẫn các em vẽ và dùng bản đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức bài học; lựa chọn và hướng dẫn các HS giải bài tập vận dụng.
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào ở, làm việc cá nhân, trình bày ý kiến của mình. 
Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những nhiệm vụ này,
Thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các ý kiến của nhóm. 
d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS.
- Bản đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức bài học.
- Lời giải các bài tập.
e) Gợi ý đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
- GV tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, mức độ hoàn thành BT, ghi chép). 
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
D-E. VẬN DỤNG. TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
a) Mục tiêu:
- Chọn các câu hỏi và bài tập để tự tìm hiểu ở ngoài lớp.
b) Nội dung:
c) Gợi ý tổ chức hoạt động: (không bắt buộc cho tất cả HS)
GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện ngoài lớp học.
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở. Sau đó được thảo luận nhóm để đưa ra cách thực hiện về những nhiệm vụ này ở ngoài lớp học.
GV ghi nhận kết quả cam kết của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Hướng dẫn, gợi ý cách thực hiện cho HS, hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau (nếu có điều kiện). 
d) Sản phẩm mong đợi:
Bài làm của cá nhân học sinh hoặc của nhóm học sinh.
e) Gợi ý đánh giá:
Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá bài học (trắc nghiệm hoặc tự luận)
 ? Nêu tên ba loại gương đã học.Các loại gương dùng để làm gì?
- Có nên dùng gương cầu lõm ở phía trước người lái xe để quan sát vật phía sau không (?) giải thích .
* Dự kiến câu trả lời
- Người lái xe không nên dùng gương cầu lõm quan sát phía sau vì không cần quan sát vật to mà quan sát vùng rộng
- Có một vị trí nngười lái xe không quan sát được vật ở phía sauà không tránh được chướng ngại vật.
V. Phụ lục
 Một số phiếu học tập, mẫu báo cáo thí nghiệm, tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập (nếu có).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_vat_ly_7_chu_de_anh_cua_vat_tao_boi_cac_guong.doc