Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Năm học 2020-2021

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Trình bày được KN về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Lấy VD. Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục.

2. Về năng lực: Phát triển năng lực tự học, sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.

3. Về phẩm chất: Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất. Phát triển kỹ năng quan sát,phân tích,so sánh.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: Đọc SGK, tham khảo tài liệu, hình vẽ SGK và nghiên cứu nội dung bài 29, soạn giáo án. Bảng phụ. Sưu tầm một số tranh ảnh về động vật rừng quý hiếm ở VN và rừng bị tàn phá.

2. Học sinh: Đọc SGK, liên hệ thực tế gia đình và địa phương.

III. Tiến trình dạy học

 

docx 4 trang sontrang 4451
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Ngày soạn: ..
Tiết: 27 Ngày dạy: 
BÀI 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI
Môn học: Công nghệ; lớp: 7.
Thời gian thực hiện: 1 tiết.
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Trình bày được KN về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Lấy VD. Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục.
2. Về năng lực: Phát triển năng lực tự học, sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.
3. Về phẩm chất: Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất. Phát triển kỹ năng quan sát,phân tích,so sánh.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Đọc SGK, tham khảo tài liệu, hình vẽ SGK và nghiên cứu nội dung bài 29, soạn giáo án. Bảng phụ. Sưu tầm một số tranh ảnh về động vật rừng quý hiếm ở VN và rừng bị tàn phá.
2. Học sinh: Đọc SGK, liên hệ thực tế gia đình và địa phương.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (5 phút)
1. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs. Cho HS hiểu được giá trị của việc có rừng.
2. Nội dung: Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm: Trình bày miệng.
4. Tổ chức thực hiện:
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Thế nào là một giống vật nuôi? 
Câu 2: Em hãy nêu điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi?
HS lắng nghe
*Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.
C1: - Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi dều có đăc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
C2: - các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc;
Có đăc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau;
Có tính di truyền ổn định;
Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng.
*Báo cáo kết quả: Hs trình bầy miệng
*Đánh giá kết quả:
- Hs nhận xét bổ xung
Gv đánh giá cho điểm
- Gv nhận xét dẫn dắt vào bài: Sự phát triển của vật nuôi từ lúc còn là hợp tử đến lúc thành cá thể non đến trưởng thành rồi già cỗi diễn ra rất phức tạp nhưn tuân theo những quy luật nhất định.Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những kiến thức cơ bản về quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi và mối quan hệ khăng khít giữa chúng.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. (25 phút).
* Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
1. Mục tiêu: Hiểu được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
2. Nội dung: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp.
3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi.
4. Tổ chức thực hiện:
Gv yêu cầu Hs nghiên cứu sgk HĐN trả lời câu hỏi
- Gv nêu câu hỏi
C1: Quan sát tranh và nêu nhận xét về khối lượng,hình dạng,kích thước của 3 con ngan.
C2: Hãy nêu cụ thể sự thay đổi về hình dáng và kích thước một số bộ phận cơ thể con ngan.
C3:Vậy thế nào là sự sinh trưởng.
C4: Hãy lấy VD về sự sinh trưởng của vật nuôi mà em biết.
HS: lắng nghe câu hỏi
*Thực hiện nhiệm vụ:
-HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm
GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực
Dự kiến câu trả lời:
C1: Khối lượng, hình dạng kích thước của 3 con ngan khác nhau
C2: Chân to hơn, cánh dài ra , mỏ cứng hơn.
C3: - Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
C4: VD:Sự sinh trưởng của lợn Móng Cái:
+Lợn mới sinh:1,2kg.
+Lợn cai sữa:15kg.
+Lợn trưởng thành:50=>100kg.
*Báo cáo kết quả
- Đại diện nhóm hs trình bầy kết quả thảo luận nhóm
*Đánh giá kết quả: 
-HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá
GV: Chốt kiến thức, ghi bảng
*Chuyển giao nhiệm vụ
-GV yêu cầu HS quan sát thật kĩ H54(SGK)
Gv nêu câu hỏi
?Em thấy mào của 3 con ngan này có gì khác nhau không.
Hs lắng nghe câu hỏi
*Thực hiện nhiệm vụ:
-HS: làm việc cá nhân sau đó trả lời câu hỏi
Dự kiến câu trả lời: Mào của con ngan thứ 3 to và đỏ hơn con ngan thứ nhất
-GV:Các đặc điểm đó thể hiện con ngan thứ 3 đã thành thục sinh dục (các bộ phận của cơ quan sinh dục đã hoàn thiện).
GV mở rộng
?Em hãy cho biết con gà trống thành thục sinh dục khác con gà trống còn nhỏ ở điểm nào.
Dự kiến trả lời: Mào đỏ,to,biết gáy,biết đạp mái.
-GV:Đó là sự phát dục ở con đực.Ở con cái,cùng với sự phát triển của cơ thể,buồng trứng của con cái lớn dần.Đó là sự sinh trưởng của buồng trứng.Khi đã lớn,buồng trứng bắt đầu sản sinh ra trứng,đó là sự phát dục của con cái.
?Vậy thế nào là sự phát dục.
Dự kiến trả lời: -Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.
*Báo cáo kết quả
- Đại diện nhóm hs trình bầy kết quả thảo luận nhóm
*Đánh giá kết quả: 
-HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá
GV: Chốt kiến thức, ghi bảng
-GVtổ chức cho HS hoàn thành bài tập trong SGK:Hãy đọc rồi đánh dấu (x) vào .
=>Gv chữa bài tập.
GV: Chốt kiến thức, ghi bảng.
I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
1. Sự sinh trưởng.
- Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
VD: Sự sinh trưởng của lợn Móng Cái:
+ Lợn mới sinh:1,2kg.
+ Lợn cai sữa:15kg.
+ Lợn trưởng thành:50=>100kg.
2. Sự phát dục.
- Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.
VD: Gà trống thành thục sinh dục: biết gáy, biết đạp mái, mào to, rõ.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (3 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức của HS.
2. Nội dung: Hđ cá nhân. Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp.
3. Sản phẩm: HS trình bày miệng.
4. Tổ chức thực hiện:
- Gv yêu cầu cá nhân hs trả lời câu hỏi:
? Điềuquan trọng nhất các em học được hôm nay là gì. Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
- Hs: hệ thống lại kiến thức
*Thực hiện nhiệm vụ:
HS: làm việc cá nhân hệ thống lại kiến thức
*Báo cáo kết quả:
Hs trình bầy nhanh
*Đánh giá kết quả
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5 phút)
1. Mục tiêu: Nắm vững được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi để vận dụng vào thực tiễn.
2. Nội dung: Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm: Bài làm cá nhân.
4. Tổ chức thực hiện:
GV đưa ra câu hỏi
 Hãy nêu đặc điểm sinh trưởng và phát dục của sự tăng cân của ngan con theo ngày, tuần tuổi?
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS Làm việc cá nhân
* Báo cáo kết quả:
Hs đứng tại chỗ trả lời
* Đánh giá kết quả
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Gv nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng, sáng tạo (nếu có) (5 phút)
* Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức thực tế về khai thác rừng.
* Nhiệm vụ: Cá nhân tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, trao đổi với người thân...
* Phương thức hoạt động: Phiếu học tập cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
Về nhà em hãy tìm hiểu qua mạng internet, qua sách báo trả lời câu hỏi
Gv: hướng dẫn, giao nhiệm vụ về nhà cho hs
- Em hãy sưu tầm những kinh nghiệm chọn giống của địa phương em .
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Về nhà suy nghĩ trả lời.
IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học (2 phút)
1. Tổng kết.
2. Hướng dẫn tự học ở nhà. 
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.
- Đọc và xem trước bài 33 Một số phương pháp quản lý và chọn lọc giống vật nuôi.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_32_su_sinh_truong_va_phat_duc_cu.docx