Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chủ đề: Mô hình nhà đơn giản
A. Mục đích
- HS trình bày được kiến thức về bản vẽ nhà, thực hành đọc bản vẽ nhà thông qua việc báo cáo bản thiết kế mô hình nhà đơn giản.
- Thông qua các hoạt động phản biện, vấn đáp, giáo viên giúp HS nhận ra những sai sót (nếu có) khi tự nghiên cứu kiến thức nền hoặc củng cố giúp HS hiểu rõ hơn về việc ứng dụng kiến thức nền trong việc thiết kế sơ đồ nhà đơn giản.
GV cần chỉ rõ và khẳng định lại những kiến thức nền quan trọng trước cả lớp; GV gợi ý để HS có thể có ý tưởng về điều chỉnh, cải tiến bản thiết kế phù hợp với những nhận thức đúng đắn về kiến thức nền.
- HS thực hành được kỹ năng thiết kế và thuyết trình, phản biện; hình thành ý thức về cải tiến, phát triển bản thiết kế mô hình.
B. Nội dung
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày phương án thiết kế (đã chuẩn bị ở nhà).
- GV tổ chức HS thảo luận, bình luận, nêu câu hỏi và bảo vệ ý kiến về bản thiết kế; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế (nếu cần);
- GV chuẩn hoá các kiến thức nền liên quan cho HS; yêu cầu HS chỉnh sửa, ghi lại các kiến thức này vào vở.
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC STEM CHỦ ĐỀ “MÔ HÌNH NHÀ ĐƠN GIẢN” (NHÓM CÔNG NGHỆ) DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM STT Họ tên 1 Viên Thị Quế 2 Trần Thị Loan 3 Phạm Thu Thảo 4 Phạm Xuân Sinh 5 Đỗ Thị Khuyên 1. Tên chủ đề: DỤNG CỤ ƯƠM MẦM MINI (Số tiết: 03 tiết– Lớp 7) 2. Mô tả chủ đề: Dự án “DỤNG CỤ ƯƠM MẦM MINI” là một ý tưởng dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho đối tượng HS lớp 7 bằng việc thiết kế mô hình dụng cụ ươm mầm mini. Để thực hiện được dự án này, HS sẽ cần chiếm lĩnh kiến thức của các bài học: - Công nghệ 7: Bài 17 (Thực hành: Xử lí hạt giống bằng nước ấm), Bài 18 (Thực hành: Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống). 3. Mục tiêu: Sau khi hoàn thành chủ đề, HS có khả năng: a) Kiến thức - Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà. - Biết được một số kí hiệu bằng hình vẽ của một số bộ phận dùng trên bản vẽ nhà. - Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản. - Đọc được bản vẽ nhà đơn giản. - Ham thích tìm hiểu bản vẽ xây dựng. b) Kĩ năng - Tính toán, thiết kế, lắp ráp được các bộ phận của ngôi nhà. - Tra cứu được thông tin, hình ảnh, video về việc thiết kế, lắp ráp các bộ phận của ngôi nhà. - Vận dụng kiến thức vào thực tế thiết kế được mô hình nhà đơn giản. c) Phát triển phẩm chất - Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp; - Yêu thích môn học, thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống; d) Định hướng phát triển năng lực - Năng lực nghiên cứu kiến thức khoa học về việc thiết kế, lắp ráp mô hình nhà đơn giản. - Năng lực giải quyết vấn đề, cụ thể thiết kế, lắp ráp các bộ phận nhà đơn giản. - Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể tạo ra sản phẩm mô hình nhà đơn giản. 4. Thiết bị - Tổ chức dạy học chủ đề, GV sẽ hướng dẫn HS sử dụng một số thiết bị sau: - Bìa cát tông, kéo, băng dính 2 mặt, bút chì, tẩy, keo nến. - Giấy A0, máy tính, máy chiếu... Tiến trình dạy học Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ MÔ HÌNH NHÀ ĐƠN GIẢN. (Tiết 1 – 45 phút) A. Mục đích - HS hình thành được một phần kiến thức ban đầu về việc đọc bản vẽ, thiết kế bản vẽ và mô hình nhà đơn giản. - HS nhận thấy được sự cần thiết và ý nghĩa của bản vẽ nhà. - HS bước đầu có sự tự tin trước khi bắt tay vào triển khai dự án; - HS tiếp nhận được nhiệm vụ vẽ và thiết kế mô hình nhà đơn giản, ghi nhận được các tiêu chí của sản phẩm và các tiêu chí đánh giá sản phẩm này (HS xác định rõ nhiệm vụ mình cần phải làm là vẽ và đọc được bản vẽ đúng kí hiệu; thiết kế được mô hình nhà đơn giản thỏa mãn những tiêu chí GV đưa ra và mức độ hoàn thành sản phẩm sẽ được đánh giá theo bảng tiêu chí đánh giá). B. Nội dung - GV tổ chức cho HS làm mô hình nhà đơn giản gồm 03 phòng (02 phòng ngủ và 01 phòng sinh hoạt chung). - Từ việc thiết kế bản vẽ, GV tổ chức cho HS thảo luận để hình thành các ý tưởng mới về cách thiết kế mô hình nhà ở đơn giản. GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện một dự án học tập “mô hình nhà đơn giản” dựa trên những kiến thức lí thuyết về bản vẽ nhà, thực hành đọc bản vẽ nhà trong nhà ở mà HS đã học ở môn Công nghệ 8. Kết quả thảo luận, phân công nhiệm vụ của thành viên trong nhóm được ghi vào Phiếu học tập và Bản ghi chép nhiệm vụ của nhóm. - Các bản tiêu chí: (1) đánh giá bản thiết kế, (2) đánh giá sản phẩm thiết kế mô hình nhà đơn giản, (3) đánh giá kế hoạch triển khai dự án được GV tự thiết kế khi xây dựng chủ đề dạy học, trước khi triển khai trong giờ dạy trên lớp. Trong hoạt động này, GV giải thích và thống nhất để HS hiểu được yêu cầu và nội dung của các nhiệm vụ gắn với các bản tiêu chí đã nêu. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau: - Thiết kế được bản vẽ nhà đơn giản - Một bản ghi chép xác định nhiệm vụ phải làm của từng nhóm: Thiết kế bản vẽ mô hình nhà đơn giản. - Một bản phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm theo phiếu học tập số 1. - Bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế sản phẩm và bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm mô hình nhà đơn giản. - Kế hoạch thực hiện dự án với các mốc thời gian và nhiệm vụ rõ ràng. D. Cách thức tổ chức hoạt động Bước 1.Đặt vấn đề Giáo viên nêu câu hỏi đặt vấn đề: Để xây dụng được ngôi nhà như ý, ngoài những vật liệu cần thiết như cát, sỏi, gạch, đá, xi măng, sắt thép ta còn cần có gì ? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta sẽ cùng thực hành thiết kế mô hình nhà đơn giản. Bước 2. HS tiến hành thực hành khám phá kiến thức. - GV tổ chức chia nhóm HS. HS theo từng nhóm thống nhất vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm; - GV nêu rõ những yêu cầu cho HS khi làm thực hành thiết kế (mô hình nhà đơn giản) - GV phát cho các nhóm HS hoàn thành “Phiếu học tập 2”. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Các em hãy tìm hiểu thông tin trong các bài 15, 16 ở SGK Công nghệ 8 trang 49 và trả lời các câu hỏi sau: Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào? Chúng thường được đặt ở những vị trí nào trên bản vẽ ? .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 2. Các hình biểu diễn của bản vẽ thể hiện các bộ phận nào của ngôi nhà? ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 3. Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào ? ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Các em làm việc theo nhóm để thực hiện các công việc sau đây: Vẽ sơ đồ nhà ở một tầng đơn giản. Bước 1. Thiết kế sơ đồ mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt (sơ đồ) Bước 2. Thiết kế các phòng sinh hoạt trong ngôi nhà. Bước 3.Giao nhiệm vụ cho HS và xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm GV nêu vấn đề: Với yêu thiết kế nhà đơn giản 1 tầng em sẽ thiết kế bản vẽ như thế nào? GV nêu yêu cầu về dự án: Căn cứ vào yêu cầu trên, thầy/cô muốn “đặt hàng” với các em sản phẩm như sau: mô hình nhà đơn giản phổ biến cho học sinh trong toàn trường. Theo đó, sản phẩm của các nhóm cần thoả mãn một số tiêu chí cơ bản sau: - Sử dụng từ các loại phế liệu. - Có tính thẩm mỹ cao. - Chi phí mô hình hợp lí. Bản thiết kế sẽ được đánh giá theo Phiếu đánh giá số 1. Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá bản thiết kế Phiếu này được sử dụng để đánh giá nhóm khi báo cáo phương án thiết kế sản phẩm TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được 1 Trình bày rõ bản vẽ sơ đồ thiết kế mô hình nhà đơn giản 2 2 Vẽ sơ đồ mô hình nhà đơn giản. 3 3 Đảm bảo đúng kích thước, thẩm mĩ 3 4 Trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn. 2 Tổng điểm 10 Bước 4. GV thống nhất kế hoạch triển khai tiếp theo Hoạt động chính Thời lượng Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án Tiết 1 Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức cần thiết có liên quan để phục vụ cho việc thiết kế mô hình (kiến thức nền); chuẩn bị bản thiết kế mô hình để báo cáo. 1 tuần (HS tự học ở nhà theo nhóm). Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế. Tiết 2 Hoạt động 4: Thiết kế sản phẩm 1 tuần (HS tự làm ở nhà theo nhóm). Hoạt động 5: Giới thiệu, trưng bày sản phẩm Tiết 3 - GV nhấn mạnh là các nhóm có 1 tuần tiếp theo để nghiên cứu kiến thức liên quan (bản vẽ nhà, thực hành đọc bản vẽ nhà). - Các nhóm triển khai xây dựng bản thiết kế bản vẽ mô hình nhà đơn giản. Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN VẼ NHÀ, THỰC HÀNH ĐỌC BẢN VẼ NHÀ (HS tự học, tự nghiên cứu và xây dựng bản thiết kế ở nhà trong 1 tuần) A. Mục đích HS tự học được kiến thức cần thiết có liên quan (kiến thức nền) thông qua việc nghiên cứu 2 bài học Bài 15: bản vẽ nhà và Bài 16: Thực hành đọc bản vẽ nhà, từ đó xác định được cơ sở khoa học của việc thiết kế mô hình nhà đơn giản (phiếu học tập số 3). B. Nội dung Từ yêu cầu tiêu chí đánh giá căn phòng, HS tự tìm hiểu các kiến thức nền liên quan từ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo hay tìm hiểu trên internet... nhằm hoàn thành câu hỏi, bài tập được giao và từ đó có kiến thức để thiết kế được mô hình nhà đơn giản. HS sẽ trình bày những kiến thức mình tự học được thông qua việc trình bày báo cáo và bảo vệ bản thiết kế ngôi nhà đáp ứng các tiêu chí đánh giá trong Phiếu đánh giá số 2. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau: - Bản ghi chép những kiến thức về bản vẽ nhà. - Hồ sơ thiết kế: Sơ đồ căn phòng bao gồm chú giải chi tiết về kích thước đối với từng phòng của ngôi nhà trong vở và trong Hồ sơ học tập của nhóm. Bản thiết kế mô hình sản phẩm (hình dáng, kích thước, cấu tạo .) và danh mục vật liệu đi kèm. Bản thiết kế này cùng được trình bày trên giấy A0 D. Cách thức tổ chức hoạt động - HS vận dụng kiến thức về Bản vẽ nhà, thực hành đọc bản vẽ nhà ; hình vẽ mô hình của ngôi nhà đi kèm các thông số (hình dáng, kích thước, vật liệu dự kiến). - HS trao đổi và tìm sự hỗ trợ của GV các bộ môn liên quan (nếu cần) như sau: GV hướng dẫn HS cách đọc tài liệu, đọc sách giáo khoa, tìm kiếm thêm tài liệu từ các nguồn thông tin khác nhau. Kết nối HS với những GV bộ môn khác để hỗ trợ HS khi cần thiết. GV yêu cầu HS ghi những kiến thức cơ bản vào vở. GV hỗ trợ, gợi ý HS những ý tưởng về thiết kế mô hình nhà ở đơn giản. Khuyến khích HS nêu thắc mắc và hỗ trợ HS tìm hiểu, giải đáp thắc mắc. - HS tự hoàn thiện bản báo cáo về thiết kế mô hình nhà đơn giản trên giấy A0 và tập luyện cách thức trình bày; chuẩn bị câu hỏi và câu trả lời để bảo vệ quan điểm của nhóm. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: HƯỚNG DẪN HS THIẾT KẾ BẢN VẼ MÔ HÌNH NHÀ ĐƠN GIẢN Hoạt động 3. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH THIẾT KẾ NHÀ ĐƠN GIẢN (Tiết 2 – 45 phút) A. Mục đích - HS trình bày được kiến thức về bản vẽ nhà, thực hành đọc bản vẽ nhà thông qua việc báo cáo bản thiết kế mô hình nhà đơn giản. - Thông qua các hoạt động phản biện, vấn đáp, giáo viên giúp HS nhận ra những sai sót (nếu có) khi tự nghiên cứu kiến thức nền hoặc củng cố giúp HS hiểu rõ hơn về việc ứng dụng kiến thức nền trong việc thiết kế sơ đồ nhà đơn giản. GV cần chỉ rõ và khẳng định lại những kiến thức nền quan trọng trước cả lớp; GV gợi ý để HS có thể có ý tưởng về điều chỉnh, cải tiến bản thiết kế phù hợp với những nhận thức đúng đắn về kiến thức nền. - HS thực hành được kỹ năng thiết kế và thuyết trình, phản biện; hình thành ý thức về cải tiến, phát triển bản thiết kế mô hình. B. Nội dung - GV yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày phương án thiết kế (đã chuẩn bị ở nhà). - GV tổ chức HS thảo luận, bình luận, nêu câu hỏi và bảo vệ ý kiến về bản thiết kế; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế (nếu cần); - GV chuẩn hoá các kiến thức nền liên quan cho HS; yêu cầu HS chỉnh sửa, ghi lại các kiến thức này vào vở. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau: - Hồ sơ thiết kế mô hình nhà đơn giản đã hoàn thiện theo góp ý. - Bài ghi kiến thức liên quan được chuẩn hoá trong vở của HS. D. Cách thức tổ chức hoạt động Bước 1. GV tổ chức cho từng nhóm báo cáo phương án thiết kế; Bước 2. Các nhóm khác nhận xét, nêu câu hỏi; Bước 3. GV nhận xét, đánh giá các bài báo cáo (theo phiếu đánh giá 2). Tổng kết,chuẩn hoá các kiến thức liên quan. - Bài trình bày bản thiết kế sẽ được đánh giá theo các tiêu chí trong Phiếu đánh giá số 2. Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá sản phẩm Phiếu này được sử dụng để đánh giá nhóm khi giới thiệu sản phẩm TT 1,0 điểm 2,0 điểm 3,0 điểm 1 Sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tìm (phải mua) Tận dụng nguồn nguyên liệu dễ tìm (tìm kiếm) Thu gom phế liệu góp phần bảo vệ môi trường (tìm kiếm) 2 Có mô hình theo bản thiết kế Có mô hình theo bản thiết kế đúng tỷ lệ kích thước như bản thiết kế Có mô hình theo bản thiết kế đúng tỷ lệ kích thước như bản thiết kế và có tính thẩm mĩ 3 Chi phí để làm ra mô hình căn phòng là trên 50.000 đ. Chi phí để làm ra mô hình từ 30.000 đến 50.000 đ. Chi phí để làm ra hệ thống là dưới 30.000 đ. GỢI Ý BẢNG TÍNH CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM TT Nguyên vật liệu Đơn giá ( VNĐ) Đơn vị tính Số lượng Thành tiền (VNĐ) 1 Giấy ( A4, Màu) 2 Bìa cát tông 3 Băng dính 2 mặt Bước 4. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai thiết kế mô hình theo bản thiết kế; ghi lại các điều chỉnh (nếu có) của bản thiết kế sau khi đã hoàn thành mô hình và ghi giải thích; gợi ý các nhóm tham khảo thêm các tài liệu phục vụ cho việc sắp xếp, thử nghiệm mô hình nhà ở đơn giản (SGK, internet...) và tham khảo thêm ý kiến tư vấn của GV bộ môn (nếu thấy cần thiết). Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH NHÀ ĐƠN GIẢN. (HS tự làm ở nhà 1 tuần) A. Mục đích - HS chế tạo được mô hình nhà ở đơn giản căn cứ trên bản vẽ thiết kế đã được thông qua; - Học được quy trình, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm thông qua việc xác định các vật liệu phù hợp, đảm bảo đúng thiết kế các phòng. - Học được nguyên tắc an toàn trong chế tạo, lắp đặt mô hình. - Bổ sung thêm kiến thức nền thông qua việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình chế mô hình. B. Nội dung - HS làm việc theo nhóm ở nhà hoặc trên phòng thí nghiệm để cùng chế tạo sản phẩm; ghi chép lại công việc của từng thành viên, các điều chỉnh của bản thiết kế (nếu có) và giải thích lí do điều chỉnh (khuyến khích sử dụng công nghệ để ghi hình quá trình chế tạo sản phẩm). - GV đôn đốc, hỗ trợ HS (nếu cần) trong quá trình các nhóm chế tạo sản phẩm. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm sau: mô hình nhà đơn giản đúng yêu cầu, đáp ứng các tiêu chí đánh giá trong phiếu đánh giá số 1. D. Cách thức tổ chức hoạt động Bước 1. HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến. Bước 2. HS lắp đặt các thành phần của hệ thống theo bản thiết kế bằng vật liệu đã có. Bước 3. HS thử nghiệm mô hình, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm (phiếu đánh giá số 1). Bước 4. HS điều chỉnh lại vật liệu và thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lí do (nếu cần phải điều chỉnh); Bước 5. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo mô hình; Trong quá trình chế tạo mô hình, GV đôn đốc, hỗ trợ, ghi nhận hoạt động của các nhóm HS Hoạt động 5. TRÌNH BÀY MÔ HÌNH “NHÀ ĐƠN GIẢN” VÀ THẢO LUẬN (Tiết 3 – 45 phút) A. Mục đích - HS giới thiệu và sắp xếp được các phòng trong mô hình nhà đơn giản tính phù hợp của sản phẩm với điều kiện thực tế cũng như đáp ứng được các tiêu chí đánh giá sản phẩm đã đặt ra (Phiếu đánh giá số 1). - HS thực hành được kỹ năng thuyết trình và phản biện kiến thức liên quan; rèn luyện được thói quen giữ gìn vệ sinh, an toàn trong lắp ráp mô hình và sắp xếp mô hình; hình thành ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm. - HS hoàn thiện kiến thức nền sau khi đã có thực nghiệm. B. Nội dung - Các nhóm HS sắp xếp mô hình ngôi nhà đơn giản đã được thiết kế, giới thiệu về cách thiết kế, sắp xếp của mô hình kết hợp với việc giải thích kiến thức các môn học liên quan. - GV và HS đặt câu hỏi để làm rõ nội dung. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm sau: Thiết kế được mô hình nhà đơn giản theo đúng tiêu chí đánh giá. D. Cách thức tổ chức hoạt động: Bước 1. Các nhóm HS lắp đặt mô hình trên bàn mỗi nhóm, ghi rõ tên nhóm và các thành viên (hoạt động này được thực hiện trước khi vào tiết học); Bước 2. Các nhóm lần lượt báo cáo, trình bày mô hình căn phòng lưu trú ngăn nắp. - Nhóm trình bày về cách sắp xếp các phòng, những điều chỉnh trong quá trình chế tạo mô hình và giải thích lí do (nếu có); giải thích cách tính giá thành của mô hình; - Đồng thời các thầy cô và HS cùng kiểm tra tiêu chuẩn kĩ thuật của mô hình nhà đơn giản. - Trong thời gian này, các nhóm HS khác cũng hoàn thành phiếu đánh giá dành cho HS. Bước 3. Thầy cô và các nhóm khác đặt câu hỏi, nhận xét. GV công bố kết quả chấm sản phẩm theo tiêu chí của phiếu đánh giá số 1 (kết quả đánh giá nên được trình chiếu trên màn hình để cả lớp dễ quan sát); GV tổng kết và nhận xét về kết quả chung của các nhóm. GV cần lưu ý những hạn chế, những điểm còn bất cập, chưa chính xác của các nhóm, đặc biệt lưu ý khi các nhóm khai thác và giải thích kiến thức nền trong khi giới thiệu sản phẩm và những ghi chép trong phiếu học tập. Bước 4. GV gợi mở về việc tìm hiểu kiến thức và mở rộng, cải tiến cách sắp xếp. HỒ SƠ HỌC TẬP DỰ ÁN: MÔ HÌNH NHÀ ĐƠN GIẢN Tên nhóm: Công nghệ Lớp: Stem Yên Minh PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Tên nhóm...................................................................... Danh sách và vị trí nhân sự: Vị trí Mô tả nhiệm vụ Tên Thành viên Nhóm trưởng Quản lý các thành viên trong nhóm, hướng dẫn, góp ý, đôn đốc các thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ Lù Thị Hương Thư ký Ghi chép lại tiến trình thực hành, hoàn thành các phiếu học tập trong hồ sơ dự án. Nguyễn Thị Thảo Thành viên Thảo luận, thực hiện để hoàn thành sản phẩm. Nguyễn Văn Cường Nông Thị Liên Viên Thị Quế Lưu Tiến Lâm Thành viên Thảo luận, thực hiện để hoàn thành sản phẩm. Hoàng Thị Linh Ma Thị Yêu Lù Thị Sinh Nông Thị Liên Thành viên Thảo luận, thực hiện để hoàn thành sản phẩm. Trần Thi Loan Lục Xuân Lưu Nguyễn Thanh Xuân Mùng Thị Duyệt Giàng Thị Xay PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Các em hãy tìm hiểu thông tin trong các bài 15, 16 ở SGK Công nghệ 8 trang 49 và trả lời các câu hỏi sau: Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào? Chúng thường được đặt ở những vị trí nào trên bản vẽ ? .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 2. Các hình biểu diễn của bản vẽ thể hiện các bộ phận nào của ngôi nhà? ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 3. Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào ? ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: HƯỚNG DẪN TỰ LÀM MÔ HÌNH NHÀ ĐƠN GIẢN Các em làm việc theo nhóm để thực hiện các công việc sau đây: Vẽ sơ đồ mô hình nhà đơn giản. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Tên nguyên vật liệu Vai trò ( dùng làm gì?) Hình vẽ thiết mô hình nhà đơn giản Bản vẽ thiết kế mô hình nhà đơn giản Sơ đồ mô hình Phiếu đánh giá của giáo viên dành cho mỗi phần trình bày của học sinh. Các em hãy tham khảo những tiêu chí này để hoàn thiện sản phẩm của nhóm mìnhmột cách tốt nhất. Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá bản thiết kế Phiếu này được sử dụng để đánh giá nhóm khi báo cáo phương án thiết kế sản phẩm TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được 1 Trình bày rõ bản vẽ sơ đồ thiết kế mô hình nhà đơn giản 2 2 Vẽ sơ đồ mô hình nhà đơn giản 3 3 Đảm bảo đúng kích thước, thẩm mĩ 3 4 Trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn. 2 5 Tổng điểm 10 Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá sản phẩm Phiếu này được sử dụng để đánh giá nhóm khi giới thiệu sản phẩm TT 1,0 điểm 2,0 điểm 3,0 điểm 1 Sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tìm (phải mua) Tận dụng nguồn nguyên liệu dễ tìm (tìm kiếm) Thu gom phế liệu góp phần bảo vệ môi trường(tìm kiếm) 2 Có mô hình theo bản thiết kế Có mô hình theo bản thiết kế đúng tỷ lệ kích thước như bản thiết kế Có mô hình theo bản thiết kế đúng tỷ lệ kích thước như bản thiết kế và có tính thẩm mĩ 3 Chi phí để làm ra mô hình căn phòng là trên 50.000 đ. Chi phí để làm ra mô hình từ 30.000 đến 50.000 đ. Chi phí để làm ra hệ thống là dưới 30.000 đ. GỢI Ý BẢNG TÍNH CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM TT Nguyên vật liệu Đơn giá ( VNĐ) Đơn vị tính Số lượng Thành tiền (VNĐ) 1 2 3 Một số cảm nhận của nhóm sau khi làm xong mô hình Hướng phát triển của mô hình PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐIỂM TỪNG HỌC SINH TRONG NHÓM TT Tên học sinh Chức vụ trong nhóm Các tiêu chí đánh giá Điểm Tích cực ( 10điểm) Chưa tích cực ( 5 điểm) Không tham gia hoạt động ( 0 điểm)
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_chu_de_mo_hinh_nha_don_gian.docx