Giáo án Đại số 7 - Chương II: Hàm số và đồ thị - Năm học 2019-2020 - Trần Hải Nguyên

Giáo án Đại số 7 - Chương II: Hàm số và đồ thị - Năm học 2019-2020 - Trần Hải Nguyên

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa 2 đại lượng tỉ lệ thuận

- Hiểu được các tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ thuận

2. Kĩ năng:

- Nhận biết hai đại lượng có tỉ lệ thuận hay không,

- Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết 1 cặp giá trị tương ứng của 2 đại lượng tỉ lệ thuận. Tìm 1 giá trị của 1 đại lượng khi biết hệ số và giá trị tương ứng của đại lượng kia

3. Thái độ:

 - Phát triển và rèn luyện tư duy.

II. CHUẨN BỊ :

1.GV : SGK , giáo án, phấn màu, bảng phụ( định nghĩa,?1,?2,?3;Tính chất ), bảng nhóm, bút dạ

2.HS : SGK, xem trước bài ở nhà.

 

doc 49 trang Trịnh Thu Thảo 30/05/2022 3770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Chương II: Hàm số và đồ thị - Năm học 2019-2020 - Trần Hải Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12
Tiết : 23
Chương II: HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ
Soạn: 19.10.2019
Dạy: 
§1. ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức:
- Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa 2 đại lượng tỉ lệ thuận
- Hiểu được các tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ thuận 
2. Kĩ năng:
- Nhận biết hai đại lượng có tỉ lệ thuận hay không, 
- Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết 1 cặp giá trị tương ứng của 2 đại lượng tỉ lệ thuận. Tìm 1 giá trị của 1 đại lượng khi biết hệ số và giá trị tương ứng của đại lượng kia
3. Thái độ:
 - Phát triển và rèn luyện tư duy.
II. CHUẨN BỊ : 
1.GV : SGK , giáo án, phấn màu, bảng phụ( định nghĩa,?1,?2,?3;Tính chất ), bảng nhóm, bút dạ
2.HS : SGK, xem trước bài ở nhà. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Bài toán mở đầu (6 ph) 
?1 Viết công thức tính của:
a) Quãng đường đi được s (km) theo thời gian t (h) của một vật chuyển động đều với vận tốc 15 (km/h)
-Gv treo bảng phụ BT?1 gọi học sinh lên bảng thực hiện 
- GV nhận xét - đánh giá - cho điểm
- HS theo dõi
- 1 HS lên bảng
a)Quãng đuờng vật đi được là : 
S = 15t (km)
b) Khối lượng của thanh kim loại là: m = D.v (kg)
HS nhận xét
Hoạt động 2: Giới thiệu định nghĩa (10 ph)
1. Định nghĩa: 
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = kx (k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = kx (k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k 
 * Chú ý:
-Nếu y tỉ lệ thuận với x thì x cũng tỉ lệ thuận với y
-Nếu y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k (khác 0) thì x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ
HĐ2.1: Qua bài làm của bạn (kiểm tra bài cũ) em nào có thể rút ra sự giống nhau giữa các công thức trên?
- GV giới thiệu định nghĩa và treo bảng phụ 
HĐ2.2: Cho HS làm BT?2
- GV treo bảng phụ, gọi HS đọc đề bài tập
-Gọi HS lên bảng làm ?2
-y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k thì x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ nào?
-GV giới thiệu phần chú ý 
HĐ2.3 - Cho HS làm ?3
cột
a
b
c
d
ch.cao
10
8
50
30
-Các công thức trên đều có điểm giống nhau là đại lượng này bằng đại lượng kia nhân với hằng số khác 0
- HS đọc định nghĩa SGK
- HS làm ?2
Vì y tỉ lệ thuận với x nên : 
y = 
Vậy x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ a = 
-theo hệ số tỉ lệ 
- HS đọc chú ý 
HS làm ?3
-HS nêu được: Con khủng long b nặng 8 tấn, c 50 tấn, d 30 tấn.
Hoạt động 3: Giới thiệu tính chất (15ph)
2. Tính chất
Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì 
- Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi
- Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia 
= ; = ; 
HĐ3.1: Cho HS làm ?4
GV treo bảng phụ 
x
x1=3
x2 =4
x3=5
x4=6
y
y1=6
y2=?
y3=?
y4=?
Gọi HS đọc yêu cẩu đề bài? 
-Đàm thoại gợi mở, giúp HS lần lượt giải các câu a,b,c của ?4.
-GV giải thích thêm về sự tương ứng của x1 và y1 , x2 và y2 ,....
=; = 
HĐ3.2: GV giới thiệu tính chất SGK
- HS thực hiện ?4: 
a)Vì y và x là hai đại lượng tỉ lệ thuận
y1 = kx1 hay 6 = k3
k =2
vậy hệ số tỉ lệ k = 2 
b) y2 = kx2 = 2.4 =8
y3 = kx3 = 2.5 =10
y4 = kx4 =2.6 =12
c) 
-HS thông hiểu sự tương ứng giữa các đại lượng x1,x2,x3, với y1,y2,y3, 
-HS đọc 2 tính chất SGK
Hoạt động 4: Củng cố (12 ph)
* BT 1 trang 53
a)Tìm hệ số tỉ lệ k?
 Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên y = kx 
Thay x = 6 , y = 4 ta được 
4 = k 6
 Þ k = 	
b) Biểu diễn: y = 
c) x = 9 
x = 15 
* Bt 2 trang 54
Cho biết x, y là 2 đại lượng tỉ lệ thuận. Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng:
- Cho HS đọc đề BT 1 trang 53
- Đề bài cho biết gì ? hỏi gì?
- Hai đại lượng tỉ lệ thuận x và y liên hệ với nhau bởi công thức nào ?
-Biết y, x nêu cách tìm hệ số tỉ lệ k?
-Gọi HS lên bảng biểu diễn y theo x 
- Muốn tính giá trị tương ứng của y khi x = 9 ta làm sao?
- Gọi 2 HS lên bảng
-GV gọi HS đọc đề BT 2 trang 54
GV treo bảng phụ đề bài tập
- GV cho HS làm BT vào vở 
- Gọi 2 HS lên bảng 
-Gọi 1 HS tính hệ số k? 1 HS điền vào chỗ trống?
-HS cả lớp đọc đề BT
- Cho biết x và y tỉ lệ thuận và 
x = 6, y =4
- Liên hệ bơỉ công thức y = kx 
- Thay các giá trị x và y vào công thức y = kx 
hay k =
- HS lên bảng biểu diễn 
- Thay x = 9 vào công thức 
y = 
-HS đọc đề BT
Giải
 Ta có x4 = 2, y4 = -4
Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên y4 = kx4
k = y4 : x4 = -4 :2 = -2
x
-3
-1
1
2
5
y
6
2
-2
-4
-10
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Học thuộc định nghiã và tính chất
- Làm BT 3,4 trang 54 SGK
- Xem trước bài "Một số bài toán đại lượng tỉ lệ thuận". Tìm hiểu PP giải bài toán 1 và bài toán 2.
- Nhận xét tiết học.
Tuần : 12
Tiết : 24
§2. MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ 
 ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
Soạn: 19.10.2019
Dạy : 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức:
- Học sinh biết làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ
2. Kĩ năng:
- Biết dựa vào tính chất đã học để lập được dãy các tỉ số bằng nhau khi giải bài toán tỉ lệ thuận.
3. Thái độ:
- Có tính cẩn thận khi giải toán, thấy được sự liên thong giữa các kiến thức.
II. CHUẨN BỊ : 
1.GV : SGK , giáo án, phấn màu, Bảng phụ đề BT 5 trang 55 và đề bài toán 1, 2
2.HS : SGK, ôn lại tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (9ph)
1) Tìm 2 số m1 và m2 biết 
và m1 - m2 = 56,5
2) Tìm a,b,c biết và
a + b + c = 180
- GV ghi đề bài lên bảng, lần lượt gọi HS lên bảng làm BT.
- HS cả lớp làm vào giấy. 
- GV gọi HS nhận xét .
- GV nhận xét cho điểm kiểm tra bài làm của một số học sinh. 
HS1:=
HS2:
= 
 - HS nhận xét bài làm của bạn 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài toán 1 (15 ph)
1.Bài toán 1:
Hai thanh chì có thể tích là 12 cm3 và 17 cm3. Hỏi mỗi thanh nặng bao nhiêu gam, biết rằng thanh thứ hai nặng hơn thanh thứ nhất 56,5 g ?
Giải
Gọi khối lượng hai thanh chì lần lượt là: m1 (g) và m2 (g)
Do khối lượng và thể tích của chì là hai đại lượng tỉ lệ thuận nhau
Ta có: và m2 - m1 = 56,5
Nên:
=
Þ m1 = 11,3.12 =1 35,6ù 
m2 = 11,3.17 =192,1
 Vậy hai thanh chì có khối lượng là 135,6 g và 192,1 g
* Chú ý:
Bài toán ?1 còn được phát biểu dưới dạng chia số 222,5 thành 2 phần tỉ lệ 10 và 15
HĐ2.1 GV treo bảng phụ (đề bài)
- BT yêu cầu ta phải làm gì?
- Bài toán cho biết điều gì? 
- HD tóm tắt bằng bảng:
m (g)
m1
m2
V (cm3)
12
17
- Khối lượng và thể tích của chì là hai đại lượng như thế nào?
- Nếu gọi khối lượng của hai thanh chì lần lượt là m1 (g) và m2 (g) thì ta có tỉ lệ thức nào?
 * m1 và m2 có quan hệ gì ? 
-Vậy làm thế nào để tìm m1 và m2?
- GV gợi ý học sinh tìm ra kết quả 
HĐ2.2: GV cho học sinh giải ?1
- Trước khi làm bài GV cùng với học sinh phân tích đề để có: 
 và m1 +m2 = 222,5 g
- Cho HS làm vào tập, chấm điểm
- GV có thể cho HS làm cách 2 bằng bảng
- Giới thiệu cách phát biểu khác của ?1
- Hỏi mỗi thanh nặng bao nhiêu gam?
- Hai thanh chì có thể tích là 12 cm3 và 17 cm3 , thanh thứ hai nặng hơn thanh thứ nhất 56,5g.
- Khối lượng và thể tích của chì là 2 đại lượng tỉ lệ thuận. 
- Ta có 
- m2 - m1 = 56,5
- 1 HS lên bảng ghi bài giải, cả lớp cùng làm vào tập. 
- HS làm ?1 vào tập.
Giả sử khối lượng của mỗi thanh kim loại tương ứng là m1 và m2 (g)
Do khối lượng và thể tích của vật thể là 2 đại lượng tỉ lệ thuận nên 
Ta có: và m1 +m2 = 222,5
 = 
Vậy m1= 8,9 .10= 89 giữa
m2 = 8,9 .15 = 133,5 giữa
Cách 2:
V(cm3)
10
15
25
1
m(g)
89
133,5
222,5
8,9
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài toán 2 (10ph)
2.Bài toán 2:
Tam giác ABC có số đo các góc lần lượt tỉ lệ với 1; 2; 3. Tính số đo các góc của tam giác ABC?
?2 Hãy vận dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải bài toán 2.
 -GV đưa nội dung bài toán 2 lên bảng phụ 
-GV cho HS làm ?2 vào phiếu học tập.
- GV thu phiếu học tập và nhận xét vài bài tiêu biểu 
-HS đọc kĩ đề bài 
-HS làm ?2 vào phiếu học tập. 
- 1HS lên bảng ghi bài giải: 
Theo đề bài ta co:ù 
Vậy: Â = 1.300 = 300 
= 2.300 = 600
= 3.300 = 900
Hoạt động 4: Củng cố (9 ph)
* Luyện tập - củng cố 
Bài 5 trang 55 SGK
Hai đại lượng x và y có tỉ lệ thuận với nhau hay không nếu 
GV đưa ra 2 bảng phụ 
a) 
x
1
2
3
4
5
y
9
18
27
36
45
b)
x
1
2
5
6
9
y
12
24
60
72
90
HS làm BT 5
a) x và y tỉ lệ thuận vì 
b) x và y không tỉ lệ thuận vì 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Xem lại phương pháp giải các bài toán trong bài học. 	
- Làm các BT6, 8, 9, 10 trang 58 SGK
- Chuẩn bị tiết sau: “Luyện tập"
-GV hướng dẫn học sinh làm bài 6 trang 55 SGK:
a) Khối lương cuộn dây tỉ lệ thuận với chiều dài nên: y = k.x. Theo điều kiện khi x = 1 thì y = 25 từ đó thay x vày vào công thức để tìm k.
b) Thay y = 4,5kg = 4500g vào công thức của câu a) để tìm x.
Tuần : 13
Tiết : 25
LUYỆN TẬP
Soạn : 29.10.2019
Dạy : 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức cơ bản:
- Học sinh làm thành thạo các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ 
2. Kĩ năng cơ bản:
- Có kỹ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải toán 
3. Thái độ:
- HS hiểu biết thêm về nhiều bài toán liên quan đến thực tế.
II. CHUẨN BỊ : 
1.GV : SGK , giáo án, phấn màu, Bảng phụ kiểm tra bài cũ
2.HS : SGK, Làm BT ở nhà 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (6ph)
Hai đại lượng x và y có tỉ lệ thuận hay không? Nếu:
 a)
x
-2
-1
1
2
3
y
-8
-4
4
8
12
 b)
x
1
2
3
4
5
y
22
44
55
88
100
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện qua bảng phụ.
- Lớp chia thành 2 dãy thực hiện để nhận xét kết quả của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm.
-HS1 lên bảng thực hiện 
Hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận vì 
HS2: x và y không tỉ lệ thuận với nhau vì 
HS nhận xét bài làm của bạn 
Hoạt động 2:Giải các bài toán áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau (24ph)
1. BT 8 trang 56 SGK:
Giải
Gọi số cây trồng của lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là x, y, z
Ta có 
và x + y+ z = 24
== 
vậy số cây cần trồng và chăm sóc của lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là 8; 7; 9 cây
HĐ2.1: Cho HS làm BT8
-Gọi HS đọc đề bài, cả lớp cùng tìm hiểu
-Ba lớp 7 trồng bao nhiêu cây ?
-Số HS của mỗi lớp lần lượt là bao nhiêu?
- Số HS của lớp và số cây trồng là hai đại lượng như thế nào?
- Để thực hiện bài toán này ta áp dụng tính chất nào?
- Gọi 1 HS lên bảng giải, yêu cầu cả lớp cùng làm .
-Chấm điểm tập và nhận xét chung kết quả bài làm của HS.
- HS cả lớp đọc đề BT để tìm hiểu bài.
- 24 cây xanh. 
- 32, 28 và 36 HS.
-Là hai đại lương tỉ lệ thuận.
- Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau 
-1 HS lên bảng ghi bài giải.
- Cả lớp cùng làm và nhận xét bài giải của bạn.
- 3HS làm sớm nhất mang tập cho GV chấm điểm.
2. Bài 9 trang 56
Giải
Gọi khối lượng Niken, kẽm và đồng lần lượt la øa, b, c. Ta có 
và a+b+c = 150
=
Khối lượng của niken, kẽm, đồng tương ứng là 22,5 (kg), 30 (kg), 97,5 (kg)
HĐ2.2 : Cho HS làm BT9
Đồng bạch là một loại hợp kim của Niken, kẽm, đồng với khối lượng của chúng lần lượt tỉ lệ với 3; 4; 13. Hỏi cần bao nhiêu kg niken, kẽm, đồng để sản xuất 150kg đồng bạch?
-Cho HS đọc đề bài 
- Hướng dẫn HS phân tích đề 
- Em hãy áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau và các điều kiện ở đề bài để giải BT này vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng giải BT
-Nhận xét bài giải của HS và sửa sai nếu có.
-Hãy phát biểu lại bài toán bằng cách khác.
- HS đọc và tìm hiểu đề bài 
- HS phân tích đề 
- HS làm BT vào vở 
-1HS lên bảng ghi bài giải.
-HS dưới lớp nhận xét bài làm trên bảng.
-Chia số 150 thành 3 phần tỉ lệ với 3; 4 và 13
Hoạt động 2: Giải bài toán quan hệ tỉ lệ thuận (12ph)
3. BT 7 trang 56 SGK: 	
Hạnh và Nhân định làm mứt dẻo từ 2,5 kg dâu. Theo công thức, cứ 2kg dâu thì cần 3 kg đường. Hạnh bảo cần 3,75 kg đường, còn Vân bảo cần 3,25 kg đường. Theo bạn ai đúng? Vì sao?
-Cho HS tìm hiểu BT7
-GV vấn đáp gợi mở hướng dẫn HS phân tích đề .
-Gọi 1 HS lên bảng giải.
-GV nhận xét và đánh giá bài làm của HS 
-HS đọc và tìm hiểu đề bài 
-HS phân tích đề:
2 kg dâu ® 3 kg đường 
2,5 kg dâu ® x đường 
Giải
Khối lượng đường và khối lượng dâu tỉ lệ thuận 
ta có 
x = 
Vậy bạn Hạnh nói đúng
-HS nhận xét bài làm của bạn.
Hoạt động 3: Củng cố (2ph)
Nhắc lại các kiến thức đã sử dụng khi giải BT.
Qua các bài tập đã giải ta áp dụng tính chất nào để giải?
-Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (1ph)
-Xem lại các BT đã giải để thật sự nắm vững pp giải.
-Học lại các tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận.
-Làm BT10/SGK. Dùng BT9 để tham khảo.
-Nhận xét tiết học.
Tuần : 13
Tiết : 26
§3. ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH
Soạn: 29.10.2019
Dạy : 
I. MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức cơ bản:
- Biết được công thức biểu diễn mối quan hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ nghịch 
2.Kĩ năng cơ bản:
- Nhận biết được hai đại lượng tỉ lệ nghịch, tìm cặp gaí trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.
3.Thái độ:
- Có tính cẩn thận, chính xác khi giải toán.
II. CHUẨN BỊ : 
1.GV : SGK , giáo án, phấn màu, Bảng phụ ghi định nghiã hai đại lượng tỉ lệ nghịch, tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch, bảng phụ đề BT ?3 và BT 13/58
2.HS : SGK, Xem bài ở nhà ôn lại tính chất dãy tỉ số bằng nhau. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Giới thiệu (3 ph) 
Giới thiệu:
 -Nhắc lại đại lượng tỉ lệ nghịch đã học ở lớp 6 ?
-Có thể mô tả hai đại lượng tỉ lệ nghịch bằng một công thức không?
-Giả sử 2 đại lượng tỉ lệ nghịch nhau ta có:
“đại lượng này tăng bao nhiêu lần thì đại lượng kia giảm bấy nhiêu lần và ngược lại”
Hoạt động 2:Giới thiệu định nghĩa (12 ph)
1.Định nghĩa: 
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = hay x.y = a (a là 1 hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a 
HĐ2.1: Cho HS làm ?1
-Hãy viết công thức tính y theo x trong cả hai trường hợp
-Em hãy rút ra nhận xét về sự giống nhau giữa các công thức trên ?
HĐ2.2: GV giới thiệu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch 
HĐ2.3: Cho HS làm ?2
-GV treo bảng phụ 
-Nếu y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a thì x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ nào ?
HĐ2.4: Yêu cầu HS đọc chú ý SGK.
HS làm ?1
a)Diện tích hình chữ nhật: 
S = x.y = 12 (cm2) 
b)Lượng gạo trong tất cả các bao là: x.y = 500(kg) 
- Các công thức trên đều có điểm giống nhau là đại lượng này bằng 1 hằng số chia cho đại lượng kia.
- HS đọc định nghĩa 
-HS làm ?2
- Nếu y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a thì x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ a.
-HS đọc phần chú ý .
Hoạt động 3: Giới thiệu tính chất (15ph)
 2. Tính chất:
Nếu hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau thì 
+Tích hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi (bằng hệ số tỉ lệ)
 x1y1 = x2 y2 = = a	
+Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia
 ; 
HĐ3.1: Cho HS làm ?3 
HĐ3.2: Điền vào chỗ trống trong các câu sau :
- GV treo bảng phụ tính chất 
Học sinh lên bảng điền vào. 
Nếu hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau thì 
+ Tích hai giá trị tương ứng của chúng luôn ....................
+ Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng ................... của tỉ số 2 giá trị tương ứng của đại lượng kia 
-HS họp nhóm làm ?3
a) x1y1 = s a = 60
b) y2 = 20 , y3 = 15, y4 = 12
c) x1y1 = x2 y2 = x3y3 = x4 y4 = 60
HS lên bảng điền vào chỗ trống 
Hoạt động 4: Củng cố (13 ph)
- Củng cố lý thuyết
* BT 12 trang 58
a) Vì x tỉ lệ nghịch với y nên 
y = Þ a = xy
Thay x = 8, y = 15 ta được:
a= 8.15 =120 
b) y =
c) Khi x = 6 
Khi x = 10 
* BT 13 trang 58
Dưạ vào CT: y = Þ a = xy
x
0,5
-1,2
2
-3
4
6
y
12
-5
3
-2
1,5
1
 * BT 14 trang 58
Giải
- Số công nhân và số ngày làm là đại lượng tỉ lệ nghịch 
Nên 
- Vậy 28 CN xây ngôi nhà hết 210 ngày
HĐ4.1: Hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau khi nào?
HĐ4.2: BT 12 trang 58
- Cho HS đọc đề BT 
-Hai đại lượng tỉ lệ nghịch liên hệ với nhau bơỉ công thức nào ?
-Từ công thức đó ta có thể tìm được hệ số tỉ lệ
- Biểu diễn y theo x .
-Tính giá trị của y khi x = 6,
x = 10
HĐ4.3 BT 13 trang 58
- GV treo bảng phụ 
-Để điền số thích hợp vào ô trống ta làm thế nào?
-Để tìm hệ số tỉ lệ ta dựa vào đâu? a = ?
-HS làm BT vào vở 1 HS lên bảng. 
HĐ4.4 BT 14 trang 58
-Gọi HS đọc đề BT
-Hướng dẫn HS phân tích đe.à 
Hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau khi (a ¹0); hoặc tích của x và y bằng hằng số
BT 12 trang 58
a) Vì x tỉ lệ nghịch với y nên 
y = Þ a = xy
Thay x = 8, y = 15 ta được:
a= 8.15 =120 
b) y =
c) Khi x = 6 
Khi x = 10 
BT 13 trang 58
Tìm hệ số tỉ lệ 
Dưạ vào CT: y = Þ a = xy
x
0,5
-1,2
2
-3
4
6
y
12
-5
3
-2
1,5
1
 BT 14 trang 58
HS đọc đề BT
HS phân tích đề 
35 CN hết 168 ngày 
28 CN hết x ngày 
Giải
Số công nhân và số ngày làm là đại lượng tỉ lệ nghịch 
Nên 
Vậy 28 CN xây ngôi nhà hết 210 ngày
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Nắm vững định nghĩa và tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Làm BT 15 trang 15 SGK.
- Xem trước bài "Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch"
- Ôn lại tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
- Nhận xét tiết học.
* Bài Tập TN: 
Câu 1: Hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch liên hệ với nhau bởi công thức. ()
a) 	b) 	c) 	d) 
Câu 2: Cho đại lượng x tỷ lệ nghịch với đại lượng y, khi x = 8 thì y = 4. Hệ số tỷ lệ là
a) 2	b) 	c) 4	d) 32
Tuần : 14
Tiết : 27
§4. MỘT SỐ BÀI TOÁN 
VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH
Soạn: 29,10,2019
Dạy : 
I.MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức cơ bản:
- HS biết làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ nghịch.
2.Kĩ năng cơ bản:
- Nhận biết được hai đại lượng tỉ lệ nghịch, tìm cặp giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.
3.Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi giải tốn.
II. CHUẨN BỊ : 
1.GV : SGK , giáo án, phấn màu, bảng phụ ghi đề bài toán 1 và đề bài toán 2, BT 16, 17 SGK
2.HS : SGK, xem trước bài, ôn lại tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 ph)
-Nêu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch?
-Khi nào a tỉ lệ nghịch với b?
-GV gọi 1 HS lên bảng trả bài
-Gọi HS nhận xét, phê điểm
-HS nêu định nghĩa 
- a và b tỉ lệ nghịch với nhau khi a.b = const (hằng số)
Hoạt động 2: Giải bài toán 1 (10 ph)
1.Bài toán 1:
Một ô tô đi từ A đến B hết 6 giờ. Hỏi ô tô đó đi từ A đến B hết bao nhiêu giờ nếu nó đi với vận tốc mới bằng 1,2 lần vận tốc cũ?
Giải
-Gọi vận tốc cũ và mới của ô tô lần lượt là v1 vào v2 (km/h). 
-Thời gian ô tô đi từ A đến B với v2 là: x (giờ)
Vận tốc và thời gian đi là hai đại lượng tỉ lệ nghịch 
 Þ x.v2 = 6. v1
mà v2 = 1,2 v1
Do đó: 
Vậy nếu đi với vận tốc mới thì ô tô đi từ A đến B hết 5 giờ
-GV hướng dẫn HS phân tích đề 
-Gọi HS đọc đề, xác định yêu cầu đề?
- HD đặt ẩn
-HD tóm tắt bằng bảng:
 Từ A đến B
Vận tốc
Thời gian
v1
6 giờ
v2 = 1,2.v1
x? giờ
-Quảng đường không đổi vận tốc và thời gian có quan hệ gì?
-lập tỉ lệ thức của bài toán ? Þ(đk 1)
- Ngoài ra đề còn cho biết thêm gì?
(đk 2)
- Dựa vào 2 đk đó tìm x?
-Gọi HS lên bảng trình bày 
-GV thay đổi nội dung bài toán 
*Nếu v2 =0,8v1 thì x là bao nhiêu?
* chú ý: Không sử dụng được qui tắc tam suất
-HS thực hiện. 
-Tính thời gian ô tô đi từ A đến B với vận tốc mới?
-Gọi vận tốc cũ và mới của ô tô lần lượt là v1 vào v2 (km/h). 
-Thời gian ô tô đi từ A đến B với v2 là: x (giờ)
Vận tốc và thời gian đi là hai đại lượng tỉ lệ nghịch 
 Þ x.v2 = 6. v1Þ 
-Cho biết: v2 = 1,2 v1
-Do đó: 
-HS lên bảng ghi bài giải theo hướng dẫn.
-HS trả lời: x =7,5(giờ)
Hoạt động 3:Giải bài toán 2(15ph)
2.Bài toán 2:
Bốn đội máy cày có 36 máy (có cùng năng suất) làm việc trên bốn cánh đồng có diện tích bằng nhau. Đối thứ nhất hoàn thành công việc trong 4 ngày, đội thứ hai trong 6 ngày, đội thứ ba trong 10 ngày và đội thứ tư trong 12 ngày. Hỏi mỗi đội có mấy máy?
Giải
Gọi số máy cày của mỗi đội lần lượt là a, b, c, d (máy)
Số máy cày và số ngày là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch 
Ta có 4a = 6b = 10c =12d (1)
hay 
và a + b + c + d = 36 (2)
Theo tính chất của dãy tỉ số 
= = =60
Vậy a = 15; b= 10; c = 6; d = 5
HĐ3.1:GV đưa đề bài (bảng phụ)
-Đề hỏi gì?
-Hãy đặt ẩn cho bài này? (hỏi gì đặt ẩn đó)
-Hãy tóm tắt đề bài 
-Đề cho biết gì?
- Cùng một công việc như nhau giữa số máy cày và số ngày hoàn thành công việc quan hệ như thế nào?
-Hãy lập dãy tỉ số bằng nhau?
-Dựa vào các yếu tố đã cho lập công thức liên hệ giữa a, b, c, d?
-Từ (1) và (2) giải tìm a, b, c, d
- Chốt lại: Mấu chốt là làm xuất hiện đk (1),(2) ; nếu thiếu 1 trong 2 đk trên thì không thể được
- Khi đk (2) là 1 tổng hãy phát biểu đề toán dưới dạng khác?
HĐ3.2: GV cho HS làm ?
Cho 3 đại lượng x, y, z. Tìm quan hệ giữa x và z, biết:
a) x và y tỉ lệ nghịch, y và z tỉ lệ nghịch 
b) x và y TLN, y và z TLT
-HS đọc đề bài 
-Mỗi đội có mấy máy?
-Số máy của đội I, II, III, IV lần lượt là a, b, c, d
*HS tóm tắt đề?
-Tổng số máy 36 máy (cùng năng suất)
-công việc bằng nhau 
-Số ngày hoàn thành công việc của các đội lần lượt là: 4; 6; 10; 12 ngày 
-Số máy cày và số ngày hoàn thành là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
-Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
== 60
Vậy a = 15; b= 10; c = 6; d = 5
-Chia số 36 thành 4 phần tỉ lệ nghịch với 4; 6; 10; 12
HS làm ?
a) x và y TLN 
y và z TLN 
 có dạng x = k.z
-Vậy x TLT với z
b) x và y TLN 
y và z TLT 
 hay xz = 
Vậy x TLN với z
Hoạt động 4: Củng cố (13 ph)
Bài17/61 SGK
Bài 18/61 SGK 
3 người 6 giờ
12 người x ? giờ 
-Số người tỉ lệ nghịch với thời gian hoàn thành công việc
Ta có: 
 x = 1,5
Vậy 12 người làm cỏ hết 1,5 giờ
HĐ4.1: GV yêu cầu HS tìm hệ số tỉ lệ nghịch a. Sau đó điền số thích hợp vào ô trống?
HĐ4.2 : GV cho HS làm nhóm, TG 4’
- GV nhắc các nhóm tóm tắt đề bài xác định mối quan hệ giữa các đại lượng rồi lập tỉ lệ thức tương ứng.
x
1
2
-4
6
-8
10
y
16
8
-4
2
-2
1,6
Bài 18 trang 61 SGK
HS họat động nhóm. 
3 người 6 giờ
12 người x ? giờ 
-Số người tỉ lệ nghịch với thời gian hoàn thành công việc
- Ta có: 
 x = 1,5
- Vậy 12 người làm cỏ hết 1,5 giờ
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Học bài theo SGK.
- Coi lại các bài tập vừa giải.
-Làm bài tập: 19, 20, 21 trang 61 SGK.
- Tìm hiểu trước các bài tập phần luyện tập.
- Chuẩn bị tiết sau luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
Tuần : 14
Tiết : 28
LUYỆN TẬP
Soạn: 29.10.2019
Dạy : 
I. MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức cơ bản:
- HS được củng cố các kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận đại lượng tỉ lệ nghịch.
2.Kĩ năng cơ bản: 
- Sử dụng thành thạo các tính chất cuả dãy tỉ số bằng nhau. Biết vận dụng kiến thức để giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch.
3.Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi giải tốn.Hiểu biết mở rộng vốn sống thông qua các bài tập mang tính thực tế.
II. CHUẨN BỊ : 
1.GV : SGK, phấn màu, bảng phụ ghi kiểm tra bài cũ, đề BT, đề kiểm tra 15 phút.
2.HS : SGK, Làm BT ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT DỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra (6’)
Hãy lựa chọn các số thích hợp sau điền vào ô trống trong bảng:
-1; -2; -4; 10; -30; 1; 2; 3; 6; 10
- Treo bảng phụ 
a) x,y là hai đại lượng tỉ lệ thuận 
x
-2
-1
3
5
y
-4
2
4
b) x,y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch
x
-2
-1
5
y
-15
30
15
10
- GV nhận xét - đánh giá - cho điểm 
- HS 1 lên bảng điền vào ô trống 
x
-2
-1
1
2
3
5
y
-4
-2
2
4
6
10
- HS 2 lên bảng 
x
-2
-1
1
2
3
5
y
-15
-30
30
15
10
6
- HS nhận xét bài làm của bạn 
Hoạt động 2: Luyện tập (20’)
1. Bài 19 trang 61 SGK
Giải
Số m vải mua được và giá tiền một mét vải là hai ĐLTLN
-Với cùng một số tiền có thể mua 60 m vải loại II.
- Yêu cầu HS tóm tắt đề bài. 
-GV gợi ý:
+Lập tỉ lệ thức ứng với hai ĐLTLN .
+Tìm x.
-Gọi HS lên bảng trình bày.
-HS tóm tắt đề bài 
Cùng 1 số tiền 
a đồng/m 51 m vải (loại I )
85%.a đồng/m x ?m vải (loạiII) 
Giải
Số m vải mua được và giá tiền một mét vải là hai ĐLTLN
-Với cùng một số tiền có thể mua 60 m vải loại II.
2. Bài 21 trang 61 SGK
Ba đội máy san đất làm 3 khối lượng công việc như nhau. Đội thứ nhất hoàn thành công việc trong 4 ngày, đội thứ hai trong 6 ngày và đội thứ ba trong 8 ngày. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu máy (có cùng năng suất), biết rằng đội thứ nhất có nhiều hơn đội thứ hai 2 máy?
- Tìm hiểu đề bài toán quabảng phụ. 
-Hãy tóm tắt đề bài ?
-Số máy và số ngày hoàn thành công việc có quan hệ gì với nhau? (năng suất các máy như nhau)
-Các số x1;x2; x3 tỉ lệ nghịch với các số nào? 
-Lập dãy các tích bằng nhau.
-Tìm đk 2.
-Giải tìm x1;x2; x3?
-HS hoạt động nhóm, TG 4’
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhận xét .
 - Yêu cầu cả lớp làm BT.
Tóm tắt:
Đội 1: x1 máy 4 ngày (HTCV)
Đội 2: x2 máy 6 ngày
Đội 3: x3 máy 8 ngày 
và x1 - x2 = 2
Số máy và số ngày hoàn thành công việc là 2 ĐLTLN 
Các số x1; x2; x3 tỉ lệ nghịch với các số 4; 6; 8
Giải
- Gọi số máy của ba đội theo thứ tự là :x1; x2; x3 (máy)
Vì các máy và các số ngày là hai đại lượng TLN
- Ta có: x1. 4 = x2. 6 = x3. 8 
và x1 - x2 = 2
 x1 = 24.
x2 = 24.
x3 = 24.
-Vậy số máy của ba đội theo thứ tự là 6;4;3 (máy)
Kiểm tra 15’
GV ghi đề bài kiểm tra 15 phút cho học sinh. 
Câu 1 : Nối mỗi cột ở cột I với kết quả ở cột II để được câu đúng 
Cột I
1. Nếu x.y = a ( a 0 )
2. Cho biết x và y tỉ lệ nghịch nếu x =2 , y= 30
3. x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ
 k = 
4. y = 
Câu 2: Hai người xây một bức tườøng hết 8 giờ. Hỏi 5 người xây bức tường hết bao lâu (cùng năng suất như nhau)?
Cột II
a)Thì a = 60
b) Thì y TLT với x theo hệ số tỉ lệ k = -2
c) Thì x và y tỉ lệ thuận với nhau
d) Ta có y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a
Hoạt động 3: Củng cố (18’)
- Chốt lại các bài tập vừa giải.
- Giải bài kiểm tra 15’
-HS nêu dấu hiệu bản chất của các bài tập đã giải.
-HS làm KT 15ph vào giấy tập học.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (1’)
 - Coi lại các bài tập vừa giải.
 -Xem trước bài: “Hàm số”, ôn về đại lượng tỉ lệ nghịch, đại lượng tỉ lệ thuận.
- Nhận xét tiết học.
Tuần : 15
Tiết : 29
§5. HÀM SỐ
Soạn: 1.11.2019
Dạy : 
I.MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức cơ bản:
-HS biết được khái niệm hàm số .
2.Kĩ năng cơ bản:
-Nhận biết được đại lượng này có phải là HS của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể (bằng bảng, bằng công thức)
Thái độ:
-Tìm đuợc giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị cuả biến.
II. CHUẨN BỊ : 
1.GV : SGK , giáo án, phấn màu, Thước thẳng, bảng phụ ghi khái niệm và bài tập 
2.HS : SGK, xem trước bài ở nhà. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
Thế nào là hai đại lượng tỉ lệ thuận?
- Hãy điền các giá trị tương ứng của y vào bảng sau :
x
-3
-1
1
2
5
y
-4
- GV nêu câu hỏi: 
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS còn lại làm vào tập. 
GV

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_7_chuong_ii_ham_so_va_do_thi_nam_hoc_2019_202.doc