Giáo án Hình học 7 - Tiết 9+10 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Văn Nguyên

Giáo án Hình học 7 - Tiết 9+10 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Văn Nguyên

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Cho hai đường thẳng song song và một cát tuyến, cho biết số đo của một góc, biết tính các góc còn lại.

- Củng cố các kiến thức về hai đường thẳng song song, tiên đề Ơc-lit.

2. Kĩ năng: Vận dụng được tiên đề Ơclit và vận dụng được tính chất hai đường thẳng song song để giải bài toán.

3. Thái độ: Ham thích môn học, có tinh thần hợp tác trong học tập.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

- GV: Giáo án,hệ thống câu hỏi, bảng phụ, thước, thước đo góc.

- HS: Bảng nhóm, kiến thức mục 4, 5 tiết 8.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp.

- Nêu và giải quyết vấn đề.

- Hoạt động nhóm.

 

doc 9 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 1910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tiết 9+10 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Văn Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/9/2018; 
Ngày dạy: 22/9/2018 Lớp dạy: 7B
Tiết 9 : LUYỆN TẬP	
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Cho hai đường thẳng song song và một cát tuyến, cho biết số đo của một góc, biết tính các góc còn lại.
- Củng cố các kiến thức về hai đường thẳng song song, tiên đề Ơc-lit.
2. Kĩ năng: Vận dụng được tiên đề Ơclit và vận dụng được tính chất hai đường thẳng song song để giải bài toán.
3. Thái độ: Ham thích môn học, có tinh thần hợp tác trong học tập.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV: Giáo án,hệ thống câu hỏi, bảng phụ, thước, thước đo góc.
- HS: Bảng nhóm, kiến thức mục 4, 5 tiết 8.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (8 phút).
- GV đưa ra bảng phụ các nội dung sau và yêu cầu HS điền vào chỗ ..
1. a) Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a chỉ có một .b song song ..
 b) Qua điểm K nằm ngoài đường thẳng c có hai đường thẳng a và b cùng song song với đường thẳng c thì .
2. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
 a) Hai góc so le trong ..
 b) Hai góc đồng vị .
 c) Hai góc trong cùng phía ..
- GV cho một học sinh lên bảng điền vào chỗ .., HS khác nhận xét, GV kết luận, cho điểm.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài giảng
2.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
(10 phút)
- GV đưa ra bảng phụ có đề bài và hình vẽ sẵn bài tập 34/94 sgk.
Biết a//b và . 
Tính
So sánh và 
Tính 
a 3 A 2	 
 4 1 
b 4 1
 3 2 B
- GV cho 1 HS đọc đề.
- GV phân tích đề rồi cho HS hoạt động nhóm đôi thảo luận, tìm lời giải trong 3 phút. Sau đó GV cho đại diện một nhóm lên bảng trình bày lời giải, HS dưới lớp làm bài vào vở, nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV kết luận, cho điểm.
3.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(20 phút)
Bài 1: Cho tam giác ABC. Qua đỉnh A vẽ đường thẳng a song song với BC.
Qua đỉnh B vẽ đường thẳng b song song với AC. Hỏi vẽ được mấy đường thẳng a, mấy đường thẳng b? vì sao?
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi trong 2 phút. Sau đó cho cả lớp làm vào vở, gọi 1 hs lên bảng vẽ hình và trả lời. 
- GV cho HS khác nhận xét......
- GV kết luận, cho điểm.
Bài 2. Cho hình vẽ, biết a//b và c cắt a tại A, cắt b tại B. Hãy điền vào chỗ trống (........).
a 3A 2
 4 1
b 3B 2
 4 1
a/ .. ( vì là cặp góc so le trong)
b/ ( vì là cặp góc đồng vị)
c/ ( vì .)
d/ ( vì ..)
- GV đưa đề bài lên bảng phụ. Cho HS thảo luận nhóm đôi trong 4 phút. Sau đó cho đại diện 4 nhóm trả lời (mỗi nhóm 1 câu)
- GV nhận xét bài làm mỗi nhóm.......
Bài 3. Cho hình vẽ, biết a//b. Hãy nêu tên các cặp góc bằng nhau của 2 tam giác CAB và CDE.
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi trong 3 phút. Sau đó cho 1 HS lên bảng trình bày.
Bài 34/ trang 94 sgk.
a/ tính 
=( hai góc so le trong)(2đ)
b/ so sánh và ?
Ta có
 c/tính 
==143o ( Hai góc đối đỉnh).
Giải:
 a A 
 b 
 B C
Giải: Theo tiên đề Ơclit về đường thẳng song song thì qua A ta chỉ vẽ được một đường thẳng a song song với BC, qua B ta chỉ vẽ được một đường thẳng b song song với AC.
Bài 2.
Giải:
a. ( vì là cặp góc so le trong)
b. ( vì là cặp góc đồng vị)
c.( vì là hai góc trong cùng phía)
d. , ( vì (đối đỉnh) và (đồng vị))
Bài 3.
Trả lời :
( hai góc đối đỉnh)
( hai góc so le trong)
( hai góc so le trong)
4.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút).
Bài 1: Cho hình vẽ bên,biết đường thẳng a song song với đường thẳng b,đường thẳng c song song với đường thẳng d và . Hãy tính số đo của các góc và giải thích cách tìm ra kết quả
Bài toán: Cho đường thẳng xy. Lấy 3 điểm A, B, C trên đường thẳng xy. Trên cùng nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng xy vẽ các tia Am, Bn sao cho . Trên nửa mặt phẳng kia dựng tia Ct sao cho . Chứng tỏ rằng ba đường thẳng chứa ba tia Am, Bn, Ct song song với nhau.
*Hướng dẫn HS tự học (2 phút):
- Xem lại các bài tập đã làm.
- BTVN: 38, 39/95 sgk; 30/79 sbt.
- HS khá, giỏi làm thêm bài tập phần tìm tòi, mở rộng.
- Chuẩn bị : Xem trước bài “Từ vuông góc đến song song”.
*RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 19/9/2018; Ngày dạy: 22/9/2018
Lớp dạy:7B
Tiết 10: §6. TỪ VUÔNG GÓC ĐẾN SONG SONG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thẳng thứ ba.
2. Kỹ năng: Biết phát biểu chặt chẽ một mệnh đề toán học. Biết sử dụng các loại thước đo góc để vẽ hình.
 - Vận dụng được kiến thức về quan hệ giữa đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song để giải bài tập. 
3. Thái độ: Tích cực học tập. Có tinh thần hợp tác trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác.
 - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
B. CHUẨN BỊ:
 - GV: Hệ thống câu hỏi, bảng phụ.
 - HS: Thước thẳng, êke, kiến thức đã được dặn ở mục 4,5 của tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Nêu và giải quyết vấn đề.
 - Vấn đáp.
 - Hoạt động nhóm.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (8 phút).
- GV yêu cầu 2 HS thực hiện các công việc sau: 
HS1: a/ Nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song ? 
 b/ Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng d, vẽ đường thẳng c đi qua M 
 sao cho c vuông góc với d. 
HS2: a/ Phát biểu tiên đề Ơclit và tính chất của hai đường thẳng song song.
b/ Trên hình bạn vừa vẽ, dùng êke vẽ đường thẳng d’ đi qua M và d’ vuông góc với c . 
- GV cho HS cả lớp nhận xét
- GV kết luận, cho điểm .
-GV: Qua hình các bạn vừa vẽ trên bảng. Em có nhận xét gì về quan hệ giữa hai đường thẳng d và d’? Vì sao?
- Hai đường thẳng d và d’ song song với nhau, vì đường thẳng c cắt hai đường thẳng d và d’ tạo ra cặp góc so le trong (hoặc đồng vị ) bằng nhau, theo dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song thì d // d’)
- GV: Đó chính là quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song của ba đường thẳng
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (18 phút)
Hoạt động 2.1
- GV: Cho HS quan sát hình 27sgk/ 96 
- Yêu cầu HS cả lớp vẽ lại hình 27 vào vở, và gọi 1HS lên bảng vẽ, sau đó 
cho HS trả lời ?1
- Xem hình 27 ( cho biết a và b)
a/ Dự đoán xem a và b có song song với nhau không ?
b/ Sử dụng dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song, hãy suy ra a // b
 - GV: Em hãy nêu nhận xét về quan hệ giữa hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba ?
 - HS: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
- GV: Gọi vài HS nhắc lại tính chất 1 
(sgk /96).
- GV hướng dẫn HS tóm tắt dưới dạng hình vẽ và kí hiệu hình học.
- GV : Yêu cầu HS suy luận . .
- GV : Đưa bài toán sau trên bảng phụ: Nếu có đường thẳng a // b và đường thẳng c vuông góc với a . Theo em quan hệ giữa đường thẳng c và b thế nào ? Vì sao ? 
-GV gợi ý : 
* Liệu c không cắt b được không ? Vì sao? ( Nếu c không cắt b thì c // b). Vậy qua điểm A có hai đường thẳng a và c cùng song song với b . Điều này trái với tiên đề Ơclit . Vậy c cắt b .
*Nếu c cắt b thì góc tạo thành bằng bao nhiêu ? Vì sao? 
- HS: Cho c cắt b tại B theo tính chất hai đường thẳng song song có:
 ( hai góc so le trong ) 
Mà : (vì ca)
Suy ra : hay cb
-Qua bài toán trên, em rút ra nhận xét gì?
(Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia )
Đó cũng là nội dung tính chất 2 về quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song .
-Yêu cầu HS nhắc lại tính chất 2 (sgk/ 96).
GV vẽ hình và tóm tắt nội dung tính chất 2 dưới dạng kí hiệu.
- Cho HS so sánh tính chất 1 và tính chất 2 ( Nội dung hai tính chất này ngược nhau)
Hoạt động 2.2
-Cho Hs hoạt động nhóm đôi làm ?2 
Xem hình 28a ( cho biết d’//d và d’’//d a/ Dự đoán xem d’ và d’’có song song với nhau không?
b/ Vẽ đường thẳng a vuông góc với d (như hình 28b) rồi trả lời các câu hỏi sau :
*/ a có vuông góc với d’ không ? vì sao?
*/ a có vuông góc với d’’ không ? vì sao? 
*/ d’ có song với d’’ không / vì sao? 
- Gọi HS suy luận câu a (một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì cũng vuông góc với đường thẳng kia. Tương tự vì d//d’’ mà ad ad’’. Do đó d’//d’’ vì cùng vuông góc a.
- GV: Yêu cầu học sinh phát biểu tính chất sgk/97
1/ Quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song:
?1
a/ a có song song với b.
b/ Vì c cắt a và b tạo thành cặp góc so le trong bằng nhau nên a // b .
 Tính chất 1 : ( Sgk/ 96 ) 
 Tính chất 2: 
 (sgk/ 96) 
Nếu:
2/Ba đường thằng song song :
?2
a/ d’ và d’’ có song song 
b/ ad’ vì ad và d// d’’
ad’’ vì ad và d // d’
d’ // d’’ vì cùng vuông góc với a 
* Tính chất: hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5 phút).
Hãy điền vào chỗ ........
Cho 3 đường thẳng a, b, c. 
- Nếu a c và bc thì ( a // b)
- Nếu a//b và ca thì .( cb) 
- Nếu a//b và a//c thì .. ( b//c)
 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (8 phút).
- GV đưa ra bảng phụ có đề bài toán, hình vẽ sau:
Cho hình vẽ. Tính số đo của góc O biết a song song b
- GV chia lớp làm 8 nhóm. 
- HS thảo luận, làm bài tập trên trên bảng nhóm trong 4 phút.
- GV chọn 2 nhóm đem bảng nhóm treo trên bảng lớp.
- HS nhận xét bài làm của 2 nhóm trên.
- GV kết luận, cho điểm.
Hướng dẫn: Kẻ đường thẳng c qua O và c song song với a
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (4 phút).
Bài 1: Cho hình vẽ, các đường thẳng song song với nhau.Khi đó hai đường thẳng DE và DF có vuông góc với nhau không? Vì sao?
Đáp: Hai đường thẳng DE và DF vuông góc nhau
Bài 2: Cho góc nhọn xOy. Từ điểm M trên cạnh Ox dựng MN Oy, NP Ox, PQOy, QR Ox. Chứng minh:
MN//PQ; NP//QR.
.
*Hướng dẫn HS tự học (2 phút):
- Học thuộc ba tính chất và ghi bằng kí hiệu.
- BTVN: 42, 43.44/98 sgk.
- HS khá, giỏi làm thêm bài tập phần tìm tòi, mở rộng.
- Chuẩn bị tiết sau Luyện tập.
*RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tiet_910_nam_hoc_2018_2019_nguyen_van_ngu.doc