Giáo án Đại số 7 - Tiết 13, Bài 7: Định lí - Năm học 2021-2022
1. Về kiến thức:
Biết thế nào là một định lí và chứng minh một định lí.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực toán học:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học:
+ Thực hiện được thao tác tư duy hợp lí khi phát hiện ra cấu trúc của một định lí gồm hai phần là giả thiết và kết luận.
+ Nêu và trả lời được các câu hỏi khi lập luận để chứng minh định lí “Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông”.
- Năng lực giao tiếp toán học:
+ Đọc, hiểu thông tin trong SGK, trả lời được các câu hỏi: Định lí là gì? Định lí gồm mấy phần? Chứng minh định lí là gì?
+ Tự tin khi trình bày, diễn đạt, nhận xét, đánh giá, phản biện tương đối chính xác khi trả lời các câu hỏi, bài tập.
+ Sử dụng được ngôn ngữ (kí hiệu hình học) để ghi giả thiết (GT), kết luận (KL) của một định lí.
- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán:
+ Có kĩ năng, vẽ hình, sử dụng phiếu học tập.
+ Sử dụng được hình vẽ trong khi chứng minh Định lí.
2.2. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn về và sáng tạo:
+ Vận dụng “Cấu trúc của một định lí” để chỉ ra GT, KL của một định lí.
+ Phát hiện các vấn đề cần giải quyết khi chứng minh định lí.
+ Phát hiện ra muốn chứng minh một định lí, cần thực hiên ba bước (thep thứ tự): Vẽ hình, ghi GT, KL; Chứng minh.
Ngày soạn: 19/10/2021 Ngày giảng: 21/10/2021 Tiết 13: §7. ĐỊNH LÍ I. MỤC TIÊU. 1. Về kiến thức: Biết thế nào là một định lí và chứng minh một định lí. 2. Về năng lực: 2.1. Năng lực toán học: - Năng lực tư duy và lập luận toán học: + Thực hiện được thao tác tư duy hợp lí khi phát hiện ra cấu trúc của một định lí gồm hai phần là giả thiết và kết luận. + Nêu và trả lời được các câu hỏi khi lập luận để chứng minh định lí “Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông”. - Năng lực giao tiếp toán học: + Đọc, hiểu thông tin trong SGK, trả lời được các câu hỏi: Định lí là gì? Định lí gồm mấy phần? Chứng minh định lí là gì? + Tự tin khi trình bày, diễn đạt, nhận xét, đánh giá, phản biện tương đối chính xác khi trả lời các câu hỏi, bài tập. + Sử dụng được ngôn ngữ (kí hiệu hình học) để ghi giả thiết (GT), kết luận (KL) của một định lí. - Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: + Có kĩ năng, vẽ hình, sử dụng phiếu học tập. + Sử dụng được hình vẽ trong khi chứng minh Định lí. 2.2. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn về và sáng tạo: + Vận dụng “Cấu trúc của một định lí” để chỉ ra GT, KL của một định lí. + Phát hiện các vấn đề cần giải quyết khi chứng minh định lí. + Phát hiện ra muốn chứng minh một định lí, cần thực hiên ba bước (thep thứ tự): Vẽ hình, ghi GT, KL; Chứng minh. 3. Về phẩm chất: - Trung thực: Khách quan, công bằng đánh giá chính xác bài làm của mình, của bạn, của nhóm mình và nhóm bạn. - Trách nhiệm: Chủ động, tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên: Phiếu học tập ghi nội dung ?2 (sgk); Máy chiếu 2. Học sinh: Đồ dùng học tập (thước thẳng, thước đo góc, êke). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Mở đầu (5’) Mục tiêu: Suy đoán ra nội dung bài học. Y/ C HS HĐ CN, trả lờ các câu hỏi: (Bản chiếu 1) 1/ Hãy phát biểu tiên đề Ơ - clit? 2/ Hãy nêu tính chất hai góc đối đỉnh? - Nhận xét, đánh giá. Đặt vấn đề vào bài. * ĐVĐ: Tiêu đề Ơ = clít và tính chất hai góc đối đỉnh đều là những khẳng định đúng nhưng tiên đề thừa nhận qua vẽ hình, còn tính chất được suy ra từ các khẳng định đúng đó ta gọi là định lí. - Thực hiên yc của GV, 1 HS đứng tại trả TL; HS khác nhận xét, sửa sai (nếu có). Lắng nghe, ghi nhớ. Lắng nghe, ghi nhớ 1/ Tiên đề Ơ – clit: Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó. 2/ Tính chất hai góc đối đỉnh: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức (27’) 2.1. Tìm hiểu khái niệm và cấu trúc của một định lí (17’) - Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm Định lí; biết được Cấu trúc của một định lí - Sản phẩm: Nội dung câu trả lời của HS - Hãy đọc thông tịn phần định lí T99 SGK , trả lời câu hỏi: ? Định lí là gì? - GV cho HS làm bài tập ?1 (chiếu đề bài – BC2) GV (chiếu đáp án) ? Ba định lí này có điểm gì chung? ? Môt định lí gồm mấy phần? - Nhận xét chung, chuẩn hóa lại kiến thức. - Chiếu bản chiếu 3: “Cấu trúc định lí” - YC HS HĐCN làm BT: (BC4) - Nhận xét, đánh giá - Quan sát hình vẽ cho biết điều đã cho và điều phải suy ra của định lí? + Điều đã cho là giả thiết của định lí. + Điều phải suy ra là kết luận - GV yêu cầu HS làm bài tập ?2 (5’) (BC 5) - BC 5: Đáp án, biểu điểm. - Thu phiếu, đối chiếu, nhận xét, đánh giá - Thực hiên y/c của GV HS: định lí là 1 khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng - HĐCN làm bài tập ?1 - Báo cáo kết quả - Hai vế của các định lí được nối với nhau bởi từ thì - Cá nhân suy nghĩ, trả lời nêu cấu trúc của một định lí - HS khác nhân xét - Chú ý theo dõi - Cá nhân thực hiên yc của GV: + 1 HS đứng tại chỗ trình bày + HS khác nhận xét, - TL - HS làm bài tập ?2 theo nhóm bàn - Đổi bài, chấm chéo (1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 -7 -1) - Báo cáo KQ 1. Định lí a/ Khái niệm: (Sgk – t 99) ?1 1/ Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau. 2/ Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia. 3/ Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau. b/ Cấu trúc của một định lí: gồm hai phần: GT và KL GT: là những điều đã cho KL: là điều phải suy ra BC4: + Điều đã cho(GT): và là 2 góc đối đỉnh + Điều phải suy ra: ?2. a/ * Phần giả thiết: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba * Phần kết luận: chúng song song với nhau. b/ GT a//c ; b//c KL a//b Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về Chứng minh định lí (10’) - Mục tiêu: Biết cách chứng minh một định lí. - Sản phẩm: Các bước chứng minh định lí. - Từ ?2, ĐVĐ sang phần 2. - GV yêu cầu HS đọc SGK và cho biết chứng minh định lí là gì? Chiếu Ví dụ chứng minh định lí. - GV yêu cầu HS phát biểu định lí cần chứng minh - Cho biết tia phân giác của một góc là gì? - HDHS vẽ hình, ghi GT, KL; Dùng sơ đồ tư duy để tìm cách CM HD chung: chiếu hình vẽ. Hãy cho biết GT, KL của định lí? GV chiếu GT, KL, phần chứng minh Tại sao ? - ? - Từ (1) và (2) ta có điều gì? - GV: các em vừa chứng minh một định lí thông qua ví dụ trên , em hãy cho biết muốn Chứng minh một định lí ta cần thực hiên qua mấy bước, là những bước nào? - Nhận xét, đánh giá, chuẩn hóa lại kiến thức; - Tổ chức cho HS Chốt lại kiến thức cơ bản toàn bài. - Tóm tắt lại kiến thức cơ bản toàn bài (3 ND) - HS TL - Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa 2 cạnh của góc và tạo với 2 cạnh đó 2 góc bằng nhau - HS quan sát - Thực hành vẽ HSTL, nhận xét Muốn Chứng minh một định lí cần: - Vẽ hình minh hoạ định lí - Dựa theo hình vẽ, nội dung định lí, ghi GT và KL của định lí - Chứng minh định lí * HSTL, nhận xét - Thực hiên theo HD của GV, nhận xét. 2. Chứng minh định lí. * Chứng minh định lí là dùng lập luận để từ GT suy ra KL. *Ví dụ: Chứng minh định lí: "Góc tạo bởi 2 tia phân giác của 2 góc kề bù là một góc vuông” GT và kề bù Om là tia phân giác On là tia phân giác KL Chứng minh (1) (vì Om là tia phân giác của ) (2) (vì On là tia phân giác của ) Từ (1) và (2) ta có (3) Vì tia Oz nằm giữa tia hai tia Om và tia On và vì và kề bù nên từ (3) ta có Hoạt động 3: Luyện tập (10’) - Mục tiêu: Củng cố cách phát biểu, nêu giả thiết, kết luận, vẽ hình, ghi kí hiệu của một định lí. - Sản phẩm: Đáp án Bài 49, 50 sgk - Yc HSHĐCN làm bài tập 49, 50 sgk: Chiếu đề bài. - Nhận xét, chuẩn hóa lại kiến thức - Theo dõi, làm bài tập. + 1 HS đứng tại chỗ trả lời bài 49; 1 HS lên bảng trình bày 50 + HS khác nhận xét Bài 49 (Sgk – T 101) a/ GT: một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau. KL: hai đường thẳng đó song song b/ GT: một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song KL: hai góc so le trong bằng nhau Bài 50 (Sgk – T 101) a) chúng song song với nhau. b) GT a ^ c b ^ c KL a // b Hoạt động 4: Vận dụng (3’) - Mục tiêu: Vận dụng cách chứng minh định lí để chứng minh các tính chất trong bài 49 (sgk – t101) - Sản phẩm: Đáp án bài chứng minh của HS - Giao nhiệm vụ về nhà cho HS. Bài tập: Hãy chứng minh các định lí trong bài 49 (sgk – t101) - Đầu giờ sau, tổ chức cho hs báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá. * Dặn dò: - Xem lại bài học, nắm chắc các kiến thức cơ bản trong bài. - Làm BT Vân dụng và các bài: 51, 51 (sgk – t101, 102) - Giờ sau học giờ Bài tập. - Nhận nhiệm vụ, về nhà làm BT - Báo cáo kết quả vào tiết học sau. IV. Phụ lục. PHIẾU HỌC TẬP ?2. a) Hãy chỉ ra giả thiết và kết luận của định lí: “Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau”. b) Vẽ hình minh họa định lí trên và viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu. Bằng cách điền vào chỗ trống ( .) trong bảng sau: Trả lời Điểm a) Phần giả thiết: Phần kết luận: b/ Hình vẽ: Ghi GT, KL:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dai_so_7_tiet_13_bai_7_dinh_li_nam_hoc_2021_2022.docx