Giáo án Đại số 7 - Tiết 29: Luyện tập - Năm học 2021-2022 - Bùi Hương Giang
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
HS vẽ đúng mặt phẳng tọa độ, biểu diễn đúng tọa độ điểm trên mặt phẳng tọa độ.
2. Kĩ năng
Kĩ năng tính toán, trình bày, phân tích đề
3. Thái độ
Học sinh tích cực chủ động, tính toán cẩn thận.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
Năng lực chung:
Năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, giải quyết vấn đề
Năng lực toán học:
Năng lực tư duy và lập luận toán học, ngôn ngữ toán học, giải quyết vấn đề toán học
Về phẩm chất:
Chăm chỉ, trung thực
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK
2. Học sinh: sgk, vở ghi, dụng cụ học tập,
Nghiên cứu bài mới trước ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: Trong tiết học
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 29: Luyện tập - Năm học 2021-2022 - Bùi Hương Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 9/12/2021 TIẾT 29. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức HS vẽ đúng mặt phẳng tọa độ, biểu diễn đúng tọa độ điểm trên mặt phẳng tọa độ. 2. Kĩ năng Kĩ năng tính toán, trình bày, phân tích đề 3. Thái độ Học sinh tích cực chủ động, tính toán cẩn thận. 4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, giải quyết vấn đề Năng lực toán học: Năng lực tư duy và lập luận toán học, ngôn ngữ toán học, giải quyết vấn đề toán học Về phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: SGK 2. Học sinh: sgk, vở ghi, dụng cụ học tập, Nghiên cứu bài mới trước ở nhà. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: Trong tiết học 3. Bài mới Hoạt động 1: Mở đầu (5ph) + Mục tiêu: - Kích thích trí tò mò, khơi dậy hứng thú cho HS về nội dung sẽ được học. - Huy động vốn hiểu biết, kiến thức có sẵn của HS để chuẩn bị cho bài học mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung hoạt động - GV chiếu hình vẽ, yêu cầu HS đọc tọa độ các điểm có trên hình - HS trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Luyện tập-Vận dụng (35p) Mục tiêu: HS tìm tọa độ các điểm đặc biệt (điểm nằm trên trục Ox, Oy), HS xác định đúng tọa độ của điểm thuộc mặt phẳng tọa độ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung hoạt động GV đặt câu hỏi +Một điểm bất kỳ trên trục hoành thì có tung độ bằng bao nhiêu ? +Một điểm bất kì trên trục tung thì có hoành độ là ? GV nhận xét, chữa bài, đánh giá. HS trả lời câu hỏi HS khác nhận xét. Bài 34 (SGK) a) Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0 b) Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng 0 -GV yêu cầu học sinh đọc và làm BT 37 (SGK) -Viết tất cả các cặp giá trị tương ứng (x; y) của hàm số trên ? -Hãy nối 5 điểm A, B, C, D, O Có nhận xét gì về 5 điểm này? - GV gọi HS trả lời -GV nhận xét, đánh giá, chữa bài. - Học sinh đọc đề bài , quan sát bảng giá trị rồi viết ra các cặp giá trị tương ứng (x; y) - HS biểu diễn các điểm A, B, C, D trên hệ trục toạ độ - HS trả lời, HS khác nhận xét. -HS chữa bài Bài 37 (SGK) a)(0; 0), (1; 2), (2; 4), (3; 6), (4; 8) b) -GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi của BT 38 - GV kết luận. -HS trả lời HS khác nhận xét -HS hoàn thiện bài Bài 38 (SGK) a)Đào là người cao nhất, cao 15 dm b) Hồng là người ít tuổi nhất (11 tuổi) c) Hồng cao hơn Liên (1 dm) và Liên nhiều tuổi hơn Hồng (3 tuổi) 4. Hướng dẫn về nhà (4p) - Xem lại bài. Làm BTVN: 47, 48, 49, 50 SBT - Đọc trước bài: “Đồ thị hàm số y = ax (a khác 0) ”, soạn bài theo hướng dẫn: làm ?1 SGK/69 RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 9/12/2021 TIẾT 30. ĐỒ THỊ HÀM SỐ y = ax (a khác 0) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - HS trình bày được đồ thị của hàm số là gì. HS xác đinh đúng tọa độ các điểm thuộc đồ thị hàm số đã cho. - HS trình bày được đặc điểm của đồ thị hàm số y = ax (a khác 0) và biết cách vẽ đồ thị hàm số này 2. Kĩ năng Kĩ năng tính toán, trình bày, phân tích đề 3. Thái độ Học sinh tích cực chủ động, tính toán cẩn thận. 4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, giải quyết vấn đề Năng lực toán học: Năng lực tư duy và lập luận toán học, ngôn ngữ toán học, giải quyết vấn đề toán học Về phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: SGK 2. Học sinh: sgk, vở ghi, dụng cụ học tập, Nghiên cứu bài mới trước ở nhà. II. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: Trong tiết học 3. Bài mới HĐ1: KHỞI ĐỘNG (3ph) + Mục tiêu: - Kích thích trí tò mò, khơi dậy hứng thú cho HS về nội dung sẽ được học. - Huy động vốn hiểu biết, kiến thức có sẵn của HS để chuẩn bị cho bài học mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung hoạt động - GV đặt vấn đề: Có cách nào để nhìn thấy tất cả các điểm có tọa độ là các cặp số (x,y) thỏa mãn 1 công thức hàm số? - HS suy nghĩ HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HĐ2.1: Tìm hiểu về đồ thị hàm số (18p) Mục tiêu: HS nêu được thế nào là đồ thị hàm số. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung hoạt động -GV: tập hợp các điểm M, N, P, Q, R biểu diễn các cặp số của hàm số y = f(x) ở ?1 gọi là đồ thị hàm số y = f(x) -Vậy đồ thị của hàm số y = f(x) là gì ? -Để vẽ được đồ thị của hàm số y = f(x) ta làm như thế nào ? GV kết luận. Học sinh nghe giảng và ghi bài -Học sinh phát biểu định nghĩa đồ thị hàm số y = f(x) -HS: Vẽ hệ trục toạ độ Oxy +Xác định trên mp toạ độ các điểm biểu diễn các cặp giá trị (x; y) của hàm số 1. Đồ thị hàm số là gì ? *Định nghĩa: SGK HĐ2.2: Đồ thị hàm số y = ax (a khác 0) (15ph) + Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm của đồ thị hàm số y = ax và biết cách vẽ đồ thị của hàm số này Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung hoạt động -Xét hàm số y = 2x, có dạng y = ax (a = 2) -Hàm số này có bao nhiêu cặp số (x; y) ? -GV yêu cầu học sinh làm ?2 (SGK) -Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm (-2; -4) và (2; 4). Kiểm tra bằng thước thẳng xem các điểm còn lại có nằm trên đường thẳng đó không ? -GV giới thiệu tính chất-SGK -Để vẽ được đồ thị của hàm số y = ax (), ta cần biết mấy điểm của đồ thị ? -GV yêu cầu học sinh làm ?4 (SGK) -Tìm thêm một điểm khác gốc toạ độ thuộc đồ thị hàm số y = 0,5x ? - Đường thẳng OA có phải là đồ thị của hàm số y = 0,5x ? -GV yêu cầu học sinh nêu nhận xét (SGK-71) -Nêu cách vẽ đồ thị hàm số y = 0,5x ? GV kết luận. HS: Có vô số cặp số (x; y) Học sinh đọc đề bài ?2 (SGK) -Một học sinh thực hiện ?2 Học sinh kiểm tra và rút ra nhận xét: Các điểm còn lại cũng nằm trên đường thẳng đó -Học sinh theo dõi HS: Ta cần biết 2 điểm phân biệt Học sinh đọc đề bài và làm ?4 vào vở -Một học sinh trình bày bài -HS trả lời Học sinh nêu nhận xét -Học sinh nêu các bước làm 2. Đồ thị hàm số y = ax Ví dụ: Cho hàm số y = 2x a)(-2; -4), (-1; -2), ... (2; 4) *Kết luận: SGK ?4: Cho hàm số y = 0,5x a) Với x = 4 thì y = 0,5.4 = 2 ta có A(4; 3) thuộc đồ thị hàm số y = 0,5x b) Đường thẳng OA là đồ thị của hàm số y = 0,5x HĐ3: LUYỆN TẬP (10ph) + Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung hoạt động -GV yêu cầu học sinh làm BT 39 (SGK)a, c -GV chiếu bài HS -GV nhận xét, đánh giá, chữa bài - Học sinh làm bài tập 39 a,c (SGK) vào vở -HS trình bày bài HS khác nhận xét -HS chữa bài Bài 39 (SGK) ? Đồ thị của hàm số y = ax nằm ở những góc phần t nào của mặt phẳng toạ độ ? Nếu: a > 0 a < 0 GV kết luận. -HS trả lời HS khác nhận xét HS chữa bài Bài 40 (SGK) +) a > 0: Đồ thị hàm số y = ax nằm ở các góc phần t thứ I và thứ III +) a < 0: Đồ thị hàm số y = ax nằm ở các góc phần t thứ II và thứ IV 4. Hướng dẫn về nhà (4p) - Học thuộc khái niệm hàm số, xem lại các bài đã làm trên lớp. - BTVN: 26, 27, 28, 29, 30 (SGK) - Chuẩn bị bài tiết sau: Luyện tập RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dai_so_7_tiet_29_luyen_tap_nam_hoc_2021_2022_bui_huo.docx