Giáo án Đại số Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Buổi 21: Làm quen với biến cố. Xác suất của biến cố
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Củng cố cho HS các khái niệm biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn, biến cố không thể.
- Luyện cho HS biết liệt kê tập hợp gồm các kết quả có thể xảy ra đối với một phép thử ngẫu nhiên, liệt kê các kết quả thuận lợi cho một biến cố.
- Tính xác suất của một số biến cố đơn giản.
2. Về năng lực: Phát triển cho HS:
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học: HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà và hoạt động cá nhân trên lớp.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm, HS biết hỗ trợ nhau; trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực tính toán; năng lực mô hình hóa toán học: thông qua việc tư duy, phân tích các bài toán để xác định các loại biến cố, liệt kê các khả năng có thể xảy ra của phép thử, các kết quả thuận lợi cho một biến cố, tính xác suất của một biến cố.
+ Năng lực giao tiếp toán học: trao đổi với bạn học về phương pháp giải và báo cáo trước tập thể lớp.
- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: sử dụng được máy tính để kiểm tra kết quả.
3. Về phẩm chất: bồi dưỡng cho HS các phẩm chất:
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập và nhiệm vụ được giao một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ và có chất lượng các hoạt động học tập.
Ngày soạn: / ./ .. Ngày dạy: ./ ../ BUỔI 21: LÀM QUEN VỚI BIẾN CỐ - XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ Thời gian thực hiện: 3 tiết I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Củng cố cho HS các khái niệm biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn, biến cố không thể. - Luyện cho HS biết liệt kê tập hợp gồm các kết quả có thể xảy ra đối với một phép thử ngẫu nhiên, liệt kê các kết quả thuận lợi cho một biến cố. - Tính xác suất của một số biến cố đơn giản. 2. Về năng lực: Phát triển cho HS: - Năng lực chung: + Năng lực tự học: HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà và hoạt động cá nhân trên lớp. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm, HS biết hỗ trợ nhau; trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: - Năng lực đặc thù: + Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực tính toán; năng lực mô hình hóa toán học: thông qua việc tư duy, phân tích các bài toán để xác định các loại biến cố, liệt kê các khả năng có thể xảy ra của phép thử, các kết quả thuận lợi cho một biến cố, tính xác suất của một biến cố. + Năng lực giao tiếp toán học: trao đổi với bạn học về phương pháp giải và báo cáo trước tập thể lớp. - Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: sử dụng được máy tính để kiểm tra kết quả. 3. Về phẩm chất: bồi dưỡng cho HS các phẩm chất: - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập và nhiệm vụ được giao một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ và có chất lượng các hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Giáo viên: - Thước thẳng, máy chiếu. Phiếu bài tập cho HS. 2. Học sinh: Vở ghi, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Tiết 1: HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: + Gây hứng thú và tạo động cơ học tập cho HS. + Hs làm được các bài tập về xác suất của một biến cố b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. c) Sản phẩm: . d) Tổ chức thực hiện: Kiểm tra trắc nghiệm – Hình thức cá nhân trả lời. Kiểm tra lí thuyết bằng cách trả lời các câu hỏi trắc nghiệm BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM ĐẦU GIỜ Câu 1: Bạn An tung ngẫu nhiên một đồng xu. Xác suất của biến cố: “xuất hiện mặt ngửa” là: A. B. C. D. Câu 2:Một hộp có 2 quả bóng xanh, 3 quả bóng đỏ, 4 quả bóng vàng. Các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Bạn Linh lấy ngẫu nhiên một quả bóng. Xác suất của biến cố: “Lấy được quả bóng đỏ” là: A. B. C. D. Câu 3: Một lớp có 20 học sinh nam và 18 học sinh nữ. Chọn ngẫu nhiên một học sinh. Tính xác suất chọn được một học sinh nữ. A. B. C. D. Câu 4: Lấy ngẫu nhiên 1 thẻ từ 1 hộp 30 thẻ được đánh số từ 1 đến 30. Tính xác suất để thẻ được lấy ghi số 6. A. B. C. 6 D. Câu 5: Có 6 học sinh lớp 6; 7 học sinh lớp 7; 8 học sinh lớp 8 và 9 học sinh lớp 9 . Tính xác suất để chọn được một học sinh không phải là học sinh lớp 6. A. B. C. D. Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt Bước 1:GV giao nhiệm vụ: NV1: Hoàn thành bài tập trắc nghiệm đầu giờ. Bước 2: Thực hiên nhiệm vụ: - Hoạt động cá nhân trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả NV1: HS giơ bảng kết quả trắc nghiệm. (Yêu cầu 2 bạn ngồi cạnh kiểm tra kết quả của nhau) NV2, 3: HS đứng tại chỗ báo cáo Bước 4: Đánh giá nhận xét kết quả - GV cho HS khác nhận xét câu trả lời và chốt lại kiến thức. - GV yêu cầu HS ghi chép kiến thức vào vở Kết quả trắc nghiệm C1 C2 C3 C4 C5 A B C A D Nhắc lại lý thuyết. *Biến cố: -Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước được luôn xảy ra. -Biến cố không thể là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra. -Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không. *Xác suất của biến cố là tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố đó và số các kết quả có thể xảy ra. Chú ý: Xác suất của một biến cố luôn nhận giá trị từ 0 đến 1 Xác suất càng lớn thì khả năng xảy ra biến cố đó càng lớn. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Dạng 1: Xác định biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn, biến cố không thể a) Mục tiêu: HS phân biệt được biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn, biến cố không thể. b) Nội dung: HS làm các bài tập 1; 2; 3. c) Sản phẩm: Tìm được kết quả của các bài toán. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt Bước 1: Giao nhiệm vụ 1 - GV cho HS đọc đề bài 1. Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, vận dụng định nghĩa để giải toán Bước 3: Báo cáo kết quả - 2 HS lên bảng làm bài và các HS khác quan sát, nhận xét, xem lại bài trong vở. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm của HS và chốt lại một lần nữa cách làm của dạng bài tập. Bài 1: Gieo một con xúc xắc cân đối. Xét các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên? A: “Mặt xuất hiện có số chấm nhỏ hơn 7”. B: “Mặt xuất hiện có số chấm chia hết cho 7”. C: “Mặt xuất hiện có số chấm lớn hơn 4”. D: “Mặt xuất hiện có số chấm nhỏ hơn 2”. Giải: Biến cố A là biến cố chắc chắn vì ta luôn gieo được mặt xúc xắc có số chấm là một trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6 đều là các số nhỏ hơn 7. Biến cố B là biến cố không thể vì các mặt xúc xắc có số chấm là một trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6 không có số nào chia hết cho 7. Biến cố C là biến cố ngẫu nhiên vì biến cố C xảy ra khi măt xuất hiện có số chấm là 5 hoặc 6 và không xảy ra khi mặt xuất hiện có số chấm là 1; 2; 3; 4. Biến cố D là biến cố ngẫu nhiên vì biến cố D xảy ra khi mặt xuất hiện có số chấm là 1 và không xảy ra khi mặt xuất hiện có số chấm là một trong các số 2; 3; 4; 5; 6. Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 2. Yêu cầu: - HS thực hiện giải toán cá nhân - HS so sánh kết quả với bạn bêncạnh. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, làm bài cá nhân và thảo luận cặp đôi theo bàn để trả lời câu hỏi . Bước 3: Báo cáo kết quả - HS hoạt động cá nhân, đại diện 2 hs lên bảng trình bày, mỗi HS làm 1 ý Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét chéo bài làm của các bạn và chốt lại một lần nữa cách làm của dạng bài tập. GV yêu cầu học sinh chốt được cách làm Bài 2: Có hai chiếc hộp, hộp A đựng năm quả bóng ghi các số 1; 3; 5; 7; 9; hộp B đựng năm quả bóng ghi các số 2; 4; 6; 8; 10. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng từ mỗi hộp. Điền vào bảng một trong số các từ sau: chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên. Giải thích. Biến cố Loại biến cố Tổng các số ghi trên quả bóng lớn hơn 2 Tích các số ghi trên hai quả bóng bằng 30 Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai quả bóng bằng 10 Giải: Biến cố Loại biến cố Tổng các số ghi trên quả bóng lớn hơn 2 Chắc chắn. Vì hai số nhỏ nhất ghi trên mỗi quả bóng lấy từ hộp A và hộp B lần lượt là 1 và 2 nên tổng các số ghi trên hai quả bóng nhỏ nhất là 3, chắc chắn lớn hơn 2. Tích các số ghi trên hai quả bóng bằng 30 Ngẫu nhiên Vì chẳng hạn biến cố này xảy ra khi hộp A lấy được quả bóng ghi số 3; hộp B lấy được quả bóng ghi số 10 nhưng biến cố này không xảy ra khi hộp A lấy được quả bóng ghi số 1; hộp B lấy được quả bóng ghi số 6. Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai quả bóng bằng 10 Không thể Vì chênh lệch lớn nhất giữa hai số lấy được ghi trên mỗi quả bóng từ mỗi hộp là 9, hộp A lấy được số 1, hộp B lấy được số 10. Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 3. Yêu cầu: - HS thực hiện giải theo dãy bàn, nêu phương pháp giải của từng bài toán Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, làm bài theo nhóm bàn và thảo luận tìm phương pháp giải phù hợp. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện các nhóm bàn báo cáo kết quả và cách giải. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm của bạn và phương pháp giải của từng ý. GV chốt lại Bài 3: Trong hộp có sáu thanh gỗ được gắn từ số 1 đến 6. Lấy ra ngẫu nhiên đồng thời hai thanh gỗ từ hộp trên. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố ngẫu nhiên, biến cố không thể, biến cố chắc chắn? Tại sao? P: “Tích các số gắn trên hai thanh gỗ là bội của 7”. Q: “Hai thanh gỗ lấy ra gắn số chẵn”. R: “Hiệu các số gắn trên hai thanh gỗ không nhỏ hơn 1”. S: “Tổng các số gắn trên hai thanh gỗ nhỏ hơn 12”. Giải: - Biến cố P là biến cố không thể vì muốn tích các số gắn trên thanh gỗ là bội của 7. - Biến cố Q là biến cố ngẫu nhiên là vì không biết trước nó có xảy ra hay không. Ví dụ, nếu lấy được hai thanh gắn số 2 và 6 thì Q xảy ra; còn nếu lấy được hai thanh gắn số 1 và 3 thì Q không xảy ra. - Biến cố R là biến cố chắc chắn vì hai thanh lấy ra đồng thời nên không có trường hợp hai thanh cùng số, hiệu nhỏ nhất giữa hai số của hai thanh lấy ra là 1, chắc chắn hiệu giữa các số không nhỏ hơn 1. - Biến cố S là biến cố chắc chắn vì tổng các số ghi lớn nhất trên hai thanh gỗ là 5 + 6 = 11 < 12. Dạng 2: Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố a) Mục tiêu: Giúp HS liệt kê được các kết quả thuận lợi cho biến cố trong một số trò chơi đơn giản. b) Nội dung: HS làm các bài tập 1; 2; 3; 4. c) Sản phẩm: Tìm được kết quả của các bài toán. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài:bài 1. Yêu cầu: - HS thực hiện cá nhân, thảo luận cặp đôi theo phương pháp được cung cấp để giải toán. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, hoạt động giải cá nhân và thảo luận về kết quả theo cặp đôi. 4 HS lên bảng làm bài tập Bước 3: Báo cáo kết quả - HS trình bày kết quả Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm của bạn và chốt lại một lần nữa cách làm bài. Dạng 2: Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố Bài 1: Gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc cân đối. a) Xét biến cố: “Số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc không vượt quá 4”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó. b) Xét biến cố: “Số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc là ước của 6”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Xét biến cố: “Số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc là số chia cho 5 dư 1”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Giải: Những kết quả thuận lợi cho biến cố A là: mặt 1 chấm, mặt 2 chấm, mặt 3 chấm, mặt 4 chấm. Những kết quả thuận lợi cho biến cố B là: mặt 1 chấm, mặt 2 chấm, mặt 3 chấm, mặt 6 chấm. Những kết quả thuận lợi cho biến cố C là: mặt 1 chấm, mặt 6 chấm. Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 2. Yêu cầu: - HS thực hiện cá nhân - 2 HS lên bảng Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, làm bài cá nhân - 2 HS lên bảng làm bài tập Bước 3: Báo cáo kết quả -HS đứng tại chỗ trả lời nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm của HS và chốt lại một lần nữa cách làm của dạng bài tập. Bài 2: Một nhóm học sinh quốc tế gồm chín học sinh đến từ các nước: Việt Nam, Nê-pan, Ni-giê-ri-a, Brazil, Mê-xi-cô, Bồ Đào Nha, Pháp, Bỉ, Nam Phi; mỗi nước chỉ có đúng một học sinh. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong nhóm học sinh quốc tế trên. a) Viết tập hợp I gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra. b) Xét biến cố: “Học sinh được chọn ra đến từ Châu Á”. Nêu các kết quả thuận lợi cho biến cố đó. c) Xét biến cố: “ Học sinh được chọn ra đến từ châu Âu”. Nêu các kết quả thuận lợi cho biến cố đó. d) Xét biến cố: “ Học sinh được chọn ra đến từ châu Mỹ”. Nêu các kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Giải: Tập hợp I gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra là: I= { Việt Nam; Nê-pan; Ni-giê-ri-a; Brazil; Mê-xi-cô; Bồ Đào Nha; Pháp; Bỉ; Nam Phi } Những kết quả thuận lợi cho biến cố A là Việt Nam; Nê- pan. Những kết quả thuận lợi cho biến cố B là Bồ Đào Nha; Pháp; Bỉ. Những kết quả thuận lợi cho biến cố C là Mê- xi- cô; Brazil. Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài: Bài 3 Yêu cầu: - HS thực hiện giải toán nhóm 4 bàn Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 4 bạn trình bày bài trước cả lớp Bước 3: Báo cáo kết quả - HS hoạt động cá nhân, nhận xét kết quả bài làm của bạn Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm của các bạn và chốt lại một lần nữa cách làm của dạng bài tập. Bài 3: Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ trong hộp có 50 chiếc. Mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, , 49, 50; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Gọi X là tập hợp gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra. Tập hợp A có bao nhiêu phần tử. Xét biến cố A: “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Xét biến cố B: “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số vừa là ước của 42 vừa là ước của 72”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Xét biến cố C: “Số xuất hiện trên thẻ là số nguyên tố nhỏ hơn 20”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Giải: Tập hợp gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là: Tập hợp trên có 50 phần tử. Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0. Từ 1 đến 50 có năm số có chữ số tận cùng bằng 0 là 10; 20; 30; 40; 50. Vậy những kết quả thuận lợi cho biến cố A là: 10; 20; 30; 40; 50. Số vừa là ước của 42 vừa là ước của 72 là ước chung của 42 và 72. Ta có ; Vậy có bốn kết quả thuận lợi cho biến cố B là 1; 2; 3; 6. Từ 1 đến 20 có tám số nguyên tố là: 2; 3; 5; 7; 11; 13; 17; 19. Vậy có tám kết quả thuận lợi cho biến cố C là: 2; 3; 5; 7; 11; 13; 17; 19. Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 4 Yêu cầu: - HS thực hiện theo nhóm bàn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, hoạt động nhóm bàn - 1 HS đại diện nhóm đứng tại chỗ báo cáo kết quả Bước 3: Báo cáo kết quả -1 HS đứng tại chỗ trả lờivà các HS khác lắng nghe, xem lại bài trong vở. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm của HS và đánh giá kết quả của HS. Bài 4: Gieo một con xúc xắc liên tiếp hai lần và quan sát số chấm xuất hiện ở mặt trên của xúc xắc qua hai lần gieo. a) Có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra. Hãy liệt kê 6 trong những kết quả đó. b) Xét biến cố A: “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo là 5”. Nêu các kết quả thuận lợi cho biến cố A. Giải: Số kết quả có thể xảy ra khi gieo một con xúc xắc hai lần là: 6. 6 = 36. Liệt kê 6 trong số các kết quả đó là: (1;1); (1;2); (1;3); (1;4); (1;5); (1;6). Bốn kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (1; 4); (4; 1); (2; 3); (3; 2). Tiết 2: Dạng 3: Tính xác suất của biến cố a) Mục tiêu: HS vận dụng định nghĩa để tính xác suất của một số biến cố đơn giản. b) Nội dung: HS làm các bài tập 1; 2; 3; 4; 5. c) Sản phẩm: Tìm được kết quả của các bài toán. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài: Yêu cầu: - HS thực hiện cá nhân, thảo luận cặp đôi theo phương pháp được cung cấp để giải toán. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, hoạt động giải cá nhân và thảo luận về kết quả theo cặp đôi. 4 HS lên bảng làm bài tập Bước 3: Báo cáo kết quả - HS trình bày kết quả Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm của bạn và chốt lại một lần nữa cách làm bài Bài 1: Gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc. Tính xác suất của các biến cố sau: a) A: “Số chấm xuất hiện là số chẵn”. b) B: “Số chấm xuất hiện là số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 3”. c) C: “Số chấm xuất hiện không phải là số nguyên tố và là ước của 24”. Giải: Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 1 chấm, mặt 2 chấm, mặt 3 chấm mặt 4 chấm, mặt 5 chấm, mặt 6 chấm. Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: mặt 2 chấm, mặt 4 chấm, mặt 6 chấm. Vậy xác suất của biến cố A là Có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: mặt 6 chấm. Vậy xác suất của biến cố B là Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố C là: mặt 1 chấm, mặt 4 chấm, mặt 6 chấm. Vậy xác suất của biến cố B là Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 2 Yêu cầu: - HS thực hiện cá nhân - 2 HS lên bảng Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, làm bài cá nhân - 2 HS lên bảng làm bài tập Bước 3: Báo cáo kết quả -HS đứng tại chỗ trả lời nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm của HS và chốt lại một lần nữa cách làm của dạng bài tập. Bài 2: Trong buổi lễ khai giảng năm học mới, học sinh khối Bảy cùng mua một chùm bong bóng gồm 13 quả bóng được đánh số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13 đại diện cho 13 lớp của khối. Bạn An lấy ngẫu nhiên một quả để kiểm tra chất lượng. Tính xác suất của biến cố: A: “Quả bóng được lấy là số chia hết cho 5”. B: “Quả bóng được lấy là số nguyên tố nhỏ nhất có hai chữ số”. C: “Quả bóng được lấy là bội của 6”. Giải: + Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ghi trên quả bóng là . Tập hợp này gồm 13 phần tử. + Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố A là quả số 5 và quả số 10. Xác suất của biến cố A là + Có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố B là quả số 11. Xác suất của biến cố B là + Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố C là quả số 6 và quả số 12. Xác suất của biến cố C là Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 3 Yêu cầu: - HS thực hiện theo nhóm bàn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, hoạt động nhóm bàn - 1 HS đại diện nhóm đứng tại chỗ báo cáo kết quả Bước 3: Báo cáo kết quả -1 HS đứng tại chỗ trả lờivà các HS khác lắng nghe, xem lại bài trong vở. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm của HS và đánh giá kết quả của HS. Bài 3: Cho tập hợp các hình {hình vuông, hình chữ nhật, tam giác đều, hình thang cân}. Chọn ngẫu nhiên một hình trong tập hợp trên. Tính xác suất của biến cố: B: “Hình được chọn có số cạnh lớn hơn 3”. C: “Hình được chọn có nhiều hơn một trục đối xứng”. Giải: Tập hợp các kết quả khi chọn ngẫu nhiên một hình gồm 4 phần tử. + Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố B là hình vuông, hình chữ nhật, hình thang cân. Vậy xác suất của biến cố B là + Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố C là hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác đều. Vậy xác suất của biến cố C là Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài: Bài 4 Yêu cầu: - HS thực hiện giải toán nhóm 4 bàn Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 4 bạn trình bày bài trước cả lớp Bước 3: Báo cáo kết quả - HS hoạt động cá nhân, nhận xét kết quả bài làm của bạn Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm của các bạn và chốt lại một lần nữa cách làm của dạng bài tập. Yêu cầu: HS vận dụng quy tắc chuyển vế thành thạo. Bài 4: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Tìm số phần tử của tập hợp E gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra. Tính xác suất của các biến cố sau: A: “Số tự nhiên được viết ra là bình phương của một số tự nhiên”. B: “Số tự nhiên được viết ra khi chia cho 5 hoặc 6 đều dư 1”. Giải: Tập hợp các kết quả có thể xảy ra khi viết số tự nhiên có hai chữ số là Tập hợp này có 90 phần tử. Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố A là 16; 25; 36; 49; 64; 81. Vậy xác suất của biến cố A là Số tự nhiên được viết ra khi chia cho 5 hoặc 6 đều dư 1 thì chia cho 30 dư 1. Từ 11 đến 99 có các số thỏa mãn là 31; 61. Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố B là 31; 61. Vậy xác suất của biến cố B là Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 5 Yêu cầu: - HS thực hiện theo nhóm bàn Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, hoạt động nhóm bàn -2 HS đại diện nhóm trình bày cách giải. Bước 3: Báo cáo kết quả HS khác lắng nghe, xem lại bài trong vở. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm của HS và đánh giá kết quả của HS. Bài 5: Một nhóm 8 vận động viên đến từ các tỉnh: Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Đà Nẵng; mỗi tỉnh chỉ có đúng một vận động viên. Chọn ngẫu nhiên một vận động viên trong nhóm đó. Tính xác suất của mỗi biến cố A: “Vận động viên được chọn ra đến từ Đồng bằng Sông Cửu Long”. Giải: Tập hợp các kết quả có thể xảy ra khi chọn vận động viên là 8. Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An. Vậy xác suất của biến cố A là Tiết 3: Dạng 3: Tính xác suất của một biến cố (Tiếp) a) Mục tiêu: HS tiếp tục tính xác suất của các biến cố và vận dụng vào một số bài toán khác. b) Nội dung: HS làm bài tập 6; 7; 8; 9; 10. c) Sản phẩm: Tìm được kết quả của các bài toán. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 6. - HS giải toán theo cá nhân và trao đổi kết quả cặp đôi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện giải bài tập cá nhân, trao đổi kết quả theo cặp Bước 3: Báo cáo kết quả - 4 HS lên bảng trình bày bảng: HS dưới lớp quan sát, nhận xét bài làm. Nêu cách làm. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét kết quả và chốt kiến thức. Bài 6: Tổ Bốn lớp 7A gồm 6 bạn nữ là Yến, Hương, Linh, Cúc, Hằng, Huệ và 5 bạn nam là An, Huy, Bảo, Minh, Nam. Trong giờ hoạt động trải nghiệm, tổ Bốn bốc thăm để cử một bạn hát. Có 11 lá thăm, mỗi lá ghi tên một bạn, bạn tổ trưởng bốc ngẫu nhiên 1 lá. Nếu lá thăm ghi tên ai, người đó hát một bài. Tính xác suất của các biến cố sau: a) A: “Bạn được chọn là nữ”. b) B: “Bạn được chọn là nam”. Giải: Tổ Bốn có tất cả 11 bạn. Do đó có 11 kết quả có thể bốc thăm. Tổ Bốn có 6 bạn nữ nên số kết quả thuận lợi cho biến cố A là 6. Xác suất của biến cố A là Tổ Bốn có 5 bạn nam nên số kết quả thuận lợi cho biến cố B là 5. Xác suất của biến cố B là Bước 1: Giao nhiệm vụ - Yêu cầu HS nêu phương pháp giải toán. - HS giải toán theo nhóm đôi Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện hoạt động nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diệncặp đôi trình bày kết quả. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV nhận xét kết quả và chốt kiến thức. Bài 7: Trong một thùng đựng 10 thẻ bài đỏ, 15 thẻ bài xanh, 35 thẻ bài vàng, có cùng kích thước. Bạn Ngân lấy ngẫu nhiên một thẻ bài. Hỏi xác suất Ngân lấy được thẻ bài màu gì là lớn nhất? Tính xác suất đó. Giải: Vì Ngân có nhiều thẻ bài màu vàng nhất nên xác suất Ngân lấy được thẻ màu vàng là lớn nhất. Ngân có tất cả 10 + 15 + 35 = 60 (thẻ bài) Có tất cả 60 kết quả có thể xảy ra khi Ngân lấy 1 thẻ bài. Có 35 kết quả thuận lợi cho biến cố Ngân lấy được thẻ màu vàng. Vậy xác suất Ngân lấy được thẻ màu vàng là Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 8 - Yêu cầu HS đứng tại chỗ nêu PP giải Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động nhóm giải toán Bước 3: Báo cáo kết quả - HS lên bảng trình bày bảng HS dưới lớp quan sát, nhận xét bài làm. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét kết quả và chốt kiến thức. Bài 8: Trong trò chơi rung chuông vàng trên sàn đấu sẽ có 90 học sinh. Mỗi học sinh được đánh số từ 1 đến 90. Chọn ngẫu nhiên một học sinh để phỏng vấn. tính xác suất của biến cố: a) A: “Học sinh được chọn mang số tròn chục” b) B: “Học sinh được chọn mang số chia cho 17 dư 2 và chia cho 3 dư 1”. Giải: Có 90 kết quả có thể xảy ra khi chọn một học sinh phỏng vấn. Từ 1 đến 90 có 9 số tròn chục là 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90. Xác suất của biến cố A là Từ 1 đến 90 có các số chia cho 17 dư 2 là 19; 36; 53; 70; 87. Trong đó chỉ có 19 và 70 chia cho 3 dư 1. Do đó có hai kết quả thuận lợi cho biến cố B là 19 và 70. Vậy xác suất của biến cố B là Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 9. - Yêu cầu HS đứng tại chỗ nêu PP giải Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - 1 HS đại lên bảng giải bài tập Bước 3: Báo cáo kết quả - HS lên bảng trình bày bảng HS làm bài và nhận xét bài làm. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV nhận xét kết quả và chốt kiến thức. Bài 9: Trong một hộp có chứa 5 quả bóng xanh, 20 quả bóng trắng, n quả bóng vàng. Các quả bóng có cùng kích thước. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng. Biết xác suất lấy được quả bóng vàng là . Tính số quả bóng màu vàng. Giải: Tổng số quả bóng là Xác suất lấy được quả bóng vàng là Vậy số quả bóng màu vàng là 75 quả. Bước 1: Giao nhiệm vụ - Yêu cầu HS nêu phương pháp giải toán. - HS giải toán theo nhóm đôi Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện hoạt động nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diệncặp đôi trình bày kết quả. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV nhận xét kết quả và chốt kiến thức. Bài 10: Gieo ba lần một đồng xu cân đối, đồng chất. Tính xác suất của biến cố: A: “Cả ba lần gieo đều xuất hiện mặt sấp”. B: “Có ít nhất một lần xuất hiện mặt sấp”. Giải: Khi gieo một đồng xu thì có 2 kết quả xảy ra là Sấp, ngửa. Số kết quả có thể xảy ra khi gieo ba lần một đồng xu là + Có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố A. Xác suất của biến cố A là + Xét biến cố C: “cả 3 lần đều không xuất hiện mặt sấp”. Có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố C. Do đó có 8 – 1 = 7 kết quả thuận lợi cho biến cố B. Xác suất của biến cố B là Trả lời các thắc mắc của HS trong tiết học HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Yêu cầu HS nắm vững kiến thức đã học trong buổi ôn tập. - Ghi nhớ dạng và phương pháp giải các dạng toán đã học. Làm các bài tập sau: BÀI TẬP GIAO VỀ NHÀ Bài 1: Trong một hộp kín có các thanh gỗ ghi các số 4; 8; 12; 16; 20; 24. Lấy ngẫu nhiên một thanh gỗ trong hộp. Điền từ thích hợp vào dấu “?” để được câu trả lời đúng. Giải thích. Biến cố “Lấy được thanh gỗ có ghi số chia hết cho 4” là biến cố ?... Biến cố “Lấy được thanh gỗ có ghi số chia hết cho 6” là biến cố ?... Biến cố “Lấy được thanh gỗ có ghi số chia hết cho 7” là biến cố ?... Bài 2: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số nhỏ hơn 60. Viết tập hợp B gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra Xét biến cố “Số tự nhiên được viết ra là số nguyên tố”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó Xét biến cố “Số tự nhiên được viết ra là bội của 3 và 5”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Bài 3: Tổ 2 lớp 7A gồm 6 bạn nữ là Yến, Hương, Linh, Cúc, Hằng, Huệ và 5 bạn nam là An, Huy, Bảo, Minh, Nam. Trong giờ hoạt động trải nghiệm, tổ 2 bốc thăm để cử một bạn hát. Có 11 lá thăm, mỗi lá ghi tên một bạn, bạn tổ trưởng bốc ngẫu nhiên 1 lá. Nếu lá thăm ghi tên ai, người đó hát một bài. a) Hãy liệt kê tập hợp gồm các kết quả có thể xảy ra đối với bạn được chọn. b) Xét biến cố “Bạn được chọn là nữ”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó. c) Xét biến cố “Bạn được chọn là nam”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Bài 4: Trong hộp có 4 quả bóng vàng, 3 quả bóng xanh và 1 quả bóng đỏ. Hoàng lấy ra 5 quả bóng từ trong hộp. Trong các biến cố dưới đây, đâu là biến không thể, biến cố chắc chắn, biến cố ngẫu nhiên. A: “Có ít nhất một quả bóng vàng trong 5 quả bóng lấy ra”. B: “5 quả bóng lấy ra có cùng màu” C: “5 quả bóng lấy ra có đủ cả ba màu xanh, đỏ, vàng” Bài 5: Có 14 quyển sách khác nhau, trong đó có 6 quyển sách Toán khác nhau, 5 quyển sách Văn khác nhau và 3 quyển sách Lý khác nhau. Lấy ngẫu nhiên 2 quyển sách. Hỏi có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra khi lấy 2 quyển sách. Tính xác suất của biến cố A: “Lấy được 1 quyển sách Văn và 1 quyển sách Lý”. Bài 6: Lớp 7A của một trường có 45 học sinh. Kết quả cuối năm có 10 bạn đạt học sinh giỏi, 15 bạn đạt học sinh khá và 20 bạn học sinh trung bình. Cô giáo chọn ngẫu nhiên 1 học sinh. Tính xác suất để học sinh được chọn là học sinh giỏi. Bài 7: Lấy ngẫu nhiên một thẻ từ một hộp chứa 20 thẻ được đánh số từ 1 đến 20. Tính xác suất để số thẻ lấy ra là bội của 3. Bài 8: Trong trò chơi “Con Bọ” trong các đoàn ca nhạc Lô tô. Một con Bọ con được chụp lại tại giữa 4 dãy ô số xếp thành hình vuông có số thứ tự từ 1 đến 100. Tính xác suất của biến cố A: “Con Bọ chạy vào ô có số chia cho 5 dư 2”. Bài 9: Một người gọi điện thoại nhưng lại quên hai số cuối của số điện thoại. Tính xác suất để người đó chỉ bấm một lần đúng số cần gọi. Bài 10: Mật mã của một chiếc két sắt nhà Nam là một số có 3 chữ số được lập từ các chữ số 1; 2; 3. Mẹ Nam muốn mở két sắt mà quên mất mật mã. Tính xác suất để mẹ Nam mở 1 lần đúng được mật mã. Bài 11: Trong giờ trả bài cô giáo đã chuẩn bị 40 phiếu đại diện số thứ tự của từng học sinh trong lớp. cô bóc ngẫu nhiên một phiếu. tính xác suất của biến cố: A: “Phiếu bóc được mang số lớn hơn 6 và không vượt quá 22”. B: “ Phiếu bóc được là số số có chữ số 2 và có đúng hai ước”. Bài 12: Chọn ngẫu nhiên một học sinh cấp THCS chỉ tính các học sinh học đúng tuổi và không ở lại lớp. Tính xác suất của các biến cố: a) A: “Học sinh có độ tuổi là bình phương của một số tự nhiên”. b) B: “Học sinh đã được tiêm ngừa vaccine phòng bệnh Covid- 19” Bài 13: Gieo một con xúc xắc liên tiếp hai lần và quan sát số chấm xuất hiện ở mặt trên của xúc xắc qua hai lần gieo. c) Biến cố: “Số chấm xuất hiện ở cả hai lần gieo đều giống nhau”. Nêu các kết quả thuận lợi cho biến cố đó. d) Biến cố: “Hiệu các số chấm trên hai mặt nhỏ hơn 6”. Nêu các kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Bài 14: Có 199 quả bóng được đánh số từ 1 đến 199. Lấy ngẫu nhiên 1 quả. Tính xác suất để quả bóng lấy được có số không chia hết cho 2. Bài 15: Trong một thùng đựng 20 quả bóng được đánh số 5; 6; 7; 23; 24. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng. Tính xác suất của các biến cố sau: A: “Quả bóng lấy được chia hết cho 30”. B: “Quả bóng lấy được không vượt quá 25”. Bài 16: Một hộp có 35 thẻ được ghi một trong các số 13; 14; 15; ;46; 47. Lấy ngẫu nhiên một thẻ. Tính xác suất của các biến cố: A: “Số xuất hiện trên thẻ được rút là số khi chia cho 21 dư 2 và chia hết cho 4”. B: “Số xuất hiện trên thẻ được rút là số có chứa chữ số 1”.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_buoi_21_lam_quen.docx