Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 1 đến 21 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Duyên

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 1 đến 21 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Duyên

I/ MỤC TIÊU TIẾT DẠY

1. Về kiến thức: Học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản sau

+ Quy tắc cộng, trừ các số hữu tỉ

+ Quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ

+ Quy tắc nhóm thích hợp các số hạng trong một tổng đại số (trong tập hợp )

2. Về kĩ năng: Học sinh thực hiện được các kĩ năng cơ bản sau

+ Làm tính cộng, trừ các số hữu tỉ đúng

+ Tính giá trị của biểu thức hợp lí (nếu có thể bằng cách áp dụng quy tắc bỏ ngoặc)

+ Áp dụng quy tắc chuyển vế để tìm số hữu tỉ x.

* HS khá – giỏi: Biết áp dụng quy tắc chuyển vế để tìm x (có ở cả 2 vế)

3. Về thái độ: Học sinh có ý thức

+ Rèn luyện các kĩ năng đã được thực hành trong tiết học

+ Rèn tính cẩn thận khi trình bày và tính toán, bước đầu hs K – G có khả năng tư duy trừu tượng.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tính toán.

- Phẩm chất: Sống trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GV – HS

1. Giáo viên: sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu.

+ 6 bảng phụ: BP 1 ghi nội dung quy tắc chuyển vế, BP 2 ghi (ví dụ (sgk/ t9));

2. Học sinh: sgk, đồ dùng học tập

+ Ôn lại quy tắc cộng, trừ các phân số, quy tắc chuyển vế, quy tắc bỏ ngoặc.

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP (45 PHÚT)

1. Ổn định lớp (1 phút)

+ Kiểm tra sĩ số lớp.

+ Nghe báo cáo (Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn làm BTVN)

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

 

docx 68 trang sontrang 4090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 1 đến 21 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
TIẾT 1: TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Phát biểu được khái niệm số hữu tỉ, cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.
+ Biết quy tắc so sánh hai số hữu tỉ.
+ Mối quan hệ giữa tập hợp số tự nhiên, tập hợp số nguyên và tập hợp số hữu tỉ: .
2. Kỹ năng:
 + Nhận biết các số thuộc tập hợp số hữu tỉ, viết được số hữu tỉ theo các cách khác nhau.
+ Biết biểu diễn các số hữu tỉ trên trục số.
+ Biết so sánh hai số hữu tỉ (theo nhiều cách).
* HS khá – giỏi: Biết so sánh hai số hữu tỉ (dạng tổng quát).
3. Thái độ Học sinh có ý thức
+ Rèn luyện các kĩ năng đã được thực hành trong tiết học
+ Rèn tính cẩn thận khi trình bày và tính toán, bước đầu hs K – G có khả năng tư duy trừu tượng.
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tính toán. 
Phẩm chất: Sống trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu. 
+ 6 bảng phụ: BP 1 ghi nội dung trang 4, BP 2 ghi (BT trắc nghiệm); BP 3 (Hình 2), BP 4 ghi ví dụ 1 trong sgk/ T6; BP 5 ghi nhận xét (sgk/ T7), BP 6 ghi ?5 (sgk)
2. Học sinh: sgk, đồ dùng học tập
+ Ôn lại cách so sánh hai phân số, cách biểu diễn các số thập phân, hỗn số dưới dạng phân số.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Ổn định lớp (1 phút)
+ Kiểm tra sĩ số lớp.
+ Nghe báo cáo (Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị sách vở)
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Bài mới: 
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động khởi động (5 phút)
GV cho HS hoạt động nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau:
- Khi chia hai số nguyên thì kết quả nhận được có luôn là một số nguyên hay không?
- Cho các cố sau: 2; - 2; -0,5; 0; 
Hãy viết các số trên dưới dạng phân số.
- HS hoạt động theo nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
- GV gọi một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
Hoạt động hình thành kiến thức (28 phút)
HĐ 1: Số hữu tỉ 
* BP1. Các số 3, -0,5; 0; được gọi là số hữu tỉ. Vậy thế nào là số hữu tỉ?
+ Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số .
 Tập hợp các số hữu tỉ,kí hiệu: 
+ Yc hs đọc đ/n (sgk)
+ BP 2: (BT Trắc nghiệm Đúng sai), yc hs suy nghĩ và trả lời, giải thích, GV nhận xét.
+ Chốt: Cần ghi nhớ
1. Đ/n số hữu tỉ, kí hiệu tập hợp.
2. Quan hệ với tập hợp số nguyên: 
3. Một số hữu tỉ có thể là phân số hoặc số khác (như hỗn số, số thập phân), còn phân số chắc chắn là 1 số hữu tỉ.
+ phát biểu định nghĩa số hữu tỉ.
+ Đọc đ/n (sgk? T5)
+ Làm BT trắc nghiệm đúng sai
+ Trả lời BT trắc nghiệm, giải thích.
+ Ghi lại lưu ý.
1. Số hữu tỉ
a) Định nghĩa
 Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số 
* Tập hợp các số hữu tỉ, kí hiệu: 
* (Bảng phụ )
Mỗi khẳng định sau đúng hay sai?
1. Các số là các số hữu tỉ.
2. Số nguyên a là một số hữu tỉ, và mọi số nguyên a đều là số hữu tỉ.
3. Phân số là một số hữu tỉ, ngược lại số hữu tỉ là một phân số.
4. Số 
5. 
b) Lưu ý:
+ Mọi số nguyên a cũng là số hữu tỉ. Ta có: 
HĐ 2: Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số 
* ĐVĐ: Vậy trên trục số, các số hữu tỉ được biểu diễn như thế nào? 
+ Treo BP 3: Trục số.
-Biểu diễn các số hữu tỉ thích hợp vào dấu ? trên trục số.
- Số được biểu diễn ntn?
+ Yc: Vẽ trục số và biểu diễn các số hữu tỉ: 
+ Lưu ý: 
-Mỗi số hữu tỉ biểu diễn trên trục số được gọi là 1 điểm. 
- Trên trục số, số hữu tỉ nhỏ hơn nằm ở bên trái số hữu tỉ lớn hơn.
+ biểu diễn các số hữu tỉ được vẽ trên trục số..
+ Biểu diễn các số 
2. Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
* (Bảng phụ)
* Cách biểu diễn số hữu tỉ (sgk)
* Lưu ý: Trên trục số, số hữu tỉ nhỏ hơn nằm ở bên trái số hữu tỉ lớn hơn.
HĐ 3: So sánh hai số hữu tỉ 
* Để so sánh hai số hữu tỉ, ta làm thế nào, chuyển sang phần 3, và quan sát trên bảng phụ 4 (ví dụ 1).
+ H: Nêu cách so sánh hai số hữu tỉ bất kì
+ Gv chốt: Viết 2 số hữu tỉ dưới dạng phân số rồi so sánh hai phân số đó.
+ NX: Việc so sánh 2 số hữu tỉ giúp việc biểu diễn các số hữu tỉ trên trục số được đơn giản hơn.
+ YC: So sánh: và số 0.
+ giới thiệu: số hữu tỉ âm, số hữu tỉ dương, số hữu tỉ 0 (Treo BP 5)
+ Treo BP 6 (?5/ sgk).
+ Chốt: Tương tự như số nguyên (âm, dương, số 0), ta có số hữu tỉ âm (dương, số 0). 
+ Yc hs đọc lại nhận xét.
* HS K - G: So sánh số hữu tỉ với số 0 khi a và b cùng dấu (trái dấu) và tổng quát: Khi nào thì là số hữu tỉ âm (dương)?
+ Quan sát bảng phụ 4 (Ví dụ 1), trả lời cách so sánh hai số hữu tỉ bất kì.
+ hs ghi nhận xét vào vở.
+ So sánh: < 0
+ Đọc nhận xét.
+ Suy nghĩ trả lời: số hữu tỉ là số hữu tỉ dương (nếu a và b cùng dấu), là số hữu tỉ âm (nếu a và b trái dấu)
3. So sánh hai số hữu tỉ
a) Ví dụ 1 (sgk)
* Nhận xét, để so sánh 2 số hữu tỉ, ta viết chúng dưới dạng phân số rồi so sánh hai phân số đó.
b) Áp dụng: 
So sánh: và số 0.
Có: 
Vậy < 0.
c) Nhận xét (sgk)
d) ?5 (sgk/ T7)
+ Số hữu tỉ âm: 
+ Số hữu tỉ dương: 
+ số hữu tỉ 0: 
Hoạt động luyện tập (5 phút)
* Cần ghi nhớ những nội dung kiến thức nào?
* Làm bài tập 1 (sgk/ T 7) 
* Yc hs đứng tại chỗ đọc kết quả.
+ Nhắc lại các nội dung cần ghi nhớ.
+ Làm bài tập 1.
+ Đọc câu trả lời.
4. Luyện tập 
* Bài 1 (sgk)
Hoạt động vận dụng - tìm tòi – mở rộng (5 phút)
* Hs K - G: 
HD bài 5: x < y a < b.
Để so sánh x < z < y, ta phải quy đồng mẫu các phân số biểu diễn các số hữu tỉ x, y, z rồi lập luận.
+ Chú ý hướng dẫn của Gv.
* Gợi ý bài 5: x < y a < b.
; 
Chứng minh 2a < a + b < 2b (dùng gợi ý sgk).
3. Hướng dẫn về nhà (1 phút): 
- Hướng dẫn hs Học bài + làm BTVN 2, 3. 
- Hs K - G làm thêm bài 5, ôn lại quy tắc cộng, trừ phân số
IV/ RÚT KINH NGHIỆM 
 ................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
TIẾT 2: CỘNG, TRỪ SỐ HỮU TỈ
I/ MỤC TIÊU TIẾT DẠY
1. Về kiến thức: Học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản sau
+ Quy tắc cộng, trừ các số hữu tỉ
+ Quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ
+ Quy tắc nhóm thích hợp các số hạng trong một tổng đại số (trong tập hợp )
2. Về kĩ năng: Học sinh thực hiện được các kĩ năng cơ bản sau
+ Làm tính cộng, trừ các số hữu tỉ đúng
+ Tính giá trị của biểu thức hợp lí (nếu có thể bằng cách áp dụng quy tắc bỏ ngoặc)
+ Áp dụng quy tắc chuyển vế để tìm số hữu tỉ x.
* HS khá – giỏi: Biết áp dụng quy tắc chuyển vế để tìm x (có ở cả 2 vế)
3. Về thái độ: Học sinh có ý thức
+ Rèn luyện các kĩ năng đã được thực hành trong tiết học
+ Rèn tính cẩn thận khi trình bày và tính toán, bước đầu hs K – G có khả năng tư duy trừu tượng.
4. Định hướng phát triển năng lực
 Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tính toán. 
 Phẩm chất: Sống trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV – HS
1. Giáo viên: sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu. 
+ 6 bảng phụ: BP 1 ghi nội dung quy tắc chuyển vế, BP 2 ghi (ví dụ (sgk/ t9)); 
2. Học sinh: sgk, đồ dùng học tập
+ Ôn lại quy tắc cộng, trừ các phân số, quy tắc chuyển vế, quy tắc bỏ ngoặc.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP (45 PHÚT)
1. Ổn định lớp (1 phút)
+ Kiểm tra sĩ số lớp.
+ Nghe báo cáo (Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn làm BTVN)
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới 
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động khởi động (7 phút)
+ Hs 1: Thế nào là số hữu tỉ? Cho ví dụ. Trả lời BT 2 (sgk).
+ Hs 2: Thế nào là số hữu tỉ âm? Số hữu tỉ dương? Số 0 có phải là số hữu tỉ dương? Cho ví dụ?
+ Hs 3: 1 Hs K – G: lên chữa bài tập 5.
+ GV nhận xét – ghi điểm.
- 3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV
Hoạt động hình thành kiến thức (20 phút)
HĐ 1: Cộng, trừ số hữu tỉ 
* Do các số hữu tỉ viết được dưới dạng phân số, nên để cộng, trừ các số hữu tỉ, ta chỉ cần viết chúng dưới dạng phân số và cộng, trừ các phân số (theo quy tắc đã được học ở lớp 6).
* Yc hs vận dụng tính ?1 (sgk).
* Yc 2 hs lên bảng trình bày.
* Gv nhận xét kết quả, trình bày.
* Hs K – G: Hãy viết số hữu tỉ thành tổng của 2 số hữu tỉ âm/ tổng của 1 số hữu tỉ âm và 1 số hữu tỉ dương.
+ Cần lưu ý: Ta có thể vận dụng quy tắc cộng, trừ số hữu tỉ theo chiều: 
(Tách 1 số thành tổng (hiệu) các số hữu tỉ)
+ Hs làm ?1 (sgk)
+ 2 hs lên bảng trình bày
1. Cộng, trừ số hữu tỉ
* Nhận xét: Để cộng, trừ các số hữu tỉ, ta viết chúng dưới dạng phân số rồi cộng, trừ các phân số đó.
* Tổng quát (sgk)
* Áp dụng: ?1 (sgk)
a) 
b) 
HĐ 2: Quy tắc chuyển vế 
+ H: Nhắc lại quy tắc chuyển vế trong + Giới thiệu: Tương tự trong , trong ta cũng có quy tắc chuyển vế. Ghi bảng.
+ Lưu ý: Nếu trước số hạng chưa biết x mang dấu “-“, ta tìm “- x”, rồi sau đó tìm x.
H: Trong ?2, ta tìm x hay –x?
+ Yc hs làm ?2.
+ Yc 2 hs lên bảng trình bày, nhân xét lời giải và kết quả.
+ Yc hs K – G làm thêm BT:
a) 
b) 
+ Nhắc lại quy tắc chuyển vế
+ Ghi bài
+ Câu a: tìm x, câu b tìm –x rồi tìm x.
2. Quy tắc chuyển vế
* Quy tắc (sgk/T9)
Với x, y, z , ta có:
 x + y = z
 x = z - y
* Ví dụ (sgk) – Bảng phụ
* Áp dụng: ?2 (sgk)
a) 
b) 
Hoạt động luyện tập – vận dụng (10 phút)
* Hướng dẫn BT 6 và yc hs về nhà làm bài tập này.
* Bài 7 (dành cho hs K – G)
* Bài 8: Yc hs làm câu c theo 2 cách.
Cách 1: Tính theo thứ tự
Cách 2: Nhóm thích hợp rồi tính
+ Cần lưu ý: nếu dấu “-“ đứng trước dấu phân số, ta có thể đưa dấu “-“ lên trên tử và bỏ ngoặc để biểu thức được đơn giản.
* Bài 9: tương tự bài 8.
+ Nhận xét: Trong , với 1 tổng đại số, ta cũng có thể đổi chỗ các số hạng và nhóm thích hợp một cách hợp lý.
+ Hs nghe hướng dẫn bài 6, 7
+ Hs làm bài 8 c theo 2 cách. 
+ Hs nghe hướng dẫn.
3. Luyện tập
Bài 8 (sgk/ T10). Tính
c) Cách 1:
	= 
= = 
= = = 
Cách 2: 
= 
= 
= = = 
Hoạt động tìm tòi – mở rộng (6 phút)
GV: Kim tự tháp là cách gọi chung của các kiến thức hình chóp có đáy là hình vuông và bốn mặt bên là tam giác đều. Kim tự tháp được xây dựng từ các khối đá thiên nhiên nguyên khối, hoàn toàn không sử dụng các vật liệu liên kết như cách chún ta dùng xi măng trong công nghệ xây dựng hiện đại. Các khối đá có cân nặng đôi khi đến cả chục tấn được đẽo gọt và ghép lại với nhau theo một cách không thể hoàn hảo hơn, điều này đảm bảo độ vững chắc và hoàn hảo, trường tồn với thời gian. Các khối đá này được liên kết với nhau hoàn toàn dựa trên trọng lượng của chúng.
Em hãy điền các số hữu tỉ vào các ô trống trong hình tháp ở trên theo quy tắc. 
- HS lắng nghe, quan sát và hoạt động theo nhóm để hoàn thành BT.
4. Hướng dẫn về nhà (1 phút): 
- Hướng dẫn hs Học bài + làm BTVN 6, 8. 
- Hs K - G làm thêm bài 2, 10. Ôn lại quy tắc nhân, chia số hữu tỉ.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
TIẾT 3: NHÂN, CHIA SỐ HỮU TỈ
I/ MỤC TIÊU TIẾT DẠY
1. Về kiến thức: Học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản sau
+ Quy tắc nhân, chia các số hữu tỉ
+ Các tính chất phép cộng và nhân các số hữu tỉ
+ Giới thiệu về tỉ số của hai số hữu tỉ.
2. Về kĩ năng: Học sinh thực hiện được các kĩ năng cơ bản sau
+ Làm tính nhân, chia các số hữu tỉ đúng
+ Tính giá trị của biểu thức hợp lí (nếu có thể bằng cách áp dụng quy tắc bỏ ngoặc)
* HS khá – giỏi: Biết áp dụng quy tắc chuyển vế để tìm x (có ở cả 2 vế)
3. Về thái độ: Học sinh có ý thức
+ Rèn luyện các kĩ năng đã được thực hành trong tiết học
+ Rèn tính cẩn thận khi trình bày và tính toán, bước đầu hs K – G có khả năng tư duy trừu tượng.
4. Định hướng phát triển năng lực
 Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tính toán. 
 Phẩm chất: Sống trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV – HS
1. Giáo viên: sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ ghi quy tắc nhân, chia hai số hữu tỉ
2. Học sinh: sgk, đồ dùng học tập
+ Ôn lại quy tắc nhân, chia các phân số
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP (45 PHÚT)
1. Ổn định lớp (1 phút)
+ Kiểm tra sĩ số lớp.
+ Nghe báo cáo (Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn làm BTVN)
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới 
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động khởi động (8 phút)
+ Hs 1: Để cộng, trừ các số hữu tỉ, ta làm thế nào? Làm BT 8c (sgk).
+ Hs 2: Phát biểu quy tắc chuyển vế. Áp dụng làm bài tập 9d.
+ Hs 3: 1 Hs K – G: lên chữa bài tập 10
+ GV nhận xét – ghi điểm.
- 3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV
Hoạt động hình thành kiến thức (20 phút)
HĐ 1: Nhân, chia hai số hữu tỉ 
* Vì mọi số hữu tỉ đều viết được dưới dạng phân số, nên để nhân, chia các số hữu tỉ, ta chỉ cần viết chúng dưới dạng phân số và cộng, trừ các phân số (theo quy tắc đã được học ở lớp 6).
* Giới thiệu công thức tổng quát (treo BP 1)
* Lấy ví dụ minh họa
* Yc 2 hs làm ? (sgk)
* Gv nhận xét kết quả, trình bày.
* Hs K – G: Hãy viết số hữu tỉ thành tích (thương) của 2 số hữu tỉ.
+ Cần lưu ý: Ta có thể vận dụng quy tắc nhân, chia số hữu tỉ theo chiều: 
(Tách 1 số thành tích (thương) các số hữu tỉ)
+ Hs làm ? (sgk)
+ 2 hs lên bảng trình bày
1. Nhân, chia số hữu tỉ
* Nhận xét: Để nhân, chia các số hữu tỉ, ta viết chúng dưới dạng phân số rồi nhân, chia các phân số đó.
* Tổng quát (sgk)
* Ví dụ:
* Áp dụng: ? (sgk)
a) 
b) 
HĐ 2: Chú ý
+ G.thiệu:Thương của phép chia số hữu tỉ x cho số hữu tỉ y (y 0) gọi là tỉ số của hai số x và y. Kí hiệu hoặc( x : y). Ghi bảng.
+ Lấy ví dụ minh họa
H: (Dành cho HS K – G): Phân biệt giữa tỉ số của hai số a và b với phân số ?
+ Ghi bài
+ Suy nghĩ, trả lời
2. Chú ý:
* Tỉ số của hai số hữu tỉ: là thương của phép chia số hữu tỉ x cho số hữu tỉ y (y 0).
* Kí hiệu: hoặc( x : y).
* Ví dụ: tỉ số của 0,5 và -2,4 là: hay 0,5 : (-2,4)
Hoạt động luyện tập – vận dụng (10 phút)
* Hướng dẫn BT 11 và yc hs về nhà làm bài tập này.
* Bài 12 (dành cho hs K – G)
* Bài 16: Yc hs nêu thứ tự tính 
* Lưu ý rằng: Ta chỉ có tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng, do đó, để vận dụng tính chất đó vào bài 16, cần lưu ý số chia trong bài phải là 1 số hữu tỉ (là 1 phân số). Nếu số chia là 1 tổng (hiệu, tích, thương) thì cần phải tính ra kết quả là 1 phân số rồi áp dụng t/c.
+ Yc hs làm bài tập.
+ Yc 2 hs lên bảng trình bày.
+ Hs nghe hướng dẫn bài 6, 7
+ Hs làm bài 8 c theo 2 cách. 
+ Hs nghe hướng dẫn.
3. Luyện tập
Bài 16 (sgk/ T10). Tính
Hoạt động tìm tòi – mở rộng (5 phút) 
BT: Điền các số hữu tỉ thích hợp vào các ô trống trong hình tháp dưới đây theo quy tắc đã được chỉ ra
- HS hoạt động theo nhóm, hoàn thành BT đã được giao.
4. Hướng dẫn về nhà (1 phút): 
- Hướng dẫn hs Học bài + làm BTVN 11, 13, 14. 
- Hs K - G làm thêm bài 12. Ôn lại giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên, và cộng, trừ, nhân, chia số TP.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM 
 ............................................................................................................................................................................................................
 ........................
 ........................
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
TIẾT 4: GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ.
CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA SÓ THẬP PHÂN
I/ MỤC TIÊU TIẾT DẠY
1. Về kiến thức: Học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản sau
+ Định nghĩa và quy tắc về giá trị tuyệt đối của 1 số hữu tỉ.
+ Quy tắc về dấu của phép cộng, phép nhân các số thập phân và các tính chất phép toán
2. Về kĩ năng: Học sinh thực hiện được các kĩ năng cơ bản sau
+ Xác định được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ
+ Cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân 
+ Vận dụng tính chất các phép toán về số thập phân để tính toán hợp lý
* HS khá – giỏi: Vận dụng tìm x trong các bài toán tìm x chứa dấu giá trị tuyệt đối dạng phức tạp.
3. Về thái độ: Học sinh có ý thức
+ Rèn luyện các kĩ năng đã được thực hành trong tiết học, tính cẩn thận khi trình bày và tính toán
4. Định hướng phát triển năng lực
 Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tính toán. 
 Phẩm chất: Sống trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV – HS
1. Giáo viên: sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ ghi các ví dụ trong (sgk)
2. Học sinh: sgk, đồ dùng học tập. Ôn lại giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên (lớp 6), cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân (học ở tiểu học).
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP (45 PHÚT)
1. Ổn định lớp (1 phút)
+ Kiểm tra sĩ số lớp.
+ Nghe báo cáo (Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn làm BTVN)
2. Bài mới 
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động khởi động (5 phút)
- GV yêu cầu HS quan sát hình: Trên hình biểu diễn hai bạn A và B cùng xuất phát tại điểm O. quan sát hình vẽ và trả lời:
a) A đi về hướng nào và cách gốc 0 bao nhiêu km?
b) B đi về hướng nào và cách gốc 0 bao nhiêu km?
- Cho các số 1; 3; 0; 2; ½ ; -2; -5
a) Biểu diễn các số đã cho trên trục số và tìm khoảng cách từ các điểm đó đến gốc 0.
b) Tìm xem trên trục số những số mà khoảng cách từ đó đến gốc 0 bằng 2?
- HS hoạt động theo nhóm, trả lời các câu hỏi của GV
- GV mời đại diện từng nhóm trả lời các câu hỏi
Hoạt động hình thành kiến thức (20 phút)
HĐ 1: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ 
+ Giới thiệu định nghĩa giá trị của 1 số hữu tỉ x, kí hiệu: .
+ Nêu quy tắc.
+ Treo BP ví dụ (sgk).
+ Yc hs làm ?2 (sgk) và yc hs đứng tại chỗ trả lời.
+ Treo BP nhận xét: Từ định nghĩa có thể suy ra được n.xét:
1) Gttđ của 1 số hữu tỉ luôn không âm.
2) Hai số hữu tỉ đối nhau có gttđ bằng nhau
3) Gttđ của 1 số hữu tỉ luôn lớn hơn hoặc bằng chính số hữu tỉ đó
+ Mở rộng (với HS K – G)
, 
+ Nghe giới thiệu
+ Ghi quy tắc
+ Hs làm ?2 (sgk)
1. Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ
a) Định nghĩa (sgk)
. Dấu “=” xảy ra khi x = 0
b) Quy tắc:
+ Nếu x > 0 thì 
+ Nếu x = 0 thì ta có: 
+ Nếu x < 0 thì 
(với –x là số đối của x)
c) Áp dụng: ?2 (sgk)
d) Nhận xét: (sgk) – Bảng phụ
HĐ 2: Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân
+ Quy tắc về dấu khi cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân giống như với số nguyên. Và các tính chất phép toán đối với số thập phân cũng giống như đối với số nguyên.
+ Cho ví dụ.
+ Làm ?3 và làm thêm:
c) -4,506 – 3,4 
 d) -0,891 : 0,9
+ Yc hs đọc kết quả, Nhận xét
+ Treo bảng phụ BT 19 (sgk)
+ Hs lắng nghe giới thiệu
+ Theo dõi ví dụ và dự đoán kết quả phép tính.
+ Làm ?3 và đọc đáp số
+ Quan sát BT 19 và trả lời.
2. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân
*) Ví dụ: (-2,5) + (-0,4) = -2,9
 (-2,5) – (-0,4) = (-2,5) + 0,4 = -2,1
 (-2,5). (-0,4) = 1
 (-0,9) : 0,3 = 3
*) Nhận xét (sgk)
*) Áp dụng?3 (sgk)
a) -3,116 + 0,263 = -2,853
b) (-3,7).(-2,16) = 7,992
c) -4,506 – 3,4 = -7,906
d) -0,891 : 0,9 = -0,99
* Bài tập 19 (sgk)
Hoạt động luyện tập – vận dụng (10 phút)
* Hướng dẫn BT 18, 20 và yc hs về nhà làm bài tập này.
* Bài 17: 
+ Yc hs đứng tại chỗ trả lời, giải thích, sửa câu sai (nếu có)
 + Chốt: 
- Biết giá trị tuyệt đối của x là một số dương thì ta tìm được 2 giá trị của x thỏa mãn, chính là 2 số đối nhau.
- Giá trị tuyệt đối của x là 0 thì chỉ có duy nhất x = 0 thỏa mãn.
+ Hs nghe hướng dẫn bài 6, 7
+ Hs làm bài 8 c theo 2 cách. 
3. Luyện tập
Bài tập 17 (sgk)
1) a – Đ, b – S, c – Đ
2) a) hoặc 
Tương tự với b, c, d
+ Nhận xét: Biết là một số dương thì ta tìm được 2 giá trị của x thỏa mãn, chính là 2 số đối nhau là x và –x
Hoạt động tìm tòi – mở rộng (8 phút)
+ (Dành cho hs K – G): là 1 số âm, chẳng hạn: = -3. Vậy x = ? 
+ BT bổ sung:
a) 
b) 
c) 
+ Hs nghe hướng dẫn.
+ Hs khá –giỏi trả lời
+ Hs làm bài tập bổ sung.
* Bài tập bổ sung
a) 
(Đs: hoặc )
b) 
(Đs: Không có giá trị của x thỏa mãn)
c) 	
(Đs: hoặc )
4. Hướng dẫn về nhà (1 phút): Hướng dẫn hs Học bài + làm BTVN 18, 20.
. Ôn lại giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên, và cộng, trừ, nhân, chia số TP.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM .. ...................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
TIẾT 5: LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU TIẾT DẠY
1. Về kiến thức: Học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản sau
+ Định nghĩa và quy tắc về giá trị tuyệt đối của 1 số hữu tỉ.
+ Quy tắc về dấu của phép cộng, phép nhân các số thập phân và các tính chất phép toán
2. Về kĩ năng: Học sinh thực hiện được các kĩ năng cơ bản sau
+ Cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân 
+ Tìm x chưa biết khi biết giá trị tuyệt đối
* HS khá – giỏi: Làm quen với một số bài toán liên quan tới biểu thức chứa dấu giá trị tuyệt đối dạng (tìm GTLN – GTNN của biểu thức chứa dấu giá trị tuyệt đối)
3. Về thái độ: Học sinh có ý thức
+ Rèn luyện các kĩ năng đã được thực hành trong tiết học, tính cẩn thận khi trình bày và tính toán
4. Định hướng phát triển năng lực
 Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tính toán. 
 Phẩm chất: Sống trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV – HS
1. Giáo viên: sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu
2. Học sinh: sgk, đồ dùng học tập. Ôn lại giá trị tuyệt đối của 1 số hữu tỉ, cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP (45 PHÚT)
1. Ổn định lớp (1 phút)
+ Kiểm tra sĩ số lớp.
+ Nghe báo cáo (Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn làm BTVN)
2. Bài mới (40 phút)
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động khởi động (5 phút)
Câu hỏi : Chọn câu trả lời đúng	
 1/ Nối mỗi dòng ở cột bên trái với mỗi dòng ở cột bên phải để được kết quả đúng : 
	Với x Q : 
	A. Nếu x > 0 thì 	1. | x | < x 
	B. Nếu x = 0 thì 	2. | x | = x
	C. Nếu x < 0 thì 	3. | x | = 15,1 
	D. Với x = - 15,1 thì 	 4. | x | = - x 
 	 	 5. | x | = 0
 2/ Cho | x | = thì 
A. x = 	B. x = 	C. x = hoặc x = - 	D. x = 0 hoặc x = 
 3/ Giá trị của biểu thức : | - 3,4 | : | +1,7 | - 0,2 là :
	A. - 1,8 	B. 1,8 	C. 0	D. - 2,2 
 4/ Cho dãy số có quy luật : . Số tiếp theo của dãy số là 
A. 	B . 	C. 	D. 
Đáp án : 
1
2
3
4
A
B
C
D
2
5
4
3
C
B
C
Hoạt động luyện tập – vận dụng (30 phút)
HĐ 1: Tính nhanh (Áp dụng các tính chất phép cộng, nhân số thập phân) 
* Tính nhẩm
a) 37, 6 + 24,4
b) (-34,5) + (-19,5)
c) (-13,8) + 0,8
d) (-2,9) + 2,9
e) (-13,47) + 13,47
f) (-2,5). (-0,4)
g) 0,125. (-8)
+ Thông qua bài tập tính nhẩm, để tính nhanh, ta có thể nhóm thích hợp các cặp số như thế nào?
* Vận dụng BT 20 
- Vận dụng kiến thức nào để tính nhanh?
+ hs làm bài tập tính nhẩm
+ Nhóm các số cùng dấu mà phần thập phân có tổng là tròn chục/ trăm
+ Các số thập phân trái dấu có phần thập phân giống nhau
+ Các cặp số thập phân là 2 số đối nhau
Dạng 1: Tính nhanh
* Tính nhẩm
a) 37, 6 + 24,4
b) (-34,5) + (-19,5)
c) (-13,8) + 0,8
d) (-2,9) + 2,9
e) (-13,47) + 13,47
f) (-2,5). (-0,4)
g) 0,125. (-8)
* Bài 20 (sgk/ T15)
 a) = (6,3 + 2,4) + (-3,7) + (-0,3)
 = 8,7 + (-4) = 4,7
c) = 2,9 + (-2,9) + 3,7 + 4,2 + (-4,2)= 3,7
d) = 2,8. = 2,8. (-10)
= -28
HĐ 2: Tìm x chưa biết khi biết giá trị tuyệt đối của biểu thức chứa x
Bài tập 25 (sgk/ T 16)
a) biết giá trị tuyệt đối của 
x – 1,7 là 1 số dương 2,3, ta có thể suy ra x – 1,7 = ?
b) Để tìm x chứa trong dấu giá trị tuyệt đối, ta làm như thế nào?
+ Yc hs làm Bt 25 theo hướng dẫn.
+ yc 2 hs lên bảng chữa bài.
+ BT bổ sung (HS K – G): Tìm x, biết: 
* Bài tập bổ sung (Dành cho HS Khá – giỏi):
Tìm GTLN – GTNN của biểu thức:
a) Có 2 trường hợp:
TH1: x – 1,7 = 2,3
TH2: x – 1,7 = -2,3
b) Phải tìm 
+ hs làm bài tập 25.
Dạng 2: Tìm x khi biết giá trị tuyệt đối của biểu thức chứa x.
Bài 25 (sgk/ T 16)
a) 
TH1: x – 1,7 = 2,3
 x = 2,3 – 1,7
 x = 0,6
TH2: x – 1,7 = - 2,3
 x = - 2,3 – 1,7
 x = -4
b) 
TH1: 
TH2: 
Hoạt động tìm tòi – mở rộng (8 phút)
GV đưa dạng toán , yêu cầu hs thảo luận trên lớp hoặc giao nhiệm vụ về nhà 
- Học thuộc định nghĩa và công thức xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, ôn tập so sánh số hữu tỉ.
- Làm các bài tập từ 19 đến 22 (sgk/15) và các bài tập từ 24 đến 28 (SBT/7 + 8).
- Tiết sau mang máy tính bỏ túi.
HS thực hiện theo yêu cầu giáo viên 
Dạng (Trong đó A(x) và B(x) là hai biểu thức chứa x)
* Cách giải:
Vận dụng tính chất: ta có: 
Bài tâp: Tìm x, biết:
a) 	
b) 	
c) 
d) 
4. Hướng dẫn về nhà (1 phút): Hướng dẫn hs Học bài + làm BTVN 21, 22
. Ôn lại lũy thừa của một số nguyên, tích (thương) hai lũy thừa cùng cơ số
IV/ RÚT KINH NGHIỆM 
 ...........................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
TIẾT 6: LUỸ THỪA CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ
I/ MỤC TIÊU TIẾT DẠY
1. Về kiến thức: Học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản sau
+ Định nghĩa lũy thừa bậc n (với n là số tự nhiên) của một số hữu tỉ x.
+ Viết được công thức biểu diễn tích và thương của hai lũy thừa cùng cơ số, lũy thừa của lũy thừa.
+ Biết được ứng dụng công thức lũy thừa của lũy thừa dùng để đổi cơ số (đổi số mũ).
2. Về kĩ năng: Học sinh thực hiện được các kĩ năng cơ bản sau
+ Tính giá trị của một lũy thừa.
+ Tính được tích (thương) của hai lũy thừa có cùng cơ số, lũy thừa của lũy thừa.
+ Biết vận dụng công thức lũy thừa của lũy thừa để đổi cơ số (đổi số mũ) của một lũy thừa đã cho.
3. Về thái độ: Học sinh có ý thức
+ Rèn luyện các kĩ năng đã được thực hành trong tiết học, tính cẩn thận khi trình bày và tính toán
4. Định hướng phát triển năng lực
 Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tính toán. 
 Phẩm chất: Sống trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV – HS
1. Giáo viên: sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu
2. Học sinh: sgk, đồ dùng học tập. Ôn lại lũy thừa của một số tự nhiên (Lớp 6)
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP (45 PHÚT)
1. Ổn định lớp (1 phút)
+ Kiểm tra sĩ số lớp.
+ Nghe báo cáo (Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn làm BTVN)
2. Bài mới 
	HĐ của GV	
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động khởi động (5 phút)
Thực hiện các hoạt động sau
1) Tính tổng các số sau: 1,9; 1,8; -0,4
2) Tính: (1,9 – 1,8).(-0,4)
3) Tính: (-1,9) : 0,4
Có thể thực hiện các phép tính trên theo những cách nào?
- HS hoạt độn theo nhóm, trả lời các câu hỏi trên
- Đại diện 1 số nhóm lên trả lời, các nhóm khác nhận xét
Hoạt động hình thành kiến thức (25 phút)
HĐ 1: Lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ x 
+ Tương tự đối với lũy thừa của một số tự nhiên, ta có định nghĩa và các quy ước về lũy thừa của 1 số hữu tỉ như sau:
- Đ/n, kí hiệu: xn (với x là cơ số, n là số mũ, trong đó 
x .
- Quy ước: x1 = x; x0 = 1.
+ Yc hs áp dụng định nghĩa để làm ?1 (5 phút)
+ Ngược lại, từ số , ta có thể viết được dưới dạng 1 lũy thừa, kết quả là?
+ Tương tự yc trên với các số: 
+ Chốt: Lưu ý nhận xét áp dụng được theo tính 2 chiều
+ Hs lắng nghe giới thiệu đ/n, kí hiệu, quy ước và ghi bài
+ Hs làm ?1 và lên bảng trình bày.
1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
a) Đ/n: Với x , ta có:
 xn = x. x. x. x 
 ( n thừa số x) 
 xn là lũy thừa mũ n (bậc n), cơ số x
b) Quy ước: x1 = x; x0 = 1.
c) Nhận xét: 
Với x , ta viết: 
d) Áp dụng: ?1 (sgk)
; 
;
HĐ 2: Tích và thương của hai lũy thừa cùng cơ số
HĐ thảo luận nhóm (5’)
+ Yc hs đọc mục 2 (sgk) và cho biết nội dung chính? Hãy phát biểu công thức.
+ Treo bảng phụ
1) Tính (?2 – sgk)
2) Viết mỗi lũy thừa sau dưới dạng tích (thương) của 2 lũy thừa cùng cơ số (với số mũ tự nhiên)
a) 93 b) 34 + x c) 2x – 1
+ Chốt: Thông qua bài tập, khi vận dụng CT, cần lưu ý tính 2 chiều của công thức.
+ Nhận xét nhóm HĐ và BT hoạt động nhóm.
+ Yc hs ghi bài làm đúng vào vở.
+ Nêu nội dung chính của mục 2
+ Nhóm làm BT trên BP.
+ Các nhóm kiểm tra kết quả, nhận xét.
+ Hs ghi bài
2. Tích và thương của hai lũy thừa cùng cơ số
a) Công thức:
xm . xn = xm + n; xm : xn = xm - n
b) Áp dụng: ?2 (sgk)
(-3)2 . (-3)3 = (-3)5
(-0,25)5 : (-0,25)3 = (-0,25)2 
34 + x = 34.3x; 2x – 1 = 2x : 2.
HĐ 3: Lũy thừa của lũy thừa
+ G.thiệu: Lũy thừa xm đem nâng lên lũy thừa với số mũ là n, ta viết: (xm)n –là lũy thừa mũ n của xm, và ta có: (xm)n = xm.n.
+ Hãy phát biểu công thức tính lũy thừa của lũy thừa dạng lời?
+ Cho ví dụ minh họa?
+ Treo BP ?4, yc hs làm ?4.
+ Trong ?4, lũy thừa ở vế trái có cơ số là? Lũy thừa ở vế phải có cơ số là?
+ Chốt: Với CT này, ta có thể viết 1 lũy thừa thành 1 lũy thừa bằng nó với cơ số khác.
+ BT Treo BP
+ HS nghe giới thiệu
+ Phát biểu công thức
+ Lấy VD minh họa
+ hs làm ?4
+ Lưu ý nhận xét
+ Phát biểu, T.lời Bt trên BP
3. Lũy thừa của lũy thừa
a) Công thức: 
(xm)n = xm.n
b) Áp dụng: ?4 (sgk)
* Bảng phụ: 
 Viết mỗi lũy thừa sau thành lũy thừa với cơ số là 3: (32)5; 93; 272
Hoạt động luyện tập (8 phút)
-GV chốt kiến thức toàn bài
Bài 27 SGK:
-Gọi 2 HS lên bảng giải
 -Gọi vài HS nhận xét, bổ sung.
Bài 28 SGK 
- yêu cầu HS hoạt động nhóm
GV: Cho từng nhóm nhận xét bài giải của nhau.
Rút ra nhận xét?
- HS: 2 em lên bảng giải 
- HS làm theo nhóm 
Kết quả:; -; ; - . Nhận xét:
Lũy thừa bậc chẵn của một số âm là một số dương; Lũy thừa bậc lẻ của một số âm là một số âm.
Bài 27: SGK:
: 
;
Bài 28: SGK:
; ; ; 
Nhận xét: Lũy thừa bậc chẵn của một số âm là một số dương; Lũy thừa bậc lẻ của một số âm là một số âm.
Hoạt động tìm tòi – mở rộng (5 phút)
-Giao nhiệm vụ cho Hs thực hiện: Từ bài toán vận dụng trên, em có thể đặt ra một đề bài tương tự và giải bài toán đó
-GV yêu cầu: Đọc phần có thể em chưa biết về nhà toán học Fi-bô-na-xi.
-HS thực hiện yêu cầu GV, thảo luận cặp đôi, chia sẻ , góp ý ( trên lớp, về nhà)
-Giao nhiệm vụ cho Hs thực hiện: Từ bài toán vận dụng trên, em có thể đặt ra một đề bài tương tự và giải bài toán đó
-GV yêu cầu: Đọc phần có thể em chưa biết về nhà toán học Fi-bô-na-xi.
3. Hướng dẫn về nhà (1 phút): Hướng dẫn hs Học bài + làm BTVN 27, 28, 30, 31.
. Ôn lại lũy thừa của một số nguyên, tích (thương) hai lũy thừa cùng cơ số
IV/ RÚT KINH NGHIỆM 
 ............................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
TIẾT 7: LUỸ THỪA CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ (tiếp)
I/ MỤC TIÊU TIẾT DẠY
1. Về kiến thức: Học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản sau
+ Viết được công 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_1_den_21_nam_hoc_2020_2021_nguyen.docx