Giáo án dạy học theo chủ đề Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Lớp giáp xác - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Toan
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Mô tả chủ đề
Chủ đề này gồm 02 bài
- Bài 22: Tôm sông. - Mục I.2. Các phần phụ tôm và chức năng: Khuyến khích học sinh tự đọc; Mục I.3. Di chuyển: Khuyến khích học sinh tự đọc
- Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
2. Mạch kiến thức
- Tôm sông
- Một số giáp xác khác: mọt ẩm, con sun, rận nước, chân kiếm
- Vai trò thực tiễn của giáp xác.
3. Thời lượng:
- Số tiết học trên lớp 2 tiết
+ Tiết 1: Tôm sông.
+ Tiết 2: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
II. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
- Mô tả được các chi tiết cấu tạo ngoài, đặc điểm sinh lí (dinh dưỡng, sinh sản) của tôm sông,đại diện lớp Giáp xác.
- Nêu được tính đa dạng của giáp xác
- Nêu được vai trò thực tiễn của giáp xác với đời sống con người.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát mẫu vật và tranh ảnh.
- Quan sát trên mẫu vật, tranh ảnh.
- Tổng hợp kiến thức
- Thảo luận nhóm, quan sát.
*Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát hình ảnh, mẫu vật thật để tìm hiểu cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của một số loài thân mềm.
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm.
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công.
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh ảnh, hình ảnh để tìm hiểu cấu tạo, hoạt động sống của một số đại diện ngành thân mềm qua đó rút ra được đặc điểm chung của ngành thân mềm cũng như vai trò của chúng trong thực tiễn cuộc sống.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
CHỦ ĐỀ LỚP GIÁP XÁC I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ 1. Mô tả chủ đề Chủ đề này gồm 02 bài - Bài 22: Tôm sông. - Mục I.2. Các phần phụ tôm và chức năng: Khuyến khích học sinh tự đọc; Mục I.3. Di chuyển: Khuyến khích học sinh tự đọc - Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác 2. Mạch kiến thức - Tôm sông - Một số giáp xác khác: mọt ẩm, con sun, rận nước, chân kiếm - Vai trò thực tiễn của giáp xác. 3. Thời lượng: - Số tiết học trên lớp 2 tiết + Tiết 1: Tôm sông. + Tiết 2: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác II. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 1. Kiến thức - Mô tả được các chi tiết cấu tạo ngoài, đặc điểm sinh lí (dinh dưỡng, sinh sản) của tôm sông,đại diện lớp Giáp xác. - Nêu được tính đa dạng của giáp xác - Nêu được vai trò thực tiễn của giáp xác với đời sống con người. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát mẫu vật và tranh ảnh. - Quan sát trên mẫu vật, tranh ảnh. - Tổng hợp kiến thức - Thảo luận nhóm, quan sát. *Giáo dục kĩ năng sống: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát hình ảnh, mẫu vật thật để tìm hiểu cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của một số loài thân mềm. - Kĩ năng hợp tác trong nhóm. - Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công. -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh ảnh, hình ảnh để tìm hiểu cấu tạo, hoạt động sống của một số đại diện ngành thân mềm qua đó rút ra được đặc điểm chung của ngành thân mềm cũng như vai trò của chúng trong thực tiễn cuộc sống. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Thái độ làm việc tích cực, nghiêm túc, cẩn thận. - Giáo dục môi trường: Giáp xác có vai trò quan trọng đối với tự nhiên (là mắt xích trong chuỗi thức ăn) và đời sống con người (làm thực phẩm).Từ đó phải sử dụng hợp lí nguồn lợi giáp xác,đồng thời giáo dục HS ý thức bảo vệ những loài có lợi, phòng chống những loài có hại (con sun, chân kiếm kí sinh) 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực 4.1. Các năng lực chung a. Năng lực tự học - Học sinh tự xác định được các đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của tôm sông, đại diện cho lớp Giáp xác. - Nhận biết được một số động vật thuộc lớp Giáp xác. - Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn: biết lợi ích à bảo vệ, biết tác hại à phòng chống b. Năng lực giải quyết vấn đề Được hình thành thông qua: Thu thập thông tin từ sách, báo, internet, thư viện... d. Năng lực tự quản lí - Quản lí bản thân: + Thời gian: Lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề và các nội dung học tập khác phù hợp. + Biết cách thực hiện các bước quan sát tôm sông. - Quản lí nhóm: Phân công công việc phù hợp với năng lực điều kiện cá nhân e. NL giao tiếp - Sử dụng ngôn ngữ nói phù hơp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, HS với người dân. f. NL hợp tác - Hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV - Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận. g. NL sử dụng CNTT và truyền thông - Sử dụng sách báo, internet tìm kiếm thông tin h. NL sử dụng ngôn ngữ - Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành: giáp đầu – ngực, bộ xương, sắc tố, khứu giác, ấu trùng, lột xác... - Trình bày đúng văn phong, khoa học, rõ ràng, logic III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ Nội dung Chủ đề Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tôm sông Nêu được nơi sống, các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm - Xác định được các bộ phận trên mẫu vật - Hiểu được cách dinh dưỡng của tôm sông Chứng minh đặc điểm cấu tạo, hình thái của giáp xác thể hiện sự thích ghi với môi trường sống - Giải thích được vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác. - Các khai thác, đánh bắt tôm sông. Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác - Kể tên một số giáp xác - Vai trò của giáp xác - Thấy được sự đa dạng, phong phú của giáp xác - Giải thích được tập tính của giáp xác thể hiện sự thích nghi với môi trường sống - Giải thích được và cho ví dụ về vai trò của giáp xác đối với con người - Vận dụng được kiến thức giải thích vấn đề thực tế liên quan đến một số động vật ở lớp giáp xác - Từ vai trò của lớp động vật thuộc lớp giáp xác đề xuất được các biện pháp bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lợi từ lớp giáp xác IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Mức 1: Nhận biết Câu 1: Môi trường sống của tôm sông? Câu 2: Cấu tạo ngoài của tôm sông? Câu 3: Kể tên được một số đại diện giáp xác khác. Câu 4: Vai trò thực tiễn của giáp xác. Câu 5: Hình thức di chuyển thể hiện bản năng tự vệ của tôm a. Bơi lùi b. Bơi tiến c. Nhảy d. Cả a và c. Mức 2: Thông hiểu Câu 1: Tôm được xếp vào ngành chân khớp vì: a. Cơ thể chia 2 phần: Đầu ngực và bụng. b. Có phần phụ phân đốt, khớp động với nhau. c. Thở bằng mang. Câu 2: Tôm thuộc lớp giáp xác vì: a. Vỏ cơ thể bằng kitin ngấm canxi nên cứng như áo giáp. b. Tôm sống ở nước. c. Cả a và b. Câu 3: Trong những động vật sau, con nào thuộc lớp giáp xác? Tôm sông - Mối - Tôm sú - Kiến Cua biển - Rận nước - Nhện - Rệp Cáy - Hà - Mọt ẩm - Sun Câu4: Tôm hoạt động vào thời gian nào trong ngày? Câu 5: Tôm sông dinh dưỡng như thế nào? Câu 6: Tôm đực và tôm cái khác nhau như thế nào? Câu 7: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa gì? Câu 8:- Giải thích được và cho ví dụ về vai trò của giáp xác đối với con người. Mức 3: Vận dụng thấp Câu 1: Dựa vào đặc điểm nào của tôm để người ta có thể dùng thính để cất vó câu tôm? Câu 2: Tại sao trong quá trình lớn lên tôm phải qua lột xác nhiều lần? Ý nghĩa của lớp vỏ kitin và sắc tố của tôm? Câu 3: Chứng minh sự đa dạng, phong phú của giáp xác ở địa phương em? Mức 4: Vận dụng cao Câu 1: Vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta và ở thành phố Hồ Chí Minh? Câu 2: Tại sao ở đầm nuôi tôm hoặc các bể chứa tôm người ta thường có hệ thống sục nước? V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_day_hoc_theo_chu_de_sinh_hoc_lop_7_chu_de_lop_giap_x.doc