Giáo án dạy thêm Công nghệ Lớp 7 - Tiết 38 đến 41 - Chủ đề: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi - Năm học 2020-2021 - Mai Thị Hà Phương

Giáo án dạy thêm Công nghệ Lớp 7 - Tiết 38 đến 41 - Chủ đề: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi - Năm học 2020-2021 - Mai Thị Hà Phương

A. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

1. Mô tả chủ đề

Chủ đề gồm nội dung các bài: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi; Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi; Phòng trị bệnh cho vật nuôi; Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi.

2. Mạch kiến thức chủ đề

Tiết 1: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi

Tiết 2: Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi

Tiết 3: Phòng trị bệnh cho vật nuôi

Tiết 4: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi

B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

 Trình bày được vai trò của chuồng nuôi, biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi.

 Trình bày được kỹ thuật nuôi vật nuôi con và cái sinh sản.

 Trình bày được nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi, cách phòng trị bệnh.

 Hiểu được cách sử dụng và tác dụng của vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi.

2. Kỹ năng

 Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh và rút ra kết luận.

3. Thái độ

 Có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường

 Có ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, không làm ô nhiễm môi trường.

 II. BẢNG THAM CHIẾU CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CÂU HỎI, BÀI TẬP, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:

 

docx 8 trang sontrang 4640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm Công nghệ Lớp 7 - Tiết 38 đến 41 - Chủ đề: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi - Năm học 2020-2021 - Mai Thị Hà Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 10/12/2020	Tuần: 20 - 21	
	Tiết: từ tiết 38 đến tiết 41
CHỦ ĐỀ: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI
A. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Mô tả chủ đề
Chủ đề gồm nội dung các bài: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi; Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi; Phòng trị bệnh cho vật nuôi; Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi.
2. Mạch kiến thức chủ đề
Tiết 1: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi
Tiết 2: Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi 
Tiết 3: Phòng trị bệnh cho vật nuôi
Tiết 4: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
Trình bày được vai trò của chuồng nuôi, biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi.
Trình bày được kỹ thuật nuôi vật nuôi con và cái sinh sản.
Trình bày được nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi, cách phòng trị bệnh. 
Hiểu được cách sử dụng và tác dụng của vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh và rút ra kết luận.
3. Thái độ
Có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường
Có ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, không làm ô nhiễm môi trường.
II. BẢNG THAM CHIẾU CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CÂU HỎI, BÀI TẬP, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:
Nội dung chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
Tiết 1: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi
Chuồng nuôi có vai trò quan trọng gì?
Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh.
Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi phải đạt những tiêu chuẩn nào?
Tại sao chuồng nuôi quay về hướng Đông Nam
Thế nào là phòng bệnh hơn chữa bệnh?
Tiết 2: Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi 
Vật nuôi con có những đặc điểm phát triển cơ thể như thế nào?
Chăn nuôi con non phải chú ý tới những điều kiện gì?
Nuôi dưỡng con cái sinh sản phải chú ý đến những điều kiện gì? Tại sao?
Tiết 3: Phòng trị bệnh cho vật nuôi
Khái niện bệnh?
Nguyên nhân sinh ra bệnh.
Các cách phòng và trị bệnh cho vật nuôi
Tiết 4: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi
Vắc xin là gì?
Tác dụng của Vắc xin.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng vắc xin
.
Biện pháp xử lý khi vật nuôi dị ứng thuốc
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: các hình ảnh phóng to
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài mới. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Để ngành chăn nuôi đạt hiệu quả và năng suất cao trong chăn nuôi thì người chăn nuôi cần phải nuôi vật nuôi ở nơi hợp vệ sinh. Vậy chuồng nuôi như thế nào hợp vệ sinh chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: 
b. Các hoạt động chính: 
Tiết 38: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chuồng nuôi và tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh.
- GV: Yêu cầu HS đọc mục 1/116 SGK , thảo luận nhóm 2 phút cho biết:
? Chuồng nuôi giúp con vật tránh các yếu tố thời tiết tác động vào như thế nào?
? Mức độ tiếp xúc với vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh ở con vật nhốt và con vật nuôi thả tự do khác nhau như thế nào?
? Muốn chăn nuôi số lượng lớn lợn, gà theo kiểu công nghiệp thì chuồng nuôi có vai trò như thế nào?
? Nuôi con vật trong chuồng góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường sống như thế nào?
- GV: Chuồng nuôi là gì? Vai trò?
- GV: Yêu cầu HS đọc sơ đồ 10, cho biết: Chuồng nuôi hợp vệ sinh là chuồng nuôi phải đạt những tiêu chuẩn nào? 
Yêu cầu HS làm bài tập(a)/117 SGK.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 phút: 
+ Quan sát hình 69: Cách bố trí hướng chuồng như thế nào là phù hợp? Tại sao?
+ Quan sát hình 70, 71: Thường có những kiểu chuồng nuôi nào?
+ Đặc điểm mỗi loại chuồng?
- GV: Nhận xét
- HS: Thảo luận nhóm trả lời:
+ Tránh mưa, nắng, gió rét....
+ Nuôi nhốt hạn chế tiếp xúc.
+ Có thể sử dụng máy móc để cho ăn, uống, làm vệ sinh, đồng loạt đúng theo quy trình chăn nuôi.
+ Hạn chế con vật thải phân ra làm ô nhiễm môi trường, tránh bị con vật nuôi phá hoại sản xuất, hoa màu, ruộng vườn... quản lý không bị mất.
Cả 5 nội dung đều đúng.
- HS: Trả lời 
- HS: Trả lời
- HS: Thảo luận nhóm trả lời.
- HS: Lắng nghe
I. Chuồng nuôi
1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi 
Chuồng nuôi là nơi ở của vật nuôi. Chuồng nuôi phù hợp và vệ sinh sẽ bảo vệ sức khoẻ vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.
2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh
- Nhiệt độ thích hợp
- Độ ẩm khoảng 60 – 75%
- Độ thông thoáng tốt
- Độ chiếu sáng thích hợp từng loại vật nuôi
- Không khí: Ít có khí độc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi và các biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi.
- GV: YC HS đọc SGK cho biết:
+ Vệ sinh trong chăn nuôi nhằm mục đích gì?
+ Em hiểu thế nào là phòng bệnh?
+ Tại sao phòng bệnh hơn chữa bệnh?
+ Vệ sinh môi trường sống vật nuôi phải làm những nội dung kĩ thuật nào?
+ Vệ sinh thân thể vật nuôi phải làm những việc gì?
- GV: Nhận xét
- HS: Trả lời
- HS: Lắng nghe.
II. Vệ sinh phòng bệnh
1. Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi
Để phòng ngừa dịch bệnh xảy ra, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và nâng cao năng suất chăn nuôi.
2. Các biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi
- Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi.
- Vệ sinh thân thể cho vật nuôi.
Tiết 39: Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi
a. Giới thiệu bài (1’): Để vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt đạt năng suất cao thì người chăn nuôi phải có phương pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. Vậy biện pháp đó là gì? Ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay:
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm sinh lý và kĩ thuật nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi non (10’)
- GV: Yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 119, thảo luận nhóm 3 phút trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao nói vật nuôi non khả năng thích nghi với môi trường sống còn rất yếu kém?
+ Vật nuôi điều tiết thân nhiệt nhằm mục đích gì?
+ Với vật nuôi non nhiệt độ chuồng nuôi phải như thế nào?
+ Khả năng chống lại vi trùng gây bệnh của vật nuôi non như thế nào?
+ Thức ăn của vật nuôi non mới sinh là gì?
+ Phải cho gia súc non bú sữa đầu nhằm mục đích gì?
+ Muốn vật nuôi non có đủ sữa để bú, người chăn nuôi phải làm gì?
+ Vì sao phải tập cho gia súc ăn thức ăn thêm?
+ Vật nuôi tiếp xúc với ánh sáng buổi sớm có tác dụng gì?
- GV chốt lại bằng sơ đồ 13, 14, 15 treo lên bảng.
- HS: Đọc SGK, thảo luận nhóm, trả lời:
+ Điều tiết thân nhiệt kém, khả năng miễn dịch yếu, khả năng ăn uống kém, sức khoẻ yếu.
+ Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định.
+ Không lạnh, khôngnóng, phải phù hợp với từng loại vật nuôi ( Lợn con: 28 – 30oC ; Gia cầm con: 25 – 27oC)
+ Kém vì chức năng miễn dịch chưa tốt.
+ Sữa mẹ.
+ Có kháng thể globulin, nhiều chất dinh dưỡng, MgSO4 tẩy ruột ).
+ Chăm sóc con mẹ tốt để có nhiều sữa.
+ Biến tiền vitamin D thành vitamin D, diệt khuẩn, kích thích thần kinh làm con vật nhanh, khoẻ mạnh.
- HS: Lắng nghe.
I. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi con
1. Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi con
- Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
- Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
- Chức năng miến dịch chưa tốt.
2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi con:
- Giữ ấm cho cơ thể.
- Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt.
- Cho con non bú sữa đầu vì có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể.
- Tập cho vật nuôi con ăn sớm.
- Cho vận động và tiếp xúc nhiều với ánh sáng.
- Giữ vệ sinh, phòng bệnh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc mục đích và kĩ thuật chăn nuôi vật nuôi đực giống (10’)
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK mục II trang 120.
- HS: Đọc SGK.
II. Chăn nuôi vật nuôi đực giống (SGK)
Hoạt động 3: Tìm hiểu mục đích và kĩ thuật chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản.(10’)
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK mục III trang 120, cho biết:
? Nuôi vật nuôi cái sinh sản nhằm mục đích gì ?
? Khi gia súc đang mang thai phải cho ăn đủ dinh dưỡng nhằm mục đích gì ?
? Khi gia súc đang cho con bú phải cho ăn đủ dinh dưỡng nhằm mục đích gì ?
? Nguyên nhân làm gà mẹ đẻ trứng kém ?
- GV: Chốt lại bằng sơ đồ 17.
- HS: Đọc SGK, trả lời:
Đẻ nhiều con, nhiều trứng, con khoẻ mạnh...
Nuôi thai, nuôi cơ thể, chuẩn bị sữa.
Tạo sữa nuôi con, nuôi cơ thể mẹ, phục hồi cơ thể sau đẻ.
Do giống, thức ăn, chăm sóc kém.
- HS: Lắng nghe.
III. Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản
Sơ đồ 13: Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi các sinh sản.
Tiết 40: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về bệnh 
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm cho biết:
? Nhìn một đàn gà, một đàn lợn, em có thể phát hiện được con vật bị bệnh không? 
? Con vật bị bệnh có đặc điểm như thế nào?
? Thế nào là bệnh?
? Ảnh hưởng của bệnh đối với vật nuôi?
- GV: Cho các nhóm nhận xét. 
- HS thảo luận nhóm, trả lời:
+ Được.
+ Kém ăn , thường nằm im , mệt nhọc , có thể bị sốt , bài tiết phân không bình thường.
+ Bệnh là sự rối loạn chức năng sinh lý trong cơ thể vật nuôi.
- Con vật gầy, yếu, tăng trọng kém, có thể chết , lây sang con khác.
- HS: Nhận xét. 
I. Khái niệm về bệnh:
Bệnh là sự rối loạn chức năng sinh lý trong cơ thể vật nuôi.
đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh , dịch bệnh ở vật nuôi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh cho vật nuôi 
- GV: Nguyên nhân nào sinh ra bệnh ở vật nuôi? 
- GV: Cho một số ví dụ về bệnh do di truyền ở vật nuôi? 
- GV: Tìm ví dụ yếu tố cơ học, yếu tố hoá học, yếu tố sinh học, yếu tố lí học làm cho con vật bị bệnh? 
- GV: Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm? Cho VD.
- GV: Thế nào là bệnh không truyền nhiễm? Nguyên nhân gây bệnh không truyền nhiễm?
- GV: Cho HS làm bài tập 
- HS: Bên trong cơ thể con vật và do tác động từ môi trường 
- HS: Bệnh bạch tạng , dị tật , quái thai 
- HS: Dẫm phải đinh , ngã gãy xương , Ngộ độc thức ăn , chấy rận làm ghẻ lở , vi rút , vi khuẩn gây bệnh hiểm nghèo, nắng , nóng , lạnh quá ẩm độ không thích hợp. 
- HS: Trả lời 
Như bệnh lở mồm long móng, bệnh H5N1 .
- HS: Trả lời 
- HS: Phòng bệnh hơn trị bệnh, phòng bệnh là chính.
- HS: Làm bài tập.
II. Nguyên nhân gây ra bệnh
Yếu tố di truyền (yếu tố bên trong).
- Yếu tố môi trường sống (yếu tố bên ngoài):
+ Cơ học
+ Lý học
+ Hoá học
+ Sinh học
- Bệnh truyền nhiễm: do VSV gây ra (virut,..)lây lan nhanh thành dịch, làm chết nhiều VN.
- Bệnh không truyền nhiễm: do vật ký sinh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phòng trị bệnh cho vật nuôi 
-GV: Yêu cầu 1 em đọc phần bài tập trang 122.
+ Biện pháp nào sai? Tại sao? Ví dụ
- GV: Phòng và trị bệnh biện pháp nào hiệu quả kinh tế cao hơn?
- GV: Trị bệnh cho VN phải làm việc gì?
- GV: Nhận xét 
- HS: Thảo luận làm bài tập.
+ “Bán hay mổ thịt VN ốm”. Vì VN bị bệnh nếu giết mổ đem bán thịt con người ăn vào sẽ bị nhiễm bệnh. Ví dụ: Bò mắc bệnh sán lá gan, con người ăn vào sẽ mắc bệnh. 
- HS: Phòng bệnh là chính, phòng bệnh hơn chữa bệnh.
- HS: Phải mời cán bộ thú y đến khám và điều trị kịp thời.
- HS: Lắng nghe. 
VI. Phòng trị bệnh cho vật nuôi 
- Chăm sóc chu đáo cho từng vật nuôi 
- Tiêm phòng văc xin.
- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng 
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ (thức ăn, nước uống, chuồng trại )
- Báo ngay cho các bộ thú y 
Tiết 41 : Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi :
a. Giới thiệu bài: Bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, nó có thể làm chết hàng loạt VN. Với thành tựu tiên tiến của khoa học, người ta đã chế được loại chế phẩm phòng bệnh đặc biệt hệu quả cao gọi là vắcxin. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu tác dụng và cách sử dụng vắcxin để phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vacxin, tác dụng của vacxin (15’)
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK
- GV:YC HS trả lời các câu hỏi:
? Văc xin là gì?
? Có mấy loại văc xin?
? Thế nào là văc xin nhược độc?
? Thế nào là văc xin chết?
- GV: YC làm bài tập / 124.
- GV: YC HS trả lời
? Miễn dịch là gì?
- HS: Đọc SGK
- HS trả lời:
Là chế phẩm sinh học để phòng bệnh truyền nhiễm.
Có 2 loại chủ yếu: văc xin nhựơc độc và văc xin chết.
Chính mầm bệnh (vi khuẩn bệnh) bị làm yếu đi kết hợp với phụ gia rồi tiêm cho vật nuôi.
Giết chết chính mầm bệnh rồi tiêm cho vật nuôi.
- HS: Làm bài tập.
- HS: Trả lời
+ Là khả năng chống lại các loại vi trùng gây bệnh, khi nó xâm nhập vào cơ thể.
I. Tác dụng của Vắcxin.
1. Vacxin là gì?
Là chế phẩm sinh học để phòng bệnh truyền nhiễm.
Có 2 loại văc xin:
+ Vắcxin nhược độc làm mầm bệnh yếu đi.
+ Vắcxin chết: giết chết mầm bệnh.
2. Tác dụng của văcxin:
- Khi đưa vắcxin vào cơ thể VN khỏe mạnh cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể VN có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, VN không bị mắc bệnh gọi là VN đã có khả năng miễn dịch.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách sử dụng, bảo quản vacxin (15’)
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK
- GV: Bảo quản văcxin như thế nào cho tốt?
- GV: con vật nuôi đang ủ bệnh thì có cần tiêm văc xin không? Tại sao?
- GV: con vật nuôi mới khỏi ốm sức khoẻ chưa phục hồi, có nên tim văc xin không?
- GV: Văc xin đã pha rồi phải sử dụng ntn?
- GV: Sau khi tiêm vắcxin 1 ngày, nếu thấy con vật không được khỏe có nên tiêm kháng sinh để trị bệnh không?
- GV: Nếu VN bị dị ứng do cơ thể kháng thuốc thì phải làm gì?
- HS: Đọc SGK
- HS trả lời: Nhiệt độ thấp 150C, chỗ tối, không để lâu
- HS: Vì vật nuôi sẽ phát bệnh nhanh hơn
- HS: Không. Vì hiệu quả thấp
- HS: Phải dùng ngay, dùng không hết phải để vào nơi quy định, xử lý bằng pp diệt trùng (hoá chất, nhiệt)
- HS: Không nên tiêm kháng sinh vì kháng sinh vô hiệu hóa tác dụng của vắcxin.
- HS: Báo cán bộ thú y can thiệp kịp thời để giải độc
II. Một số điều cần chú ý khi sử dụng văc xin:
1. Bảo quản:
- Nhiệt độ thấp 150c, chỗ tối, không để lâu.
2. Sử dụng:
- Chỉ dùng văc xin cho vật nuôi khoẻ
- Phải dùng đúng văcxin
- Dùng văcxin xong phải theo dõi vật nuôi 2,3 hôm tiếp theo
4. Củng cố 
- HS đọc phần ghi nhớ.
5. Dặn dò 
- Dặn các em về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài 49: Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_cong_nghe_lop_7_tiet_38_den_41_chu_de_quy_t.docx