Giáo án dạy theo chủ đề môn Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Ngành thân mềm
I. Vấn đề cần giải quyết
Trước khi vào học chủ đề giáo viên và học sinh cùng xây dựng bộ câu hỏi - bài tập của chủ đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
(GV và học sinh sử dụng sách giáo khoa sinh học 7; sách bài tập sinh học 7; sách nâng cao sinh học 7; học tốt sinh học 7 và một số kiến thức trong các tài liệu sinh học dành cho giáo viên)
Sử dụng bảng KWL giao cho các nhóm ( 4 nhóm) cùng học sinh xây dựng (15 phút)
K
(những điều đã biết) W
(những điều muốn biết) L
(Những điều được học)
1.Trai sông sống ở đáy hồ, ao, sông ngòi, bò và ẩn nửa mình trong bùn cát. - Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo của trai đảm bảo cho cách tự vệ có hiệu quả?
2.Trai sông có thân mềm nằm trong hai mảnh vỏ. Đầu vỏ hơi tròn, đuôi hơi nhọn. -Vỏ trai có cấu tạo bằng chất gì mà cứng như vậy?
-Vì sao trai chết thường mở vỏ?
-Muốn tách 2 mảnh vỏ trai còn sống để quan sát cơ thể bên trong ta phải làm như thế nào?
- Mài mặt ngoài của vỏ trai ngửi thấy có mùi khét vì sao?
- Vỏ trai giúp ích gì cho con người?
-Ngọc trai được hình thành như thế nào? Có ý nghĩa gì đối với cuộc sống?
-Trai có tuổi thọ khoảng bao nhiêu năm? Làm thế nào để có thể xác định được tuổi của trai?
3. Trai sông có thể làm sạch môi trường nước - Vì sao trai sông lại có thể làm sạch môi trường nước?
- Nhiều ao đào thả cá, trai không thả tự nhiên có, tại sao?
- Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
- Dòng nước qua ống hút vào khoang áo mang theo những gì vào miệng trai và mang trai?
-Trai lấy mồi ăn ( thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và oxi chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào, đó là kiểu dinh dưỡng gì (chủ động hay thụ động)?
4. Mực sống ở biển và ốc sên sống ở trên cạn - Thức ăn của chúng là gì?
- Vì sao mực bơi nhanh lại xếp cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp
-Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào?
5. Ốc sên đào lỗ đẻ trứng, mực phun hỏa mù để tự vệ. - Vậy mực và ốc sên có hệ thần kinh không?
- Nêu một số tập tính, cách tự vệ ở mực và ốc sên? Ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng của ốc sên?
6. Có rất nhiều loài thân mềm có ở địa phương em như: Hến, các loại ốc, bà được bán ở chợ như mực, bạch tuộc, sò điệp, vẹm, ngao, em còn biết một số loài ốc rất đẹp như hình ảnh ốc anh vũ trong sách giáo khoa. Ngành thân mềm có đặc điểm chung gì?
- Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm?
- Đặc điểm cấu tạo của các đại diện thân mềm thích nghi với đời sống của chúng?
- Vì sao người ta thường dùng ánh sáng đèn để câu mực?
- Chúng ta phải làm gì để tiêu diệt thân mềm có hại và bảo vệ thân mềm có lợi?
7. Cơ thể trai, mực, ốc bươu, ốc nhồi, gạo được con người chế biến thành các món ăn (thực phẩm) - Cấu tạo cơ thể trai, mực, ốc gồm những bộ phận nào?
- Thức ăn của trai, mực, ốc là gì?
-Thức ăn được chế biến từ trai mực, ốc là thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng nào?
-Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày nay ra sao? Thế nào là ngộ độc thực phẩm?
- Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm; lựa chọn thực phẩm đúng cách như thế nào?
GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: NGÀNH THÂN MỀM (4 tiết) I. Vấn đề cần giải quyết Trước khi vào học chủ đề giáo viên và học sinh cùng xây dựng bộ câu hỏi - bài tập của chủ đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh. (GV và học sinh sử dụng sách giáo khoa sinh học 7; sách bài tập sinh học 7; sách nâng cao sinh học 7; học tốt sinh học 7 và một số kiến thức trong các tài liệu sinh học dành cho giáo viên) Sử dụng bảng KWL giao cho các nhóm ( 4 nhóm) cùng học sinh xây dựng (15 phút) K (những điều đã biết) W (những điều muốn biết) L (Những điều được học) 1.Trai sông sống ở đáy hồ, ao, sông ngòi, bò và ẩn nửa mình trong bùn cát. - Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo của trai đảm bảo cho cách tự vệ có hiệu quả? 2.Trai sông có thân mềm nằm trong hai mảnh vỏ. Đầu vỏ hơi tròn, đuôi hơi nhọn. -Vỏ trai có cấu tạo bằng chất gì mà cứng như vậy? -Vì sao trai chết thường mở vỏ? -Muốn tách 2 mảnh vỏ trai còn sống để quan sát cơ thể bên trong ta phải làm như thế nào? - Mài mặt ngoài của vỏ trai ngửi thấy có mùi khét vì sao? - Vỏ trai giúp ích gì cho con người? -Ngọc trai được hình thành như thế nào? Có ý nghĩa gì đối với cuộc sống? -Trai có tuổi thọ khoảng bao nhiêu năm? Làm thế nào để có thể xác định được tuổi của trai? 3. Trai sông có thể làm sạch môi trường nước - Vì sao trai sông lại có thể làm sạch môi trường nước? - Nhiều ao đào thả cá, trai không thả tự nhiên có, tại sao? - Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước? - Dòng nước qua ống hút vào khoang áo mang theo những gì vào miệng trai và mang trai? -Trai lấy mồi ăn ( thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và oxi chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào, đó là kiểu dinh dưỡng gì (chủ động hay thụ động)? 4. Mực sống ở biển và ốc sên sống ở trên cạn - Thức ăn của chúng là gì? - Vì sao mực bơi nhanh lại xếp cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp -Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào? 5. Ốc sên đào lỗ đẻ trứng, mực phun hỏa mù để tự vệ. - Vậy mực và ốc sên có hệ thần kinh không? - Nêu một số tập tính, cách tự vệ ở mực và ốc sên? Ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng của ốc sên? 6. Có rất nhiều loài thân mềm có ở địa phương em như: Hến, các loại ốc, bà được bán ở chợ như mực, bạch tuộc, sò điệp, vẹm, ngao, em còn biết một số loài ốc rất đẹp như hình ảnh ốc anh vũ trong sách giáo khoa. Ngành thân mềm có đặc điểm chung gì? - Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm? - Đặc điểm cấu tạo của các đại diện thân mềm thích nghi với đời sống của chúng? - Vì sao người ta thường dùng ánh sáng đèn để câu mực? - Chúng ta phải làm gì để tiêu diệt thân mềm có hại và bảo vệ thân mềm có lợi? 7. Cơ thể trai, mực, ốc bươu, ốc nhồi, gạo được con người chế biến thành các món ăn (thực phẩm) - Cấu tạo cơ thể trai, mực, ốc gồm những bộ phận nào? - Thức ăn của trai, mực, ốc là gì? -Thức ăn được chế biến từ trai mực, ốc là thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng nào? -Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày nay ra sao? Thế nào là ngộ độc thực phẩm? - Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm; lựa chọn thực phẩm đúng cách như thế nào? 8. Tình hình môi trường nước ở địa phương hiện nay một số nơi đang bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu người dân sử dung tràn lan và rác thải của người dân, các nhà máy công nghiệp. - Chúng ta phải làm gì để bảo vệ thân mềm có lợi và tiêu diệt thân mềm có hại? .. . II. Nội dung Chủ đề này gồm các bài trong chương IV: Ngành thân mềm, Sinh học 7. Bài 18: Tai sông Bài 19: Một số thân mềm khác Bài 20: Thực hành: Quan sát một số thân mềm Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm III. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm ngành Thân mềm. Trình bày được các đặc điểm đặc trưng của ngành. + Những đặc điểm cấu tạo cơ thể đại diện Thân mềm đặc trưng để phân biệt với các ngành khác. + Đặc điểm đặc trưng của ngành: Vỏ, khoang áo, thân mềm, không phân đốt. + Mô tả được các chi tiết cấu tạo, đặc điểm sinh lí của đại diện ngành Thân mềm (trai sông). + Cấu tạo ngoài, trong, các đặc điểm sinh lí: di chuyển, dinh dưỡng (cách lấy thức ăn, tiêu hóa), sinh sản, tự vệ thích nghi với lối sống, qua đại diện trai sông. + Các loại tập tính: Đào lỗ đẻ trứng, tự vệ (ốc sên); rình và bắt mồi, tự vệ, chăm sóc trứng (mực), của một số đại diện Thân mềm. + Nêu được tính đa dạng của Thân mềm qua các đại diện khác của ngành này như ốc sên, hến, vẹm, hầu, ốc nhồi,... + Đa dạng về số lượng loài, phong phú về môi trường sống, nhưng chúng có những đặc điểm chung của ngành Thân mềm. + Nêu được các vai trò cơ bản của Thân mềm đối với con người. (Nguồn thức phẩm (tươi, đông lạnh); nguồn xuất khẩu; đồ trang trí, mỹ nghệ; trong nghiên cứu khoa học địa chất, ) 2. Kĩ năng : - Bồi dưỡng khả năng vận dụng thực tế vào bài học. - Quan sát kênh hình phát hiện kiến thức, khái quát hóa kiến thức. - Nhận biết, liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức. - Kĩ năng thu thập, xử lí thông . - Kĩ năng hợp tác trong nhóm. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh và thảo luận nhóm để thu nhận kiến thức khi đi tìm hiểu . 3. Thái độ -Thấy được ý nghĩa của việc học tập các môn học và ứng dụng tích hợp các môn học vào việc giải quyết tình huống thực tiễn. - Khơi dậy hứng thú học tập, thực hành, tinh thần đoàn kết trong nhóm. -Yêu thích bộ môn và yêu khoa học. - Nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường và biết kêu gọi mọi người cùng thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe. 4. Năng lực hướng tới - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. - Năng lực thu nhận và xử lý thông tin từ SGK, internet, - Năng lực tư duy phân tích so sánh. - Phát triển năng lực ngôn ngữ chuyên ngành như: Quan sát, sắp xếp theo nhóm, tìm kiếm mối liên hệ, xử lí và trình bày các số liệu..... - Năng lực tự quản lý thời gian. IV. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Chuẩn bị các tư liệu, hình ảnh, đoạn clip về động vật thân mềm. - Máy chiếu, máy vi tính. - Phân công các nhóm học sinh: (4 nhóm) - Cả lớp chuẩn bị và tìm hiểu trước các mẫu đại diện thân mềm như trai sông, ốc sên, ốc bươu, hến, mực, sên trần . 2. Học sinh: - Chuẩn bị sẵn các nội dung theo yêu cầu của giáo viên. - Mỗi nhóm kẻ sẵn các bảng thu hoạch, (trang 70 SGK); bảng 1. Đặc điểm chung của ngành thân mềm; bảng 2. Ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm (trang 72 SGK). -Thu thập các mẫu thân mềm có ở địa phương và được bán ở chợ. - Tìm hiểu các kiến thức thực tế về ngành thân mềm. V. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết tên và xếp các động vật sau vào các ngành động vật tương ứng? - Các nhóm học sinh thực hiện: (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Đại diện 1 nhóm HS trả lời, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét hoặc bổ sung ý kiến: (1) San hô: Ngành ruột khoang (2) Trùng đế giày: Ngành động vật nguyên sinh (4) Giun đũa: Ngành giun tròn (6) Sán lá gan: Ngành giun dẹp Đại diện (3); (5); (8): Ngành thân mềm. (HS có thể xếp sai hoặc không biết xếp chúng vào ngành nào). GV: Ở nước ta, ngành Thân mềm rất đa dạng, phong phú như: Trai, sò, ốc, hến, ngao, mực .và phân bố ở khắp các môi trường: Biển, sông, ao, hồ, trên cạn. Bây giờ cô cùng các em sẽ tìm hiểu; khám phá những kiến thức về ngành này và sẽ biết được vai trò, giá trị của động vật Thân mềm đối với cuộc sống con người. 3. Bài mới: Khởi động *Mục tiêu: Dẫn dắt vào chủ đề bằng những kiến thức xoay quanh kiến thức về các ngành động vật đã được học, các kiến thức thực tế liên quan, nhằm giúp học sinh tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng nhất. Đố vui: (5 phút) Ai nhanh hơn. Thể lệ: Giáo viên chiếu hình ảnh các câu hỏi, khi kết thúc giáo viên chiếu đáp án, hình ảnh các con vật tương ứng. Cá nhân tự suy nghĩ và trả lời. Mỗi câu hỏi trả lời trong vòng 1 phút Người nhanh và đúng nhất được một phần quà (cả lớp vỗ tay hoặc một lời chúc tốt đẹp). Nếu nhiều học sinh trả lời sai giáo viên sẽ gợi ý. Câu 1: Con gì râu thịt vươn dài Gặp mồi thì bắt, gặp tai phun mù?(Mực) Câu 2: Áo ngoài quý, ruột trong cũng quý Áo ngoài bảy sắc cầu vồng Ruột trong lóng lánh hồng hồng châu sa, Thời Bắc thuộc nước Nam ta, Nhân dân khổ cực quan nha người Tàu Là con gì ? (Con Trai lấy ngọc) Câu 3: “Nhà hình xoắn, ở dưới ao Chỉ có một cửa ra vào mà thôi Mang nhà đi khắp mọi nơi Không đi, đóng cửa nghỉ ngơi một mình” Là con gì? (Con Ốc) Câu 4: “Có đôi vỏ cứng Mặc ở bên ngoài Mặc ai ra oai Vẫn câm thin thít " Là con gì?( Con Hến) GV yêu cầu học sinh cho biết các con vật trên được xếp vào ngành nào? HS đã chuẩn bị bài ở nhà sẽ nhận ra là Ngành động vật thân mềm. - GV giới thiệu chủ đề: Ngành thân mềm được các nhà khoa học phân chia thành nhiều lớp (7 lớp), trong giới hạn chương trình sinh học THCS chúng ta chỉ xét các loài thuộc đại diện 3 lớp: Lớp chân rìu (vỏ 2 mảnh) Đại diện: Trai sông, sò, ngao, vẹm, hến... NGÀNH THÂN MỀM Lớp chân bụng Đại diện: Ốc sên, ốc rạ, ốc nhồi, .... Lớp chân đầu Đại diện: Mực, bạch tuộc,... Hình thành kiến thức Tiết 1: QUAN SÁT: HÌNH DẠNG, CẤU TẠO NGOÀI, HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA TRAI SÔNG – VÀ MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA NGÀNH THÂN MỀM GV hướng dẫn học sinh kẻ bảng kiến thức vào vở: Bảng kiến thức: Trai sông Đặc điểm Nội dung Hình dạng, cấu tạo Vỏ trai Cơ thể trai Di chuyển Dinh dưỡng Sinh sản Hoạt động 1: I. Hình dạng, cấu tạo vỏ (10 phút) Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của vỏ trai và một số thân mềm khác. Giải thích một số hiện tượng thực tế. 1. Vỏ trai GV phát phiếu học tập gồm các câu hỏi cho các nhóm học sinh. Phiếu học tập số 1: 1. Hai mảnh vỏ trai gắn với nhau nhờ bộ phận nào?............................................................. 2. Nhờ đâu mà trai sông có thể đóng mở vỏ?......................................................................... 3.Vỏ trai gồm mấy lớp? .. 4. Mài mặt ngoài vỏ trai thấy có mùi khét, vì sao?................................................................. 5.Vỏ trai có vai trò gì?............................................................................................................ 6.Vòng tăng trưởng có ý nghĩa gì?......................................................................................... 7.Trai có tuổi thọ khoảng bao nhiêu năm?.............................................................................. Đáp án phiếu học tập số 1: 1.Cơ khép vỏ và dây chằng ở bản lề. 2.Dây chằng có tính đàn hồi. 3.Gồm 3 lớp: Lớp sừng ở ngoài, lớp vỏ đá vôi ở giữa và lớp xà cừ ở trong cùng. 4.Do lớp ngoài cùng là lớp sừng nên khi ta mài, lớp sừng bị ma sát có thể nóng chảy tỏa ra mùi khét. 5.Làm thuốc trị tiêu đờm, đau mắt làm vật trang trí . 6.Cho biết tuổi của trai. 7.Khoảng 12 năm GV chiếu hình ảnh vỏ trai và giới thiệu, học sinh lắng nghe và quan sát trên mẫu thật: HS các nhóm thảo luận, hình thành kiến thức (5’). Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, tổng hợp kiến thức, học sinh hoàn thành vào bảng kiến thức 1. Bảng kiến thức 1: Trai sông Đặc điểm Nội dung Hình dạng, cấu tạo Vỏ trai - Gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. - Có 3 lớp: Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. - Có các vòng tăng trưởng ở phía ngoài vỏ Cơ thể trai Di chuyển Dinh dưỡng Sinh sản Vậy còn vỏ một số đại diện khác có giống trai sông không ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo: 2. Vỏ một số thân mềm khác GV chiếu hình ảnh vỏ một số thân mềm khác và giới thiệu: GV yêu cầu HS quan sát đối chiếu trên mẫu thật các em đã chuẩn bị và kết luân. Yêu cầu HS phải nêu được vỏ một số thân mềm khác đa số (trừ mực và bạch tuộc) có cấu tạo gồm 3 lớp giống trai sông, nhưng hình dạng biến đổi khác nhau để thích nghi với môi trường sống. - Vỏ ốc sên hình ống, xoắn ốc, gồm đỉnh vỏ, miệng vỏ, còn đầy đủ cấu tạo 3 lớp thích nghi với lối sống bò chậm chạp. -Vỏ mực tiêu giảm chỉ còn lại lớp giữa phát triển( mai mực) thích nghi với lối sống bơi lội tích cực trong nước biển. GV yêu cầu học sinh mô tả vỏ một số thân mềm khác thích nghi với đời sống. Hoạt động 2: II. Cấu tạo cơ thể (10 phút) Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm của cơ thể trai và một số thân mềm khác. Giải thích khái niệm áo, khoang áo. - Thấy được cơ thể các đại diện thân mềm có nhiều dạng khác nhau để thích nghi với môi trường sống. 1. Cơ thể trai (hoạt động theo nhóm) Quan sát hình 18.1,2,3 thảo luận, trả lời câu hỏi sau: Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể ta làm thế nào? Trai chết thì mở vỏ, tại sao? HS: Cắt đứt cơ khép vỏ và dây chằng rồi mở dần hai mảnh vỏ ra. Khi trai chết, hai cơ khép vỏ và dây chằng ở bản lề mất khả năng đàn hồi nên vỏ mở ra. GV yêu cầu học sinh dùng kính lúp tiến hành quan sát trên mẫu thật, đối chiếu với hình ảnh trình chiếu phải chỉ ra được: Cơ thể trai gồm 3 phần: Đầu, thân, chân. Do lối sống vùi láp dưới bùn cát nên đầu và mắt tiêu giảm chỉ còn lại tấm miệng và lỗ miệng. các bộ phận thuộc phần thân và chân trai. GV nhận xét hoạt động của các nhóm và hướng dẫn HS hình thành kiến thức . Bảng kiến thức: Trai sông Đặc điểm Nội dung Hình dạng, cấu tạo Vỏ trai - Gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. - Có 3 lớp: Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. - Có các vòng tăng trưởng ở phía ngoài vỏ Cơ thể trai - Ngoài: Áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước. - Giữa: 2 tấm mang. - Trong: Thân trai, chân rìu, lỗ miệng, tấm miệng. Di chuyển Dinh dưỡng Sinh sản Hoạt động cá nhân GV hỏi: Trai sông không có đầu? Tại sao? HS: Đầu trai tiêu giảm, thích nghi với lối sống vùi lấp và di chuyển chậm. GV: Trai tự vệ bằng cách nào? HS: Bằng cách rút mình vào trong hai mảnh vỏ cứng và khép chặt vỏ lại. GV: Ngọc trai được tạo thành như thế nào? (giáo viên chiếu các hình ảnh, HS kết hợp đọc SGK trả lời) HS: Vỏ trai có lớp xà cừ ở trong cùng do bờ vạt áo tạo thành, nếu đúng ở chỗ vỏ đang hình thành có hạt cát rơi vào, các bản mỏng tạo thành lớp xà cừ sẽ bọc quanh hạt cát tạo thành hạt bọc xà cừ là ngọc trai. 2. Một số thân mềm thường gặp. (6 phút) GV chiếu hình ảnh cơ thể một số thân mềm và yêu cầu HS cho biết về nơi sống, môi trường sống của chúng. GV yêu cầu học sinh dùng kính lúp quan sát cơ thể trai sông, ốc sên, mực; kết hợp quan sát tranh vẽ có sẵn trong SGK, để hoàn thành vào phiếu học tập đã kẻ sẵn. GV: Hướng dẫn học sinh quan sát một số mẫu thân mềm mà các em đã chuẩn bị như: Ốc bươu, hến, ốc vặn, sên trần........ Đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm. GV phát lại bảng KWL, yêu cầu HS điền vào cột L những gì đã học được qua bài học. Luyện tập, vận dụng (5 phút) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cấu tạo ngoài của trai sông và một số thân mềm khác. Yêu cầu HS trả lời phiếu học tập gồm các câu hỏi trắc nghiệm : Câu 1: Trai sông có lối sống: A, Nổi trên mặt nước như Động vật Nguyên sinh. B, Bơi lội trong nước như cá. C, Sống ở đáy ao, hồ, ẩn nửa mình trong bùn cát. D, Sống ở biển. Câu 2: Lớp vỏ cứng của trai được tiết ra từ: A, Các tuyến bài tiết. B, Mặt ngoài của áo trai. C. Mặt trong của áo trai. D, Các dây chằng nối các mảnh vỏ trai. Câu 3: Trai di chuyển bằng: A, Vây bơi B, Sự khép mở vỏ trai C, Chân trai là phần lồi của cơ thể D, Các dây chằng Câu 4: Vỏ trai được hình thành từ đâu: A, Lớp sừng B, Bờ vạt áo C, Thân trai D, Chân trai HS trả lời: Câu 1 2 3 4 Đáp án C B C B Mở rộng (3 phút) Câu 5. Tại sao chúng ta nghe thấy tiếng sóng biển trong vỏ ốc? Nguyên nhân của hiện tượng này là do cấu trúc đặc biệt của vỏ ốc gây ra hiện tượng cộng hưởng âm, cộng thêm sự tưởng tượng của bộ não khiến chúng ta nghĩ rằng đấy là tiếng sóng biển. Câu 6. Tìm hiểu thêm một số đại diện thân mềm khác, địa phương em có những đại diện thân mềm nào? (yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu) Dặn dò: (1 phút) - Học bài, đọc trước những phần kiến thức còn lại của chủ đề. - Tìm hiểu cách dinh dưỡng, di chuyển của trai sông, một số loài ốc, mực và một số thân mềm mà em biết. - GV yêu cầu nhóm 1;2 tìm hiểu tập tính đẻ trứng, ý nghĩa của tập tính, cách tự vệ ở ốc sên. Nhóm 3; 4 tìm hiểu về tập tính ở mực. Tiết 2: DI CHUYỂN, DINH DƯỠNG, SINH SẢN VÀ MỘT SỐ TẬP TÍNH Ở THÂN MỀM Hoạt động: 1- Di chuyển (5 phút) Mục tiêu: Quan sát và nhận xét cách di chuyển của trai, mực ốc - GV: Chiếu video di chuyển của trai sông, mực, bạch tuộc, ốc sên. Yêu cầu học sinh quan sát và cho biết cách di chuyển của các đại diện. HS hình thành kiến thức: - Trai sông: Di chuyển nhờ chân rìu kết hợp với động tác đóng mở vỏ - Ốc sên: Bò chậm chạp bằng chân - Mực: Bơi nhanh nhờ có khoang áo phát triển GV: Quan sát H18.4, giải thích cơ chế giúp trai di chuyển được trong bùn theo chiều mũi tên? HS: Nhờ cử động của chân trai kết hợp với hoạt động hút và thoát nước nhịp nhàng của ống hút nước và thoát nước, chúng tạo lực đẩy đưa thân trai di chuyển về phía trước. GV yêu cầu HS hình thành kiến thức vào bảng: Bảng kiến thức 1: Trai sông Đặc điểm Nội dung Nơi sống Nước ngọt Hình dạng, cấu tạo Vỏ trai - Gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. - Có 3 lớp: Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. - Có các vòng tăng trưởng ở phía ngoài vỏ Cơ thể trai - Ngoài: Áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước. - Giữa: 2 tấm mang. - Trong: Thân trai, chân rìu, lỗ miệng, tấm miệng. Di chuyển Chân trai dạng lưỡi rìu thò ra rồi thụt vào kết hợp đóng mở vỏ trai giúp trai di chuyển chậm chạp trong bùn (20-30cm/giờ) Dinh dưỡng Sinh sản Hoạt động: 2- Dinh dưỡng (5 phút) Mục tiêu: Quan sát và nhận xét cách dinh dưỡng của trai, mực ốc. Ý nghĩa cách dinh dưỡng của trai sông đối với môi trường nước. a. Trai sông Hs đọc thông tin, quan sát h18.3,4, thảo luận để trả lời câu hỏi sgk: 1. Dòng nước qua ống hút vào khoang áo mang theo những chất gì vào miệng trai và mang trai? - Nước qua ống hút, đem thức ăn đến miệng trai và ôxi đến mang trai. 2. Trai lấy mồi ăn (thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và ôxi chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào, vậy đó là kiểu dinh dưỡng gì (chủ động hay thụ động)? - Kiểu dinh dưỡng ở trai như thế gọi là dinh dưỡng thụ động. GV hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức vào bảng: Bảng kiến thức: Trai sông Đặc điểm Nội dung Hình dạng, cấu tạo Vỏ trai - Gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. - Có 3 lớp: Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. - Có các vòng tăng trưởng ở phía ngoài vỏ Cơ thể trai - Ngoài: Áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước. - Giữa: 2 tấm mang. - Trong: Thân trai, chân rìu, lỗ miệng, tấm miệng. Di chuyển Chân trai dạng lưỡi rìu thò ra rồi thụt vào kết hợp đóng mở vỏ trai giúp trai di chuyển chậm chạp trong bùn (20-30cm/giờ) Dinh dưỡng - Thức ăn là vụn hữu cơ, ĐVNS. - Dinh dưỡng kiểu thụ động: trai hút nước qua ống hút để vào khoang áo → qua mang → miệng nhờ sự rung động của các lông trên tấm miệng. Qua mang oxi được tiếp nhận, đến miệng thức ăn được giữ lại. - Hô hấp bằng mang Sinh sản GV: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước? - Trai có thể hút lọc được khoảng 40 lít nước trong một ngày đêm. Làm trong lành nguồn nước bằng cơ chế sinh học không gây ảnh hưởng sấu đến môi trường và không tốn kém. b. Một số thân mềm khác (5 phút) GV: Em thường gặp ốc sên ở đâu? Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào? - Ốc sên sống ở cạn, ta thường gặp chúng trên cây, trên bờ ao, bờ mương...Khi bò trên lá thường để lại dấu vết màu nhạt (tiết chất nhờn) như màu lá cây. GV: Ốc sên sống trên cạn, hô hấp bằng mang hay phổi? thức ăn của ốc sên là gì? - Ăn thực vật và hô hấp bằng phổi. GV: Ốc sên có lợi hay có hại? -Phá hại thực vật, cây trồng. GV: Cách dinh dưỡng và hô hấp của mực như thế nào? - Ăn thịt. Săn mồi chủ động. Hô hấp bằng mang. Hoạt động: 3- Sinh sản và một số tập tính của thân mềm. Mục tiêu: Nắm được cách sinh sản của một số thân mềm. Một số tập tính và cơ sở của một số tập tính ở thân mềm. a. Sinh sản (10 phút) GV: Quan sát sơ đồ kết hợp đọc sách giáo khoa cho biết hình thức sinh sản của trai sông? GV hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức vào bảng: Bảng kiến thức: Trai sông Đặc điểm Nội dung Hình dạng, cấu tạo Vỏ trai - Gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. - Có 3 lớp: Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. - Có các vòng tăng trưởng ở phía ngoài vỏ Cơ thể trai - Ngoài: Áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước. - Giữa: 2 tấm mang. - Trong: Thân trai, chân rìu, lỗ miệng, tấm miệng. Di chuyển Chân trai dạng lưỡi rìu thò ra rồi thụt vào kết hợp đóng mở vỏ trai giúp trai di chuyển chậm chạp trong bùn (20-30cm/giờ) Dinh dưỡng - Thức ăn là vụn hữu cơ, ĐVNS. - Dinh dưỡng kiểu thụ động: trai hút nước qua ống hút để vào khoang áo → qua mang → miệng nhờ sự rung động của các lông trên tấm miệng. Qua mang oxi được tiếp nhận, đến miệng thức ăn được giữ lại. - Hô hấp bằng mang Sinh sản - Trai phân tính. - Tinh trùng theo nước đến thụ tinh cho trứng → trứng thụ tinh nằm trong mang → ấu trùng sống trong mang mẹ → ấu trùng bám vào da, mang cá một vài tuần → trai trưởng thành. GV: Thảo luận, trả lời các câu hỏi sau: 1. Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ? - Giúp ấu trùng có đủ dưỡng chất để phát triển hoàn hảo và đồng thời cũng được bảo vệ tốt nhất. 2. Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá? - Ấu trùng từ mang trai mẹ theo dòng nước qua ống thoát rơi xuống đáy bám vào mang và da cá, sống kí sinh ở đó đến khi có khả năng độc lập mới rời khỏi vật chủ trở thành con trưởng thành, để giúp chúng có nguồn sống dồi dào và được phát tán xa hơn. 3. Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao? - Do ấu trùng trai đã kí sinh sẵn trên cơ thể cá nuôi nên cũng được sống và phát triển một cách ngẫu nhiên trong ao cá. 4. Ốc sên và mực sinh sản như thế nào? - ỐC sên: Lưỡng tính, thụ tinh chéo, đẻ trứng. - Mực: Phân tính. Thụ tinh trong khoang áo. Trứng được chăm sóc cho đến khi nở ra và sau một thời gian sẽ rời con mẹ. b. Một số tập tính ở thân mềm. (10phút) *Tập tính đẻ trứng ở ốc sên GV yêu cầu đại diên 2 nhóm lên trình bày sự chuẩn bị của mình về tập tính ở thân mềm. GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét, tổng hợp kiến thức. - Ốc sên đào lỗ đẻ trứng, giúp bảo quản trứng tốt, đảm bảo tỉ lệ sống sót và điều kiện để trứng phát triển tốt. - Khi gặp nguy hiểm, ốc sên rút mình vào vỏ; mực phun hỏa mù để che mắt động vật khác và làm tê liệt chúng để trốn thoát, nấp mình dưới cây thủy sinh để rình mồi. GV: Các em đọc sách giáo khoa và cho biết cơ sở các tập tính của thân mềm? HS: Nhờ hệ thần kinh phát triển. GV nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm. GV phát lại bảng KWL, yêu cầu HS điền vào cột L những gì đã học được qua bài học. Luyện tập, vận dụng (7 phút) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức về di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của các đại diện thân mềm. 1. Ta thường thấy mực sống ở đâu? Chúng có giá trị gì? Ta làm gì để bảo vệ chúng? - Chúng sống ở biển, có giá trị về thực phẩm. Chúng ta cần khai thác có kế hoạch, chống ô nhiễm môi trường. 2. Em thường gặp ốc sên ở đâu? Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào? - Chúng sống ở cạn, bờ ao, bờ mương, trên cây khi bò chúng để lại dấu vết màu nhạt tương tự màu lá cây. 3. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?(nhờ cơ chế lọc vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh...làm thức ăn với quy mô lớn ( khoảng 40 lít nước/ngày) đã góp phần đáng kể trong việc làm trong lành nguồn nước bằng cơ chế sinh học không gây tốn kém và ảnh hưởng tới môi trường) 4. Nhiều ao đào thả cá , trai không thả mà tự nhiên có, tại sao? (do ấu trùng trai đã kí sinh sẵn trên cơ thể cá nuôi nên cũng được sống và phát triển một cách ngẫu nhiên trong ao cá) 5. Vì sao hạt trai sông sống hoang dại không có giá trị bằng trai nuôi?(thường nhỏ và có vỏ xà cừ mỏng hơn nên giá trị kinh tế thấp hơn. Hạt trai nuôi đã qua lai tạo chọn giống thích ứng cho hạt ngọc trai to và có vỏ dày đẹp) 6. Vì sao người ta thường dùng ánh sáng đèn để câu mực? Mực bị hấp dẫn bởi ánh sáng, người ta câu mực bằng cách thắp đèn để dụ chúng và thả lưỡi câu là những miếng nhựa phát sáng hay miếng phản quang. Có thể trong tự nhiên mực dựa vào ánh sáng trăng tự nhiên để kiếm mồi nên khi dùng ánh sáng mực tưởng mồi và bị dính câu. Mở rộng (3 phút) Mục tiêu: Mở rộng kiến thức đã học bằng những kiến thức thực tế GV giao bài tập về nhà cho học sinh (tiết sau mỗi nhóm sẽ báo cáo): Nhóm 1: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng, các món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ lớp chân rừu: Trai ,vẹm, ngao, sò huyết .. Nhóm 2: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng, các món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ mực. Nhóm 3: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng, các món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ một số loài ốc. Nhóm 4: Tìm hiểu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay. (Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn; thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày nay) Tiết 3: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG MỘT SỐ THÂN MỀM I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Mục đích: - Quan sát cấu tạo trong của một số thân mềm qua hình ảnh và mẫu mổ sẵn. 2. Yêu cầu: - Phân biệt được các bộ phận chính của thân mềm. - Chú thích vào các hình vẽ và hoàn thành bảng thu hoạch. II. CHẨN BỊ DỤNG CỤ: 1.Giáo viên: - Kính lúp. - Bộ đồ mỗ. - Tranh vẽ phóng to cấu tạo trong của trai, mực, ốc. - Mẫu mực mổ sẵn ghim trên khay mổ. 2. Học sinh: - Trả lời các câu hỏi chuẩn bị trước ở nhà. - Đọc trước bài 20 SGK Sinh 7. - Mỗi HS chuẩn bị một con ốc sên, trai sông, mực sống. III. NỘI DUNG THỰC HÀNH: A. Câu hỏi chuẩn bị: (Học sinh có thể tham khảo trong sách bài tập sinh học 7- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (5 phút) Câu 1: Cấu tạo, cách di chuyển của trai sông thích nghi với lối sống vùi mình ở đáy bùn. * Về cấu tạo: - Vỏ gồm 2 mảnh, nối với nhau nhờ bản lề, có cơ khép vỏ phát triển làm vỏ đóng lại khi cần tự vệ. - Khoang áo phát triển là nơi có mang thở và đồng thời là môi trường trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí. Do vậy: + Phần đầu tiêu giảm, kéo theo tiêu giảm cả mắt và các giác quan khác. + Chỉ có tấm miệng duy trì, có lông luôn rung động để tạo ra dòng nước hút vào và thải ra. + Cơ chân kém phát triển. *Về di chuyển: Trai sông di chuyển chậm chạp nhờ hoạt động của cơ chân phối hợp với động tác đóng mở vỏ. Câu 2: Nêu các đặc điểm cấu tạo của ốc sên và vỏ của chúng. - Cơ thể gồm: Đầu, thân và chân. Một số loài có vỏ tiêu giảm (sên trần). - Ở phần đầu có miệng và xung quanh là tua miệng. Cạnh tua miệng có mắt. - Dưới bụng là chân, có cơ phát triển giúp chân di chuyển trên giá thể. Phần thân xoắn ốc, nằm trong lòng vỏ đá vôi xoắn ốc. Giũa vỏ và cơ thể có một khoang trống gọi là khoang áo. Ở ốc sên khoang áo đóng vai trò của phổi. -Vỏ ốc sên: Hình ống, xoắn ốc, gồm đỉnh vỏ, miệng vỏ, lớp sừng ở ngoài, lớp xà cừ ở trong. Câu 3: Trình bày cấu tạo của mực thích nghi với di chuyển tích cực trong nước biển. - Cơ thể có vỏ đá vôi tiêu giảm, chỉ giữ lại dưới dạng tấm là mai mực ở phía lưng để nâng đỡ cơ thể. - Cơ thể mực gồm: Thân và đầu. Đầu có miệng, quanh miệng có 10 tua miệng. Trên tua có các giác bám phát triển. Ở hai bên đầu có đôi mắt to. - Lớp áo tạo ra ở mặt bụng một khoang áo rộng có thành cơ phát triển và thông với ngoài qua phễu khoang áo. Đây là cơ quan di chuyển tích cực của mực. Mỗi khi khoang áo phồng ra, nước được hút vào rồi khi co bóp lại, nước phụt ra qua phễu bụng, làm cơ thể chúng chuyển động ngược lại theo kiểu phản lực. B. Các bước tiến hành: Quan sát cấu tạo trong. (25 phút) Bước 1: Quan sát tranh vẽ: Hoàn thành phiếu học tập (Hình tham khảo từ Giáo trình động vật học - Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội- 2006) Hình 1. Cấu tạo trong của mực Hình 2. Cấu tạo trong của ốc bươu Hình 3. Cấu tạo trong của trai sông C. Kết quả thực hành: (các nhóm học sinh trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV tổng kết đánh giá) Hoàn thành bảng thu hoạch sau: STT Đặc điểm cần quan sát Động vật có đặc điểm tương ứng Ốc bươu Trai Mực 1 Hệ cơ và cơ quan vận chuyển Phát triển Kém phát triển Phát triển 2 Hệ thần kinh và giác quan Dạng hạch, không phân đốt. Có mắt, tua miệng Dạng hạch, không phân đốt. Mắt tiêu giảm Dạng hạch, không phân đốt. Có mắt 3 Hệ tiêu hóa: Dạ dày, ruột có có có 4 Hệ hô hấp mang mang mang 5 Hệ tuần hoàn Tim chia ngăn, hệ mạch hở Tim chia ngăn, hệ mạch hở Tim chia ngăn, hệ mạch hở 6 Hệ bài tiết Đơn thận Đơn thận Đơn thận 7 Hệ sinh dục Phân tính Phân tính Phân tính Bước 2: Dùng kính lúp quan sát: Áo, mang, khuy cài áo, hậu môn, tuyến sinh dục, tua dài, tua ngắn, phễu phụt nước - Chú thích cấu tạo trong của mực trên mẫu mổ sẵn: Hình 20.6. Ảnh chụp cấu tạo trong của mực (SGK) 1-áo; 2-mang; 3-khuy cài áo; 4-tua dài; 5-miệng; 6-tua ngắn; 7-phễu phụt nước; 8-hậu môn; 9-tuyến sinh dục. D. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận: (4 phút) Tổng số điểm 10đ Chuẩn bị 1đ Trật tự, vệ sinh 1đ Thao tác 4đ Câu hỏi 2đ Kết quả 2đ HS các nhóm đã chuẩn bị từ tiết trước lên trình bày (10 phút) Nhóm 1: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng, các món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ lớp chân rừu: Trai ,vẹm, ngao, sò huyết .. - Sắt và Vitamin B12. Trong 100g thịt Trai, thịt Hến cung cấp khoảng 37% lượng sắt cần thiết cho cơ thể nam giới và 16,6% lượng sắt cần thiết cho cơ thể nữ giới mỗi ngày. ... Axit béo; Omega-3; Kẽm; DHA và EPA. Selen, magiê và canxi. ... - Ngọc trai dùng để chữa bệnh ngay từ khi con người khám phá ra nó. Trong thời cổ đại, nó được coi là thần dược để chữa thần kinh và một số bệnh như mất trí nhớ, chứng mất ngủ, hen, vàng da, gan, tim hay cấp cứu khi bị côn trùng hoặc rắn cắn. - Từ hàng ngàn năm nay, ngọc trai đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong phương pháp chăm sóc da để đặc trị các hiện tượng da lão hóa và da nám. Ngọc trai, hoặc chính xác hơn là bột ngọc trai là thành phần hiệu quả nhất để đem lại một làn da sáng rạng rỡ. Nhóm 2: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng, các món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ mực. - Mai mực là một vị thuốc được dùng rất phổ biến trong nhân dân ta với tên ô tặc cốt, hải phiêu tiêu, có vị mặn chát, mùi hơi tanh, tính ấ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_day_theo_chu_de_mon_sinh_hoc_lop_7_chu_de_nganh_than.docx