Giáo án Giáo dục công dân 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Nhật Quyên

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Nhật Quyên

 BÀI 1:SỐNG GIẢN DỊ

I - Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, Tại sao cần phải sống giản dị.

Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và giao tiếp với mọi người; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

Hình thành ở học sinh thái độ sống giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

II- Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra: Sách vở của học sinh(2’)

3. Bài mới:

Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng cần có một vẻ đẹp. Tuy nhiên cái đẹp để cho mọi người tôn trọng và kính phục thì chúng ta cần có lối sống giản dị. Giản dị là gì? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay.

 

doc 67 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 3470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Nhật Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trư Trường PTDT Nội Trú Krông Bông GDCD 7
Ng Ngày soạn:23/8/2011 Tuần: 01
Ng Ngày dạy: 26/8/2011 Tiết: 01
 BÀI 1:SỐNG GIẢN DỊ
I - Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, Tại sao cần phải sống giản dị.
Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và giao tiếp với mọi người; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.
Hình thành ở học sinh thái độ sống giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
II- Tiến trình lên lớp:
Ổn định tổ chức
Kiểm tra: Sách vở của học sinh(2’) 
Bài mới:
Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng cần có một vẻ đẹp. Tuy nhiên cái đẹp để cho mọi người tôn trọng và kính phục thì chúng ta cần có lối sống giản dị. Giản dị là gì? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay.
Hoạt động của gv-hs
Nội dung kiến thức
bs
GV: Phân tích truyện đọc, giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị.
- HS: Đọc diễn cảm 
? Tìm chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác?
? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác?
- GV chốt lại những nội dung chính.
 2.2, Hoạt động 2(5’). Liên hệ thực tế để thấy được những biểu hiện đa dạng, phong phú của lối sống giản dị.
? Em hãy nêu những tấm gương sống giản dị ở lớp, trường, ngoài xã hội hay trong SGK mà em biết?
- GV bổ sung bằng câu chuyện: Bữa ăn của vị Chủ tịch nước.
- GV chốt lại: Trong cuộc sống quanh ta, giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Giản dị là cái đẹp. Đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Vậy chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người sống giản dị.
2.3, Hoạt động 3 (5’): Thảo luận nhóm để tìm ra những biểu hiện trái với giản dị.
- HS thảo luận 6 nhóm: Tìm 5 biểu hiện của lối sống giản dị và 5 biểu hiện trái với giản dị.
- HS trình bày ý kiến thảo luận 
- GV chốt vấn đề: Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả tuỳ tiện trong nếp sống nếp nghĩ, nói năng cụt ngủn, trống không tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng. Lối sống giản dị phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình, bản thân, xã hội. 
2.4, Hoạt động 4. (10’): Rút ra bài học và liên hệ
? Thế nào là sống giản dị ?
Biểu hiện của sống giản dị ?
- HS trả lời, GV chốt ý, ghi bảng.
? Ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống?
? Em hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ và danh ngôn ở sgk.
 2.4, Hoạt động 5. (5’): 
Hướng dẫn HS luyện tập.
- HS đọc yêu cầu BT a.
- HS nhận xét tranh, trình bày.
- GV nhận xét ghi đểm.
- HS đọc yêu cầu BT b
- HS trình bày, Gv nhận xét.
- GV nêy bài tập 3.
- HS trình bày ý kiến.
- - GV nhận xét, ghi điểm.
I. Truyện đọc:
Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập
1, Cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác:
- Bác mặc bộ quần áo ka-ki, đội mũ vải đã ngả màu, đi dép cao su.
- Bác cười đôn hậu vẫy tay chào.
- Thái độ: Thân mật như cha với con.
- Hỏi đơn giản: Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
2. Nhận xét:
- Bác ăn mặc đơn giản không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.
- Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức, không lễ nghi.
- Lời nói gần gũi, dễ hiểu, thân thương với mọi người.
*, Biểu hiện của lối sống giản dị.
- Không xa hoa, lãng phí.
- Không cầu kì, kiểu cách. 
- Không chạy theo những nhu cầu vật chất, hình thức bề ngoài.
- Thẳng thắn chân thật, gần gũi với mọi người. 
*, Trái với giản dị:
- Sống xa hoa, lãng phí.
- Phô trương về hình thức.
- Học đòi ăn mặc.
- Cầu kì trong giao tiếp.
II. Nội dung bài học: 
1, Khái niệm: Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
2, Ý nghĩa: Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. 
Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
III. Bài tập: 
1, Bức tranh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường?
 Tranh 3
2, Biểu hiện nói lên tính giản dị (2),(5)
3, Hãy nêu ý kiến của em về việc làm sau:
Sinh nhật lần thứ 12 của Hoa được tổ chức rất linh đình. 
- không chay
4. Củng cố : 
? Thế nào là sống giản dị? Sống giản dị có ý nghĩa gì?
GV khái quát nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học ở nhà : 
- Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị.
- Xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân trở thành người học sinh có lối sống giản dị. 
- Nghiên cứu bài 2: Trung thực. 
6 . Rút kinh nghiệm :
GV: Nguyễn Thị Nhật Quyên
Trư Trường PTDT Nội Trú Krông Bông GDCD 7
Ng Ngày soạn:23/8/2011 Tuần: 01
Ng Ngày dạy: 26/8/2011 Tiết: 01
Tuần : 2	NS :
Tiết : 2	ND :
BÀI 2: TRUNG THỰC
I - Mục tiêu bài học:
 Giúp HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải có lòng trung thực.
 Giúp HS biết phân biệt các hành vi biểu hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày; Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực.
 Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực và phản đối những việc làm thiếu trung thực.
II - Tiến trình bài dạy:
Ổn định tổ chức (1’):
Kiểm tra bài củ (4’):? Thế nào là sống giản dị? Em đã rèn tính giản dị như thế nào?
Bài mới:
Vì không học bài ở nhà nên đến tiết kiểm tra Lan đã không làm được bài nhưng Lan đã quyết tâm không nhìn bài bạn, không xem vở và xin lỗi cô giáo.việc làm của bạn Lan thể hiện đức tính gì chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
Hoạt động của gv-hs
Nội dung kiến thức
bs
1, Hoạt động 1: (8’)
 Phân tích truyện đọc giúp học sinh hiểu thế nào là trung thực.
 - HS đọc diển cảm truyện .
 ? Bra-man-tơ đã đối xử với Mi-ken-lăng-giơ như thế nào?
 ? Vì sao Bran-man-tơ có thái độ như vậy?
 ? Mi-ken-lăng-giơ có thái độ như thế nào?
 ? Vì sao Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy?
 ? Theo em ông là người như thế nào?
2.2, Hoạt động 2: (5’) Liên hệ thực tế để thấy được nhiều biểu hiện khác nhau của tính trung thực.
 ? Tìm VD chứng minh cho tính trung thực biểu hiện ở các khía cạnh: Học tập, quan hệ với mọi người, trong hành động? 
- GV kể chuyện: “Lòng trung thực của các nhà khoa học”.
- GV: Chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người trung thực.
2.3, Hoạt động 3: (5’) 
Tìm các biểu hiện trái với trung thực
- HS thảo luận theo 4 nhóm.
 N1,2: Biểu hiện của hành vi trái với trung thực?
 N3,4: Người trung thực thể hiện hành động tế nhị, khôn khéo như thế nào?
- Nhóm trình bày ý kiến thảo luận
- GV nhận xét, ghi điểm.
 GV tổng kết: Người có những hành vi thiếu trung thực thường gây ra những hậu quả xấu trong đời sống xã hội hiện nay: Tham ô, tham nhũng... Tuy nhiên không phải điều gì cũng nói ra, chổ nào cũng nói. Có những trường hợp có thể che dấu sự thật để đem lại những điều tốt cho xã hội, mọi người. VD: Nói trước kẻ gian, người bị bệnh hiểm nghèo
2.4, Hoạt động 4: (10’)
Rút ra bài học và liên hệ.
? Thế nào trung thực?
? Ý nghĩa của tính trung thực?
? Em hiểu câu tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng như thế nào?
? Em đã rèn luyện tính trung thực như thế nào?
2.5, Hoạt động 5: (5’) Luyện tập
HS làm BT a, b SGK (8)
I. Truyện đọc:
 Sự công minh, chính trực của một nhân tài
- Không ưa thích, kình địch, chơi xấu, làm giảm danh tiếng, làm hại sự nghiệp.
- Sợ danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ nối tiếp lấn át mình.
- Oán hận, tức giận.
- Công khai đánh giá cao Bra-man-tơ là người vĩ đại.
- Ông thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, đánh giá đúng sự việc. 
- Ông là người trung thực, tôn trọng công lý, công minh chính trực.
*, Biểu hiện của tính trung thực 
- Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối (không quay cóp, chép bài bạn...)
- Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu hay tranh công, đỗ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi.
- Trong hành động: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán việc làm sai.
*, Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lí
II. Nội dung bài học:
1, Khái niệm:
- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
2, Ý nghĩa:
- Trung thực loà đức tính cần thiết, quý báu của mỗi con người.
- Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá.
- Làm lành mạnh các mối quan hệ XH
- Được mọi người tin yêu, kính trọng.
III. Bài tập:
a. Biểu hiện nào biểu hiện tính trung thực? (4,5,6)
b. Bác sĩ dấu bệnh của bệnh nhân xuất phát từ lòng nhân đạo, mong bệnh nhân lạc quan, yêu đời.
4 .Củng cố : gv cho hs ôn lại kiến thức đã học 
	5 . Dặn dò : Về ôn bài
	6 . Rút kinh nghiệm :
Trư Trường PTDT Nội Trú Krông Bông GDCD 7
Ng Ngày soạn:23/8/2011 Tuần: 01
Ng Ngày dạy: 26/8/2011 Tiết: 01
Tuần : 3	NS :
Tiết : 3	ND :
BÀI 3 : TỰ TRỌNG
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh hiểu thế nào là tự trọng và không tự trong; Vì sao cần phải có lòng tự trọng.
Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh.
Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
II. Tiến trình bài dạy: 
1 . Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thế nào là trung thực? Ý nghĩa của tính trung thực?
 ? Em đã làm gì để rèn luyện tính trung thực?
 3 . Bài mới:
Hoạt động của gv-hs
Nội dung kiến thức
bs
1, Hoạt động 1: (8’)
Phân tích truyện đọc
- 4 HS đọc truyện trong cách phân vai.
? Hành động của Rô-be qua câu chuyện trên?
? Vì sao Rô-be làm như vậy?
? Em có nhận xét gì về hành động Rô-be?
2.2, Hoạt động2: (6’)
Liên hệ thực tế HS chơi trò chơi 
Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chia thành 5 bạn chơi.
Nội dung: Viết các hành vi thể hiện tính tự trọng và không tự trọng.
Hình thức: Viết vào giấy khổ lớn
 Mỗi ban viết mỗi thể hiện
Thời gian: 2’
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV chốt lại: Lòng tự trọng biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, biểu hiện từ cách ăn mặc, cư xử với mọi người. Khi có lòng tự trọng con người sẽ sống tốt đẹp hơn, tránh được những việc làm xấu cho bản thân, gia đình và xã hội 
2.3, Hoạt động 3: (3’)
Rút ra bài học.
? Thế nào là tự trọng?
? Biểu hiện của tự trọng?
? ý nghĩa của tự trọng?
? Giải thích câu tục ngữ:
Chết vinh còn hơn sống nhục.
Đói cho sạch rất cho thơm
- GV nhận xét: 
2.4, Luyện tập: (6’)
- GV hướng dẫn HS làm BT a,b (12)
- HS trình bày bài làm 
- GV nhận xết, ghi điểm
I. Truyện đọc:
Một tâm hồn cao thượng
- hành động của Rô-be:
+ Là em bé mồ côi nghèo khổ, bán diêm.
Cầm một đồng tiền vàng đi đổi lấy tiền lẻ để trả lại tiền thừa cho tác giả.
+ Bị xe chẹt kông trả tiền thừa được.
+ Sai em đến trả lại tiền thừa.
- Muốn giữ đúng lời hứa 
- Không muốn người khác nghĩ mình nói dối, lấy cắp.
 - Không muốn người khác coi thường, xúc phạm đến danh dự, mất lòng tin ở mình. 
- Nhận xét: 
+ Là người có ý thức trách nhiệm cao.
+ Tôn trọng mình, người khác.
+ Có một tâm hồn cao thượng.
* Biểu hiện của tự trọng:
Không quay cóp, giữ đúng lời hứa, dũng cảm nhận lỗi, cư xử đàng hoàng, nói năng lịch sự, kính trọng thầy cô, bảo vệ danh dự cá nhân, tập thể...
* Biểu hiện không tự trọng:
Sai hẹn, sống buông thả, không biết xấu hổ, bắt nạt người khác, nịnh bợ, luồn cúi, không trung thực, dối trá... 
II. Bài học:
1, Khái niệm:
_ Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
2, Biểu hiện:
Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ.
3, Ý nghĩa: Là phẩm chất đạo đức cao quý, giúp con người có nghị lực nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân, được mọi người tôn trọng, quý mến.
III. Bài tập: 
a. Hành vi thể hiện tính tự trọng (1), (2)
4. Củng cố .
- GV khái quát nội dung bài.
? Em đã làm gì để rèn luyện tính tự trọng?
5. Dặn dò :
 - Học bài, làm bài tập c, d vào giấy.
- Nghiên cứu bài 4.
6 . Rút kinh nghiệm :
Trư Trường PTDT Nội Trú Krông Bông GDCD 7
Ng Ngày soạn:23/8/2011 Tuần: 01
Ng Ngày dạy: 26/8/2011 Tiết: 01
Tuần : 4	NS :
Tiết : 4	ND :
BÀI 4: ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh hiểu đạo đức và kỉ luật, mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật, ý nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỉ luật đối với mỗi người.
Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của một cá nhân hoặc một tập thể theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học.: 
Rèn cho học sinh tôn trọng kỉ luật và phê phán thói vô kỉ luật.
II. Tiến trình bài dạy: 
1. Ổn định tổ chức: 
 	2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là tự trọng? ý nghĩa?
- GV kiểm tra bài tập làm ở nhà của HS, nhận xét và ghi điểm.
 	3. Bài mới: 
 GV đưa tình huống: Vào lớp đã được 15’. Cả lớp 7A đang lắng nghe cô giáo giảng bài. Bỗng bạn Nam hoảng hốt chạy vào lớp và sững lại nhìn cô giáo. Cô ngừng giảng bài, cả lớp giật mình ngơ ngác. Bình tâm trở lại, cô giáo yêu cầu Nam lùi lại phía cửa lớp và nói với cả lớp: Các em có suy nghĩ gì về hành vi của bạn Nam? 
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV: Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết rõ thêm về hành vi của bạn Nam thể hiện đức tính gì. GV ghi đề.
Hoạt động của gv-hs
Nội dung kiến thức
bs
Hoạt động 1 
Tìm hiểu truyện đọc: Một tấm gương tận tụy vì việc chung. 
- 1HS đọc diễn cảm truyện.
- GV tổ chức cho HS chơi TC “ Nhanh mắt, nhanh tay” bằng cách tìm phần đáp án gắn vào câu hỏi.
- 3 HS chơi. 
? Kỉ luật lao động đối với nghề của anh Hùng như thế nào? (1H).
? Khó khăn trong nghề nghiệp của anh Hùng là gì? (1H)
? Việc làm nào của anh Hùng thể hiện kỉ luật lao động và quan tâm đến mọi người? (1H)
- GV đánh giá từng câu, ghi điểm HS.
? Em thấy anh Hùng là người có đức tính gì? 
GV nhận xét ghi điểm.
Hoạt động 2 (11’)
Tìm hiểu nội dung bài học.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo 3 nhóm.
? Đạo đức là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống? (Nhóm 1)
? Kỉ luật là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống? (nhóm 2)
? Để trở thành ngưòi có đạo đức, vì sao chúng ta phải tuân theo kỉ luật? (Nhóm 3)
- HS trao đổi nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét, tự do trình bày ý kiến.
- GV nhận xét, ghi điểm cho nhóm.
? Giải thích câu tục ngữ: “Muốn tròn phải có vuông, muốn vuông phải có thước” để kết luận phần này.
- HS trình bày.
- GV kết luận: Muốn làm tốt công việc mọi người phải chấp hành kỉ luật. Muốn có quan hệ lành mạnh, tố đẹp mọi người phải tuân theo những quy định chuẩn mực ứng xử. Có những hành vi của con người vừa mang tính kỉ luật, đạo đức.
Hoạt động 3: (5’)
Liên hệ bản thân đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức và kỉ luật.
- HS liên hệ.
-GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 4: (5’)
Rèn luyện kỉ năng phân tích hành vi ứng xử.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập a,b,c
- HS trình bài tập, GV nhận xét, hgi điểm.
I. Truyện đọc :
Một tấm gương tận tụy vì việc chung
- Huấn luyện về kỉ thuật; Dây bảo hiểm.
- An toàn lao động; Thừng lớn, cưa tay, cưa máy.
- Dây điện, dây điện thoại, quảng cáo chằng chịt; khảo sát trước; có lệnh công ty mới được chặt; trực 24/24h; làm suốt ngày đêm mưa rét, vất vả, thu nhập thấp.
- Không đi muộn về sớm; vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ sẳn sàng giúp đỡ đồng đội; nhận việc khó khăn, nguy hiểm; được mọi người tôn trọng, yêu quý.
- Đức tính: - Có đạo đức.
 - Có kỉ luật.
II. Bài học.
1, Khái niệm
- Đạo đức là những quy định, chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc, với tự nhiên và môi trường sống.
- Mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện. Nếu vi phạm.
Ví dụ: Giúp đỡ, đoàn kết, chăm chỉ.
- Kỉ luật: Quy định chung của tập thể, XH mọi người phải tuân theo. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định.
Ví dụ: Đi học đúng giờ, an toàn lao động, không quay cóp bài...
2, Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật:
- Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật.
- Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức.
Ví dụ: Siêng năng học tập thường xuyên thực hiện nội quy. 
III. Bài tập:
a. Hành vi biểu hiện đạo đức và kỉ luật là: (1), (3), (4), (5), (6), (7).
4. Củng cố: 
- HS làm vào phiếu học tập: Nêu hành vi trái với kỉ luật của một số bạn HS hiện nay .
- GV gọi HS đọc phiếu.
- GV nhận xét, ghi điểm.
5. Dặn dò:
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về đạo đức, kỉ luật.
- Làm bài tập d.
- Đọc trước bài 5 (yêu thương con người)
6 . Rút kinh nghiệm 
Trư Trường PTDT Nội Trú Krông Bông GDCD 7
Ng Ngày soạn:23/8/2011 Tuần: 01
Ng Ngày dạy: 26/8/2011 Tiết: 01
Tuần : 5	NS :
Tiết : 5	ND :
BÀI 5: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
I. Mục tiêu bài học:
 Giúp HS hiểu thế nào là yêu thương con người và ý nghĩa của việc đó.: 
 Giúp HS rèn luyện mình để trở thành người có lòng yêu thương con người, sống có tình người. Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình đến mọi người xung quanh.
 Rèn cho HS quan tâm đến mọi người xung quanh, gét thói thờ ơ, lạnh nhạt và lên án những hành vi độc ác đối với con người.
II. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn dịnh tổ chức: (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)? Thế nào là đạo đức? Thế nào là kỉ luật?
? Những biểu hiện nào thể hiện tính đạo đức, hành động nào thể hiện tính kỉ luật?
 1, Đi học đúng giờ.
 2, Trả sách cho bạn đúng hẹn.
 3, Quan tâm đến bạn bè.
 4, Đồ dùng học tập để đúng nơi quy định.
 5, Không quay cóp trong giờ kiểm tra.
 6, Đá bóng, học tập đúng nơi quy định.
 7, Không đánh nhau, cãi nhau, chửi nhau.
 8, Không đọc truyện trong giờ học.
- GV nhận xét HS làm BT, ghi điểm.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài: 
 Một truyền thống nhân văn nổi bật của dân tộc ta là: “Thương người như thể thương thân”. Thật vậy: Người thầy thuốc hết lòng chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân, thầy giáo, cô giáo đêm ngày tận tụy bên trang giáo án để dạy học sinh nên người. Thấy người gặp khó khăn hoạn nạn, yếu đuối ta động viên, an ủi, giúp đở... Truyền thống đạo lý đó thể hiện lòng yêu thương con người. Đó chính là chủ đề của tiết học hôm nay. GV ghi đề.
Hoạt động của gv-hs
Nội dung kiến thức
Bs 
Hoạt động 1: (10’)
Tìm hiểu truyện đọc “ Bác Hồ đến thăm người nghèo” 
- 1 HS đọc diễn cảm truyện.
? Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín thời gian nào? 
? Hoàn cảnh gia đình chị ntn?
? Những lời nói, cử chỉ thể hiện sự quan tâm của Bác đối với gia đình chị Chín?
? Thái độ của chị đối với Bác Hồ ntn?
? Ngồi trên xe về phủ Chủ tịch, Thái độ của Bác ntn? Theo em Bác Hồ nghĩ gì?
? Những suy nghĩ và hành động của Bác thể hiện đức tính gì?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
Hoạt động 2: (5’)
Liên hệ thực tế HS chơi trò chơi.
? Kể lại mẫu chuyện của bản thân hoặc người xung quanh đã thể hiện lòng yêu thương con người.
- HS thi trả lời nhanh.
- GV tổng kết ghi điểm cho HS.
Hoạt động 3: (13’)
Tìm hiểu nội dung bài học.
HS thảo luận 3 nhóm.
N1: Thế nào là yêu thương con người?
N2: Biểu hiện của lòng yêu thương con người?
N3: Vì sao phải yêu thương con người?
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
- GV tổng kết ghi điểm.
I. Truyện đọc: Bác Hồ đến thăm người nghèo.
- Tối 30 tết năm Nhâm Dần (1962).
Chồng chị mất, có 3 con nhỏ, con lớn vừa đi học, vừa trông em, bán rau, bán lạc rang.
- Âu yếm đến bên các cháu xoa đầu, trao quà tết, hỏi thăm việc làm, cuộc sống của mẹ con chị.
- Xúc động rơm rớm nước mắt 
- Bác suy nghĩ: Đề xuất với lãnh đạo thành phố quan tâm đến chị và những người gặp khó khăn.
- Bác có lòng yêu thương mọi người.
II. Bài học:
1, Khái niệm:
- Yêu thương con ngươig là:
+ Quan tâm giúp đỡ người khác.
+ Làm những điều tốt đẹp.
+ Giúp người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
2, Biểu hiện: 
- Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ.
- Biết tha thứ, có lòng vị tha.
- Biết hi sinh.
3, Ý nghĩa, phẩm chất của yêu thương con người.
- Là phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
- Được mọi người yêu thương, quý trọng.
4. Củng cố: (5’)
? Em hiểu câu ca dao sau ntn?
“ Nhiểu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
- HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm.
- GV khái quát nội dung bài học.
5. Dăn dò:(3’)
Học bài, xem trước bài tập ở sgk.
6 .Rút kinh nghiệm :
Tuần : 	NS :
Tiết :	ND :
BÀI 5: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức:
 Giúp HS hiểu thế nào là yêu thương con người và ý nghĩa của nó.
 2, Kỹ năng: 
 Giúp HS rèn luyện mình để trở thành người có lòng yêu thương con người, sống có tình người. Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình đến mọi người xung quanh.
 3, Thái độ: 
 Rèn cho HS quan tâm đến mọi người xung quanh, gét thói thờ ơ, lạnh nhạt và lên án những hành vi độc ác đối với con người.
II. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định tổ chức: (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Thế nào là yêu thương con người? Biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương con người?
- HS trả lời. GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài: 
 Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu và biết được thế nào là yêu thương con người. Hôm nay chúng ta luyện tập để khắc sâu về vấn đề này.
Hoạt động của gv-hs
Nội dung kiến thức
bs
Hoạt động 4: (12’)
Rèn luyện kĩ năng phân tích và rèn luyện phương pháp cá nhân.
- GV hướng dẫn HS làm vào phiếu học tập.
1, Phân biệt lòng yêu thương và thương hại.
2, Trái với yêu thương là gì? Hậu quả của nó?
3, Theo em, hành vi nào sau đây giúp em rèn luyện lòng con người?
a. Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, gần gũi những người xung quanh.
b. Biết ơn người giúp đỡ
c. Bắt nạt trẻ em.
d. Chế giễu người tàn tật.
e. Chia sẽ, thông cảm.
g. Tham gia hoạt động từ thiện.
- HS trình bày BT, GV nhận xét ghi điểm.
Hoạt động 5 (19’) luyện tập:
GV hướng dẫn HS làm BT ở SGK.
- HS đọc yêu cầu BT a.
- HS trình bày suy nghĩ của mình.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- HS làm bài tập b: Nêu các câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu thương con người. GV bổ sung các câu ca dao, danh ngôn, tục ngữ đã chuẩn bị.
GV tuyên dương, ghi điểm cho HS.
- HS làm bài tập d: Kể về những tấm gương có lòng yêu thương con người.
* Rèn luyện
Lòng yêu thương
- Xuất phát từ tấm lòng vô tư trong sáng.
- Nâng cao giá trị con người
Thương hại.
- Động cơ vụ lợi cá nhân
- Hạ thấp giá trị con người
* Trái với yêu thương là:
+ Căm ghét, căm thù, gạt bỏ.
+ Con người sống với nhau mâu thuẩn, luôn thù hận
- Đáp án: a, b, e, g.
III, Bài tập:
a. Đáp án:
- Hành vi của Nam, Long và Hồng là thể hiện lòng yêu thương con người.
- Hành vi của Hạnh là không có lòng yêu thương con người. Lòng yêu thương con người là không được phân biệt đối xử.
4. Củng cố: (6’)
- GV tổ chức trò chơi sắm vai: Gia đình bạn An gặp khó khăn. Lớp trưởng lớp 7A đã cùng các bạn quyên góp giúp đỡ.
- GV phân vai cho HS.
- HS: 2 nhóm thể hiện tình huống.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- HS: Thi hát các bài hát có nội dung yêu thương con người.
- GV: Nhận xét, ghi điểm.
- GV: kết thúc bài: Yêu thương con người là đạo đức quý giá. Nó giúp chúng ta sống đẹp hơn, tốt hơn. Xã hội ngày càng lành mạnh, hạnh phúc, bớt đi nỗi lo toan, phiền muộn. Bởi vậy chúng ta rèn luyện đức tính này.
5 Dặn dò: (2’)
- Học kỹ bài.
- Chuẩn bị: Đọc trước truyện bốn mươi năm nghĩa nặng tình sâu.
6 . Rút kinh nghiệm :
TIẾT 7 - BÀI 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
A. Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức:
 Giúp HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, ý nghĩa của tôn sư trọng đạo và vì sao phải tôn sư trọng đạo.
 2, Kỹ năng: 
 Giúp HS rèn luyện mình để trở thành người có thái độ tôn sư trọng đạo.
 3, Thái độ: 
- Giúp HS biết phê phán những thái độ và hành vi vô ơn đối với thầy cô giáo.
B. Chuẩn bị: 
 1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài dạy.
- Tục ngữ, câu ca dao, bài hát có nội dung nói về tôn sư trọng đạo.
- Giấy khổ to, đèn chiếu.
 2, HS: - Đọc trước bài ở nhà: Bài hát, câu ca dao, tục ngữ nói về thầy cô.
C. Tiến trình bài dạy:
 I. Ổn dịnh tổ chức: (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Thế nào là yêu thương con người? Biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương con người?
? Nêu những việc làm cụ thể của em về lòng yêu thương con người.
- HS trả lời. 
- GV nhận xét ghi điểm.
 III. Bài mới:
- GV dùng đèn chiếu để giới thiệu về mẫu chuyện tôn sư trọng đạo.
Hoạt động của gv-hs
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 (8’)
Tìm hiểu truyện: “Bốn mơi năm nghĩa nặng tình sâu”.
- 1HS đọc diễn cảm truyện.
- Cả lớp thảo luận.
? Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian.
? Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy Bình.
? HS kể những kỉ niệm về những ngày thầy giáo dạy nói lên điều gì?
Hoạt động 2 (6’) HS tự liên hệ.
? Em đã làm gì để biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ em?
- GV phát biểu học tập: Đámh dấu x vào ô những việc em đã làm được.
+ Lễ phép với thầy cô giáo 
+ Xin phép thầy cô giáo trước khi vào lớp.
+ Khi trả lời thầy cô luôn lễ phép nói: “Em thưa thầy,cô” 
+ Khi mắc lỗi, được thầy cô nhắc nhở, biết nhận lỗi và sửa lỗi.
+ Hỏi thăm thầy cô khi ốm đau.
+ Cố gắng học thật giỏi.
+ Tâm sự chân thành với thầy cô.
+ Vui vẻ khi được thầy cô giao nhiệm vụ.
+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao 
- HS trình bày bài làm.
GV chấm 5 phiếu.
? Ngoài những việc làm trên em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy cô?
- 3 HS trình bày: GV tuyên dương HS.
Hoạt động 3: (10’) Hướng dẩn HS tìm hiểu khái niệm.
- GV giải thích từ Hán Việt
Sư: Thầy, cô giáo.
Đạo: Đạo lí. 
? Tôn sư là gì?
? Trọng đạo là gì?
? Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”.
Trong thời đại ngày nay, câu tục ngữ trên có còn đúng nữa không?
HS trả lời, GV nhận xét, kết luận.
? Nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo? HS thảo luận nhóm.
HS trình bày ý kiến thảo luận.
GV nhận xét, kết luận.
? Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo?
Hoạt động 4. (6’): Luyện tập
Bài a (19) GV tổ chức TC: 47 HS lên bảng thể hiện 4 động tác hành vi.
HS quan sát hành động của bạn và cho biết hành động đó thể hiện ở câu nào?
- HS giải thích.
- GV: NX.
 Bài b: Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tôn sư trọng đạo?
- HS nêu, GV bổ sung.
I. Truyện đọc: Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu.
- Thời gian: Cách 40 năm sau ngày ra trường.
- Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm, không khí cảm động, thầy trò tay bắt mặt, mừng, kể kỉ niệm, bồi hồi, lưu luyến.
- Nói lên lòng biết ơn thầy giáo cũ của mình.
II. Nội dung bài học:
1, Khái niệm:
- Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.
- Trọng đạo: Coi trọng những lời thầy dạy trọng đạo lí làm người.
2, Biểu hiện: 
- Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo.
- Hành động đền ơn đáp nghĩa.
- Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo
3, Ý nghĩa: 
- Là truyền thống quý báu của dân tộc
Thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo cũ.
- Là nét đẹp trong tâm hồn con người, làm cho mối quan hệ người-người gắn bó, thân thiết.
III. Bài tập:
 - GV kết luận: Chúng ta khôn lớn như ngày nay, phần lớn là nhờ sự dạy dỗ của thầy, cô giáo. Các thầy cô giáo không những giúp ta mỡ mang trí tuệ mà giúp chúng ta biết phải sống sao cho đúng với đạo làm con, đạo làm trò, làm người. Vì vậy chúng ta phải có bổn phận là chăm học, chăm làm; vâng lời thầy cô giáo, lễ độ với mọi người.
IV. Củng cố: (5’) 
- HS thi hát về thầy cô giáo.
- GV khái quát.
V. Hướng dẫn học ở nhà: (2’) 
- Làm bài tập c (20)
- Chuẩn bị: Đọc trước truyện “một buổi lao động” 
BÀI 7 - TIẾT 8: ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ
A. Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ; ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ trong mối quan hệ giữa mọi người với nhau trong cuộc sống.
2,Kỹ năng:
Giúp học sinh biết tự đánh giá mình về những biểu hiện đoàn kết, tương trợ. 
3, Thái độ:
- Rèn thói quen biết đoàn kết, thân ái và giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng.
B. Chuẩn bị: 
 1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài dạy.
- Tục ngữ, câu ca dao, truyện về đoàn kết tương trợ.
 2, HS: - Đọc trước bài ở nhà.
C. Tiến trình bài dạy:
 I. Ổn dịnh tổ chức: (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Thế nào là tôn sư trọng đạo? Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? (1hs)
? Cần rèn luyện ntn để có lòng tôn sư trọng đạo? Liên hệ bản thân(1H)
- GV kiểm tra BT c (20), chữa BT.
- GV nhận xét ghi điểm.
 III. Bài mới: Giới thiệu bài: (2’)
GV kể chuyện bó đũa.
Hoạt động của gv-hs
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 (8’)
Tìm hiểu truyện đọc: Đoàn kết tương trợ.
- GV hướng dẫn học sinh bằng cách phân vai.
+ 1HS đọc lời dẫn.
+ 1HS đọc lời thoại của Bình.
+ 1HS đọc lời thoại của Hoà.
- GV hướng dẫn HS đàm thoại.
? Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải khó khăn gì?
? Khi thấy công việc của lớp 7A chưa hoàn thành, Bình lớp trưởng 7B sang gặp Hoà lớp trưởng 7A nói gì?
? Trước câu nói và việc làm của lớp 7B, lớp trưởng 7B tỏ thái độ như thế nào?
? Hãy tìm những hình ảnh, câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp.
? Những việc làm ấy thể hiện đức tính gì của các bạn lớp 7B?
Hoạt động 2: HS tự liên hệ.
? Kể lại một câu chuyện trong lịch sử hoặc trong cuộc sống nói về tinh thần đoàn kết, tương trợ.
- HS kể.
- GV nhận xét và kết luận: Đoàn kết tương trợ là sức mạnh giúp chúng ta thành công.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS rút ra khái niệm.
? Đoàn kết là gì?
? Tương trợ là gì?
? Vì sao cần đoàn kết, tương trợ.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận.
? Cần đoàn kết, tương trợ như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét, rút ra bài học thực tiễn.
? Giải thích câu tục ngữ: 
- Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
- Dân ta có một chữ đồng.
Đồng tình, đồng sức, đồng minh, đồng lòng.
? Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về đoàn kết tương trợ.
? Ngược lại với đoàn kế, tương trợ là gì và hậu quả của nó?
- GV: Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm BT.
- HS trả lời câu hỏi a, b, c.
- HS chơi TC: Xữ lý các tình huống.
+ Các tổ bốc thăm tình huống.
+ Các tổ suy nghĩ (1’)
+ Đại diện tổ trình bày (2’)
+ GV nhận xét, ghi điểm.
I. Truyện đọc: 
Đoàn kết tương trợ
- Khó khăn: Khu đất khó làm, có nhiều mô đất cao, rễ chằng chịt, lớp có nhiều bạn nữ. 
Ngừng tay.... cùng làm.
Xúc động.
Các cậu nghĩ một lúc sang bên bọn mình ăn cam, ăn mía rồi cùng làm. 7B lấy mía, cam cho 7A ăn.
- Cùng ăn mía, ăn cam vui vẻ, Bình và Hoà khoác tay nhau cùng bàn kế hoạch. Không khí vui vẻ, thân mật. 
- Cảm ơn các cậu đã giúp đỡ bọn mình.
- Tinh thần đoàn kết, tương trợ.
II. Bài học.
1, Khái niệm.
- Đoàn kết: Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_7_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2011.doc