Giáo án Giáo dục công dân 7 - Học kỳ 1 - Năm học 2012-2013 - Vũ Thu Hạnh

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Học kỳ 1 - Năm học 2012-2013 - Vũ Thu Hạnh

TIẾT 6 BÀI 5 YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI

A. MỤC TIÊU: Giúp HS:

F Hiểu thế nào là yêu thương con người và ý nghĩa của nó.

F Rèn luyện cho HS quan tâm đến những người xung quanh, ghét thói thờ ơ, lạnh nhạt và lên án những hành vi độc ác đối với con người.

F Rèn luyện mình để trở thành người có lòng yêu thương con người, sống có tình người. Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ gia đình đến những người sống quanh mình.

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

F Sách GDCD 7.

F Tranh minh hoạ.

F Một số mẫu chuyện về yêu thương con người.

F Ca dao, tục ngữ, danh ngôn cùng chủ đề.

C. HĐ DẠY VÀ HỌC:

F Ổn định tổ chức.

F Kiểm tra bài cũ: Tìm những biểu hiện về lòng yêu thương con người?

F Dạy bài mới:

 

doc 31 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 2870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 - Học kỳ 1 - Năm học 2012-2013 - Vũ Thu Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 1 Bài 1 Sống giản dị
Mục tiêu: Giúp HS: 
Hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sống giản dị.
Hình thành ở HS TĐ quý trọng sự giản dị, chân thật, tránh lối sống xa hoa, hình thức.
HS biết rèn luyện trở thành người sống giản dị.
Thiết bị dạy học:
SGV, Sách GV GDCD 7
Chuyện đọc, tục ngữ, ca dao cùng chủ đề.
Bài tập, tình huống.
HĐ dạy và học:
ổn định tổ chức.
Giới thiệu nội dung G D C D 7
Giới thiệu bài: Gv nêu tình huống giới thiệu vào bài.
Dạy bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu nội dung truyện đọc.
(I) Truyện đọc: Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập
Cho HS đọc kĩ truyện trong SGV. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
Nhóm 1: 
Tìm chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác?
Nhóm 2: 
Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác trong truyện ?
Nhóm 3: 
Tìm thêm các ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác?
Nhóm 4:
Hãy nêu tấm gương về sống giản dị ở lớp, trường hoặc ngoài xã hội mà em biết?
Các nhóm thảo luận, trả lời, cả lớp theo dõi.
GV bổ sung, kết luận.
Cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác:
Mặc quần áo ka-ki , mũ vải ngã màu,đi dép cao su.
Cời đôn hậu vẫy tay mọi ngời.
Thân mật với mọi ngời nh cha con.
 Nói dễ hiểu. đơn giản.
Nhận xét: Ăn mặc không cầu kỳ ,phù hợp hoàn cảnh cuả đất nớc, TĐ chân tình và cởi mở gần gũi mọi người, nói để mọi người hiểu được.
HS tự nêu.
Tìm những ví dụ cụ thể
HĐ 2: Liên hệ, tìm biểu hiện của sống giản dị
? Nêu một số biểu hiện của lối sống giản dị?
? Nêu một số biểu hiện của lối sống không giản dị mà em biết?
+ Biểu hiện sống giản dị:
Không xa hoa lãng phí.
Không cầu kì kiểu cách.
Không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài.
Thẳng thắn, chân thật hoà hợp với mọi người.
+ Biểu hiện sống không giản dị:
Xa hoa lãng phí.
Đua đòi trong ăn mặc, cầu kì trong sinh hoạt.
HĐ 3: Tìm biểu nội dung bài học.
(II) Nội dung bài học
? Thế nào là sống giản dị? Biểu hiện của sống giản dị là gì?
? ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống? 
Gv tổng kết nội dung bài học.
1.Sống giản dị là sống phù hợp vói điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
2.Sống giản dị sẽ được mọi ngời yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
HĐ 4: Luyện tập.
(III) Bài tập
GV treo bảng phụ.
Cho HS quan sát trả lời.
Cả lớp nhận xét.
GV bổ sung nhận xét và cho điểm.
Bài a:
 Bức tranh 3 thể hiện tính giản dị vì các bạn ăn mặc phù hợp lứa tuổi HS, tác phong nhanh nhẹn, vui tươi, thân mật.
Bài b.
 Biểu hiện nói lên tính giản dị: 2,5,
(IV) HDVN
GV cũng cố lại KT cơ bản của toàn bài.
Hướng dẫn HS học bài ở nhà.
Nắm vững nội dung bài học.
Làm bài tập đ, e.
Chuẩn bị bài: Trung thực.
 .
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 2 Bài 2 trung thực
A.Mục tiêu: Giúp HS:
Hiểu thế nào là sống trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung trực.
ý nghĩa của trung thực trong cuộc sống.
Hình thành ở HS TĐ quý trọng và ủng hộ những việc làm trung thực. Đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực.
Giúp HS tự biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống trung thực 
HS biết rèn luyện trở thành người sống trung thực.
B.Thiết bị dạy học:
SGV, Sách GV GDCD 7
Chuyện đọc, tục ngữ, ca dao cùng chủ đề.
Bài tập, tình huống.
C.HĐ dạy và học:
* ổn định tổ chức.
* Bài cũ: Nêu một số ví dụ về lối sống giản dị của những người sống quanh em?
* Giới thiệu bài: Gv nêu tình huống giới thiệu vào bài bằng một câu chuyện nhỏ.
* Dạy bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu nội dung truyện đọc.
(I) Truyện đọc:Sự công minh chính trực của một nhân tà
Cho HS đọc truyện trong SGV.
Gv nêu câu hỏi
HS trả lời .
? Bra - man- tơ đã đối xử với Mi- ken- lăng- giơ như thế nào? 
? Vì sao Bra- man- tơ có TĐ như thế?
? Mi- ken- lăng- giơ có TĐ như thế nào? 
? Vì sao Mi- ken- lăng- giơ xử sự như vậy?
? Theo em , ông là người như thế nào? 
HS trình bày.
Gv nhận xét và ghi nội dung chính và rút ra bài học.
Không ưa thích, kình địch, chơi xấu, làm giảm danh tiếng, làm hại sự nghiệp.
Sợ danh tiếng của Mi- ken- lăng- giơ lấn át mình. Oán hận, tức giận.
Công khai đánh giá cao Bra- man- tơ là người vĩ đại.
Ông thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thực, đánh giá đúng sự việc.
 Trung thực, tôn trọng chân lý, công minh chính trực.
HĐ 2: Tìm biểu nội dung bài học.
(II) Nội dung bài học
? Thế nào là trung thực? Biểu hiện của sống trung thực là gì?
? ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống? 
? Tìm những biểu hiện trung thực trong học tập, trong quan hệ với mọi người? 
Gv chia nhóm giao nội dung thảo luân:
Nhóm 1: Biểu hiện của hành vi trái với trung thực?
Nhóm 2: Người trung thực thể hiện hành động tế nhị, khôn khéo như thế nào? 
Nhóm3: Có những trường hợp không nói đúng sự thật mà vẫn được xem là trung thực. Tìm ví dụ cụ thể?
Các nhóm trình bày kết quả. 
Gv nhận xét và bổ sung.
Gv tổng kết nội dung bài học.
1.Sống trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
2 Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng.
* Biểu hiện:
- Không gian dối với thầy cô.
- Không xem bài của bạn.
- Không nói xấu người khác.
- Phê phán những việc làm xấu 
* Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc sự thật, ngược lại với chân lí.
* Không phải điều gì cũng nói ra, chỗ nào cũng nói, không nói to, ồn ào 
* Che dấu sự thật để có lợi cho mọi người và xã hội.(HS nêu cụ thể)
HĐ 3: Luyện tập.
(III) Bài tập
Hướng dẫn HS làm ở lớp
Cho HS trả lời cà nhân.
Cả lớp nhận xét.
GV bổ sung nhận xét và cho điểm.
Bài a:
 Đáp án: 4,5,6.
Bài b.
 Để bệnh nhân không rơi vào tình trạng chán nản, bi quan.
(IV) HDVN
GV cũng cố lại KT cơ bản của toàn bài.
Hướng dẫn HS học bài ở nhà.
Nắm vững nội dung bài học.
Làm bài tập c, d, đ
Chuẩn bị bài: Tự trọng.
 .
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 3 bài 3 Tự trọng
A. Mục tiêu: Giúp HS:
Hiểu thế nào là tự trọng, vì sao cần có lòng tự trọng.
Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng.
Giúp HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, biết học tập những tấm gương về lòng tự trọng.
B. Thiết bị dạy học:
SGV, sách GV GDCD 7.
Tranh minh hoạ.
Một số truyện ngắn về lòng tự trọng.
c. HĐ dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
1. Em hiểu thế nào là trung thực?Tìm một số biểu hiện của lòng trung thực trong cuộc sống?
2. Chúng ta cần phải rèn luyện như thế nào để trở thành người trung thực?
Giới thiệu bài: GV sử dụng tình huống cụ thể để đặt vấn đề.
Dạy bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiều truyện đọc
(I) Truyện đọc: Một tâm hồn cao thượng.
Gọi HS đọc truyện ở SGV.
Rô- be sinh sống trong hoàn cảnh như thế nào? 
Rô- be có hành động gì khi gặp tác giả?
Vì sao khi bị chẹt xe Rô-be vẫn nhờ em đến nhà trả tiền cho tác giả?
Em có nhận xét gì về hành động của Rô-be? 
- Rô-be là một em bé nghèo khổ đi bán diêm kiếm sống.
Mời mua diêm, cầm tiền đi đổi tiền lẻ để trả lại tiền thừa, sai em đến nhà trả lại tiền thừa vì bị chẹt xe.
Muốn giữ đúng lời hứa, không muốn bị coi thường.
Là người có ý thức trách nhiệm cao, thực hiện đúng lời hứa, tôn trọng bản thân và người khác.
HĐ 2: Liên hệ , tìm những biểu hiện của tự trọng
(II) Những biểu hiện cụ thể
GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận và nêu ý kiến: Tìm những biểu hiện cụ thể của lòng tự trọng trong cuộc sống?
Các nhóm trình bày, GV tổng hợp lại.
- Tìm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về lòng tự trọng?
Trung thực
Lễ phép.
Tôn trọng bản thân và người khác.
Có trách nhiệm 
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Chết vinh còn hơn sống nhục.
HĐ 2: Rút ra bài học
(III) Nội dung bài học
Tự trọng là gì?
Tự trọng cần thiết như thế nào đối với chúng ta?
Hãy kể một số việc làm của em hoặc bạn em thể hiện tính tự trọng( hoặc chưa thể hiện tính tự trọng)? TĐ của em?
GV chốt lại nội dung chính của bài học.
a..
( SGV)
b.
HS trình bày.
Theo nội dung a. b ở SGV .
Chú ý nghe giảng bài, làm bài tập đầy đủ, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, cư xử đúng mực với mọi người 
Đồng tình, ủng hộ, noi gương hoặc khuyên nhủ, không đồng tình 
HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập.
(IV) Bài tập
Sử dụng bảng phụ, yêu cầu HS thực hiện.
Thảo luận nhóm, trình bày miệng .
GV đánh giá.
Bài a: Các hành vi biểu hiện tính tự trọng: 1, 2.
 Bài b:
HS trình bày miệng những truyện đã được biết qua sách báo hoặc trong cuộc sống.
(IV) HDVN
Nắm nội dung bài học.
Chuẩn bị bài mới.
 .
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 4 bài 4 Đạo đức và kỷ luật
A. Mục tiêu: Giúp HS:
Hiểu đạo đức và kỷ luật, mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật, ý nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỷ luật đối với mỗi người.
Rèn luyện cho HS tôn trọng kỷ luật và phê phán thói tự do vô kỷ luật.
Giúp HS biết tự đánh giá, xem xét hành vi của một cá nhân hoặc một tập thể theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học.
B. Thiết bị dạy học:
Sách GDCD 7.
Tranh minh hoạ
c. HĐ dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Tự trọng là gì? ý nghĩa của lòng tự trọng?
2. Làm bài tập a (SGV).
Giới thiệu bài: GV sử dụng tình huống cụ thể để đặt vấn đề.
Dạy bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiều truyện đọc
(I) Truyện đọc: Một tấm gương tận tuỵ vì việc chung.
Gọi HS đọc ở SGV.
GV chia nhóm, giao nội dung thảo luận.
Nhóm 1: Những việc làm nào chứng tỏ anh Hùng là người có tính kỷ luật cao?
Nhóm 2: Những khó khăn nhất trong nghề nghiệp của anh Hùng là gì?
Nhóm 3: Những việc làm nào của anh Hùng thể hiện anh là người biết chăm lo đến mọi người và có trách nhiệm cao trong công việc?
 HS thảo luận nêu kết quả.
GV đánh giá, bổ sung.
Qua đó em thấy anh Hùng là người như thế nào? 
Thực hiện nghiêm ngặt quy định bảo hộ lao động, làm việc phải qua huấn luyện về kỷ thuật, khi trèo cây thì phải có bảo hiểm và đồ dùng làm việc.
Làm việc vất vả, thực hiện theo lệnh của công ty, thu nhập thấp . . .
Đảm bảo giờ giấc, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội, nhận việc khó khăn, nguy hiểm về mình. 
Là người tôn trọng kỷ luật, có đạo đức.
HĐ 2: Rút ra bài học – Liên hệ bản thân
(II) Nội dung bài học
GV giới thiệu.
Liên hệ: Bản thân em đã có ý thức thường xuyên rèn luyện đạo đức, chấp hành kỷ luật trong sinh hoạt lớp - trường - Đoàn - Đội chưa? Biểu hiện cụ thể?
Tìm một số biểu hiện thiếu kỷ luật trong học tập và sinh hoạt ở lớp mà em đã thấy? TĐ của em?
Để trở thành người sống có đạo đức vì sao chúng ta phải tuân theo kỷ luật?
GV chốt lại nội dung chính của bài học.
Đạo đức.
( SGV)
Kỷ luật.
HS trình bày.
Nói chuyện, làm việc riêng, đi học muộn, không làm bài tập . . . ị Không đồng tình, nhắc nhở bạn.
c. Mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật. ( SGV) 
HĐ 3: Hướng làm bài tập.
(III) Bài tập
Sử dụng bảng phụ, yêu cầu HS thực hiện.
Thảo luận nhóm, trình bày miệng (yêu cầu phân tích cụ thể) 
Bài a: Các hành vi biểu hiện của đạo đức và kỷ luật : 1, 3, 4, 5, 6, 7.
 Bài c:
ý kiến đó là sai, vì do hoàn cảnh nên Tuấn phải làm như thế để giải quyết tốt việc nhà và việc trường.
Giải pháp: Thông cảm với hoàn cảnh đó, giúp đỡ (quyên góp tiền, cùng giúp Tuấn làm việc )
(IV) HDVN
Nắm nội dung bài học.
Lập kế hoạch rèn luyện cho bản thân (Theo yều cầu bài c)
 .
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 5 bài 5 Yêu thương con người
A. Mục tiêu: Giúp HS:
Hiểu thế nào là yêu thương con người và ý nghĩa của nó.
Rèn luyện cho HS quan tâm đến những người xung quanh, ghét thói thờ ơ, lạnh nhạt và lên án những hành vi độc ác đối với con người.
Rèn luyện mình để trở thành người có lòng yêu thương con người, sống có tình người. Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ gia đình đến những người sống quanh mình. 
B. Thiết bị dạy học:
Sách GDCD 7.
Tranh minh hoạ.
Một số mẫu chuyện về yêu thương con người.
Ca dao, tục ngữ, danh ngôn cùng chủ đề.
c. HĐ dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
1.Đạo đức là gì? Kỷ luật là gì? Mối quan hệ giữa chúng?
2.Làm bài tập c ở SGV.
Giới thiệu bài: GV sử dụng tình huống cụ thể để đặt vấn đề.
Dạy bài mới:
HĐ1: Tìm hiều truyện đọc
(I) Truyện đọc: Bác Hồ đến thăm người nghèo
Yêu cầu HS đọc truyện.
 Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín trong thời gian nào? Hoàn cảnh gia đình chị Chín ra sao?
Tìm những cử chỉ lời nói thể hiện sự quan tâm, yêu thương của Bác đối với gia đình chị Chín?
Những chi tiết đó thể hiện đức tính gì của Bác Hồ? 
Thăm gia đình chị Chín vào đêm 30 tết, trời mưa rét.
Gia đình gặp nhiều khó khăn, chồng mất, 3 con nhỏ, chị phải vất vả nuôi con một mình.
Xoa đầu, trao quà Tết, hỏi thăm, dặn dò, suy nghĩ về hoàn cảnh gia đình chị.
Lòng yêu thương đối với những người có hoàn cảnh khó khăn; quan tâm, giúp đỡ họ
HĐ 2: Liên hệ
(II) Liên hệ – Thảo luận
Tìm những biểu hiện về lòng thương người trong cuộc sống?
GV sử dụng một số tình huống cụ thể trong cuộc sống yêu cầu HS đánh giá hoặc xử lý.
HS trình bày:
. Giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
. Quyên góp tiền ủng hộ người nghèo, người tàn tật.
. ủng hộ đồng bào bị bão lụt. . . .
(V) HDVN
Nắm nội dung bài học.
Chuẩn bị nội dung tiết 2.
 .
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 6 bài 5 Yêu thương con người
A. Mục tiêu: Giúp HS:
Hiểu thế nào là yêu thương con người và ý nghĩa của nó.
Rèn luyện cho HS quan tâm đến những người xung quanh, ghét thói thờ ơ, lạnh nhạt và lên án những hành vi độc ác đối với con người.
Rèn luyện mình để trở thành người có lòng yêu thương con người, sống có tình người. Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ gia đình đến những người sống quanh mình. 
B. Thiết bị dạy học:
Sách GDCD 7.
Tranh minh hoạ.
Một số mẫu chuyện về yêu thương con người.
Ca dao, tục ngữ, danh ngôn cùng chủ đề.
c. HĐ dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: Tìm những biểu hiện về lòng yêu thương con người?
Dạy bài mới:
HĐ 3: Rút ra nội dung bài học.
(III) Nội dung bài học
Từ truyện đọc và những biểu hiện trên, theo em thế nào là yêu thương con người?
Yêu thương con người có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tình yêu của con người đối với con người?
GV chốt nội dung chính, cung cấp thêm một số câu ca dao, tục ngữ cho HS.
Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, đặc biệt là đối với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
Chia sẻ, cảm thông với niềm vui, nỗi buồn, sự đau khổ của người khác.
Biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý và tôn trọng.
* Một số câu:
Lá lành đùm lá rách.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn .
Yêu nhau chín bỏ làm mười
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng. 
HĐ 4: Luyện tập, củng cố
(IV) Bài tập
Chia nhóm, giao nội dung thảo luận.
HS trình bày.
HS trình bày miệng, GV đánh giá.
1.Bài a: 
Tình huống 1, 2, 4 thể hiện sự quan tâm giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, có nhận thức chưa đúng.
Tính huống 3 thể hiện sự ích kỷ.
Bài c
 HS trình bày.
Bài d
(V) HDVN
Nắm nội dung bài học.
Hoàn thành các bài tập.
Chuẩn bị bài mới.
 .
Soạn: ..
Dạy: ...
 Tiết 7 bài 6 tôn sư trọng đạo
A. Mục tiêu: Giúp HS:
Hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
Biết phê phán những TĐ và hành vi vô ơn đối với thầy cô giáo.
Rèn luyện cho HS TĐ tôn sư trọng đạo. 
B. Thiết bị dạy học:
Sách GDCD 7.
Sách bài tập
Một số mẫu chuyện, ca dao, tục ngữ,. danh ngôn cùng chủ đề.
c. HĐ dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu bài: GV sử dụng tình huống cụ thể để đặt vấn đề.
Dạy bài mới:
HĐ1: Tìm hiều truyện đọc
I.Truyện đọc: Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu
- HS đọc truyện.
Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có điều gì đặc biệt về thời gian?
Những chi tiết nào trong truyện thể hiện sự kính trọng và biết ơn của những HS cũ đối với thầy Bình?
Từng HS kể lại những kỷ niệm thầy trò đã nói lên điều gì?
Gặp mặt sau 40 năm xa cách.
Chạy đến vây quanh thầy, chào hỏi, thắm thiết, tặng hoa, mời thầy lên bục giảng, kể lại những kỷ niệm thầy trò, bày tỏ lòng biết ơn và báo cáo công việc của mỗi người.
Tình cảm thầy trò được in đậm và khắc sâu trong lòng mỗi người. Mọi người luôn biết ơn thầy giáo cũ của mình cho dù thời gian xa cách.
HĐ 2: Liên hệ
(II) Liên hệ – Thảo luận
HS liên hệ, nói lên tình cảm và lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo cũ.
Tìm những biểu hiện thể hiện tôn sư trọng đạo?
HS tự bộc lộ.
Chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20-11, ngày Tết.
Thăm hỏi, chúc mừng thầy cô những khi cần thiết.
Thực hiện theo lời dạy bảo của thầy cô giáo. . . 
HĐ 3: Rút ra nội dung bài học.
(III) Nội dung bài học
Em hiểu như thế nào là tôn sư trọng đạo?
Tìm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo?
Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy, cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy.
Không thầy đố mày làm nên.
 HĐ 4: Luyện tập, củng cố
(IV) Bài tập
HS thảo luận, trình bày miệng.
Bài a: Hành vi thể hiện tôn sư trọng đạo: 1, 3.
Bài c : Các câu thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo: 2, 4, 5.
(V) HDVN
Nắm nội dung bài học.
Làm bài tập b.
Soạn bài mới: Đoàn kết, tương trợ.
 .
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 8 bài 7 Đoàn kết, tương trợ 
A. Mục tiêu: Giúp HS:
Hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ và ý nghĩa của nó.
Rèn luyện thói quen biết đoàn kết, thân ái, biết giúp đỡ mọi người.
Biết tự đánh giá về những biểu hiện đoàn kết, tương trợ.
B. Thiết bị dạy học:
Sách GDCD 7.
Sách bài tập
Một số mẫu chuyện, ca dao, tục ngữ, danh ngôn cùng chủ đề.
c. HĐ dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là tôn sư trọng đạo? Tìm một số hành vi thể hiện TĐ tôn sư trọng đạo?
Giới thiệu bài: Câu chuyện bó đũa- Dẫn vào bài
 Dạy bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiều truyện đọc
(I) Truyện đọc: Một buổi lao động
HS đọc truyện.
Khi lao động san sân bóng lớp 7A đã gặp những khó khăn gì?
Các bạn lớp 7B đã làm gì để giúp lớp 7A giải quyết khó khăn?
Những việc làm của các bạn lớp 7B chứng tỏ điều gì?
GV giải thích rõ 2 khái niệm: Đoàn kết, tương trợ.
Công việc chưa hoàn thành vì gặp phải khu đất khó làm, có nhiều mô đất cao, nhiều rễ cây chằng chịt, lớp nhiều bạn nữ.
Lớp trưởng lo lắng, rủ lớp 7B ngừng tay sang ăn mía, ăn cam rồi cùng nhau bàn kế hoạch thực hiện. Sau giải lao, lớp 7B giúp lớp 7A làm xong công việc san sân bóng.
Thể hiện sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. 
HĐ 2: HS liên hệ thực tế
(II) Liên hệ
Tìm những câu chuyện, ca dao, tục ngữ, danh ngôn thể hiện sự đoàn kết, tương trợ?
* HS trình bày miệng:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
( Hồ Chí Minh)
HĐ 3: Hướng dẫn HS rút ra bài học.
(III) Nội dung bài học
Đoàn kết, tương trợ là gì?
ý nghĩa của nó?
a.
b. SGV.
c.
 HĐ 4: Hướng dẫn làm bài tập
(IV) Bài tập
Giúp ghi bài, giảng bài cho bạn.
Việc làm đó không đúng vì như thế sẽ làm bạn học kém hơn.
Việc làm 2 bạn đều sai.
(V) HDVN
Nắm nội dung bài học.
Làm bài tập d.
Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. 
 .
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 9 KIểm tra viết 
A. Mục tiêu: 
Đánh giá HS về những chuẩn mực đạo đức đã học.
Thấy được những ưu điểm và những chỗ còn yếu kém của HS để có phương pháp dạy học hợp lý.
c. HĐ dạy và học:
ổn định tổ chức.
Ghi đề.
Theo dõi HS làm bài.
Nhận xét giờ kiểm tra.
(I) Đề ra
	Câu 1: Em hãy nêu những chuẩn mực đạo đức đã học trong chương trình GDCD 7 từ đầu năm đến nay?
	Câu 2: Yêu thương con người là gì? Tìm một số biểu hiện thể hiện lòng yêu thương giữa con người với con người?
	Câu 3: Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn sư trọng đạo.
II) Đáp án
	Câu 1: (3 điểm).
Những chuẩn mực đạo đức đã học trong chương trình GDCD 7 từ đầu năm đến nay:
Sống giản dị.
Trung thực.
Tự trọng.
Đạo đức và kỷ luật.
Yêu thương con người.
Tôn sư trọng đạo.
	Câu 2: 
+ Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. (2 điểm).
+ Biểu hiện: Thăm hỏi, chúc mừng mọi người khi cần thiết; giúp đỡ người già, yêu thương em nhỏ; tham gia ủng hộ bão lụt và các HĐ từ thiện (2điểm).
	Câu 3: Một số ví dụ: (3điểm)
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
Muốn sang thì bắc cầu kiều
 Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy.
Không thầy đố mày làm nên.
 .
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 10 bài 8 KHOAN DUNG 
Mục tiêu: Giúp HS:
Hiểu thế khoan dung và thấy đó là một phẩm chất đạo đức cao đẹp, hiểu ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung.
Rèn luyện cho HS quan tâm, tôn trọng mọi người, sống cởi mở và thân ái, biết nhường nhịn, biết tha thứ.
Thiết bị dạy học:
Sách GDCD 7.
Sách bài tập.
Phiếu học tập.
Một số mẫu chuyện, ca dao, tục ngữ, danh ngôn cùng chủ đề.
HĐ dạy và học:
ổn định tổ chức.
Dạy bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu, phân tích truyện đọc, hình thành khái niệm.
(I) Truyện đọc: Hãy tha lỗi cho em
HS đọc truyện ở SGV.
TĐ của Khôi như thế nào đối với cô giáo trong giờ giảng văn đầu tiên?
TĐ của Khôi có sự thay đổi như thế nào sau khi hiểu rõ hoàn cảnh của cô Vân?
Vì sao có sự thay đổi đó?
Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và TĐ đối với Khôi?
Qua truyện đọc đó em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Không bằng lòng, lên tiếng khi thấy cô giáo viết trên bảng.
Xúc động, hối hận, nhạn ra lỗi và xin cô giáo tha thứ.
Đến trực nhật, thấy cô đang tập viết, biết được ở tay cô có mảnh đạn đ rất khó khăn khi viết.
Rộng lòng tha thứ cho TĐ không đúng mực của Khôi khi Khôi biết hối hận và sửa lỗi.
Cần có lòng tha thứ khi người khác hối hận và sửa chữa sai lầm, phải tôn trọng và thông cảm với người khác.
HĐ 2: Thảo luận nhóm
(II) Thảo luận.
GV chia nhóm, giao nội dung thảo luận:
Khi bạn có khuyết điểm thì chúng ta phải xử sự như thế nào?
Làm thế nào để hiểu và thông cảm với người khác, đặc biệt là bạn bè của mình?
Tại sao phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác?
Phải làm gì khi có sự hiểu lầm và bất hoà trong tập thể?
Rộng lòng tha thứ, bỏ qua hoặc nhắc nhở, khuyên nhủ, thuyết phục.
Gần gũi, tìm hiểu, tôn trọng đ hiểu và thông cảm.
Để hiểu và thông cảm với họ.
Tìm hiểu, giảng hoà để không gây sự chia rẽ giữa mọi người.
HĐ 3: Rút ra bài học.
(III) Nội dung bài học
HS đọc ở SGV.
GV chốt nội dung chính.
SGV.
HĐ 4: Làm bài tập cá nhân
(IV) Bài tập
Phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm tại lớp.
Hướng dẫn làm bài tập b, d.
Bài tập củng cố.
- Các trường hợp đúng: 1; 3; 4; 5; 6.
Bài tập ở SGV.
Bài b: các trường hợp thể hiện lòng khoan dung: 1; 3; 5; 7.
Bài d: cách xử sự: 
Lắng nghe bạn giải thích nguyên nhân dẫn đến hậu quả đó.
Thông cảm và bỏ qua nếu bạn vô ý gây nên.
(V) HDVN
Nắm nội dung bài học.
Làm các bài tập a; c; đ.
Soạn bài mới.
 .
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 11 bài 9 Xây dựng gia đình văn hoá 
Mục tiêu: Giúp HS:
Hiểu nội dung, ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá, hiểu mối quan hệ giữa quy mô gai đình và chất lượng đời sống gia đình; hiểu bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình văn hoá.
Hình thành tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình, có ý thức tham gia xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc.
Biết giữ gìn danh dự gia đình, tránh những thói xấu có hại, thực hiện tốt bổn phận của mình để góp phần xây dựng gia đình văn hoá.
Thiết bị dạy học:
Sách GDCD 7.
Sách bài tập.
Phiếu học tập.
Một số mẫu chuyện, ca dao, tục ngữ, danh ngôn cùng chủ đề.
HĐ dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: Thế nào là khoan dung? Làm bài tập “đ” SGV.
Giới thiệu bài: Vai trò của gia đình văn hoá trong sự phát triển của xã hội ngày nay.
Dạy bài mới:
HĐ1: Phân tích truyện đọc.
(I) Truyện đọc: Một gia đình văn hoá.
HS đọc truyện ở SGV.
Chia nhóm thảo luận.
Nhóm 1: Câu a.
Nhóm 2: Câu b. Sgk
Nhóm 3: Câu c.
Nhóm 4: Câu d.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
GV chốt nội dung.
Nếp sống gia đình cô Hoà: Là 1 gia đình văn hoá tiêu biểu (hoà thuận, hạnh phúc).
Việc tham gia xây dựng gia đình văn hoá:
+ Bố mẹ: Hoàn thành tốt công tác ở cơ quan, tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, là tám gương sáng cho con, tích cực xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư, quan tâm giúp đỡ bà con lối xóm.
+ Con cái: Giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ trong gia đình, là HS chăm ngoan, đạt danh hiệu HS giỏi. 
Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện KHHGĐ, đoàn kết với xóm giềng, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người cần:
+ Thực hiện tốt nghĩa vụ của bản thân.
+ Sống giản dị và lành mạnh.
HĐ 2: 
(III) Bài tập về nhà
Tìm hiểu những tiêu chuẩn của gia đình văn hoá ở địa phương em.
 .
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 12 bài 9 Xây dựng gia đình văn hoá 
Mục tiêu: Giúp HS:
Hiểu nội dung, ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá, hiểu mối quan hệ giữa quy mô gai đình và chất lượng đời sống gia đình; hiểu bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình văn hoá.
Hình thành tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình, có ý thức tham gia xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc.
Biết giữ gìn danh dự gia đình, tránh những thói xấu có hại, thực hiện tốt bổn phận của mình để góp phần xây dựng gia đình văn hoá.
Thiết bị dạy học:
Sách GDCD 7.
Sách bài tập.
Phiếu học tập.
Một số mẫu chuyện, ca dao, tục ngữ, danh ngôn cùng chủ đề.
HĐ dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: 
Dạy bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu về quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của gia đình.
(II) Thảo luận.
GV hướng dẫn HS kể ra một số loại gia đình. 
Theo em, những biểu hiện của gia đình văn hoá là gì? Mối quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần? 
Gia đình không giàu nhưng mọi người yêu thương, hoà thuận, có trách nhịêm, sống lành mạnh.
Gia đình giàu có nhưng thiếu gương mẫu, con cái hư hỏng.
Gia đình nghèo khổ vì đông con.
Gia đình không có nề nếp gia phong.
 . . . . .
Mối quan hệ chặt chẽ, trong đó cần chú trọng đến đời sống tinh thần. 
HĐ 2: 
(III) Bài tập về nhà
Tìm hiểu những tiêu chuẩn của gia đình văn hoá ở địa phương em.
 .
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 13 bài 10 Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp
của gia đình, dòng họ
A.Mục tiêu: Giúp HS:
-Hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
-Hiểu bổn phận tráh nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
-Biết trân trọng và tự hào về những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, biết ơn các thế hệ cha ông và mong muốn làm rạng rỡ truyền thống gia đình, dòng họ.
-Phân biệt truyền thống tốt đẹp của gia đình và cần phát huy, những tập tục xấu cần xoá bỏ.Biết đánh giá và hợp tác với các thành viên thực hiện tốt bổn phận của bản thân để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B.Thiết bị dạy học:
-Sách GDCD 7.
-Sách bài tập.
-Tranh ảnh và những ví dụ thực tế ở địa phương.
C.HĐ dạy và học:
I.ổn định tổ chức.
II.Kiểm tra bài cũ:
-Thế nào là gia đình văn hoá? HS cần làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá?
-Làm bài tập d (SGV trang 29)
III.Giới thiệu bài:
-Cho HS xem tranh ảnh về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
-GV giới thiệu những truyền thống và nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò của chúng.
IV.Dạy bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
*HĐ 1: Phân tích truyện đọc.
-HS đọc truyện ở SGV.
-Chia nhóm thảo luận câu hỏi ở SGK:
+Nhóm 1: Câu a.
+Nhóm 2: Câu b.
+Nhóm 3: Câu c.
+Nhóm 4: Câud.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
-GV chốt nội dung.
*HĐ 2: Thảo luận.
-GV hướng dẫn HS kể một số truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của gia đình, dòng họ.
-HS trả lời câu hỏi c.d
-GV chốt nội dung chính.
*HĐ 3:Rút ra bài học.
-HS đọc ở SGK.
-GV chốt nội dung chính. 
*HĐ 4: Làm bài tập cá nhân.
-Hướng dẫn làm bài tập b,c,d 
I.Truyện đọc: Truyện kể từ trang trại
a.Cha và anh: phát cây, cuốc đát, quyết tâm bắt đất sinh lời, alo động bề bỉ và kiên trì.
Nhân vật “tôi”: Tích cực tham gia cùng gia đình.
b.Nuôi gà, tiết kiệm mua đồ dùng học tập, sách báo, tham gia lao động cùng gia đình.
-Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là điều mà chúng ta có thể 
tự hào.
II.Thảo luận. 
-Truyền thống hiếu học, học giỏi.
-Truyền thống lao động chăm chỉ.
-Truyền thống văn hoá.
-Truyền thống đạo đức.
III.Rút ra bài học.
-SGV.
IV.Bài tập.
-Bài b: Không đồng ý
-Bài c: Các trường hợp đúng: 1;2;5.
V.HDVN:
-Nắm nội dung bài học.
-Làm các bài tập a;d;đ
-Soạn bài mới.
 .
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 14 bài 11Tự tin
A.Mục tiêu: Giúp HS:
-Hiểu thế nào là tự tin và ý nghĩa của tự tin đối với việc vươn lên trong cuộc sống của con người.
-Hiểu cách rèn luyện để trở thành con người tự tin.
-Tin tưởng vào bản thân và có ý thức vương lên, kính trọng những người có tính tự tin.
-Biết những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và những người xung quanh.
-Biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện.
B.Thiết bị dạy học:
-Sách GDCD 7, Sách bài tập.
-Ca dao tục ngữ có cùng nội dung.
C.HĐ dạy và học:
I.ổn định tổ chức.
II.Kiểm tra bài cũ: 
 Em tự hào gì về truyền thống gia đình, dòng họ của em?
III.Giới thiệu bài:
 GV giới thiệu một tấm gương về lòng tự tin và nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò của tự tin trong cuộc sống.
IV.Dạy bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
*HĐ 1: Phân tích truyện đọc.
+HS đọc truyện ở SGV.
-Bạn Hà học tiếng Anh ttrong điều kiện, hoàn cảnh như thế nào?
-Do đâu bạn Hà được tuyển đi du học nước ngoài?
-Nêu những biểu hiện về tự tin ở bạn Hà?
+GV chốt nội dung.
*HĐ 2: Thảo luận.
-GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế.
-HS trả lời miệng, GV nhận xét.
*HĐ 3: Nội dung bài học.
-Tự tin là gì?
-ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống?
-Em sẽ rèn tính tự tin như thế nào?
-GV tổng kết nội dung, HS đọc ghi nhớ.
*HĐ 4: Làm bài tập.
-Hướng dẫn làm bài tập b, d tại lớp.
-HS trình bày, GV đánh giá kết quả.
I.Truyện đọc: Trịnh Hải Hà và chuyến du học Singapore.
1.Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện, hoàn cảnh:
B.Góc học tập là căn gác nhỏ, giá sách khiêm tốn, máy catsec cũ.
C.Không đi học thêm, chỉ học trong SGK, sách nâng cao và chương trình tiếng Anh trên tivi.
D.Nói chu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_7_hoc_ky_1_nam_hoc_2012_2013_vu_th.doc