Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 8, Bài 6: Tôn sư trọng đạo - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 8, Bài 6: Tôn sư trọng đạo - Năm học 2020-2021

I. MUC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo.

- Nêu được một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo

- Hiểu ý nghĩa của tôn sư trọng đạo

2. Thái độ:

- Biết kính trọng và biết ơn Thầy Cô giáo

 - Biết phê phán những thái độ và hành vi vô ơn đối với thầy, cô giáo .

3.kĩ năng:

 Biết thể hiện tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy cô giáo trong cuộc sống hằng ngày.

 II . GIÁO DỤC KNS CƠ BẢN

- KN suy nghĩ hồi tưởng , xác định giá trị về giá trị của nhà giáo và tình cảm thầy trò

- KN tư duy phê phán đối với những biểu hiện TSTĐ và không TSTĐ

- KN giải quyết vấn đề ở mọi tình huống

- KN tự nhận thức giá trị bản thân về những suy nghĩ,việc làm thể hiện TSTĐ

III. PHƯƠNG PHÁP

-Thảo luận nhóm , xử lí tình huống , Sắm vai

 

doc 6 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 4850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 8, Bài 6: Tôn sư trọng đạo - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 8 Ngày soạn: 27-10-2020
TUẦN 8 Ngày dạy : 29-10-2020
 Baøi 6 
 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I. MUC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo.
- Nêu được một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo
- Hiểu ý nghĩa của tôn sư trọng đạo
2. Thái độ:
- Biết kính trọng và biết ơn Thầy Cô giáo 
 - Biết phê phán những thái độ và hành vi vô ơn đối với thầy, cô giáo .
3.kĩ năng:
 Biết thể hiện tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy cô giáo trong cuộc sống hằng ngày. 
 II . GIÁO DỤC KNS CƠ BẢN
- KN suy nghĩ hồi tưởng , xác định giá trị về giá trị của nhà giáo và tình cảm thầy trò
- KN tư duy phê phán đối với những biểu hiện TSTĐ và không TSTĐ
- KN giải quyết vấn đề ở mọi tình huống 
- KN tự nhận thức giá trị bản thân về những suy nghĩ,việc làm thể hiện TSTĐ
III. PHƯƠNG PHÁP 
-Thảo luận nhóm , xử lí tình huống , Sắm vai 
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên :
 - SGK ,SGV , GDCD 7
 - Ca dao , tục ngữ có liên quan
 - Tranh ảnh, câu chuyện về những tấm gương tôn sư trọng đạo.
2. Học sinh :
- SGK ,GDCD7
- Ca dao , tục ngữ, chuyện kể có liên quan
V.Các hoạt động dạy – học :
1.Kiểm tra bài cũ: (5’ )
- Lòng yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
 - Hành vi nào dười đây thể hiện lòng yêu thương con người
 a. Quan tâm giúp đỡ người đã giúp mình, còn người khác thì không quan tâm.
 b. Luôn nghĩ tốt và bên vực tất cả mọi người
 c. Giúp đỡ người khác một cách vô tư, không mong sự trả ơn
 d. Giúp đỡ người khác mong người khác giúp đỡ lại.
1.Bài mới :
* Giới thiệu bài : 2’
 H : Tìm những câu tục ngữ thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô .
 HS trả lời -> GV dẫn dắt vào bài 
 Tục ngữ có câu: “Không thầy đố mày làm nên", vai trò của người thầy đối với cuộc đời của mỗi con người là vô cùng quan trọng. Công ơn của các thầy cô rất to lớn. Bởi thế, biết ơn là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt. Vậy, “Tôn sư trọng đạo” là gì? Mỗi chúng ta phải làm gì để phát huy truyền thống ấy? Các em sẽ hiểu điều đó qua bài học hôm nay.b) Cấu trúc giáo án: 
HĐ CỦA GIÁO VIÊN 
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
*Hoaït ñoäng 1: Phân tích truyện ( 12P) 
*Muïc tieâu: Hiểu biểu hiện tôn sư trọng đạo
*Caùch tieán haønh: đàm thoại ,phân tích 
-Đọc truyện SGK tr15
? Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian ?
? Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự kính trọng và biết ơn của học trò cũ đối với thầy giáo Bình ?
? Những chi tiết nào chứng tỏ sau 40 năm những học sinh của thầy Bình vẫn tôn trọng và biết ơn thầy ?
? Từng học trò kể lại kỉ niệm thầy trò đã nói lên điều gì.
-GV nhận xét: Tất cả học sinh thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng thầy Bình
HS đọc 
 - Lớp theo dõi
 -Sau 40 mươi năm
-HS: 
+Vây quanh thầy , chào hỏi
+Tặng thầy những bó hoa tươi thắm
+ Không khí thật cảm động
+Thầy trò tay bắt mặt mừng.
HS
-Mời thầy lên bục giảng
- 32 HS ngồi đúng chỗ mình
- Ôn lại kỉ niện cũa thầy, trò
- Báo cáo thầy công việc của mình .
HS
Tất cả hs dành cho thầy tình cảm tôn kính và biết ơn công lao của thầy
I. Tìm hiểu bài :
 -Truyện đọc : “Bốn mươi năm nghĩa nặng tình sâu “
Tất cả hs dành cho thầy tình cảm tôn kính và biết ơn công lao của thầy
*Hoaït ñoäng 2: Liên hệ thực tế tìm hiểu kn tôn sư trọng đạo: (10’ )
*Muïc tieâu: Phát triển cảm xúc, tình tình trò, nhớ công ơn thầy cô giáo cũ.
 *Caùch tieán haønh: GV và HS trao đổi kỉ niệm về hình ảnh người thầy cũ, vấn đáp, Thảo luận.
* GV yêu cầu HS kể kỉ niệm
? Kể những việc làm của mình biểu hiện sư biết ơn thầy cô cũ đã dạy em?
?Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô đã dạy dỗ em .
-Thầy cô giáo bao gồm những ai.?
=>Kính trọng và biết ơn không chỉ những thầy cô trực tiếp dạy mình cũng không phải chỉ khi mình còn là học trò.
? Như vậy các em thể hiện tấm lòng đối với thầy cô giáo ntn?
HDHS làm bài tập 
Ghi bảng phụ
Đánh dấu x vào những việc em đã làm được
 Lễ phép với thầy cô giáo
 Xin phép thầy cô trước khi vào lớp
 Khi trả lời thầy cô luôn lễ phép nói ''em thưa thầy''
 Khi mắc lỗi được thầy cô nhắc nhở,biết nhận lỗi và sửa lỗi.
 Nhận xét bình luận bài giảng của thầy cô
 Cố gắng học thật giỏi
? Em nhận xét hành vi sau đây: “Trong giờ học GDCD, Tài lấy bài tập toán ra làm, khi cô nhắc nhở, Tài trả lời cô “ Ở nhà em chưa làm kịp bài tập , giờ em tranh thủ làm”.
? Qua câu chuyện trên em thấy tôn sư là gì? Trọng đạo là gì.
>Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo chúng ta sang phần bài học.
- GV kết luận Giáo dục : Tôn sư trọng đạo là một tr/ thống quý báu của DT ta cần giữ gìn, phát huy.
? Em hãy kể hoặc hát một bài hát nói với thầy, cô ?
? Tình cảm của các em đối với thầy cô giáo cũ như thế nào ?
? Em làm gì để thể hiện tình cảm đó ?
GV : Tôn sư trọng đạo thể hiện ở việc tích cực rèn luỵện đạo đức chăm học để xứng đáng với công ơn dạy dỗ của thầy 
cô .Đó cũng chính là sự đền ơn ,đáp nghĩa đối với người thầy đẫ dạy mình. Phải tôn trọng lời dạy của thầy cô,sẵn sàng đón nhận và lắng nghe thầy cô giảng bài
Vd: Vào lớp với tác phong kể cả làm việc riêng trong lớp là thiếu tôn trọng thầy cô 
 ? Kính trọng thầy cô được phép làm khác ý kiến thầy cô không?
 ?Nhưng với điều kiện nào?
Để đền đáp công ơn của thầy cô ngay từ bây giờ các em phải làm gì?
 ?Qua đó em hãy nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo
* Thầy cô là người giáo dục thế hệ trẻ làm nghề suốt đời mình,một nghề suốt đời phải học hỏi,phải luôn sữa mình để làm tấm gương cho học trò
* Ai trong xã hội (dù ở cương vị nào .)cũng đươc thầy cô dạy dỗ cho ta tập làm người và nên người.
Vậy ai là người trực tiếp chăm lo cho sự trưởng thành của mỗi chúng ta?
+Nếu thiếu sự kính trọng thì có thật sự tiếp thu đựơc sự dạy dỗ của thầy cô không?
* HS tự kể kỉ niệm của mình.
(nêu tự do)
* HS TL bàn, trình bày:
+ TSTĐ: Ý 1, 3. 
+ Không TSTĐ: các ý còn 
- Thăm thầy cô nhân ngày 20/11
- Thăm hỏi thầy cô khi bị ốm
- Chào hỏi lễ phép
- Quyết tâm học giỏi
HS
- Các thầy cô giáo trực tiếp dạy mình và các thầy cô dạy ở lớp khác.Các thây cô dạy mình từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành
- Kính trọng
HS
- Hành vi trên vi phạm tính kỉ luật và đạo đức
- Giờ CD mà làm bài tập toán, không tôn trọng cô giáo dạy CD
- Trả lời trống không là thái độ vô lễ.
- Tôn sư là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những thầy, cô những người đã dạy mình
- Trọng đạo là coi trọng và làm theo đạo lí tốt đẹp, học tập qua thầy, cô.
 - Hát cá nhân
 - Hát tập thể 
 - Nêu tình cảm cá nhân
 - Nêu cách thể hiện
* Được .Nhưng với thái độ lễ phép và thành thật
* HS trả lời cá nhân
*- Tình cảm thái độ làm vui lòng thầy cô giáo
- Hành động đền ơn đáp nghĩa 
- Làm những điều tổt đẹp để xứng đáng với thầy cô
-Thầy cô giáo cùng cha mẹ
- Không
II. Bài học :
1.Khái niệm :
 - Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc mọi nơi .
 - Coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy cô đã dạy cho mình .
- Có những hành đông
đền đáp công ơn của Thầy Cô giáo 
2/ Biểu hiện 
 - Cư xử có lễ độ, vâng lời thầy cô giáo
 - Thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh, làm cho thầy cô vui lòng
 - Nhớ ơn thầy cô cả khi không còn học với thầy cô đó nữa
 - Quan tâm thăm hỏi thầy cô , giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.
*Hoaït ñoäng 3: Tìm hiểu ý nghĩa (9’ )
*Muïc tieâu: Hiểu Ý nghĩa
*Caùch tieán haønh: trò chơi,tìm ca dao ,tục ngữ 
-GV tổ chức thành 2 đội ( A, B ) thi tìm biểu hiện tôn sư trọng đạo và ngược lại
 + Đội A : Tôn sư trọng đạo
 + Đội B : Trái ngược lại
-GV tuyên dương đội chiến thắng 
-GV nhận xét và nêu thêm một vài câu: “Lừa thầy phản bạn”; “ Vong ơn bội nghĩa” 
? Hãy nêu một số biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo trong học sinh hiện nay.
? Em có thái độ như thế nào những hành vi đó.
? Vì phải tôn sư trọng đạo
- -2 đội vào cuộc : 2’
-Đội naò nhanh sẽ thắng
- Có thái độ vô lễ
- Không làm bài 
- Quay cóp khi KT .
- Phê phán hành vi đó, em sẽ góp ý để bạn rút ra lỗi của mình
- Đó là đạo lí tốt đẹp bao đời của người Việt Nam
2. Ý nghĩa :
- Đối với bản thân: Tôn trọng và làm theo lời dạy của Thầy cô trở nên người có ích cho gia đình và xã hội 
 - Đối với xã hội: tôn sư trọng đạo giúp cho Thầy cô giáo làm tốt trách nhiệm nặng nề và vẽ vang của mình là đào tạo nên những lớp người lao động trẻ tuổi góp phần cho sự tiến bộ của xã hội.
- Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy . 
*Hoaït ñoäng 4: Luyện tập củng cố(5’ )
*Muïc tieâu: Rèn luyện kĩ năng ,giao tiếp ,ứng xử
*Caùch tieán haønh: Làm bài tập
 - Cho hs thảo luận bàn bài tập a SGK 
 - Gọi đại diện bàn trình bày 
- Cho HS giải thích câu tục ngữ 
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
- Cho HS tìm vài câu ca dao hoặc tục ngữ tôn sư trọng đạo và trái ngược.
-Cử đại diện trình bày 
- HS làm bài tập c
- HS giải thích 
HS nêu
“Trọng thầy mới được làm thầy”
“Không thầy đố mày làm nên”
III. Bài tập :
 + BT a 1. Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo : 1, 3 .
 - Giải thích 
+ Câu thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo là 
“ Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”
 * SƠ KẾT BÀI:
 Ta khôn lớn như ngày nay ngoài công nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ còn có sự dạy dỗ của thầy cô. Công lao đó giúp ta mở mang trí tuệ, giúp ta biết sống sao cho đúng đạo làm con, làm trò, làm người công dân tốt.
 Vậy, chúng ta phải làm tròn bổn phận của HS là chăm học, chăm làm, vâng lời thầy cô. Đó chính là những đoá hoa tươi thằm dâng lên thầy cô nhân ngày 20/ 11 sắp đến. 
4. Hướng dẫn về nhà 2’
Làm bài tập b, c
Học nội dung bài học .
Chuẩn bị ôn tập kiểm tra một tiết ( ôn các bài 1,2,3,4,6 và chủ đề yêu thương con người, đoàn kết tương trợ)
 * Rút kinh nghiệm
 .. .
 TỔ DUYỆT
 BGH DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_7_tiet_8_bai_6_ton_su_trong_dao_na.doc