Giáo án Hình học 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022

Giáo án Hình học 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022

 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết được hai đường thẳng vuông góc, qua 1 điểm chỉ có một đường thẳng vuông góc với đường thẳng cho trước

2, Kĩ năng

- HS biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước và vuông góc với 1 đường thẳng cho trước; vẽ đường trung trực của đoạn thẳng; dung thành thạo eke, thước thẳng để vẽ 2 đường thẳng vuông góc.

3, Thái độ :

- Yêu thích môn học, cẩn thận chính xác.

4, Định hướng hình thành năng lực

 -Phẩm chất, sống yêu thương, sống tự chủ, sống cú trách nhiệm

-Năng lực, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác,tính toán

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Chuẩn bị phiếu học tập, thước thẳng, êke

- HS: Đồ dùng học tập

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: (trong phần khởi động)

3. Tiến trình bài học:

 

docx 64 trang Trịnh Thu Thảo 30/05/2022 3730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26 / 8 /2021
Ngày dạy: / 9 / 2021
TuÇn :2 - tiÕt: 3 (Giáo án chi tiết)
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC.
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết được hai đường thẳng vuông góc, qua 1 điểm chỉ có một đường thẳng vuông góc với đường thẳng cho trước
2, Kĩ năng
- HS biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước và vuông góc với 1 đường thẳng cho trước; vẽ đường trung trực của đoạn thẳng; dung thành thạo eke, thước thẳng để vẽ 2 đường thẳng vuông góc.
3, Thái độ : 
- Yêu thích môn học, cẩn thận chính xác.
4, Định hướng hình thành năng lực
 -Phẩm chất, sống yêu thương, sống tự chủ, sống cú trách nhiệm 
-Năng lực, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác,tính toán
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Chuẩn bị phiếu học tập, thước thẳng, êke
- HS: Đồ dùng học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (trong phần khởi động)
3. Tiến trình bài học:
Ho¹t ®éng cña GV vµ HS
Néi dung chÝnh
Hoạt động khởi động (5 phút)
- Hình thức tổ chức: HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
 - Mục tiêu: Tạo hứng thú để HS dựa trên kiến thức đã học ở các lớp dưới về hai đường thẳng cắt nhau và góc để gợi mở ra kiến thức mới về hai đường thẳng vuông góc
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
 Quan sát các hình vẽ ở H1. Dùng eke kiểm tra xem các góc đỉnh C có phải là góc vuông không ?
- GV yêu cầu hs thực hiện.
- Quan sát trợ giúp học sinh khi cần thiết.
- Gọi 1 vài hs đứng dậy nêu kết quả
- Yêu cầu hs trong nhóm kiểm tra kết quả với nhau. Nhận xét số đo Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS thực hiện theo từng cá nhân.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo. 
- HS đối chiếu kết quả trong nhóm.
Bước 4: Phương án KTĐG
- Nhận xét số đo các góc đỉnh A,B,C,D: ghi bài vào vở.
HĐ hình thành kiến thức (30 phút)
Hình thức : cặp đôi 
Mục tiêu : HS biết được thế nào là hai đường thẳng vuông góc, cách kí hiệu hai đường thẳng vuông góc.
Bước 1: Giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS dùng eke kiểm tra xem 2 ĐT cắt nhau có tạo thành 1 góc 900 không ?
Sau đó GV vẽ hình lên bảng, yêu cầu HS vẽ vào vở.
Hãy đọc tên các cặp góc đối đỉnh, các cặp góc kề bù trên hình vừa vẽ và hãy chỉ ra số đo các góc còn lại trên hình vừa vẽ.
GV hỏi: Qua mục 1 các em nắm được những nội dung gì của bài?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS hoạt động cặp đôi thực hiện 
-HS hoạt động cá nhân 
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo. 
Bước 4: GV chốt kiến thức
Nếu 1 đường thẳng cắt nhau và trong các góc tạo thành có 1 góc vuông thì các góc còn lại cũng là góc vuông.
Hai đường thẳng vuông góc là hai đường thẳng cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông.
Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng, có một và chỉ một đường thẳng vuông góc với đường thẳng đó.
Đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của nó là đường trung trực của một đoạn thẳng đó.
*Vẽ hai đường thẳng vuông góc
*Mục tiêu : HS biết cách vẽ hai đường thẳng vuông góc, chỉ có một đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước và vuông góc với đường thẳng đã cho.
Bước1: GV giao nv 
- Quan sát hình chữ nhật ABCD (ở hình vẽ trên) hãy chỉ ra các cặp đường thẳng vuông góc ?
- Nêu cách kiểm tra 2 đường thẳng cho trước có vuông góc với nhau không ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao 
Bước 3 : HS báo cáo, nhận xét, thảo luận 
Bước 4 : Đánh giá nhận xét :
Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước.
* Đường trung trực của một đoạn thẳng
*Mục tiêu : HS biết định nghĩa và cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng.
Bước1: GV giao nv 
Hãy đọc và làm theo nội dung ?4 / sgk trang 84.
- Xem hình 5 , 6 và làm theo.
- Nói với bạn cách vẽ đường thẳng a’.
- Dự đoán xem vẽ được mấy đường thẳng như đường thẳng a’.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao 
Bước3 : HS báo cáo, nhận xét, thảo luận :
Bước 4 : Đánh giá nhận xét, chôt kiến thức : Cách vẽ hai đường thẳng vuông góc =>Tính chất.
1. Thế nào là hai đường thẳng vuông góc?
 đối đỉnh với 
 = = 900
 đối đỉnh với 
 kề bù với 
 + = 1800 
mà = 900 => = 900
 kề bù với 
 kề bù với 
 kề bù với 
 + = 1800 
mà = 900 => = 900
* Nếu hai đường thẳng cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông thì các góc còn lại cũng là góc vuông.
* Định nghĩa ( sgk84)
Hai đường thẳng xx’ và yy’ vuông góc với nhau tại điểm O.
Kí hiệu : xx’ ┴ yy’tại O
2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc
- Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước.
* Tính chất : (sgk trang 85)
3. Đường trung trực của một đoạn thẳng
Đường thẳng d vuông góc với đoạn thẳng AB tại trung điểm I của AB
=>Đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
-Vẽ đoạn thẳng CD = 4cm
-Vẽ trung điểm M của CD
- Vẽ đường thẳng d đi qua M và vuông góc CD
=>đường thẳng d là trung trực của đoạn thẳng CD.
Hoạt động Luyện tập (5 phút)
- Hình thức tổ chức: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân
*Mục tiêu : Giúp HS củng cố kiến thức, tự luyện, rèn kĩ năng hai đường thẳng vuông góc.
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ: 
- Nêu 1 ví dụ thực tế về hai đường thẳng song song.
- Trong hai câu sau câu nào đúng, câu nào sai, dùng hình vẽ để giải thích câu sai :
Câu 1 : Hai đường thẳng vuông góc với nhau thì chúng cắt nhau.
Câu 2 : Hai đường cắt nhau thì chúng vuông góc với nhau.
-Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân điền vào phiếu học tập:
- Yêu cầu hs giải thích vì sao với các phần chọn sai?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ 
HS hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu sau đó đổi phiếu cho nhau 
Bước 3 : HS báo cáo : Các nhóm báo cáo theo từng nội dung trên, các nhóm còn lại nhận xét , nêu câu hỏi, phản biện.
Bước 4 : Đánh giá, nhận xét 
Trong các câu sau ,câu nào đúng , câu nào sai ?
a) Một đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng AB là đường trung trực của AB 
b) Đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng AB là đường trung trực của AB 
 c)Hai mút của đoạn thẳng đối xứng nhau qua đường trung trực của nó
d) Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng AB và vuông góc với đoạn thẳng AB là đường trung trực của AB
Hoạt động Vận dụng, tìm tòi mở rộng(5 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn gần gũi xung quanh qua đó cũng góp phần luyện tập, củng cố, khắc sâu kiến thức. Và từ đó HS cũng bước đầu biết kiến thức học được có ý nghĩa gì, nhờ đó mà hình thành tình yêu với toán học.
Bước 1: GV chuyển giao NV: 
-Yêu cầu hs về nhà thực hiện mục 1,2,3 phần hai đường thẳng vuông góc.
- Lấy một tờ giấy rồi gấp theo chỉ dẫn ở hình 3 / sgk trang 84, sau đó trải phẳng tờ giấy đó ra, quan sát các nếp gấp có được. Nếp gấp đó giúp em liên tưởng đến kiến thức gì vừa học? Dùng eke để kiểm chứng.
- Vẽ một đoạn thẳng MN. Gấp giấy để có nếp gấp là đường trung trực của đoạn thẳng MN.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao 
Bước3 : HS báo cáo, nhận xét, thảo luận 
Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức kĩ năng. BTVN: Bài 5,6,9 / sgk trang 82
Rút kinh nghiệm, điều chỉnh:
......................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 28 / 8 /2021
Ngày dạy: / 9 / 2021
TUẦN :2 - TIẾT:4 (Giáo án chi tiết )
Tiết 4: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
2. Kỹ năng:. + Biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước và vuông góc với 1 đường thẳng cho trước.
 + Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.
 + Sử dụng thành thạo ê kê, thước thẳng.
3. Thái độ : Bước đầu tập suy luận .
4. Năng lực cần hướng tới: : NL tính toán, NL tự học, NL sử dụng công cụ tính toán, đo đạc, NL sử dụng ngôn ngữ toán học, NL hợp tác, NL giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 
 GV: Thước , ê ke, giấy rời, bảng phụ.
Học sinh: Thước , ê ke, giấy rời.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ (Két hợp HĐ khởi động)
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động(10 phút)
 - Hình thức tổ chức: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân
 * Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng về hai góc đối đỉnh.
Bước 1: Chuyển giao NV
 + Thế nào là hai đường thẳng vuông góc ?
+ Cho đường thẳng xx' và O thuộc xx', hãy vẽ đường thẳng yy' đi qua O và vuông góc với xx'.
 + Thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng ?
 + Cho đoạn thẳng AB = 4 cm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Bước 4: GV chốt lại , cho điểm.
Đặt vấn đề:
ở bài học hôm trước chúng ta đã được học về hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng. Trong tiét học hôm nay chúng ta sẽ vận dụng những kién thức dó vào lám bài tập
 Bước 2: HS thực hiện NV 
3 HS lên bảng
Bước 3: HS báo cáo kết quả
HS cả lớp nhận xét, 
HS dùng thước vẽ đoạn AB = 4 cm. Dùng thước thẳng có chia khoảng để xác định điểm O sao cho : AO = 2cm.
 Dùng ê ke vẽ đường thẳng đi qua O và vuông góc với AB.
 Hoạt động hình thành kiến thức (25 phút)
* Hình thức hoạt động : HĐ nhóm
 * Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng về hai đường thẳng vuông góc
Bước 1: Chuyển giao NV1
 - Bài 15 .
 Bài 17 
 Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra xem 2 đường thẳng a và a' có vuông góc với nhau không ?
- Cả lớp quan sát và nêu nhận xét.
- Bài 18:
Bài 19 .
 Bài 20: .
Gọi 1 HS lên bảng, 1 HS đứng tại chỗ đọc đầu bài.
- Hãy cho biết vị trí của 3 điểm A, B, C có thể xảy ra ?
- Nêu nhận xét về vị trí của d1 và d2 qua hai hình vẽ trên ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao 
Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận.
 HS hoạt động nhóm để tìm ra các cách vẽ khác nhau.
HS lên bảng vẽ hình và nêu cách vẽ.
- lưu ý TH:
 d2 d1
 C A B 
Bước 4: Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức.
- Bài 15 .
 - Nhận xét: 
 + Nếp gấp zt ^ xy tại O.
 + Có 4 góc vuông là xOz, zOy , yOt, tOx
- Bài 17 
Bài 18: Vẽ hình theo các bước:
 + Dùng thước đo góc vẽ xOy = 450.
 + Lấy điểm A bất kì nằm trong góc xOy.
 + Dùng ê ke vẽ đường thẳng d1 qua A vuông góc với Ox.
 + Dùng ê ke vẽ đường thẳng d2 qua A vuông góc với Oy.
 Bài 20:
Vị trí 3 điểm A, B, C có thể xảy ra:
 - 3 điểm A, B, C thẳng hàng.
 - 3 điểm A, B, C không thẳng hàng.
*A, B, C thẳng hàng.
- Dùng thước vẽ đoạn AB = 2 cm.
- Vẽ tiếp đoạn BC = 3 cm (A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng).
- Vẽ trung trực d1 của đoạn AB.
- Vẽ trung trực d2  của đoạn BC.
 d1 d2
 O1 B O2
 A C
* Vẽ TH 3 điểm A, B, C không thẳng hàng:
- Dùng thước vẽ đoạn AB = 2 cm, đoạn BC = 3 cm, sao cho A, B, C không cùng nằm trên 1 đường thẳng.
- Vẽ d1 là trung trực của AB.
- Vẽ d2 là trung trực của BC.
 A
 C
 d1
 B d2
TH1: d1 và d2 không có điểm chung (//)
TH2: d1 và d2 có điểm chung (cắt nhau).
 Hoạt động: Luyện tập - Vận dụng (5 phút)
* Hình thức hoạt động : HĐ nhóm
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng về hai đường thẳng vuông góc
Bước 1: Chuyển giao NV
- Định nghĩa hai đường thẳng vuông góc với nhau ?
- Tính chất đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước.
 Bài tập:
 Câu nào đúng, câu nào sai ?
1) Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng AB là trung trực của đoạn AB.
2) Đường thẳng vuông góc với đoạn AB là trung trực của đoạn AB.
3) Đường thẳng đi qua điểm của đoạn AB và vuông góc với AB là trung trực của đoạn AB.
4) Hai mút của đt đối xứng với nhau qua đường trung trực của nó.
Bước 2: HS thực hiện NV theo nhóm.
Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận.
Dự kiến sản phẩm:
1) Sai.
2) Đúng.
3) Sai.
4) Đúng.
Bước 4: Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức.
Hoạt động : Tìm tòi, mở rộng (5 phút)
*Hình thức hoạt động: hoạt động cá nhân
*Mục tiêu: Giúp HS ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn gần gũi xung quanh qua đó cũng góp phần luyện tập, củng cố, khắc sâu kiến thức.
Bước 1: GV chuyển giao NV
Nêu hướng làm bài 2.1 / sbt trang 103.
GV cho HS về nhà làm.
Tính số đo góc yOt
Bước 2:HS thực hiện NV theo nhóm.
Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận.
Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức.
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm bài tập 10, 11, 12, 13, 14, 15 .
- Đọc trước bài các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng
* Rút kinh nghiệm:
 Thanh Bình, ngày tháng năm 
 Kí duyệt của Ban Giám Hiệu
 ( Từ tiết 1 đến tiết 4)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tuần 14 Tiết 27: TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU
 THỨ BA CỦA TAM GIÁC 
GÓC - CẠNH - GÓC (g.c.g)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Nhận biết được trường hợp bằng nhau góc - cạnh - góc của hai tam giác. Biết vận dụng trường hợp bằng nhau này để chứng minh trường hợp bằng nhau cạnh huyền - góc nhọn của hai tam giác vuông.
2. Kỹ năng: 
- Biết cách vẽ một tam giác khi biết một cạnh và hai góc kề cạnh đó. Biết cách sử dụng trường hợp góc - cạnh - góc và cạnh huyền - góc nhọn để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.
- Biết vẽ hình, khả năng phân tích tìm cách giải và trình bày bài toán chứng minh hình học.	
3.Thái độ: 
Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.
Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
4. Năng lực cần đạt:
- Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học
2. Học sinh: Đọc trước bài mới + ôn tập các kiến thức liên quan.
 + Dụng cụ : thước thẳng , thước đo góc , com pa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Hoạt động1 : khởi động (5 phút)
a/ Mục tiêu: Kiểm tra việc học bài ở nhà của học sinh.
b/ Hình thức tổ chức : Hoạt động nhóm.
 c/ Các bước thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HS1: Phát biểu trường hợp bằng nhau (c.c.c) và (c.g.c) của tam giác
Hãy minh hoạ các trường hợp bằng nhau này thông qua 2 tam giác cụ thể
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện mục theo nhóm . 
Bước 3: báo cáo. Đại diện nhóm trình bày.
Bước 4: Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV nhận xét đánh giá cho điểm.
* Đặt vấn đề : Chúng ta đã được học về hai trường hợp bằng nhau của hai tam giác. Vấn đề đặt ra là một tam giác có hai cặp cạnh bằng nhau, xen giữa hai góc bằng nhau thì có bằng nhau hay không. Để tìm hiểu vấn đề này ta vào bài học hôm nay.
2. HĐ 2 : hình thành kiến thức(30 phút)
 Hoạt động2. 1. Tìm hiểuvẽ tam giác biết một cạnh và 2 góc kề (10')
a/Mục tiêu : Học sinh vẽ được tam giác biết một cạnh và 2 góc kề.
 b/ Hình thức tổ chức : Hoạt động nhóm.
 c/ Các bước thực hiện.
HĐ của GV & HS
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao :
-GV nêu bài toán
-Nêu cách vẽ tam giác ABC ?
GV giới thiệu và là hai góc kề cạnh BC
H: Trong cạnh AB kề với những góc nào ? Cạnh AC kề với những góc nào 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm 
- Kiểm tra sản phẩm của các nhóm
HS thực hiện mục theo nhóm . 
Bước 3: báo cáo. 
Học sinh quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi của GV
Bước 4: Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: 
GV kết luận.
. Vẽ tam giác biết 1 cạnh 
Bài toán 1: Vẽ . Biết 
Hoạt động 2.2:Trường hợp bằng nhau góc-cạnh-góc(20')
a/ Mục tiêu: Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau g.c.g của hai tam giác
 b/ Hình thức tổ chức : Hoạt độngcạp đôi , nhóm.
 c/ Các bước thực hiện.
HĐ GV & HS
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
-GV yêu cầu học sinh làm ?1
-Em hãy đo và cho nhận xét về độ dài cạnh AB và A’B’ ?
-Từ đó có nhận xét gì về và ?
-GV giới thiệu TH bằng nhau g.c.g của 2 tam giác
 khi nào
-GV yêu cầu học sinh làm ?2
Tìm các tam giác bằng nhau trên hình vẽ 
-Gọi đại diện học sinh lên bảng trình bày bài
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện mục theo nhóm . - Hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm 
- Kiểm tra sản phẩm của các nhóm
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo. 
Đại diện học sinh lên bảng trình bày bài
Học sinh lớp nhận xét, 
Bước 4: Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
2. TH bằng nhau g.c.g
*Tính chất: SGK
 và có:
?2: Tìm các tam giác bằng nhau trên hình vẽ:
a) . Vì:
 BD chung
b) . Vì:
c) . 
 Hoạt động 2. 3. Hệ quả(10')
a/Mục tiêu : Học sinh nhận biết thế nào là trường hợp bằng nhau góc cạnh góc của 2 tam giác vuông.
 b/ Hình thức tổ chức : Hoạt động nhóm.
 c/ Các bước thực hiện.
HĐ GV & HS
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhìn H. 96 em hãy cho biết hai tam giác vuông bằng nhau khi nào?
Đó là trường hợp bằng nhau góc cạnh góc của 2 tam giác vuông.
Nêu giả thiết, kết luận của hệ quả 2
Hãy chứng minh ABC = DEF
Gợi ý: ABC và DEF đã có những yếu tố nào bằng nhau?
- Còn cần yếu tố nào nữa để kết luận được ABC = DEF theo trường hợp g.c.g
- C/m dựa vào định lí: trong 1 tam giác vuông 2 góc nhọn phụ nhau.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện mục theo nhóm . - Hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm 
- Kiểm tra sản phẩm của các nhóm 
Bước 3: báo cáo. Đại diện học sinh trình bày bài
Học sinh lớp nhận xét, 
Bước 4: Đánh giá, nhận xét, tổng hợp 
Hai tam giác vuông bằng nhau khi có một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy cuat tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia.
* Hệ quả 1 (Sgk - 122)
* Hệ quả 2 (Sgk - 122)
E
D
F
B
A
C
3. Hoạt động 3: luyện tập
 a/Mục tiêu : Học sinh nhận biết thế nào là trường hợp bằng nhau góc cạnh góc của 2 tam giác , chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp g.c.g.
 b/ Hình thức tổ chức : Hoạt động nhóm.
 c/ Các bước thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 Học sinh làm bài 34 SGK
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
-HS thực hiện mục theo nhóm . 
-GV quan sát các nhóm và hỗ trợ khi cần.
Bước 3: báo cáo.
 Đại diện nhóm trình bày bài
Học sinh lớp nhận xét, 
Bước 4: Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
IV. DẶN DÒ , HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc và hiểu rõ trường hợp bằng nhau g.c.g của hai tam giác. Hai hệ quả của trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.
- Bài tập: 34, 35, 36 (Sgk - 123)
- Tiết sau: Luyện tập.
V. RÚT KINH NGHIỆM
TIẾT 33: LUYỆN TẬP 1
(VỀ BA TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA HAI TAM GIÁC)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Học sinh được làm một số bài tập về ba trường hợp bằng nhau của tam giác.
2. Kỹ năng: 
- Thông qua bài tập rèn kĩ năng vẽ hình, chứng minh hai tam giác bằng nhau 
- Rèn tư duy suy luận, lôgic, kĩ năng sử dụng các trường hợp bằng nhau một cách chính xác.	
3.Thái độ: 
Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.
Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
4. Năng lực cần đạt:
- Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học
2. Học sinh: Đọc trước bài mới + ôn tập các kiến thức liên quan.
III. Quá trình tổ chức hoạt động học cho học sinh.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (trong phần khởi động)
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Củng cố các trường hợp bằng nhau của tam giác
Bước 1: Chuyển giao: 
* Câu hỏi: Trong các câu sau. Câu nào đúng, câu nào sai:
	Nếu hai tam giác ABC và DEF có:
	a. AB = DF
 	 BC = EF
 	 AC = DE
 	 ABC = DE F (c.c.c)
	b. AB = DF
 	 AC = DE
 	 ABC = DE F (c.g.c)
	c. BC = EF
 	 ABC = DE F (g.c.g) 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện mục theo nhóm . 
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo. 
* Sản phẩm:
	Trường hợp 1 và 3 là sai
	Trường hợp 2 đúng.
Bước 4: Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: 
	* Giáo viên lưu ý cho học sinh khi xét sự bằng nhau của hai tam giác cần chú ý đến sự tương ứng của cạnh, góc.
* Đặt vấn đề: Chúng ta đã học xong 3 trường hợp bằng nhau của tam giác đó là trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh, cạnh - góc - cạnh, góc - cạnh - góc . Hôm nay chúng ta đi luyện tập về các trường hợp đó . Đồng thời rèn luyện kỹ năng vẽ hình và trình bày lời giải.
HĐ hình thành kiến thức(35 phút)
- Mục tiêu : Học sinh được làm một số bài tập về ba trường hợp bằng nhau của tam giác.
HĐ GV & HS
Nội dung
Bài 36 (Sgk - 123)
Bước 1: Chuyển giao: 
GV: Yêu cầu lên bảng ghi giải thiết và kết luận của bài toán
Để chứng minh cho AC = BD ta cần chứng minh cho hai tam giác nào bằng nhau?
Hai tam giác trên đã có yếu tố nào bằng nhau? Cần chứng minh thêm yếu tố nào khác?
Hd :; OA = OB; chung. Không cần thêm điều kiện
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện mục theo nhóm . 
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo. 
Dự kiến câu trả lời 
Bước 4: Đánh giá, nhận xét, tổng hợpGiáo viên chốt, ghi bảng 
Gt
OA = OB; 
Kl
AC = BD
Xét OAC và OBD có:
 chung
OA = OB (gt) OAC = OBD (g.c.g)
 (gt)
AC = BD (đpcm)
Bài 54 (SBT - 104) 
Bước 1: Chuyển giao: 
Yêu cầu h/s nghiên cứu bài 54 (SBT/104)
Bài toán cho biết gì và yêu cầu gì?
Lên bảng vẽ hình và ghi giả thiết, kết luận của bài toán
Muốn chứng minh BE = CD ta phải chứng minh điều gì?
Hd: Chứng minh BE = CD ta đi chứng minh ABE = ACD
 Một em lên bảng hãy chứng minh: ABE = ACD
BOD và COE đã có yếu tố nào bằng nhau
Cần chứng minh thêm yếu tố nào bằng nhau nữa thì kết luận được BOD = COE
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện mục theo nhóm . 
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo. 
HS làm bài tập theo nhóm 
Đại diện nhóm lên trình bày
Các nhóm khác nhận xét.
Bước 4: Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: 
GV nhận xét sửa sai nếu cần.
GT
ABC, AB = AC
D ÎAB, E Î AC, AD = AE
BE Ç CD = { 0}
KL
a. BE = CD
b. BOD = COE
 A
 D
 C
 B
 E
2
 1
 2
 1
 1
 1
 O
 Chứng minh
a. Xét ABE và ACD có :
AB = AC (gt)
 chung ABE = ACD (c.g.c)
AD = AE (gt)
 Suy ra : BE = CD ( Cặp cạnh tương ứng)
b. Vì ABE = ACD ( câu a)
Suy ra ( 2 góc tương ứng) (1)
 ( 2 góc tương ứng) 
Ta lại có : = 1800 ( 2 góc kề bù)
 = 1800 ( 2 góc kề bù)
Suy ra : (2)
Mặt khác theo gt ta có : AB = AC, AD = AE 
Nên AB AD = AC AE
 Hay BD = CE (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra BOD = COE (g.c.g)
Bài 34 (SBT- 102)
Bước 1: Chuyển giao: 
Yêu cầu học sinh nghiên cứu bài 34 (SBT - 102)
Bài toán cho biết gì? Yêu cầu chúng ta làm gì?
Cho tam giác ABC
Yêu cầu: Vẽ cung tròn (A; BC) và cung tròn (C; BA) chúng cắt nhau ở D (B, D nằm khác phía đối với AC)
Chứng minh: AD //BC
Nêu giả thiết, kết luận của bài toán.
Để chứng minh AD //BC ta cần chỉ ra điều gì?
Hãy chứng minh AD //BC
A
D
B
C
GT
ABC
Cung tròn (A;BC) cắt cung tròn(C;AB) tại D (B, D khác phía với AC)
KL
AD // BC
Chứng minh
Xét ADC và CBA có:
 AD = CB (gt)
 DC = AB (gt) ADC = CBA (c.c.c)
 AC cạnh chung 
 (Hai góc tương ứng)
Mà ở vị trí so le trong.
Do đó AD // BC (Theo dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song)
 Củng cố luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học(5’)
*Củng cố luyện tập 
	- Có các trường hợp nào bằng nhau của 2 tam giác ?
* Hướng dẫn học sinh tự học
- Tiếp tục ôn tập lí thuyết về ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Làm bài tập: 41, 42, 43, (Sgk - 124) Bài 54, 55, 56 (SBT - 104)
- Hướng dẫn bài 41 (Sgk - 124)
	Để chứng minh ID = IE = IF ta chứng minh:
	BID = BIE và CIE = IIF
- Giờ sau: Luyện tập tiếp.
* Rút kinh nghiệm:
**********************
Tiết 34: LUYỆN TẬP 2
(VỀ BA TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA TAM GIÁC)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Củng cố các trường hợp bằng nhau của hai tam giác và 2 hệ quả của trường hợp (g.c.g)	
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng áp dụng các trường hợp bằng nhau của hai tam giác và hai hệ quả để chỉ ra được hai tam giác bằng nhau, hai cạnh tương ứng bằng nhau, hai góc tương ứng bằng nhau.
- Rèn kỹ năng vẽ hình, chứng minh.
3.Thái độ: 
Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.
Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
4. Năng lực cần đạt:
- Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học
2. Học sinh: Đọc trước bài mới + ôn tập các kiến thức liên quan.
III. Quá trình tổ chức hoạt động học cho học sinh.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (trong phần khởi động)
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động khởi động (5 phút)
* Mục tiêu: áp dụng các trường hợp bằng nhau của hai tam giác 
Bước 1: Chuyển giao: 
Phát biểu 3 trường hợp bằng nhau của tam giác, ghi tóm tắt dưới dạng kí hiệu hình học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện mục theo nhóm . 
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo. 
* Kí hiệu: ABC = A'B'C'
	 AB = A'B', AC = A'C', BC = B'C'
	Hoặc AB = A'B' , , BC = B'C'
	Hoặc , AB = A'B' , 
Bước 4: Đánh giá, nhận xét: Chúng ta đã học xong ba trường hợp bằng nhau của tam giác và luyện tập xong một tiết. Hôm nay chúng ta tiết tục luyện tập về các trường hợp đó.
HĐ hình thành kiến thức(35 phút)
- Mục tiêu : Học sinh được củng cố các trường hợp bằng nhau của hai tam giác và 2 hệ quả của trường hợp (g.c.g)
HĐ GV & HS 
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao: 
Yêu cầu học sinh làm bài 60(SBT - 105)
Lên bảng vẽ hình và viết giả thiết, kết luận của bài.
Muốn chứng minh AB = BE ta phải chứng minh điều gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện mục theo nhóm . 
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo. 
Bài 60 (SBT - 105) 
- dự kiến câu trả lời của học sinh
B
A
C
E
x
D
1
2
HS:Để chứng minh AB = BE ta chứng minh
 ABD = EBD
Một em lên bảng trình bày bài
Bước 4: Đánh giá, nhận xét
GT
KL
AB = BE
Chứng minh
Xét ABD và EBD có:
BD cạnh chung
 (Bx là tia phân giác )
Vậy ABD = EBD (Cạnh huyền - góc nhọn)
 AB = EB (Hai cạnh tương ứng)
Bước 1: Chuyển giao: 
Yêu cầu học sinh nghiên cứu bài 43 (Sgk - 125) vẽ hình và ghi giả thiết, kết luận của bài.
A
O
B
x
E
C
D
y
1
1
2
2
1
1
Để chứng minh AD = BC ta chứng minh như thế nào?
AOD và COB có những yếu tố nào bằng nhau.
Từ đó ta có kết luận gì về hai tam giác này?
AOD = COB suy ra điều gì?
Yêu cầu hs lên bảng trình bày lại - Cả lớp chứng minh vào vở
EAB và ECD đã có nhứng yếu tố nào bằng nhau ta còn phải chứng minh yếu tố nào nữa.
AB = CD tại sao?
Từ (1), (2), (3) suy ra điều gì
Để chứng minh DE là tia phân giác của ta phải chứng điều gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện mục theo nhóm . 
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo. 
HS: chứng minh AD = BC ta chứng minh thông qua chứng minh 
AOD = COB
HS: Có (câu a) ta còn phải chứng AB = CD và 
Chứng minh 
Chứng minh 
Bước 4: Đánh giá, nhận xét
Bài 45 (Sgk - 125) 
Bước 1: Chuyển giao: 
Yêu cầu học sinh nghiên cứu bài 45 (Sgk - 125)
Cho học sinh hoạt động nhóm bài 45 theo yêu cầu sau:
Các nhóm thi đua cùng làm, treo KQ theo thứ tự thời gian hoàn thành ( úp nội dung bài)
GV chiếu đáp án để HS đối chiếu (các nhóm đối chiếu nhanh KQ của cả nhóm bạn).
Đại diện nhóm nhanh nhất báo cáo KQ và trả lời các câu hỏi của GV (nếu làm tốt có thể cho điểm nhóm).
GV sửa sai, chốt cách làm
- Cho bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trên giấy kẻ ô vuông (H. 110). Hãy dùng lập luận để giải thích:
a. AB = CD; BC = AD
b. AB // CD
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện mục theo nhóm . 
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
Đại diện các nhóm trình bày bài của nhóm mình.
Bước 4: Đánh giá, nhận xét
Chốt lại: Trong giờ luyện tập hôm nay chúng ta sử dụng 3 trường hợp bằng nhau của tam giác để giải một số bài tập. Nên trong quá trình làm bài tập chúng ta phải quan sát hình chọn ra phương pháp chứng minh cho phù hợp.
Bài 43 (Sgk - 125) 
- dự kiến câu trả lời của học sinh
GT
KL
a. AD = BC
b.EAB = ECD
c. OE là tia phân giác 
Chứng minh
a. Xét AOD và COB có:
OA = OC (gt)
 chung AOD = COB (c.g.c) (*)
OD = OB (gt)
AD = BC (Hai cạnh tương ứng) và (hai góc tương ứng)
b. Xét EAB và ECD có:
 (Câu a) (1)
 (Hai góc kề bù)
 (Hai góc kề bù)
Mà (Do AOD = COB theo (*) )
Do đó: (2)
Ta có: 
OA + AB = OB (Vì OA < OB điểm A nằm giữa OB)
AB = OB - OA
OC + CD = OD (Vì OC < OD điểm C nằm giữa OD)
CD = OD - OC
mà OA = OC, OD = OB (gt)
Từ đó ta có AB = CD (3)
Từ (1), (2), (3) EAB = ECD (g.c.g) (**)
c. Xét AOE và COE có:
OE cạnh chung
OA = OC (gt)
EAB = ECD (Theo (**)) AE = EC (hai cạnh tương ứng)
Do đó AOE = COE (c.c.c)
 (Hai góc tương ứng)
Mặt khác tia OE nằm giữa 2 tia OA và OC nên OE là tia phân giác của 
Bài 45 (Sgk - 125) 
Giải
a. Xét AHB và CKD có:
HA = KC = dài 3 ô vuông
HB = KD = dài 1 ô vuông
Vậy AHB = CKD (c.g.c)
 AB = CD (Hai cạnh tương ứng)
* Xét CEB và AFD có:
AF = CF = dài 4 ô vuông
FD = CK = dài 2 ô vuông
Vậy CEB = AFD (c.g.c)
 AD = BC (Hai cạnh tương ứng)
b. Nối BD
Xét ABD và CBD có:
BD cạnh chung
AB = DC; AD = BC (c/m câu a)
Vậy ABD = CBD (c.c.c) 
AB // CD (có 2 góc bằng nhau ở vị trí so le trong)
Củng cố luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học(5’)
*Củng cố luyện tập 
	- Nêu lại các trường hợp bằng nhau của hai tam giác	
* Hướng dẫn học sinh tự học
	- Ôn lại các trường hợp bằng nhau của tam giác
	- Bài tập: 44, 45 (Sgk - 125), bài 63, 64 (SBT - 105)
	- Hướng dẫn bài 64 (SBT)
	a. Chứng minh AD = CF và DB = CD BD = CF
	- Đọc trước bài: "Tam giác cân
* Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
TIẾT 35: TAM GIÁC CÂN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Nhận biết được định nghĩa tam giác cân, tam giác vuông, tam giác đều, tính chất về góc của một tam giác cân, tam giác vuông, tam giác đều.
2. Kỹ năng: 
-Biết vẽ một tam giác cân, một tam giác vuông cân, biết chứng minh một tam giác là tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. Biết vận dụng các tính chất của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều để tính số đo góc, để chứng minh các góc bằng nhau.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình tính toán và tập dượt chứng minh đơn giản.
3.Thái độ: 
Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.
Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
4. Năng lực cần đạt:
- Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học
2. Học sinh: Đọc trước bài mới + ôn tập các kiến thức liên quan. -Dụng cụ : Thước thẳng , thước đo góc ,com pa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. Hoạt động1 : khởi động (5 phút)
a/ Mục tiêu:tạo hứng thú cho học sinh vào bài.
 b/ Hình thức tổ chức. Hoạt động nhóm.
c/ Các bước thực hiện
Bước 1: Chuyển giao
 Giáo viên chiếu một số hình ảnh về các tam giác có 2 cạnh bằng nhau, hai góc bằng nhau , 3 cạnh bằng nhau, 3 góc bằng nhau .
HS tìm nhóm các tam giác có 2 cạnh bằng nhau, hai góc bằng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_7_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2021_2022.docx