Giáo án Hình học 7 - Tiết 11+12 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Nguyên

Giáo án Hình học 7 - Tiết 11+12 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Nguyên

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Nắm vững quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với đường thẳng thứ ba.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phát biểu lô gíc một mệnh đề toán học; kĩ năng vận dụng kiến thức đã học về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song để giải bài tập

 3. Thái độ: Tích cực học tập, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

 4. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

 - Năng lực giao tiếp, hợp tác.

 - Năng lực sử dụng các phương tiện, công cụ toán học.

B.CHUẨN BỊ:

 - GV : Hệ thống câu hỏi, bảng phụ.

 - HS : Kiến thức đã dặn ở mục 4,5 tiết 10, bảng nhóm.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Nêu và giải quyết vấn đề.

 - Vấn đáp gợi mở.

 - Hoạt động nhóm.

 

doc 11 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 2180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tiết 11+12 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GA HÌNH 9-NĂM HỌC: 2019-2020-TRƯỜNG THCS AN VĨNH-GV: NGUYỄN VĂN NGUYÊN
Tiết 11 LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 2/9/2019; Ngày dạy: 4 /9/2019. Lớp 7A
Lớp dạy:7B
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Nắm vững quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với đường thẳng thứ ba.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phát biểu lô gíc một mệnh đề toán học; kĩ năng vận dụng kiến thức đã học về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song để giải bài tập
 3. Thái độ: Tích cực học tập, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
 4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác.
 - Năng lực sử dụng các phương tiện, công cụ toán học.
B.CHUẨN BỊ:
 - GV : Hệ thống câu hỏi, bảng phụ.
 - HS : Kiến thức đã dặn ở mục 4,5 tiết 10, bảng nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Nêu và giải quyết vấn đề.
 - Vấn đáp gợi mở.
 - Hoạt động nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (6 phút)
GV yêu cầu HS điền vào chỗ ..(Dành cho HS yếu)
Cho a, b, c là 3 đường thẳng phân biệt, hãy điền vào chỗ ..
Nếu a c và b c thì ..
Nếu a // c và a b thì 
Nếu a // b và a // c thì .
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài.
 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
(18 phút)
Bài 42/ 98/ sgk:
 a/ Vẽ c 
 b/ Vẽ b . Hỏi a có song song với b không ? 
 c/ Phát biểu tính chất đó bằng lời. 
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi, trao đổi, vẽ hình, trả lời ..
- Sau 4 phút 1 HS lên bảng vẽ hình, trả lời miệng câu b, c.
- HS khác nhận xét.
- GV kết luận, ghi điểm.
Bài 43/ 98/ sgk: 
a/ Vẽ c 
b/ Vẽ b // a . Hỏi c có vuông góc với b không? Vì sao? 
c/ Phát biểu tính chất đó bằng lời.
- Cách tiến hành tương tự bài 42.
Bài 44/ 98/ Sgk:
a/ Vẽ a// b 
b/ Vẽ c // b . Hỏi c có song song với b không ? Vì sao ? 
c/ Phát biểu tính chất đó bằng lời .
- Cách tiến hành tương tự bài 42.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(12 phút)
Bài tập 46/ 98/ sgk:
Xem hình 31/ sgk
a/ Vì sao a // b ?
b/ Tính số đo góc C . 
Chia lớp làm 8 nhóm thảo luận, trình bày lời giải trên bảng nhóm trong 4 phút. Sau đó GV thu bảng của các nhóm, chọn bài làm của 2 nhóm treo lên bảng cho HS nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận, ghi điểm.
GV nhận xét bài làm mỗi nhóm .
Bài tập 47/ 98 / SGK.
Hình vẽ cho biết a // b , Â = 900,
, , Tính 
- Cách tiến hành tương tự bài 46.
Bài 42/ 98/ sgk:
Giải:
a) Vẽ hình.
b/ a// b vì a và b cùng vuông góc với c.
c/ Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
Bài 43/ 98/ sgk: 
Giải:
a) Vẽ hình.
 b/ c vì 
c/ Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
Bài 44/ 98/ sgk:
a/ Vẽ hình.
 a
 b
 c
b/ c // b vì c và b cùng song song với a.
c/ Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
Bài tập 46/ 98/ sgk: 
a/ a // b Vì 
b/ Ta có:
= 1800 ( Hai góc trong cùng phía).
.
Suy ra .
Vậy .
Bài tập 47/98 SGK.
- Tính ?
Ta có: AB b tại B.
Vậy = 90o
- Tính ?
Ta có: = 1800( 2 góc trong cùng phía)
=180o-130o=50o.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (7 phút).
Bài 1: Cho đường thẳng cắt hai đường thẳng song song với nhau là nt và mu. Biết Hư và Gu là tia phân giác của góc nGH. Hai đường thẳng Gu và Hư có vuông góc với nhau không? Vì sao?
Bài 1. Cho hai góc kề bù AOC và COB, trong đó .
 a) Tính góc AOC.
 b) Gọi Ox, Oy lần lượt là phân giác của góc COB và góc AOC. Từ A kẻ tia Az//Ox cắt tia OC tại E (E không trùng O). Chứng tỏ Oy Az; So sánh số đo của các góc EAO, AEO.
Bài 2. Cho tam giác ABC có , AD là phân giác của góc A (D BC). Từ D vẽ đường thẳng song song với AB cắt AC ở M. Từ M vẽ MK sao cho MK//AD và cắt BC tại K.
 a) Tính số đo các góc BAD, DMK, ADM.
 b) Chứng minh rằng MK là tia phân giác của góc DMC.
*Hướng dẫn HS tự học (2 phút):
- Xem lại các bài đã giải
- BTVN: 45, 48/98.99 sgk; 35, 36, 37, 38/80 sbt.
- HS khá, giỏi làm các bài tập phần tìm tòi, mở rộng.
- Ôn lại các tính chất trong các bài đã học, tiên đề Ơclit.
 - Chuẩn bị: Nghiên cứu trước bài “Định lý”.
Ngày soạn: 24/9/2018; Ngày dạy: 28 /9/2018.
Lớp dạy:7B
Tiết 12. §7. ĐỊNH LÍ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
+ HS biết cấu trúc của một định lí (Giả thiết và kết luận).
+Biết thế nào là chứng minh một định lí.
2. Kĩ năng :
+ Biết đưa một định lí về dạng “ Nếu ..thì .”.
+ Làm quen với mệnh đề lôgic : P Q.
3. Thái độ : 
+Rèn luyện tư duy lô gic, tính cẩn thận, tinh thần hợp tác trong việc học tập môn toán.
+ Tích cực, tự giác trong học tập
4. Định hướng phát triển năng lực :
+ Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.+
+ Năng lực hợp tác, giao tiếp.
 + Năng lực sử dụng các phương tiện, công cụ toán học.
B. CHUẨN BỊ :
 1. GV : 
+Giáo án,hệ thống câu hỏi, bảng phụ,thước ê ke
+ Thiết kế các hoạt động học tập cho HS
+ Tổ chức nhóm cho HS hoạt động
 2.HS :
+ Học bài cũ,ôn tập kiến thức đã học, có đầy đủ dụng cụ học tập
+ Kiến thức đã dặn ở mục 4,5 tiết 11, bảng nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP :
 - Nêu và giải quyết vấn đề.
 - Vấn đáp gợi mở.
 - Hoạt động nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút): 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
 1/ Phát biểu Tiên đề Ơclit, vẽ hình minh hoạ.
 2. Phát biểu tính chất cùa hai đường thẳng song song, vẽ hình chỉ ra một cặp góc so le trong , một cặp góc đồng vị , một cặp góc trong cùng phía.
 - HS nhận xét câu trả lời của bạn. 
 - GV nhận xét – ghi điểm.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (19 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài.
- GV: Tiên đề Ơclit và tính chất hai đường thẳng song song đều là các khẳng định đúng. Nhưng tiên đề Ơclit được thừa nhận qua vẽ hình, qua kinh nghiệm thực tế, còn tính chất hai đường thẳng song song được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng. Đó là định lí , Vậy định lí là gì, nó gồm những phần nào, thế nào là chứng minh định lí? Đó là nội dung của bài học này.
Hoạt động 2.1:
-GV cho HS đọc phần định lí sgk/ 99 .
Vậy thế nào là một định lí?
-Cho HS làm ?1
 Ba tính chất ở §6 là ba định lí .Em hãy phát biểu lại ba định lí đó.
- GV gọi hs phát biểu.
- GV: em nào có thể lấy thêm VD về các định lí mà ta đã học.
(HS thảo luận nhóm đôi tìm thêm các định lí).
- GV: nhắc lại định lí : “ Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau” , yêu cầu HS lên bảng vẽ hình của định lí , kí hiệu trên hình vẽ .
- GV: Theo em trong định lý trên điều đã cho là gì ? Đó là giả thiết.
 Điều phải suy ra là gì ? Đó là kết luận .
- GV: Giới thiệu : Vậy trong một định lý, điều cho biết là giả thiết của định lý và điều suy ra là kết luận của định lý . 
- GV: Mỗi định lý gồm mấy phần , là những phần nào ?
- GV: Giả thiết viết tắt là GT, kết luận viết tắt là KL.
- GV : Mỗi định lý đều có thể phát biểu dưới dạng “ Nếu .thì ”. 
Phần nằm giữa từ “nếu” và từ “ thì” là giả thiết, sau từ “ thì” là kết luận 
- GV : Em hãy phát biểu lại tínhchất hai góc đối đỉnh dưới dạng “nếu . thì ”
- GV : Dựa vào hình vẽ trên bảng em hãy viết giả thiết , kết luận bằng ký hiệu.
- HS hoạt động nhóm đôi viết gt, kl. 
- GV : Cho HS làm ?2 trang 100 SGK .
- GV : Gọi một HS đứng tại chỗ trả lời câu a .
- GV : Gọi HS 2 lên bảng làm câu b.
Hoạt động 2.2.
GV trở lại định lý: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Giới thiệu học sinh các bước chứng minh định lý và cách trình bày
Để có kết luận ta phải suy luận như thế nào?
- Quá trình suy luận trên đi từ GT đến KL gọi là chứng minh định lý.
-Qua ví dụ trên em hãy cho biết : Muốn chứng minh một định lý ta làm như thế nào?
- Vậy chứng minh định lý là gì?
- HS hoạt động nhóm đôi thảo luận, trả lời.
Đề: Hãy chỉ ra GT và KL của các định lý sau:
 “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song”.
 “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau”.
1/ Định lí 
Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng , không phải bằng đo đạc trực tiếp hoặc vẽ hình , gấp hình hoặc nhận xét trực giác.
?1
a/ Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
b/ Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
c/ Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
	 O
 1 2
 Cho biết Ô1 và Ô2 là hai góc đối đỉnh.
Phải suy ra Ô1 = Ô2 
 Mỗi định lý gồm hai phần.
 a 
 b
 c
GT: a//c, b//c
KL: a//b
2, Chứng minh định lí
VD:
Chứng minh định lý hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
 GT là 2 góc đối đỉnh 
 KL 
Chứng minh:
Ta có : (hai góc kề bù)
 (hai góc kề bù)
Suy ra : 
Vậy 
-Muốn chứng minh một định lý ta cần:
+ Vẽ hình minh họa.
+ Dựa theo hình vẽ viết GT, KL bằng kí hiệu.
+ Từ GT đưa ra các khẳng định và kèm theo các căn cứ của nó cho đến KL.
-Chứng minh định lý là dùng lập luận để từ GT suy ra KL.
GT: một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bẳng nhau.
KL: hai đường thẳng đó song song.
GT: một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song
KL: hai góc so le trong bằng nhau.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (6 phút).
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi làm bài tập sau trong 3 phút. Sau đó cho 2 em đại diện 2 nhóm trả lời .
Bài tập: Hãy chỉ ra GT và KL của các định lý sau:
a/Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song.
(GT: Một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bẳng nhau.
KL: Hai đường thẳng đó song song)
b/Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau.
(GT: Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song.
KL: Hai góc so le trong bằng nhau).
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (9 phút).
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, chia lớp làm 8 nhóm, làm bài tập sau trên bảng nhóm trong 5 phút. Sau đó các nhóm nộp bảng nhóm. 
- GV chọn bảng nhóm của 2 nhóm (1 nhóm làm tốt, một nhóm còn sai sót) treo trên bảng lớp.
- HS nhận xét, GV kết luận và ghi điểm.
Bài tập : Cho mệnh đề « Số đo của góc tạo bởi tia phân giác với mỗi cạnh của góc bằng nửa số đo của góc ấy ».
Phát biểu mệnh đề trên dưới dạng « Nếu .thì ..».
Hãy chứng minh mệnh đề đó. 
 Giải : 
 a)Nếu OM là tia phân giác của góc AOB thì .
 b)Tia OM là tia phân giác của góc AOB nên . Suy ra . Mặt khác nên . O
B
M
A
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (4 phút).
Bài 2. Cho đường thẳng AB, lấy điểm O nằm ngoài đường thẳng AB. Qua O vẽ đường thẳng c vuông góc với AB và đường thẳng d song song với AB.
Đường thẳng d có vuông góc với đường thẳng c không ? Vì sao ?
Lấy điểm M thuộc đường thẳng c (M không trùng O). Vẽ đường thẳng x qua M
 và vuông góc với đường thẳng c. Chứng tỏ x // d.
* Hướng dẫn HS tự học (2 phút):
- Học thuộc: Định lý là gì? Phân biệt GT, KL của định lí.
- Nắm vững các bước chứng minh một định lí.
- BTVN: 50,52/101,102 sgk.
- Học sinh khá, giỏi làm thêm các bài tập phần tìm tòi, mở rộng.
- Chuẩn bị: Tiết sau luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tiet_1112_nam_hoc_2019_2020_nguyen_van_ng.doc