Giáo án Hình học 7 - Tiết 58, Bài 7: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phu Thinh

Giáo án Hình học 7 - Tiết 58, Bài 7: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phu Thinh

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : hiểu và chứng minh được 2 định lý đặc trưng về đuờng trung trực của một đọan thẳng .

2/ Kỹ năng : vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng . Xác định được trung điểm của một đoạn thẳng

 bằng thước và compa . Bước đầu biết dùng các định lý này để làm các bài tập đơn giản

 3/ Thái độ : ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn .

II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề .

III. CHUẨN BỊ :

1/ Đối với GV : thước thẳng , êke , compa , bảng phụ , một bìa mỏng có 1 mép là đoạn thẳng .

2/ Đối với HS : thước thẳng , êke , compa , một bìa mỏng có 1 mép là đoạn thẳng .

 - Ôn tập các định lý, tính chất tia phân giác của một góc , tam giác cân ,

 Định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng .

 

doc 3 trang Trịnh Thu Thảo 30/05/2022 3510
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tiết 58, Bài 7: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phu Thinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§7 TÍNH CHẤT đường TRUNG TRỰC CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG
 Tuần : 32 tiết 58
Ngày soạn : 1/42020
Ngày dạy : 
I. MỤC TIÊU : 
1/ Kiến thức : hiểu và chứng minh được 2 định lý đặc trưng về đuờng trung trực của một đọan thẳng .
2/ Kỹ năng : vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng . Xác định được trung điểm của một đoạn thẳng 
 bằng thước và compa . Bước đầu biết dùng các định lý này để làm các bài tập đơn giản
 3/ Thái độ : ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn .
II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề . 
III. CHUẨN BỊ : 
1/ Đối với GV : thước thẳng , êke , compa , bảng phụ , một bìa mỏng có 1 mép là đoạn thẳng .
2/ Đối với HS : thước thẳng , êke , compa , một bìa mỏng có 1 mép là đoạn thẳng .
 - Ôn tập các định lý, tính chất tia phân giác của một góc , tam giác cân ,
 Định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng .
IV. TIẾN TRÌNH :
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
Hoạt động 1 : KIỂM TRA ( 9 phút )
1. Thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng ?
2. Cho đoạn thẳng AB , hãy dùng thước có chia khoảng và êke vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB .
* Treo bảng phụ BT áp dụng .
- Nêu câu hỏi kiểm tra , gọi 1 HS lên bảng thực hiện , cả lớp cùng làm vào tập .
- Lấy một điểm M bất kì trên đường trung trực của AB . Nối MA và MB .
- Em có nhận xét gì về độ dài của MA và MB .
- Cho lớp nhận xét .
- Nhận xét , cho điểm .
- Nêu định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng 
- Làm BT áp dụng 
- Có MA = MB 
Vì hai hình chiếu HA và HB bằng nhau .
- Nhận xét phần trình bày của bạn .
Hoạt động 2 : ĐỊNH LÍ VỀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC ĐIỂM THUỘC ĐƯỜNG TRUNG TRỰC ( 10 phút )
1. Định lí về t/c của các điểm thuộc đường trung trực : 
a. Thực hành : (SGK)
* Yêu cầu HS lấy một bìa mỏng có 1 mép là đoạn thẳng .
- Hướng dẫn HS thực hành theo SGK .
- Tại sao gấp giấy (1) là đường trung trực của đọan thẳng AB .
- Lấy một bìa mỏng có 1 mép là đoạn thẳng .
- Thực hành theo hướng dẫn của GV
-Vì nếp gấp đó vuông góc với đoạn thẳng AB tại trung điểm của nó .
* Định lí : ( định lí thuận )
 Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó . 
* Yêu cầu HS gấp tiếp theo hình 41c và cho biết độ dài 2 nếp gấp là gì ?
- Vậy hai khoảng cách này như thế nào ?
- Trở lại hình kiểm ra bài cũ . Điểm nằm trên trung trực của đoạn thẳng có tính chất gì ?
* Gọi 1 HS đọc định lí .
- Yêu cầu HS tự chứng minh định lí 
- Độ dài 2 nếp gấp là khoảng cách từ M tới 2 điểm A và B .
- Khi gấp hình hai khoảng cách này trùng nhau . Vậy MA = MB
- Điểm nằm trên trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút cuả đoạn thẳng đó .
- Đọc định lí .
Hoạt động 3 : ĐỊNH LÍ ĐẢO ( 10 phút )
2. Định lý đảo :
 Điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó .
 GT Đoạn thẳng AB
 MA = MB
 KL M trung trực của AB
 Chứng minh (SGK) 
* Nhận xét 
Tập hợp các điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng là đường trung trực của đọan thẳng đó .
* Hãy lập mệnh đề đảo của định lý trên
* Vẽ hình yêu cầu HS thực hiện
* Hướng dẫn HS chứng minh định lí theo hai trường hợp .
 a) M AB
 b) M AB
* Gọi HS đọc nhận xét .
- Phát biểu định lý đảo .
- Nêu GT - KL của định lý 
- Chứng minh theo hướng dẫn của GV .
- Đọc nhận xét
Hoạt động 4 : ỨNG DỤNG ( 7 phút )
3. Ứng dụng : 
* Hướng dẫn HS vẽ hình 43 SGK 
- Gọi HS đọc chú ý .
- Vẽ hình theo hướng dẫn của GV .
- Đọc chú ý .
Hoạt động 5 : CỦNG CỐ ( 8 phút )
BT 44 SGK-P.76
BT 46 SGK-P.76
* Gọi HS đọc BT 44 .
- Yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ trả lời 
* Treo bảng phụ hình vẽ BT 46.
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT .
- Gợi ý cho HS sử dụng định lí 2 .
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày , cả lớp cùng làm vào tập .
- Đọc BT 44 .
- Điểm M thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB 
 Suy ra : MA = MB = 5cm
- Đọc và phân tích đề bài .
- Tam giác ABC cân tại A ; có :
 AB = AC 
 Suy ra A thuộc trung trực của BC
 Tương tự : DB = DC ; EB = EC
Nên D ; E thuộc trung trực của BC
Vậy : A ; D ; E thẳng hàng ( vì cùng thuộc trung trực của BC)
Hoạt động 6 : DẶN DÒ ( 1 phút )
Học thuộc và nắm vững nội dung hai định lí .
Rèn luyện cách vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng .
Làm các BT Làm các BT 47 , 48 SGK-P.77
Ôn lại tính chất về mối quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác .
Tiết sau luyện tập .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tiet_58_bai_7_tinh_chat_duong_trung_truc.doc