Giáo án Hình học 7 - Tiết 65: Ôn tập chương III (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phu Thinh

Giáo án Hình học 7 - Tiết 65: Ôn tập chương III (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phu Thinh

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về các loại đường đồng qui của tam giác .

 2/ Kỹ năng : vận dụng các kiến thức đã học để giải toán và giải quyết một số tình huống thực tế .

 3/ Thái độ : ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn .

II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề .

III. CHUẨN BỊ :

1/ Đối với GV : thước thẳng , êke , compa , bảng phụ .

2/ Đối với HS : thước thẳng , êke , compa . Trả lời các câu hỏi ôn tập chương .

 

doc 3 trang Trịnh Thu Thảo 30/05/2022 3260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tiết 65: Ôn tập chương III (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phu Thinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHƯƠNG III (tiếp theo)
 Tuần : 35 tiết 65
Ngày soạn : 20/4/2020
Ngày dạy : 
I. MỤC TIÊU : 
1/ Kiến thức : củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về các loại đường đồng qui của tam giác .
 	2/ Kỹ năng : vận dụng các kiến thức đã học để giải toán và giải quyết một số tình huống thực tế .
 3/ Thái độ : ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn .
II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề . 
III. CHUẨN BỊ : 
1/ Đối với GV : thước thẳng , êke , compa , bảng phụ .
2/ Đối với HS : thước thẳng , êke , compa . Trả lời các câu hỏi ôn tập chương .
IV. TIẾN TRÌNH :
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
Hoạt động 1 : ÔN TẬP LÝ THUYẾT ( 18 phút )
1. Các đường đồng qui .
Hãy ghép đôi hai ý ở hai cột để được khẳng định đúng .
* Yêu cầu HS nêu lại định nghĩa của các đường phân giác , đường trung trực , đường trung tuyến , đường cao .
* Treo bảng phụ BT 
- Lần lượt nêu lại các định nghĩa .
- Quan sát bảng phụ .
Trong tam giác ABC 
1. Đường phân giác xuất phát từ đỉnh A 
2. Đường trung trực ứng với cạnh BC 
3. Đường cao xuất phát từ đỉnh A 
4. Đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh A .
a. Là đường thẳng vuông góc với cạnh BC tại trung điểm của nó .
b. Là đoạn vuông góc kẻ từ A đến đường thẳng BC .
c. Là đoạn thẳng nối A với trung điểm của cạnh BC .
d. Là đoạn thẳng có hai mút là đỉnh A và giao điểm của cạnh BC với tia phân giác của góc A .
- Suy nghĩ , nêu kết quả .
 1.d 
 2.b
 3.b
 4.c
Trong một tam giác 
1. Trọng tâm 
2. Trực tâm 
3. Điểm (nằm trong tam giác) cách đều ba cạnh .
4. Điểm cách đều ba đỉnh .
a. Là điểm chung của ba đường cao 
b. Là điểm chung của ba đường trung tuyến .
c. Là điểm chung của ba đường trung trực .
d. Là điểm chung của ba đường phân giác .
- Suy nghĩ nêu kết quả .
 1.b
 2.a
 3.d
 4.c
* Hãy nêu tính chất của trọng tâm của 1 tam giác ; cách xác định trọng tâm .
- Những tam giác nào có ít nhất một đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác , đường trung trực , đường cao ? 
- Tam giác nào có trọng tâm đồng thời là trực tâm , điểm cách đều ba đỉnh , điểm (nằm trong tam giác) cách đều ba cạnh ?
- Là điểm chung của 3 đường trung tuyến , cách mỗi đỉnh một khoảng bằng độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh đó .
- Cách xác định : vẽ 2 đường trung tuyến .
- Chỉ có một . Tam giác là tam giác cân không đều .
- Tam giác đều .
Hoạt động 2 : LUYỆN TẬP ( 25 phút )
BT 67 SGK-P.87
* Cho HS đọc BT 67 .
- Hướng dẫn HS vẽ hình .
* Gợi ý : 
- Hai tam giác MPQ và RPQ có chung đỉnh P , hai cạnh MQ và RQ có vị trí như thế nào với nhau ?
- Có Q là trọng tâm , MR là đường trung tuyến . Vậy MQ = ? RQ 
- Hãy tính tỉ số 
- Tương tự cho HS làm câu b .
* Chốt lại cách thực hiện .
- Đọc và phân tích đề bài .
- Hai tam giác MPQ và RPQ có chung đỉnh P , hai cạnh MQ và RQ cùng nằm trên một đường thẳng nên chúng có cùng chiều cao xuất phát từ P .
- Có Q là trọng tâm , MR là đường trung tuyến . Vậy MQ = 2 RQ
- Vậy : 
 = 2 (1)
 = 2 (2)
c) Hai tam giác RPQ và RNQ có chung đỉnh Q , hai cạnh RP và RN cùng nằm trên một đường thẳng nên chúng có cùng chiều cao xuất phát từ Q . Hai cạnh RP và RN bằng nhau , do đó :
 SDRPQ = SDRNQ (3)
 Từ (1) ; (2) và (3) suy ra 
 SDQMN = SDQMP = SDQNP 
BT 70 SGK-P.88
* Treo bảng phụ hình vẽ và đề BT .
- Theo t/c đường trung trực của đoạn thẳng ta có được điều gì ?
- Yêu cầu HS phát biểu lại định lí về BĐT của tam giác .
- Đọc và phân tích đề bài .
- Vẽ hình vào tập .
a) M Ỵ d Þ MA = MB (t/c đ. t . trực) . Do đó :
 NB = NM + MB = NM + MA (1)
 Theo BĐT tam giác ; ta có : 
 NM + MA > NA (2) 
Từ (1) & (2) suy ra NA < NB 
b) Tương tự câu a .
Nếu N’ Ỵ PB thì N’B < N’A
c) Nếu L Ỵ d thì LA = LB 
 Nếu L Ỵ PB thì LA > LB
Vậy để LA < LB thì L phải Ỵ PA
Hoạt động 3 : DẶN DÒ ( 2 phút )
Nắm vững các kiến thức vừa ôn .
Xem lại các dạng BT đã giải và làm các BT 68 ; 69 SGK-P.88
Ôn lại các kiến thức đường thăng vuông góc và đường thẳng song song , các trường hợp bằng nhau 
 của tam giác .
Tiết sau ôn tập cuối năm .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tiet_65_on_tap_chuong_iii_tiep_theo_nam_h.doc