Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 31: Ôn tập học kỳ I (Tiếp theo)

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 31: Ôn tập học kỳ I (Tiếp theo)

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Hs được ôn tập hệ thống hóa các kiến thức đã học trong học kì I về tam giác thông qua lí thuyết và bài tập.

2. Kĩ năng.

- Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, hình vẽ, giải bài tập về tam giác

3. Thái độ.

- Cẩn thận, chính xác.

II. Chuẩn bị.

Gv: Thước kẻ, thước đo góc, kompa, eke

Hs: Làm đề cương ôn tập các câu hỏi đã giao, thước kẻ, kompa, eke, thước đo góc

III. Phương pháp.

- Vấn đáp , vận dụng thực hành.

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức: lớp trưởng báo cáo sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Việc chuẩn bị đề cương ôn tập của Hs.

3. Tiến trình bài dạy:

 

doc 3 trang sontrang 5000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 31: Ôn tập học kỳ I (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuẩn: 17 Ngày soạn: . 
Tiết: 31 Ngày dạy: 
ÔN TẬP HỌC KÌ I (tt)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Hs được ôn tập hệ thống hóa các kiến thức đã học trong học kì I về tam giác thông qua lí thuyết và bài tập.
2. Kĩ năng.
- Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, hình vẽ, giải bài tập về tam giác 
3. Thái độ.
- Cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị.
Gv: Thước kẻ, thước đo góc, kompa, eke
Hs: Làm đề cương ôn tập các câu hỏi đã giao, thước kẻ, kompa, eke, thước đo góc
III. Phương pháp. 
- Vấn đáp , vận dụng thực hành.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: lớp trưởng báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Việc chuẩn bị đề cương ôn tập của Hs. 
3. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung
Hoạt động 1. Ôn tập lí thuyết 
?1. Phát biểu định lí tổng ba góc của 
một tam giác ? định lí áp dụng vào tam giác vuông ?
Hs: Trả lời, bổ sung
Gv: Vẽ hình minh họa
Hs: Quan sát hình vẽ viết tóm tắt định lí
Hs: Lên bảng viết
Hs: Nhận xét, bổ sung
Gv: Nhận xét chung và chốt lại các tam giác có thể khác nhau về kích thước và hình dạng nhưng tổng ba góc của tam giác này luôn bằng tổng ba góc của tam giác kia
?2. Phát biểu định nghĩa, tính chất góc ngoài của một tam giác ?
? Nêu nhận xét về mỗi góc ngoài của một tam giác ?
Hs: Trả lời, bổ sung
Gv: Vẽ hình minh họa
Hs: Quan sát hình vẽ, viết tóm tắt định lí, tính chất
Hs: Lên bảng viết
Hs: Nhận xét, bổ sung
Gv: Nhận xét chung và chốt lại tại mỗi đỉnh của một tam giác có hai góc ngoài bằng nhau
?3. Phát biểu định nghĩa và kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác ?
Hs: Trả lời, bổ sung
Gv: Vẽ hình minh họa
Hs: Quan sát hình vẽ viết tóm tắt định nghĩa, kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác
Hs: Lên bảng viết
Hs: Nhận xét, bổ sung
Gv: Nhận xét chung và lưu ý cho Hs khi kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác các chữ cái chỉ tên các đỉnh tương ứng được viết theo cùng thứ tự
?4: Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh ?
Hs: Trả lời, bổ sung
Gv: Vẽ hình minh họa
Hs: Quan sát hình vẽ viết tính chất dưới dạng nếu thì.
Hs: Lên bảng viết
Hs: Nhận xét, bổ sung
Gv: Nhận xét chung 
?5: Phát biểu tính chất, hệ quả của trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh ?
Hs: Trả lời, bổ sung
Gv: Vẽ hình minh họa
Hs: Quan sát hình vẽ viết tính chất dưới dạng nếu thì.
Hs: Lên bảng viết
Hs: Nhận xét, bổ sung
Gv: Nhận xét chung và lưu ý cho Hs trường hợp này góc phải nằm xen giữa hai cạnh. Và khi áp dụng tam giác
vuông ta chỉ cần chỉ ra hai cặp cạnh góc vuông bằng nhau.
?6: Phát biểu tính chất, hệ quả của trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc - cạnh – góc ?
Hs: Trả lời, bổ sung
Gv: Vẽ hình minh họa
Hs: Quan sát hình vẽ viết tính chất dưới dạng nếu thì.
Hs: Lên bảng viết
Hs: Nhận xét, bổ sung
Gv: Nhận xét chung và lưu ý cho Hs trường hợp này là một cạnh và hai góc kề. 
Hoạt động 2. Bài tập 
Hs: Thực hiện bài 1
Hs: Lên bảng vẽ hình 
Hs: Dưới lớp vẽ hình vào vở. Sau đó
 nhận xét hình vẽ của bạn trên bảng.
Gv: Hướng dẫn phân tích trường hợp a, 
từ dưới đi lên.
 MAB và MDC
 MA = MD 
 MB = MC 
 MAB = MDC
 AB = DC 
Hs: Lên bảng trình bày chứng minh theo
 sơ đồ từ trên xuống dưới
Hs: Nhận xét, bổ sung
Gv: Nhận xét chung, chính xác đáp án.
Gv: Hướng dẫn giải phần b, áp dụng kết quả phần a và quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song
I. Lí thuyết 
Câu 1: Định lí tổng ba góc của một tam giác ( 106 sgk )
Định lí áp dụng vào tam giác vuông 
( 107 sgk )
 ABC, 
Câu 2: Định nghĩa, tính chất góc ngoài của một tam giác ( 107 sgk )
 là góc ngoài tại đỉnh C của ABC. 
= + 
Nhận xét: > ;>
Câu 3: Định nghĩa hai tam giác bằng nhau ( 110 sgk )
Hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau kí hiệu ABC =A’B’C’
Câu 4: Tính chất của trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh ( 113 sgk ).
Nếu ABC và A’B’C’ có 
 AB = A’B’ ; AC = A’C’ ; BC = B’C’
Thì ABC = A’B’C’
Câu 5: Tính chất của trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh ( 117 sgk ).
Nếu ABC vàA’B’C’ có 
 AB = A’B’ ; ; BC = B’C’
Thì ABC = A’B’C’
* Hệ quả áp dụng tam giác vuông 
( 118 sgk )
Câu 6: Tính chất của trường hợp bằng nhau góc - cạnh - góc .
 Nếu ABC vàA’B’C’ có 
 ; BC = B’C’ ; 
Thì ABC = A’B’C’
Hệ quả 1: ( 122 sgk )
Hệ quả 2: ( 122 sgk )
II. Bài tập 
Bài 1.cho ABC , M là trung điểm của 
cạnh BC. Trên tia đối của MA lấy điểm
D sao cho MD = MA
a, Chứng minh AB = DC
b, ABC cần cố thêm điều kiện gì để 
có DC AC ?
Giải.
Chứng minh.
a, Xét MAB và MDC có 
 MA = MD ( gt )
 ( đối đỉnh ) 
 MB = MC ( gt )
 Do đó MAB = MDC (c - g - c ) 
suy ra AB = DC ( hai cạnh tương ứng )
b, Theo câu a, MAB = MD
 suy ra mà hai góc này ở vị trí so le trong do đó AB // DC ( 1 )
 ta có DC AC ( 2 )
từ ( 1 ) và ( 2 ) suy ra AC AB 
Vậy ABC vuông tai A thì có 
DC AC 
4. Hướng dẫn học ở nhà 
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức trong học kì I đã được ôn tập để thi học kì I ( theo đề cương ôn tập )
5. Rút kinh nghiệm.
 ====================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_31_on_tap_hoc_ky_i_tiep_theo.doc