Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Chủ đề 5 đến 9

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Chủ đề 5 đến 9

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

-HS thể hiện được quan tâm của mình về bổn phận, trách nhiệm đối với gia đình.

-Sử dụng những tư duy phản biện để phản đối những quan điểm chưa phù hợp thuyết phục người khác tham gia bổn phận trách nhiệm của con người đối với gia đình trên cơ sở đó phát triển tình cảm gắn bó và trách nhiệm với gia đình.

- Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch lao động tại gia đình.

- Phát triển phẩm chất nhân ái, trách nhiệm với gia đình.

2.Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.

+ Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

- Năng lực hoạt động trải nghiệm:

+ Năng lực thích ứng với cuộc sống: Hiểu biết về bản đối với gia đình, biết điều chỉnh bản thân để đáp ứng sự thay đổi.

+ Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng thể hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động.

+ Năng lực định hướng về nghề nghiệp: Hiểu biết về nghề nghiệp, đưa ra quyết định và lập kế hoạch học tập.

3.Phẩm chất : nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

 

docx 51 trang phuongtrinh23 27/06/2023 750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Chủ đề 5 đến 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 5: EM VỚI GIA ĐÌNH
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
-HS thể hiện được quan tâm của mình về bổn phận, trách nhiệm đối với gia đình.
-Sử dụng những tư duy phản biện để phản đối những quan điểm chưa phù hợp thuyết phục người khác tham gia bổn phận trách nhiệm của con người đối với gia đình trên cơ sở đó phát triển tình cảm gắn bó và trách nhiệm với gia đình.
- Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch lao động tại gia đình.
- Phát triển phẩm chất nhân ái, trách nhiệm với gia đình.
2.Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
+ Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực hoạt động trải nghiệm:
+ Năng lực thích ứng với cuộc sống: Hiểu biết về bản đối với gia đình, biết điều chỉnh bản thân để đáp ứng sự thay đổi.
+ Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng thể hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động.
+ Năng lực định hướng về nghề nghiệp: Hiểu biết về nghề nghiệp, đưa ra quyết định và lập kế hoạch học tập.
3.Phẩm chất : nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
4.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
a.Đối với giáo viên
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
- Các bài hát, trò chơi phù hợp với lứa tuổi HS về gia đình.
- Video về hoạt động lao động của HS tại gia đình, sưu tầm những câu chuyện về lao động tại gia đình
- Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong sgk, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.
b.Đối với học sinh
- SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7
- Sưu tầm một số tình huống và một số câu chuyện về kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm.
- Thực hiện nhiệm vụ trong sgk, sbt trước khi đến lớp
- Thực hiện những việc làm thể hiện sự chăm sóc, yêu thương người thân trong gia đình và chụp ảnh ghi lại kết quả.
- Những công việc đã làm, kế hoạch lao động đã thực hiện tại gia đình nếu có.
- Sưu tầm những tình huống và các câu chuyện về lao động tại gia đình của các bạn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ 1. Chia sẻ về kĩ năng chăm sóc người thân bị mệt, ốm.
HĐ2. Xác định việc nên, không nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề, và nhận diện , chia sẻ được những kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm phù hợp hay chưa phù hơp.
b. Nội dung: GV tổ chức cho hs nghiên cứu 2 trường hợp trong SGK để trả lời các câu hỏi về kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm hình thức theo nhóm.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS thực hiện theo yêu cầu của mục tiêu
 GV tổ chức cho HS chia sẻ ý kiến của mình về kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt ốm trong 2 trường hợp trên.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Đọc phần định hướng nội dung, kết hợp đọc 2 vd trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời.
- GV nhận xét, giảng giải để HS thấy được động cơ của Minh và Hương là tốt, nhưng do thiếu kinh nghiệm, hiểu biết có gây ra hậu quả là đau dạ dày khi uống nước chanh lúc đói và uống thuốc khánh sinh khi đau dạ dày mà không biết nguyên nhân gây đau bụng có thể dẫn đến nhờn khánh sinh và tác hại khó lường khác.
GV kẻ lên bảng 2 cột và ghi những ý kiến chia sẻ vào các cột tương ứng về kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm. và trả lời câu hỏi :Khi người thân bị mệt, ốm em đã làm gì và làm như thế nào
Kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt
Kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt
HS trả lời theo sự hiểu biết và đã làm ở nhà khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm.
Sau khi hs chia sẻ giáo viên động viên, khích lệ các em cúng tham gia phâm tích, tổng hợp kinh nghiệm về khĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt ốm.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
*Hoạt động 1:Chia sẻ về kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm.
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận ra được điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân.
b. Nội dung: GV cho HS thảo luận, chia sẻ và trình bày trước lớp.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HĐ 1. Chia sẻ kĩ năng của bản thân khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về điểm mạnh, điểm hạn chế của mỗi cá nhân khi chăm sóc người thân bị mệt ,ốm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, thảo luận và chia sẻ với các thành viên trong nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời. GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, kết luận.
HĐ 2. NV2. Xác định việc nên, không nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức chơi trò chơi’’ Ai nhanh, ai đúng”
Chia lớp thành 2 đội và phân công nhiệm vụ:
*Đội 1: Nêu ra những việc lên làm khi chăm sóc người thân bị mệt ốm.
*Đội 2 : Nêu ra những việc không nên làm khi người thân bị mệt, ốm.
GV phát cho mỗi đội các thẻ giấy màu khác nhau, vd:
+giấy màu xanh: Viết những điều lên làm khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm.
+giấy màu đỏ: viết những điều không lên làm khi người thân bị mệt, ốm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và chia sẻ với nhau, xác định từng việc lên làm và không lên làm khi người thân bị mệt, đau nhức xương khớp hay bị sốt, đâu đầu hay bị thương ở chân 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS lên bảng ghi vào giấy màu sau đó từng đội dán vào các cột trên bảng kẻ sẵn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện
GV tổng hợp kết quả và nhận xét hoạt động.
I.Chia sẻ về kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm.
1. Nhận diện điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân
- Điểm mạnh:
● Biết giải quyết vấn đề
● Kiên trì,biết quan tâm chăm sóc người thân
● Tính kỷ luật cao
- Điểm yếu:
● Chăm sóc chưa chú đáo và chưa biết thể hiện thái độ yêu thương.
=> Trong mỗi gia đình , không tránh khỏi những lúc có người thân bị mệt, ốm. Là người con trong gia đình, mỗi chúng ta cần phải thể hiện tình thương yêu trách nhiệm của mình đối với người thân khi bị mệt, ốm bằng việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng của mình. Điều này đòi hỏi chúng ta phải học hỏi và rèn luyện để có được những kĩ năng chăm sóc nguoief thân khi bị mệt, ốm.
2. Chia sẻ việc nên, không nênmà em tự hào và điểm hạn chế mà em muốn khắc phục
Việc nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt,ốm.
Việc không nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt,ốm.
Cho người thân uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Cho uống nước chanh lúc đói.
Lựa chọn cách chăm sóc phù hợp với từng trường hợp.
Làm theo mọi yêu cầu của người thân lúc mệt,dù điều đó có thể gây ra hậu quả khó lường.
Cân nhắc ,lựa chọn để đáp ứng với nhu cầu tình trạng sức khỏe, bối cảnh cụ thể.
Tùy tiện chăm sóc người thân theo ý chủ quan, cho người thân uống thuốc tùy tiện.
Chăm sóc phải phù hợp với từng loại bệnh.
Aps dụng một cách chăm sóc chung cho tất cả các biểu hiện bệnh.
Thường xuyên theo dõi sức khỏe của nguoif bệnh.
Lơ là theo dõi sức khỏe của người mệt, ốm.
*LUYỆN TẬP/THỰC HÀNH.
 Hoạt động 3. Sắm vai thể hiện kĩ năng chăm sóc người thân
1. Mục tiêu:HS vận dụng được cách chăm sóc người thân khi bị mệt ốm, phù hợp.
2.Nội dung: GV nêu yêu cầu, học sinh lắng nghe, thảo luận và trả lời theo yêu cầu
3.Sảm phẩm học tập : mời các nhóm đã sắm vai thể hiện cách giải quyết tình huống đã thống nhất trong nhóm.
4.Tổ chức hoạt động:
 - GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm sau đó yêu cầu HS sắm vai thể hiện cách giải quyết các tình hướng được nêu trong SGK .
- Sau khi sắm vai thể hiện cách sử lí từng tình huống, gv tổ chức cho hs tham gia nhận xét ,đưa ra các cách sử lí tích cực khác,cùng phân tích điểm phù hợp của từng cách chăm sóc mà hs thực hiện trong bối cảnh cụ thể.
GV nhận xét hoạt động của Hs khi sắm vai các tình huống.
*VẬN DỤNG:
Hoạt động 4: Vận dụng kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm.
 1. Mục tiêu:HS vận dụng, củng cố được cách chăm sóc người thân khi bị mệt ốm trong thực tiễn cuộc sống ở gia đinh.
2.Nội dung: GV nêu yêu cầu HS thể hiện được kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, sốt, đau đầu, đau bụng ,đau người , chân tay ..
3.Sảm phẩm học tập : mời các nhóm đã sắm vai thể hiện cách giải quyết tình huống đã thống nhất trong nhóm.
4.Tổ chức hoạt động: Hs áp dụng trong gia đinh khi chẳng may có người mệt, ốm.
*TỔNG KẾT
-Mời một số em chia sẻ những điều học hỏi được và cảm xúc của bản thân sau hoạt động .
GV kết luận chung:
+Chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm thể hiện trách nhiệm của các em đối gđ em.
+ Quan tâm, yêu thương người thân khi bị mệt ốm chưa đủ, các em còn phải cần biết chăm sóc đúng cách và thẻ hiện bằng hành động phù hợp.
+Khi các em thể hiện tốt kĩ năng chăm sóc người thân bị mệt, ốm sẽ làm cho người thân cảm thấy ấm áp,hạnh phúc và khỏe hơn.
 NỘI DUNG 2: KẾ HOẠC LAO ĐỘNG TẠI GIA ĐÌNH
HĐ 5. Kế hoạch lao động tại gia đình.
HĐ6. Xây dựng kế hoạc lao động tại gia đình của em.
a. Mục tiêu: HS chia sẻ được những công việc lao động tại gia đình để góp phần tăng thu nhập nếu có và cách xây dựng kế hoạch lao động tại gia đình.
b. Nội dung: GV tổ chức cho hs chia sẻ theo nhóm chung cả lớp về những nội dung mà gv nêu ra.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HĐ 5. Kế hoạch lao động tại gia đình.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và đưa ra câu trả lời theo nội dung câu hỏi:
 +Em đã tham gia thực hiện những hoạt động lao động nào tại gia đình?trong số đó hoạt động nào em thực hiện thường xuyên?
+ Em đã chủ động xắp sếphoạt động lao động tại gia đình như thế nào để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập
+ Em có kế hoạch cụ thể về lao động tại gia đình không? Nếu có kế hoạch lao động tại gia đình của em đã được xây dựng như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, thảo luận .
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm thực hành trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cùng HS phân tích cách các bạn trong từng nhóm đã tham gia hoạt động như thế nào trong gia đình mình, sau đó nhận xét và kết luận.
 HĐ6. Xây dựng kế hoạch lao động tại gia đình của em.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS về nhà thực hiện lao động lao động tại gia đình theo kế hoạch đã xây dựng(yêu cầu HS ghi chép và có thể quay video để chia sẻ)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 
- GV mời các em báo cáo kế hoạch lao động tại gia đình trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
II. Kế hoạch lao động tại gia đình.
-Em đã tham gia lao động như: Nấu cơm, quét nhà, rửa bát, làm vườn ..
-Những hoạt động em làm thường xuyên là: rửa bát, quét nhà, nấu cơm.
-Đi học về sớm thì em làm giúp gia đình
-Em xây dựng kế hoạch cụ thể như chủ nhật không đi học có nhiều thời gian em sẽ làm công việc nhà nhiều hơn.
-Tham gia làm công việc nhà không chỉ là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm của mình đối với gia đình đó chính là thể hiện sự chia sẻ, giúp đỡ và tình yêu thương đối với gia đình.
III.Xây dựng kế hoạch lao động tại gia đình của em.
Những ghi chép hoặc video của hs khi thực hiện công việc lao động tại gia đình
 NỘI DUNG 3 : LẮNG NGHE TÍCH CỰC GÓP Ý KIẾN NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH 
a.Mục tiêu: 
-Nhận biết và chia sẻ được những biểu hiện của sự lắng nghe tích cực các thành viên trong gia đình.
- Thể hiện được kĩ năng lắng nghe tích cực của các thành viên trong gia đình.
b.Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện
c.Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HĐ 1. LẮNG NGHE TÍCH CỰC GÓP Ý KIẾN NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GVtổ chức cho hs nghiên cứu trường hợp trong sgk và thảo luận để 
 +Nhận xét thái độ và cách tiếp nhận ý kiến của bạn hiếu.
+ Đưa ra cách thể hiện với tình huống này.
+ Chỉ ra ý nghĩa của việc lắng nghe tích cực của các thành viên trong gia đình. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, thảo luận .
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cùng HS phân tích cách các bạn trong từng nhóm sau đó nhận xét và gv kết luận.
HĐ2. Sắm vai thể hiện cách lắng nhe tích cực
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp sau đó sắm vai thể hiện cách giải quyết 2 tình huống trong SGK.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 
- GV tổ chức cho HS tham gia nhận xét , đưa ra các biểu hiện lắng nghe tích cực, cùng phân tích điểm phù hợp của từng biểu hiện.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV kết luận kết quả hoạt động dựa vào cách thể hiện lắng nghe tích cực của HS và bổ sung them những biểu hiện tích cực lắng nghe khác 
I. LẮNG NGHE TÍCH CỰC GÓP Ý KIẾN NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
+ Thái độ của Hiếu chưa thể hiện sự tôn trọng và muốn lắng nghe góp ý, khuyên bảo của bố mẹ.
+Trong tình huống này, để thể hiện sự lắng nghe tích cực Hiếu phải dừng xem ti vi, tập trung nghe bố mẹ nói để hiểu cảm xúc và tâm trạng cũng như mông muốn của bố mẹ , chờ bố mẹ nói xong mói trình bày xuy nghĩ , ý kiến của mình , không nên cãi lại bố mẹ mà phải tự dặt mình vào vị trí của bố mẹ để thấu hiểu nỗi lòng của bố mẹ.
+ Chúng ta phải biết lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp và sự chia sẻ từ người thân trong gia đình vì họ luôn muốn nhũng điều tốt đẹp nhất cho chúng ta, cần tránh việc làm cho những người thân bị tổn thương khi họ có những góp ý vói mông muốn tốt hơn cho chúng ta.
*GV tổng kết:
+ Dừng những việc làm đang làm để tập trung nghe người thân nói, chia sẻ.
+ Dõi theo cảm xúc của người thân nói.
+Đặt mình vào vị trí người thân để thấu hiểu.
+ Nghe với thiện trí và suy nghĩ tích cực người thân luôn muốn tốt cho mình.
+Chỗ nào chưa chắc chắn hiểu đúng cần hỏi lại cho rõ tránh hiểu lầm.
+ Nếu có gì còn khúc mắc nên thật lòng trình bày.
II.Sắm vai thể hiện cách lắng nhe tích cực
Lắng nghe tích cực là một kĩ năng cần thiết trong giao tiếp hằng ngày với người thân trong gia đình. Nó giúp mọi thành viên trong gia đình thấu hiểu nhau , chia sẻ và đồng cảm với nhau, tạo nên sự gắn bó chặt chẽ và tạo dựng hạnh phúc bền vững của gia đình.vì vậy các em cần phải thường xuyên thực hiện các yêu cầu thể hiện sự lắng nghe tích cự và thường xuyên rèn luyện để có kĩ năng lắng nghe tích cực các thành viên trong gia đình.
*Vận dụng
 Hoạt động 3: Rèn luyện kĩ năng lắng nghe tích cực trong gia đình
 1. Mục tiêu:HS vận dụng được những yêu cầu lắng nghe tích cực người thân trong gia đình để nhận ra những điều cần thay đổi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
 2.Nội dung: GV nêu yêu cầu HS về nhà thực hiện lắng nghe tích cực người thân trong các tình huống hằng ngày ,tiếp thu ý kiến xác đáng của họ và thay đổi những hành vi chưa phù hợp.
3.Sảm phẩm học tập : Những tình huống lắng nghe tích cực của người thân trong gia đình. 
4.Tổ chức hoạt động: giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ lên lớp .
*Hoạt động 4: Khảo sát cuối chủ đề
1. Mục tiêu: 
- Giúp HS vận dụng đánh giá sự tiến bộ của bản thân sau khi học chủ đề.
- Thể hiện được ít nhất 3 kĩ năng chăm sóc người thân trong các tình huống mệt, ốm.
- Thể hiện được ít nhất 5 kĩ năng lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp của người thân.
- Lập được kế hoạch lao động tại gia đình của bản thân.thực hiện được kế hoạch lao động đã lập. 
2.Nội dung: Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn sau chủ đề.
3.Sảm phẩm học tập : sản phẩm của gọc sinh.
4.Tổ chức hoạt động: giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ lên lớp .
- Hướng dần HS sau khi xác định mức độ thì tính điếm của mình theo thang điểm như sau:
Thường xuyên thực hiện: 3 điểm;
Thỉnh thoảng thực hiện: 2 điểm;
Chưa thực biện: 1 điểm.
GV yêu cầu HS tính tống điểm và đưa ra nhận xét từ số liệu thu được. Điếm càng cao chứng tỏ kĩ năng làm những việc chăm sóc gia đình và biết quan tâm chia sẻ những khó khăn bố mẹ và gia đình.
GV mời một số HS chia sẻ kết quả của mình trước lớp
Trường: THCS XÃ NGHĨA LÂM Họ và tên giáo viên: TRẦN QUỐC VIỆT
Tổ: KHTN
Ngày soạn: / / 
CHỦ ĐỀ 6: EM VỚI CỘNG ĐỒNG.
(Số tiết: 04)
Sau chủ đề này, HS sẽ:
*Thể hiện được hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng.
*Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người, không đồng tình với những hành vi kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.
* Tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và vận động người thân, bạn bè tham gia. 
* Giới thiệu được những truyền thống đáng tự hào của địa phương mình.
I. MỤC TIÊU
Về năng lực
Năng lực chung:
*Xác định được mục tiêu, đề xuất được nội dung và phương thứcphù hợp cho các hoạt độngcá nhan và hoạt động nhóm.
*Dự kiến được nhấn sự tham gia hoạt động và phân công công việc phù hợp với năng lực từng thành viê.
* Chỉ ra được những đóng góp của bản thân và người khác vào kết quả hoạ t động, Rút ra được kinh nghiệm khi tham gia các hoạt động.
Năng lực riêng: Làm chủ được cảm xúc bản thân thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống.
2, Phẩm chất
*Yêu quê hương đất nước,nhân ái, trách nhiệm.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên
* SGK, KHBD.
Một số tình huống giao tiếp cho hs sắm vai, đáp án cho phần trả lời tình huống.
 * Tìm hiểu một số hành vi giao tiếp ứng xử có VH và không có VH ở HS ( Thông tư 06/2019 /TT- BGDĐT về bồ quy tắc ứng xử trong trường học)
 * Giấy nhớ các màu khác nhau, bút sáp, sáp màu, giấy Ao, A4.
 * Máy tính, máy chiếu (nếu cần).
Đối với học sinh
SGK, một số tình huống giao tiếp đã gặp trong cộng đồng ,chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
Nghiên cứu trước các nội dung của chủ đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
NỘI DUNG 1:GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CÓ VĂN HÓA VÀ TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT(1 tiết)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2-3p)
a, Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và tích cực tham gia các hoạt động để hoàn thành nội dung bài học.
b, Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS thực hiện.
c, Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và hoàn thành nhiệm vụ được giao .
d, Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đi tìm mảnh ghép.
+ GV phát cho hs trong lớp các mảnh ghép đã chuẩn bị sau đó yêu cầu hs tìm người bạn trong lớp đang có một mảnhgiấy màu khác ghép với mảnh ghép của mình để tạo thành một hình trọn vẹn( Vd hình ngôi sao, hình vuông....)
+ Cho các e chia sẻ niềm vui mà mình có được trong tuần( 1 đến 2 hs)
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.
- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta giao tiếp với bạn bè, thầy cô,người thân hoặc các mối quan hệ trong xã hội cần thể hiện được là người giao tiếp có văn hóa, biết tôn trọng sự khác biệt, biết đánh giá,nhìn nhận những hành vi nào là kì thị, chưa chuẩn mực, chúng ta cần tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay 
– Nội dung 1: Giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt.
2, HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25-27p)
Hoạt động 1: Nhận diện hành vi giao tiếp , ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt.
a, Mục tiêu: HS nhận biết được những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóavà thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.
- Hs không đồng tình với những hành vi kì thị về giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.
 b, Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe,xem tranh trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.
 d, Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS xem 4 bức tranh minh họa trong SGK thảo luận, trao đổi theo câu hỏi gợi ý: Em đồng tình hoặc không đồng tình với những hành vi giao tiếp, ứng xử nào trong các bức tranh? vì sao?
- GV hướng dẫn HS:
+ Các nhóm thảo luận đưa ra ý kiến của mình về các hành vi giao tiếp trong 4 bức tranh( cử đại diện trình bày)
+ Hs trong lớp lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến.
+Hs chia sẻ những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt mà em đã thực 
hiện. 
- GV yêu cầu HS: Nêu những điều rút ra được qua phần trình bày của các nhóm và cá nhân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và đưa ra lời giải thích cho 4 bức tranh .
-Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
+Hs chia sẻ những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt mà em đã thực 
hiện. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Nhận diện hành vi giao tiếp , ứng xử có văn hóavà tôn trọng sự khác biệt.
 Có nhiều yếu tố tạo nên sự độc đáo của mỗi người, đó có thể là văn hóa truyền thống, sở thích hay năng lực cá nhân, hoàn cảnh gia đình. Do vậy chúng ta cần tôn tróng sự khác biệt đó, nền tảng của hành vi thể hiệngiao tiếp, ứng xử có văn hóa là: tôn trọng, không kì thị vê giới tínhdân tộc, địa vị xã hội.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những hành vi giao tiếp,ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt.
a, Mục tiêu: HS nhận ra đượcnhững yấu tố hình thành nênvăn hóa đặc trưng của mỗi người, từ đó có rthái độ và hành vi tôn trọng sự khác biệt.
b,Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
 c, Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, nhóm và trả lời câu hỏi.
d, Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho hs làm việc cá nhân
- GV chia HS thành 2 nhóm ( ở 2 dãy của lớp) và yêu cầu các nhóm trả lời luân phiên
 - GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể lại những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa của người khác mà em đã từng thấy khi tham gia các hoạt động cộng đồn.
+Xác định những điều nên và không nên làm khi tham gia các hoạt động cộng đồng để thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa.
+ Làm thế nào để thể hiện sự tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đưa ra ý kiến cá nhân và thống nhất trong nhóm, phát biểu xây dựng ý kiến của nhóm.
VD như khi sinh hoạt cộng đồng cần: mặc đúng trang phục quy định, đến đúng thời gian, không hò hét, chen lấn, xô đẩy....
+ Những việc làm thể hiện sự tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt là : có cái nhìn khách quan, không so sánh khả năng của mình với người khác, mở lòng với tất cả mọi người, luôn lắng nghe và quan tâm, chia sẻ sự đồng cảm, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác ......
. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét các câu trả lời đúng của 2 nhóm, nhóm nào nhiều thì chiến thắng,
GV tổng hợp và kết luận chuyển sang nội dung mới.
2. : Tìm hiểu những hành vi giao tiếp,ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt.
Giao tiếp,ứng xử có văn hóa là thể hiện sự hiểu biếtvề các phong tục,tập quán của đời sống xã hội nơi mình sinh sống.Cá nhân ứng xử có văn hoa sẽ tuân theo những chuẩn mực nhất định, hành động theo một số quy ước và yêu cầu đã được mọi người coi là thích hợp nhất.
3, HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7-10p)
 Hoạt động 3: sắm vai thể hiện cách ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt.
a,Mục tiêu: HS vận dụng hiểu biết về ứng xử có văn hóa để đưa ra cách giải quyết các tình huống. Từ đó rèn luyện phẩm chất, thái độ hành vi ứng xử có văn hóa phù hợp trong cuộc sống.
b,Nội dung: HS thảo luận nhóm, sắm vai đưa ra ý kiến về việc xử lí các tình huống trong SGK dựa vào tri thức đã tiếp thu được trong tiết học.
c,Sản phẩm học tập: Sắm vai trả lời xử lý các tình huống của HS.
d,Tổ chức thực hiện:
- GV chia HS thành 4 nhóm và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và phân công người sắm vai trong nhóm ở tình huống nhóm mình đảm nhận:
+ Nhóm 1: Giải quyết tình huống 1 – SGK tr42
+ Nhóm 2: Giải quyết tình huống 1– SGK tr.42.
+ Nhóm 3: Giải quyết tình huống 2 – SGK tr.42
+ Nhóm 4: Giải quyết tình huống 2 – SGK tr.42
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1,2 (Tình huống 1): Ngày mùng 3 Tế , Hưng cùng bố mẹ và anh trai sang nhà bác Thúy chúc Tết. Ngày Tết mà nhà bác Thúy cũng không khác gì ngày thường vì không có hoa và đồ trang trí. Bác Thúy mời cả nhà ăn món chè lam nhưng Hưng nhất quyết từ chối rồi quay sang nói với anh trai “ Sao đồ như thế này mà bác ấy cũng mời khách trong ngày Tết nhỉ” .
+ Nhóm 2,3 (Tình huống 2) Nhà trường tổ chức cho học sinh tham quan một tỉnh miền núi. Lớp của bạn Long được giao nhiệm vụ chuẩn bị phương tiện trang phục và các tiết mục văn nghệ để giao lưu buổi tối với người dân địa phương . Bạn Huy nói “ Vùng trên này chắc người dân thích nhảy sạp, đốt lưae trại. Họ có thể không biết nhảy hip hop hay nhảy hiện đại nên chúng ta không cần chuẩn bị kĩ lưỡng đâu nhỉ”
+ HS lên sắm vai và xử lý tình huống 
+ Cả lớp quan sát, theo dõi và nhận xét
+ Gọi một số hs nêu cảm nhận và những điều rút ra qua phần sắm vai của các nhóm
- GV nhận xét.
+ Bình chọn cho các nhóm dựa trên tiêu trí: Vận dụng kiến thức đa học xử lý tình huống và xử lý hợp lý 
Người sắm vai diễn xuất hay, sáng tạo.
+ Kết Luận: Cá nhân ứng xử, giao tiếp có văn hóa không phải là xã giao bề ngoài mà cần thể hiện qua phép lịch sự, tôn trọngvà hành vi đạo đức.Nề tảng của hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa là không kì thị về giới tính, dân tộc , địa vị xã hội. 
4,HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3-5p)
Hoạt dộng 4:Thực hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt của người khác.
a,Mục tiêu: HS vận dụng, mở rộng được hiểu biết về giao tiếp, ứng xử có văn hóa và rèn được kĩ năng ứng xử có văn hóa trong các tinh huống giao tiếp hàng ngày.
- Lan tỏa được thông điệp về giao tiếp, ứng xử có văn hóa cho bạnbè, người thân. 
b,Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS thực hiện hoạt động tại nhà
c,Sản phẩm học tập: HS thực hiện tại nhà.
d,Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện những việc sau:
+Thực hiện giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
+Xây dựng một thông điệp ngắn kêu gọi bạn bè và mọi người xung quanh giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt.
Gợi ý: có thể là viết, vẽ, áp phích, tranh dán...
- GV tổng kết: 
+ Văn hóa giao tiếp ứng xử không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng đén nhân cách của con ngườivì cách ứng xử bộc lộ năng lực trí tuệ, khả năng tư duy và vốn văn hóa của mỗi người. Một số biểu hiện của hành vi giao tiếp, ứng xử không có văn hóa là thói quen đỏ lĩ cho người khác và hoàn cảnh khách quan, không biết lắng nghe, có định kiếnvà phân biệt về giới tính , địa vị xã hội, dân tộc, tôn giáo.
+ Quan sát thái độ tham gia của hs để qua các hoạt động để kịp thời động viên khen ngợi các hs tích cực.
5,Kế hoạch đánh giá (2-4 p)
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,
HS đánh giá HS)
- Vấn đáp.
- Kiểm tra thực hành,
- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.
Hướng dẫn về nhà:
Hoàn thành các nội dung của hoạt động vận dụng
Tìm hiểu nội dung 2 của Chủ đề 6. 
Chuẩn bị một số đồ dùng quyên góp, tham gia công tác thiện nguyện, từ thiện.
NỘI DUNG 2 : THAM GIA HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN (1 tiết)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2-3p)
a, Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và tích cực tham gia các hoạt động để hoàn thành nội dung bài học.
b, Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS thực hiện.
c, Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và hoàn thành nhiệm vụ được giao .
d, Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi :Hậu phương và tiền tuyến.
+ GV công bố cách chơi: Chọn 1 quản trò đóng vai tiền tuyến, chia lớp thành 2 đội đóng vai hậu phương
Quản trò đứng ở vị trí cách 2 đội như nhau để đảm bảo công bằng
Cách chơi như sau: Quản trò ( tiền tuyến ) hô tiền tuyến cần thì hậu phương sẽ hỏi lại “ cần gì, cần gì”Quản trò ( tiền tuyến ) hô cần....( một thứ gì đó ) đội nào đưa đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
Kết thúc trò chơi GV giới thiệu về ND tiết học
– NỘI DUNG 2 : THAM GIA HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN 
2, HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10-15p)
Hoạt động 1:Chia sẻ về hoạt động thiện nguyện nhân đạo
a, Mục tiêu: Khám phá những hiểu biết, kinh nghiệm của HS về hoạt động thiện nguyện
 b, Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe và chia sẻ về các hoạt động thiện nguyện .
c, Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân,nhóm .
 d, Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và chia sẻ trong nhóm.
+ Kể tên những hoạt động mà em đã tham gia để hưởng ứng phong trào “ Thiện nguyện- một hành động văn hóa, nghĩa tình” do nhà trường phát động?
+ Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động thiện nguyện?
+ Em có vaạn động người thân, bạn bè tham gia hoạt động thiện nguyện nhân đạo không? Nếu có em đã vận động họ như thế nào?kết quả ra sao? .
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận kể ra các việc đã làm thiện nguyện, nêu cảm xúc của bản thân.... .
-Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời.
- GV mời một số HS khác nêu cảm nhận và những điều rút ra qua chia sẻ của các nhóm .
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng hợp và kết luận hoạt động, chuyển sang nội dung mới.
.Chia sẻ về hoạt động thiện nguyện nhân đạo.
Hoạt động thiện nguyện nhân đạo là một hoạt động đầy ý nghĩa có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng và xã hội. Không nhữngvậy hoạt động thiện nguyện, nhân đạo còn mang lại những lợi ích cho bản thân như học hỏi được

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_ch.docx