Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm

Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng

cảm ứng ở thực vật và động vật.

- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.

- Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ)

- Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở thực vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

2. Năng lực:

1.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập các nội dung về cảm ứng ở sinh vật, chủ động tìm kiếm nguổn tài liệu liên quan đến nội dung cảm ứng ở sinh vật; Chủ động, tích cực tìm hiểu vể các hiện tượng cảm ứng của sinh vật trong tự nhiên và trong đời sống.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt dưới dạng viết và nói về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật; Lắng nghe, phản hói và tranh biện vể nội dung được giao khi hoạt động nhóm và trong tập thể lớp.

- Giải quyết vân đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được vé hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để giải thích và vận dụng vào thực tiễn.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức tự nhiên: Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật; Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật; Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật; Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở thực vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, tiến hành được thí nghiệm để tìm hiểu, khám phá về các hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong tự nhiên và thực tiễn.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong tự nhiên và thực tiễn.

3. Phẩm chất:

- Yêu thích thế giới tự nhiên, yêu thích khoa học.

- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.

- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.

 

docx 11 trang phuongtrinh23 27/06/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 8: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT 
Bài 32: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT 
Số tiết: 3
Tiết thep ppct: 1,2,3
Ngày soạn: 15/09/2021
Tuần dạy: 1,2,3
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: 
- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng 
cảm ứng ở thực vật và động vật.
- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.
- Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ)
- Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở thực vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
Năng lực: 
1.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập các nội dung về cảm ứng ở sinh vật, chủ động tìm kiếm nguổn tài liệu liên quan đến nội dung cảm ứng ở sinh vật; Chủ động, tích cực tìm hiểu vể các hiện tượng cảm ứng của sinh vật trong tự nhiên và trong đời sống.
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt dưới dạng viết và nói về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật; Lắng nghe, phản hói và tranh biện vể nội dung được giao khi hoạt động nhóm và trong tập thể lớp.
- Giải quyết vân đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được vé hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để giải thích và vận dụng vào thực tiễn.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức tự nhiên: Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật; Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật; Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật; Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở thực vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, tiến hành được thí nghiệm để tìm hiểu, khám phá về các hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong tự nhiên và thực tiễn.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong tự nhiên và thực tiễn.
 Phẩm chất: 
- Yêu thích thế giới tự nhiên, yêu thích khoa học.
- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.
- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.3)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Xác định vấn đề cần học.
b. Nội dung: là phần câu hỏi giới thiệu bài.
Trong hình bên, rễ của của cây hướng dương hướng về nguồn nước, còn hoa của nó luôn hướng về phía Mặt Trời. Hãy giải thích hiện tượng đó.
c. Sản phẩm học tập: 
Ở thực vật rễ là cơ quan hút nước, lá và hoa là cơ quan tiếp nhận ánh sáng mặt trời. 
+ Rễ hướng nước giúp cây cây hút được nhiều nước hơn.
+ Lá và hoa hướng ánh sáng giúp cây thu được nhiều ánh sáng hơn.
Lời giải chi tiết:
- Đây là hiện tượng cảm ứng ở thực vật 
- Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát hình và đọc nội dung phần câu hỏi giới thiệu bài sgk tr 145 và trả lời câu hỏi.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình và hoàn thành câu trả lời.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV nhận xét và kết luận: Vậy hôm nay chúng ta tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến cảm ứng ở sinh vật nhé. 
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1.Tìm hiểu về cảm ứng ở sinh vật.
a. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật;
 Hiểu về vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 1 sgk tr 145,146, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 và 2.
Phiếu học tập số 1
1/Phản ứng nào của lá cây xấu hổ và giun đất chứng tỏ chúng cảm nhận được các tác động của môi trường? Phản ứng đó có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
Phiếu học tập số 2
2/Quan sát Hình 32.3 và hoàn thành bảng theo mẫu sau:
c. Sản phẩm học tập: 
*Phiếu học tập số 1:
1/-Phản ứng của lá cây xấu hổ: khép lại khi chạm tay vào.
-Phản ứng của giun đất: co lại khi chạm nhẹ vào bất cứ vị trí nào trên thân.
→ chứng tỏ chúng cảm nhận được các tác động của môi trường
-Ý nghĩa: giúp bảo vệ sinh vật khỏi nguy hiểm và các tác động của môi trường để tổn tại và phát triển.
*Phiếu học tập số 2:
2/
d. Tổ chức thực hiện:	
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 1, sgk tr 145,146.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận:
1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
- Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
- Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật tồn tại và phát triển.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về cảm ứng ở thực vật.
a. Mục tiêu: Hiểu về các thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 2 sgk tr 146,147,148, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3 và 4.
Phiếu học tập số 1
3/Hãy tìm hiểu các bước thực hiện thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng ở thực vật và cho biết tại sao ở bước 2 phải đặt cốc trồng cây trong hộp carton có đục lỗ.
Phiếu học tập số 2
4/Dự đoán kết quả thí nghiệm sau 2 tuần.
Phiếu học tập số 3
5/Hãy vẽ mô phỏng các bước thực hiện thí nghiệm (tính hướng nước) và dự đoán kết quả thí nghiệm sau 2 tuần
Phiếu học tập số 4
6/Hãy kể tên một số thực vật có tính hướng tiếp xúc mà em biết.
c. Sản phẩm học tập:
*Phiếu học tập số 1:
3/Ở bước 2 phải đặt cốc trồng cây trong hộp carton có đục lỗ để xem trong quá trình lớn lên, các mầm cây có hướng về nơi có ánh sáng (lỗ trên hộp carton) hay không?
*Phiếu học tập số 2:
4/Cốc A: Cây con mọc nghiêng hướng hết về phía được đụng lỗ (phía có ánh sáng)
Cốc B: Cây mọc thẳng toả đều về các phía.
*Phiếu học tập số 3:
5/Mô phỏng thí nghiệm:
*Sau 2 tuần ta có thể thu được kết quả:
- Khay 1: Cây đỗ mọc nghiêng 1 góc 45 độ với rễ cây mọc hướng hẳn về hướng có nguồn nước.
- Khay 2: Câu đỗ sinh trưởng bình thường mọc thẳng đứng.
*Phiếu học tập số 4:
6/Các loài thực vật thuộc họ bầu bí, các cây thân leo thường có tính hướng tiếp xúc.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 2, sgk tr 146,147,148.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 
2.Cảm ứng ở thực vật
Cảm ứng ở thực vật là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường thông qua vận động của các cơ quan. Các hình thức của cảm ứng ở thực vật bao gồm tính hướng sáng, tính hướng nước, tính hướng tiếp xúc, tính hướng hóa, hướng đất, 
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về ứng dụng cảm ứng của thực vật trong thực tiễn.
a. Mục tiêu: Hiểu về ứng dụng cảm ứng của thực vật trong thực tiễn.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 3 sgk tr 148,149 thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1và 2.
Phiếu học tập số 1
7/Hãy liệt kê một số ví dụ cảm ứng trong trồng trọt. Giải thích cơ sở của việc ứng dụng đó.
Phiếu học tập số 2
Hãy tìm hiểu và mô tả hiện tượng bắt mồi ở cây gọng vó. Đây có phải hiện tượng cảm ứng ở thực vật không?
c. Sản phẩm học tập:
*Phiếu học tập số 1:
7/Một số cảm ứng trong trồng trọt và cơ sở của việc ứng dụng đó.
-Ứng dụng tính hướng sáng: tạo hình cho cây bon sai, trồng xen canh cây ưa sáng và ưa bóng để tận dụng triệt để nguồn ánh sáng,...
-Ứng dụng tính hướng nước: trồng cây thuỷ sinh, cây gần bờ ao, mương nước,... để cây phát triển tốt và tiết kiệm thời gian chăm sóc.
-Ứng dụng tính hướng tiếp xúc: làm dàn cho các cây leo (bầu, bí, mướp,...) để che nắng, tạo không gian thoáng mát cho sân nhà.
*Phiếu học tập số 2:
1) Hiện tượng bắt mồi ở cây gọng vó: khi có côn trùng tiếp xúc, các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng lại bằng cách uốn cong, giữ chặt và tiêu hoá con mồi.
(2) Đây là hiện tượng cảm ứng tiếp xúc.
-Con mồi đậu trên cây gọng vó tạo ra tác động cơ học (tác nhân kích thích cơ học).
-Lông tuyến của cây gọng vó phản ứng bằng cách uốn cong và tiết axit phoocmic.
-Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích, sau đó truyền theo tế bào chất xuống các tế bào bên dưới để lông tuyến cong lại.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 3, sgk tr 148,149.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 
3.Ứng dụng cảm ứng của thực vật trong thực tiễn
Dựa vào khả năng cảm ứng của thực vật, người ta tác động làm thay đổi môi trường sống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố và rèn luyện lại những kiến thức về cảm ứng ở sinh vật.
b. Nội dung: Hãy hệ thống được một số kiến thức đã học trong bài này?
c. Sản phẩm học tập: HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
(phần này GV sưu tầm hay tự vẽ đưa vô, mình không có thời gian để làm, nếu không làm xin bỏ qua câu này)
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS báo cáo kết quả, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận:
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
b. Nội dung: Làm bài tập 1,2 và 3 sgk tr 149.
1/ Sử dụng các từ gợi ý: phản ứng, bên trong, cơ thể để hoàn thành đoạn thông tin về cảm ứng:
2/Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm cảm ứng ở thực vật?
A. Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.
B. Xảy ra chậm, khó nhận thấy.
C. Xảy ra nhanh, khó nhận thấy.
D. Xảy ra chậm, dễ nhận thấy.
3/Hai bạn lớp 6A tranh luận về hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (cây trinh nữ) khi có tác động cơ học từ môi trường và hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm. Bạn thứ nhất cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này là giống nhau, bạn thứ hai lại cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này có bản chất khác nhau. Hãy làm trọng tài cho hai bạn bằng cách chỉ ra tác nhân kích thích, thời gian biểu hiện, ý nghĩa của hai hiện tượng ở hai loài cây trên.
c. Sản phẩm học tập:
1/(1) - phản ứng, (2) - bên trong, (3) - cơ thể.
2/Đáp án B
3/
Loài cây
Tác nhân kích thích
Thời gian biểu hiện
Ý nghĩa
Cây xấu hổ
Va chạm
Nhanh, ngay khi bị chạm vào hoặc rung lắc
Bảo vệ lá khỏi tổn hại
Cây me
Ánh sáng, nhiệt độ
Chậm hơn
Lá xoè vào buổi sáng để quang hợp, khép vào buổi tối để giảm bớt sự thoát hơi nước
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
ØBước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.	
ØBước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ: HS làm và nộp bài bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở bài tập gửi bài qua zalo...; 
ØBước 4: GVnhận xét bài làm, chọn một số bài làm tốt (có thể cho điểm) ở tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_phan_mon_sinh_hoc_sach_chan.docx