Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Hóa học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Năm học 2021-2022
Tuần dạy: 1,2,3
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Học xong bài này, HS có thể:
- Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì
- Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/ nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/ nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiểm trong bảng tuần hoàn.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
+ Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực môn hóa học: Nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học
3. Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực.
Chủ đề 1: NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Bài 4: SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Số tiết: 3 Tiết thep ppct: 1,2,3 Ngày soạn: 15/09/2021 Tuần dạy: 1,2,3 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS có thể: - Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì - Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/ nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/ nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiểm trong bảng tuần hoàn. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. + Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. - Năng lực môn hóa học: Nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học 3. Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo) - Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.1) - Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.1) - Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.2) - Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.2) - Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.2) - Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.2) - Phiếu học tập số 5: (nội dung hoạt động 2.2) - Phiếu học tập số 6: (nội dung hoạt động 2.2) - Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.3) - Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.3) - Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.3) - Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.4) - Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.4) - Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.5) - Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.5) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Xác định vấn đề cần học. b. Nội dung: là phần câu hỏi giới thiệu bài. Khi nghiên cứu quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố, các nhà khoa học đã tìm cách sắp xếp các nguyên tố vào một bảng theo nguyên tắc nhất định, gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc nào? Chúng ta biết được thông tin gì từ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học? c. Sản phẩm học tập: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: - Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử. - Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp thành một hàng. - Các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau được xếp thành một cột. Chúng ta biết được một số thông tin từ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: - Sử dụng bảng tuần hoàn để biết các thông tin của một nguyên tố hóa học: + Tên nguyên tố + Số hiệu nguyên tử + Kí hiệu hóa học + Khối lượng nguyên tử. - Sử dụng bảng tuần hoàn để biết vị trí của nguyên tố hóa học (ô, chu kì, nhóm). Từ đó nhận ra được tính chất cơ bản của nguyên tố (kim loại, phi kim, khí hiếm) d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: đọc nội dung phần câu hỏi giới thiệu bài sgk tr 22. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV nhận xét và kết luận: Vậy hôm nay chúng ta tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nhé. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1.Tìm hiểu về Nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. a. Mục tiêu: Trình bày nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các Nguyên tố hóa học b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 1 sgk tr 22,23, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 và 2. Phiếu học tập số 1 1/Quan sát Hình 4.1, em hãy cho biết a) nguyên tử của những nguyên tố nào có cùng số lớp electron. b) nguyên tử của những nguyên tố nào có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau. Phiếu học tập số 2 Dựa vào cơ sở nào để xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn? c. Sản phẩm học tập: *Phiếu học tập số 1: 1/ a) Nguyên tử của những nguyên tố trong một hàng có cùng số lớp electron. Cụ thể trong Hình 4.1: Hàng thứ nhất gồm hai nguyên tố H và He đều có 1 lớp electron. Hàng thứ hai gồm 8 nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne đều có 2 lớp electron Hàng thứ ba gồm 8 nguyên tố Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar đều có 3 lớp electron. Hàng thứ tư gồm K và Ca đều có 4 lớp electron. b) Nguyên tử của những nguyên tố trong cùng một cột có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau. Ví dụ: Cột thứ nhất gồm H, Li, Na, K đều có 1 electron lớp ngoài cùng Cột thứ hai gồm Be, Mg, Ca đều có 2 electron lớp ngoài cùng. Cột thứ ba gồm B, Al đều có 3 electron lớp ngoài cùng. *Phiếu học tập số 2: -Bảng tuần hoàn được cấu tạo dựa trên cơ sở điện tích hạt nhân tăng dần. +Dựa theo số điện tích hạt nhân của nguyên tử. +Dựa theo số lớp electron trong nguyên tử. +Dựa theo tính chất hoá học của nguyên tố. d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 1, sgk tr 22,23. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 1. Nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Cơ sở chính để sắp xếp các nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (gọi tắt là bảng tuần hoàn) là dựa vào điện tích hạt nhân nguyên tử. - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn: + Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử. + Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. + Các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau được xếp thành một cột. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. a. Mục tiêu: Mô tả cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; Hiểu về ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; Hiểu về chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; Hiểu về các nhóm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 2 sgk tr 23,24,25,26, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3,4,5 và 6. Phiếu học tập số 1 2/Dựa vào thông tin được cung cấp và Hình 4.2, em hãy cho biết bảng tuần hoàn được cấu tạo như thế nào? Phiếu học tập số 2 3/Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố hóa học cho biết những thông tin gì về nguyên tố đó. Phiếu học tập số 3 Cho biết những thông tin cơ bản về nguyên tố hóa học đã cho dưới đây Phiếu học tập số 4 4/Quan sát Hình 4.4 và trả lời các câu hỏi sau: a) Mỗi chu kì bắt đầu từ nhóm nào và kết thúc ở nhóm nào? b) Em hãy chỉ ra sự tuần hoàn ở mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phiếu học tập số 5 5/Quan sát Hình 4.5, cho biết những nguyên tố nào có tính chất tương tự nhau: Phiếu học tập số 6 Dựa vào Hình 4.2, hãy hoàn thành các thông tin còn thiếu trong bảng sau: c. Sản phẩm học tập: *Phiếu học tập số 1: 2/-Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được cấu tạo : +Gồm các nguyên tố hoá học mà vị trí được đặc trưng bới ô nguyên tố, chu kì và nhóm. +Các nguyên tố họ lanthanide và họ actinide được xếp riêng thành 2 hàng ở cuối bảng tuần hoàn. +Loại nguyên tố: kim loại, phi kim và khí hiếm được phân biệt lần lượt bằng ba màu xanh lá, hồng, cam. *Phiếu học tập số 2: 3/Số hiệu nguyên tử = số đơn bị điện tích hạt nhân (bằng số proton trong hạt nhân) = số electron trong nguyên tử = số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. *Phiếu học tập số 3: Ô nguyên tố trên cho biết: + Số hiệu nguyên tử = số đơn bị điện tích hạt nhân (bằng số proton trong hạt nhân) = số electron trong nguyên tử = số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn = 16 + Tên nguyên tố: Oxygen + Kí hiệu hóa học: O + Khối lượng nguyên tử: 16 amu *Phiếu học tập số 4: 4/a) Mỗi chu kì bắt đầu từ nhóm IA và kết thúc ở nhóm VIIIA. b) Các nguyên tố trong chu kì được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. Bắt đầu mỗi chu kì là các nguyên tố kim loại kiềm (nhóm IA) trừ chu kì 1, kết thúc chu kì là nguyên tố khí hiếm (nhóm VIIIA) *Phiếu học tập số 5: 5/Các nguyên tố nằm trong cùng một cột (thuộc cùng nhóm) có tính chất tương tự nhau. Ví dụ: Nhóm IA gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh (trừ H). Nhóm VIIA gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh (trừ At, Ts). Nhóm VIIIA gồm các nguyên tố trơ về mặt hóa học. *Phiếu học tập số 6: Nguyên tố Kí hiệu hóa học Nhóm Chu kì Calcium Ca IIA 4 Phosphorus P VA 3 Xenon Xe VIIIA 5 d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 3, sgk tr 23,24,25,26. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 2. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 2.1. Mô tả cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố hóa học mà vị trí được đặc trưng bởi ô nguyên tố, chu kì và nhóm. - Các nguyên tố họ lanthanide và họ actinide được xếp riêng thành 2 hàng ở cuối bảng tuần hoàn. 2.2 Ô nguyên tố - Trong bảng tuần hoàn, mỗi ô nguyên tố cho biết các thông tin cần thiết về một nguyên tố hóa học. - Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân (bằng số proton trong hạt nhân) và bằng số electron của nguyên tử. - Số hiệu nguyên tử cũng là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Ví dụ: Dựa vào ô nguyên tố số 8 trong bảng tuần hoàn ta biết được: + Số hiệu nguyên tử: 8 + Kí hiệu hóa học: O + Tên nguyên tố: oxygen + Khối lượng nguyên tử: 16 amu + Ngoài ra: Điện tích hạt nhân = +8. Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = 8 2.3 Chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn được gọi là chu kì. - Hiện nay, bảng tuần hoàn gồm có 7 chu kì, xét về số lượng các nguyên tố trong mỗi chu kì thì chu kì được chia thành: + Chu kì nhỏ gồm các chu kì 1, 2, 3. + Chu kì lớn gồm các chu kì 4, 5, 6, 7. - Số thứ tự chu kì = số lớp electron. 2.4 Nhóm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Nhóm là tập hợp các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau và được xếp thành cột, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân. - Số thứ tự nhóm được kí hiệu bằng các chữ số La Mã từ I đến VIII. Ví dụ: + Nhóm IA gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh (trừ H). Nguyên tử của chúng đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Điện tích hạt nhân tăng từ Li (+3) đên Fr (+87). + Nhóm VIIA gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh (trừ At, Ts). Nguyên tử của chúng đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Điện tích hạt nhân tăng từ F (+9) đến Ts (+117). Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về Các nguyên tố kim loại. a. Mục tiêu: Hiểu về các nguyên tố kim loại nhóm A; Hiểu về các nguyên tố kim loại nhóm B. b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 3 sgk tr 27,28, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2 và 3. Phiếu học tập số 1 6/Dựa vào bảng tuần hoàn (Hình 4.2), em hãy cho biết vị trí (nhóm, chu kì) của các nguyên tố K, Mg, Al. Phiếu học tập số 2 7/Một kim loại ở thể lỏng trong điều kiện thường, được ứng dụng để chế tạo nhiệt kế. Đó là kim loại nào? Cho biết vị trí (chu kì, nhóm) của nguyên tố kim loại đó. Phiếu học tập số 3 Mỗi kim loại đều có vai trò và ứng dụng khác nhau trong đời sống, em hãy cho biết những kim loại nào thường được sử dụng để làm trang sức. Dựa vào Hình 4.2, hãy cho biết vị trí (ô, chu kì, nhóm) của chúng trong bảng tuần hoàn. c. Sản phẩm học tập: *Phiếu học tập số 1: 6/- Nguyên tố K thuộc nhóm IA, chu kì 4 - Nguyên tố Mg thuộc nhóm IIA, chu kì 3 - Nguyên tố Al thuộc nhóm IIIA, chu kì 3 *Phiếu học tập số 2: 7/Ở điều kiện thường, kim loại duy nhất tồn tại ở thể lỏng là thủy ngân (mercury) kí hiệu là Hg. Thủy ngân được ứng dụng để chế tạo nhiệt kế. Thủy ngân (mercury) thuộc ô số 80, chu kì 6, nhóm IIB trong bảng tuần hoàn. *Phiếu học tập số 3: Những kim loại thường được sử dụng làm đồ trang sức: Vàng (gold), bạc (silver), platinum. - Vàng (gold) thuộc ô 79, chu kì 6, nhóm IB. - Bạc (silver) thuộc ô 47, chu kì 5, nhóm IB. - Platinum thuộc ô 78, chu kì 6, nhóm VIIIB. d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 3, sgk tr 27,28. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 3. Các nguyên tố kim loại 3.1 Các nguyên tố kim loại nhóm A - Các nguyên tố kim loại nhóm A gồm nhóm IA (trừ nguyên tố hydrogen); nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ nguyên tố boron), - Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA được gọi là nhóm kim loại kiềm. - Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IIA được gọi là nhóm kim loại kiềm thổ. 3.2. Các nguyên tố kim loại nhóm B - Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại, mỗi nhóm B tương ứng với một cột trong bảng tuần hoàn (trừ nhóm VIIIB có 3 cột). - Một số kim loại nhóm B có ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày như: + Iron: Làm vật liệu xây dựng, đồ dùng trong gia đình như dao, kéo, búa, kệ sắt, cửa sắt, bàn ghế, Làm khung cho các loại máy móc, phương tiện giao thông, ... + Copper: Làm dây dẫn điện, đúc tượng, làm xoong nồi, + Silver: làm đồ trang sức, linh kiện điện tử, sử dụng trong nha khoa để bọc răng, sản xuất các loại thuốc, chất giặt rửa ứng dụng công nghệ nano bạc, Chú ý: Hơn 80% các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn là kim loại, bao gồm một số nguyên tố nhóm A và tất cả các nguyên tố nhóm B. Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về các nguyên tố phi kim. a. Mục tiêu: Chỉ ra vị trí của nhóm nguyên tố phi kim. b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 4 sgk tr 28, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 và 2. Phiếu học tập số 1 8/Carbon, nitrogen, oxygen và chlorine là những nguyên tố phi kim phổ biến và gần gũi trong đời sống. Em hãy cho biết vị trí (nhóm, chu kì) của chúng trong bảng tuần hoàn. Phiếu học tập số 2 Tìm hiều qua thực tế, hãy cho biết nguyên tố phi kim nào có trong thành phần của kem đánh răng. Nguyên tố phi kim nào có trong thành phần muối ăn? Chúng thuộc chu kì và nhóm nào trong bảng tuần hoàn. c. Sản phẩm học tập: *Phiếu học tập số 1: - Carbon (C) thuộc chu kì 2, nhóm IVA. - Nitrogen (N) thuộc chu kì 2, nhóm VA. - Oxygen (O) thuộc chu kì 2, nhóm VIA. - Chlorine (Cl) thuộc chu kì 3, nhóm VIIA. *Phiếu học tập số 2: Trong kem đánh răng thường có muối của nguyên tố fluorine (F) có tác dụng bảo vệ lớp men răng giúp răng chắc khỏe. Nguyên tố fluorine (F) thuộc chu kì 2, nhóm VIIA. Trong thành phần của muối ăn có nguyên tố chlorine (Cl) Nguyên tố chlorine (Cl) thuộc chu kì 3, nhóm VIIA d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 4, sgk tr 28. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 4. Các nguyên tố phi kim 4.1 Vị trí - Nhóm nguyên tố phi kim chủ yếu tập trung ở góc bên phải của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Các nguyên tố phi kim bao gồm: + Nguyên tố hydrogen ở nhóm IA. + Một số nguyên tố ở nhóm IIIA và IVA. + Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA và VIIA. 4.2 Tính chất - Ở điều kiện thường, các phi kim có thể ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí. - Nhóm nguyên tố phi kim VIIA được gọi là nhóm nguyên tố halogen. Các đơn chất thuộc nhóm halogen có một số đặc điểm như: + Có màu sắc đậm dần từ fluorine tới iodine, thể thay đổi từ khí – lỏng – rắn. + Độc hại đối với các sinh vật. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về nhóm các nguyên tố khí hiếm. a. Mục tiêu: Chỉ ra vị trí của nhóm nguyên tố khí hiếm; b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 5 sgk tr 29, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 và 2. Phiếu học tập số 1 9/Sử dụng Hình 4.1, em hãy nhận xét về số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm. Phiếu học tập số 2 Vào những dịp Tết hay lễ hội ở một số thành phố hoặc khu vực vui chơi giải trí công cộng, chúng ta thường nhìn thấy những khinh khí cầu đủ màu sắc bay trên bầu trời. Theo em, người ta bơm khí nào trong số các khí: oxygen, helium, hydrogen vào khinh khí cầu? Giải thích sự lựa chọn đó. d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 5 sgk tr 29. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 5. Nhóm các nguyên tố khí hiếm 5.1 Vị trí trong bảng tuần hoàn - Nhóm VIIIA gồm các nguyên tố khí hiếm: Helium (He); Neon (Ne); Argon (Ar); Krypton (Kr); Xenon (Xe); Radon (Rn) và Oganesson (Og – nguyên tố nhân tạo). 5.2 Tính chất Ở điều kiện thường, các nguyên tố khí hiếm có những đặc điểm giống nhau như: + Chất khí, không màu, tồn tại trong tự nhiên với hàm lượng thấp. + Tồn tại dưới dạng đơn nguyên tử. + Các nguyên tố của nhóm khí hiếm rất kém hoạt động, hầu như không phản ứng với nhau và với chất khác. 5.3 Ứng dụng - Các nguyên tố khí hiếm chiếm tỉ lệ thể tích rất ít trong không khí nhưng có những ứng dụng quan trọng trong đời sống. - Khí hiếm được ứng dụng nhiều nhất trong công nghệ chế tạo bóng đèn. Các bóng đèn chứa xenon, argon và neon có thể phát ra ánh sáng với các màu sắc khác nhau. - Xenon được sử dụng làm khí gây mê toàn phần; ứng dụng trong năng lượng hạt nhân; là tác nhân oxi hóa trong hóa học phân tích; ứng dụng trong tinh thể học protein. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố và rèn luyện lại những kiến thức về Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. b. Nội dung: Hãy hệ thống được một số kiến thức đã học trong bài này? c. Sản phẩm học tập: HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. (phần này GV sưu tầm hay tự vẽ đưa vô, mình không có thời gian để làm, nếu không làm xin bỏ qua câu này) d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS báo cáo kết quả, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. b. Nội dung: Làm bài tập 1,2,3,4,5 và 6 sgk tr 30. 1/Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo A. thứ tự chữ cái trong từ điển; B. thứ tự tăng dần điện tích hạt nhân; C. thứ tự tăng dần số hạt electron lớp ngoài cùng; D. thứ tự tăng dần số hạt neutron. 2/Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm? A. O, S, Se; B. N, O, F; C. Na, Mg, K; D. Ne, Na, Mg. 3/Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì? A. Li, Si, Ne; B. Mg, P, Ar; C. K, Fe, Ag; D. B, Al, In. 4/Cho các nguyên tố sau: Ge, S, Br, Pb, C, Mo, Ba, Ar, Hg. Hãy sắp xếp chúng vào bảng dưới đây. 5/ác định vị trí (ô nguyên tố, chu kì, nhóm) của các nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn: a) Magnesium (Mg) b) Neon (Ne) 6/Tìm hiểu từ internet hay tài liệu (sách, báo), em hãy viết một đoạn thông tin về nguyên tố hóa học cần thiết cho sự hô hấp của con người và sinh vật trên Trái Đất. c. Sản phẩm học tập: 1/Đáp án đúng là: B Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần điện tích hạt nhân 2/Đáp án đúng là: A Các nguyên tố O, S, Se thuộc cùng nhóm VIA. B. sai vì N thuộc nhóm VA, O thuộc nhóm VIA, F thuộc nhóm VIIA C. sai vì Na và K thuộc nhóm IA, Mg thuộc nhóm IIA D. sai vì Ne thuộc nhóm VIIIA, Na thuộc nhóm IA, Mg thuộc nhóm IIA 3/Đáp án đúng là: B Các nguyên tố Mg, P, Ar cùng thuộc chu kì 3. 4/ Kim loại Phi kim Khí hiếm Ge, Pb, Mo, Ba, Hg S, Br, C, Ar 5/a) Magnesium (Mg) thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. b) Neon (Ne) thuộc ô số 10, chu kì 2, nhóm VIIIA trong bảng tuần hoàn. 6/Oxygen (O) là nguyên tố hóa học không thể thiếu cho sự hô hấp của con người và sinh vật trên Trái Đất. Một lượng khí oxygen được con người hít vào đi qua phổi vào máu, từ đó oxygen được tim co bóp đưa đi đến khắp các tế bào trên cơ thể, nuôi dưỡng và giúp các bộ phận khác hoạt động ổn định. Người ta có thể nhịn ăn, nhịn uống nhiều ngày nhưng nhịn thở thì không thể kéo dài trong vòng vài phút. Nếu não không được cung cấp oxygen thì sau 4 - 5 phút đã bắt đầu bị tổn thương, sau 9 – 10 phút sẽ bị tổn thương không phục hồi. Oxygen có vai trò rất quan trọng đối với sự sống, cơ thể thiếu oxygen là nguyên nhân của nhiều bệnh. Da thiếu oxygen nhanh chóng bị lão hóa, sạm, khô, độ đàn hồi kém, dễ hình thành các nếp nhăn, thậm chí mất cân bằng của sự bài tiết chất nhờn và trở nên xám xỉn, dễ nổi mụn. Não thiếu oxygen lâu dài sẽ dẫn đến trí nhớ suy giảm, mỏi mắt, cao huyết áp, xung huyết não, tắc nghẽn mạch máu, xơ mạch máu, Để cơ thể khỏe mạnh, làm việc có năng suất cần luôn đảm bảo đủ nhu cầu oxygen cho cơ thể. Tạo môi trường sống, làm việc, nghỉ ngơi thông thoáng và có nhiều cây xanh là biện pháp cung cấp oxygen tự nhiên hữu ích. d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. ØBước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. ØBước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ: HS làm và nộp bài bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở bài tập gửi bài qua zalo...; ØBước 4: GVnhận xét bài làm, chọn một số bài làm tốt (có thể cho điểm) ở tiết học sau.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_bai.docx