Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Qua bài học nhằm giúp học sinh:
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội qua bài thơ “Bánh trôi nước”.
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết thể loại văn bản.
- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.
3. Thái độ
Giáo dục học sinh cảm thông với số phận của người phụ nữ xưa.
4. Năng lực cần đạt
- Năng lực tự quản bản thân.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
- Năng lực thưởng thức văn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn bài , tham khảo tài liệu phục vụ cho bài học.
- Bảng phụ chứa bài thơ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài và chuẩn bị trả lời các câu hỏi SGK
- Học thuộc lòng bài thơ.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ (3')
a) Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
b) Hoạt động khởi động
GV: Chiếu hình ảnh bánh trôi nước.
? Đây là món bánh cổ truyền nào của dân tộc ta? Được dùng để làm gì?
Bánh trôi, cúng vào ngày lễ hàn thực 03/03 để bày tỏ tấm lòng với tổ tiên.
GV: Đây cũng là ngày các bà các mẹ dạy các con nhỏ nặn chiếc bánh từ bột gạo nếp dẻo thơm để gìn giữ một nét đẹp văn hoá lâu đời của người Việt.
Có một nhà thơ viết về chiếc bánh trôi rất hay? Đó là ai? Em có thể giới thiệu đôi nét về HXH?
HS: Giới thiệu.
GV: Từ đó dẫn vào bài.
2. Nội dung bài học
Tiết 25, văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC Hồ Xuân Hương I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Qua bài học nhằm giúp học sinh: - Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương. - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội qua bài thơ “Bánh trôi nước”. - Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Nhận biết thể loại văn bản. - Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật. 3. Thái độ Giáo dục học sinh cảm thông với số phận của người phụ nữ xưa. 4. Năng lực cần đạt - Năng lực tự quản bản thân. - Năng lực hợp tác. - Năng lực cảm thụ thẩm mỹ. - Năng lực thưởng thức văn học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Soạn bài , tham khảo tài liệu phục vụ cho bài học. - Bảng phụ chứa bài thơ. 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước bài và chuẩn bị trả lời các câu hỏi SGK - Học thuộc lòng bài thơ. III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1. Các hoạt động đầu giờ (3') a) Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra) b) Hoạt động khởi động GV: Chiếu hình ảnh bánh trôi nước. ? Đây là món bánh cổ truyền nào của dân tộc ta? Được dùng để làm gì? Bánh trôi, cúng vào ngày lễ hàn thực 03/03 để bày tỏ tấm lòng với tổ tiên. GV: Đây cũng là ngày các bà các mẹ dạy các con nhỏ nặn chiếc bánh từ bột gạo nếp dẻo thơm để gìn giữ một nét đẹp văn hoá lâu đời của người Việt. Có một nhà thơ viết về chiếc bánh trôi rất hay? Đó là ai? Em có thể giới thiệu đôi nét về HXH? HS: Giới thiệu. GV: Từ đó dẫn vào bài. 2. Nội dung bài học I. ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG ( 10’) 1. Tác giả GV: Giới thiệu chân dung HXH. Qua phần giới thiệu của bạn ở trên, một em hãy khái quát ngắn gọn nhất những nét cơ bản về HXH? HS: Nêu. CH Chốt ghi bảng - Hồ Xuân Hương (?-?) lai lịch chưa rõ sông cuối thế kí XVIII – đầu thề kỉ XIX. - Là nữ sĩ tài danh hiếm có nhưng lại lận đận, trắc trở đường tình duyên. - Được mệnh danh là “Bà chú thơ Nôm”. GV: Bổ sung thêm một số nét về cuộc đời của HXH: - Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn. - HXH là người phụ nữ có nhan sắc nhưng cuộc đời gặp nhiều trắc trở: hai lần làm lẽ, một lần làm lẽ ông Tổng Cóc, một lần làm lẽ Ông Phủ Vĩnh Tường, chồng đều chết. GV: GT bia tưởng niệm. ? Hãy kể tên một số tác phâm tiêu biểu và thiên hướng sáng tác của HXH? HS: Kể tên. GV: Nhận xét và giới thiệu. 2. Tác phẩm GV: Nhan đề bài thơ là bánh trôi nước. Để biết được bánh này làm thế nào cô mời các bạn cùng xem 1 vi deo. GV: Đưa bài thơ. Các em đọc bài thơ và quan sát xem cách làm bánh mà HXH tả có giống cách làm chúng ta vừa xem không. Đồng thời xác định: thể thơ, vần, PTBĐ, đề tài. HS: Đọc. GV: Nêu yêu cầu đọc : trầm, có pha chút chua sót a) Thể thơ ? Hãy xác định thể thơ, vần của bài thơ? HS: Xác định. GV: Chiếu trên bảng khi HS trả lời. GV chốt: - Là bài thơ chữ Nôm viết theo thể “thất ngôn bát cú đường luật” + Mỗi bài 4 câu, mỗi câu 7 chữ. + Vần chân ở các câu 1, 2, 4. ? Xác định phương thức biểu đạt? HS: Biểu cảm, miêu tả. GV chốt: Biểu cảm kết hợp với miêu tả. GV: GT đề tài vịnh vật ( Chiếu cho HS đọc) b) Đề tài Đề tài: Vịnh vật. Cụ thể là vịnh cái bánh trôi nước. GV: Vịnh vật xuất hiện vào thời lục triều ở Trung Quốc từ thế kỉ 3 đến thế kỉ 6 và được thịnh hành ở nước ta vào thế kỉ 15 với thơ Nôm của Nguyễn Trãi với tập thơ Quốc Âm thi tập. Đối tượng được vịnh rất đa dạng có thể con vật, đồ vật, cũng có thể là con người. Khi vịnh phải đảm bảo hai yêu cầu: 1. Miêu tả giống với đặc điểm của sự vật được vịnh, chỉ cần đọc lên thấy được ngay. 2. Kí thác được tâm tình, mượn sự vật gửi gắm được tình cảm => Bài thơ vịnh vật bao giờ cũng có hai lớp nghĩa. GV: Bài thơ “Bánh trôi nước” thuộc đề tài vịnh vật. Mà như chúng ta đã biết, những bài thơ thuộc đề tài này đều có hai lớp nghĩa: lớp nghĩa tả thực (nghĩa đen), lớp nghĩa được suy ra từ nghĩa đen (nghĩ bóng). ?Hãy chỉ ra hai lớp nghĩa của bài thơ? HS: Nêu. GV: Nhận xét và chiếu II. TÌM HIỂU VĂN BẢN (20’) GV: Em chú ý vào từ thân em ở câu thơ đầu tiên. ? Thân em ở đây chỉ cái gì? HS: Thân em ở đây chỉ chiếc bánh trôi (nhân hoá). 1. Hình ảnh bánh trôi nước Chiếc bánh trôi đã tự giới thiệu về mình như thế nào? HS:- Hình dáng : trắng, tròn - Cách nấu: luộc trong nước, sống thì chìm, chín thì nổi. - Kĩ thuật làm bánh: Bánh rắn, nát ( ngon hay không ) là tuỳ thuộc vào người làm bánh khéo hay vụng. - Chất lượng: Nhân đỏ son, chất lượng thành phẩm ngon ngọt không thay đổi. Từ lời tự giới thiệu trên chiếc bánh trôi hiện lên như thế nào? GV chốt: Chiếc bánh trôi hiện lên như đúng với nó ngoài đời thực; đẹp về hình thức, ngon ngọt đậm đà về chất lượng. GV: Phải là người có tình yêu tha thiết đối với những món ăn dân dã, mang đậm bản sắc dân tộc mới có thể miểu tả chiếc bánh trôi đáng yêu và thật đến như vậy. Và qua đó ta cũng thấy HXH thật tài tình, chiếc bánh trôi hiện lên không chỉ đẹp, không chỉ ngon mà lại duyên dáng khiêm nhường thể hiện ở từ thân em, mà em em vẫn giữ tấm lòng son. Chiếc bánh vô tri trở nên có trí tuệ có tâm hồn hay chính XH đã thổi hồn vào ngôn ngữ thơ ca. Tuy nhiên miêu tả cái bánh trôi chỉ là cái cớ để tác giả gửi đến lời tự thuật về người phụ nữ. Vậy thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi người phụ nữ xưa hiện lên như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu lớp nghĩa thứ hai của bài thơ. 2. Hình ảnh người phụ nữ xưa GV: Ghi câu thơ đầu lên bảng động. Người phụ nữ đã giới thiệu như thế nào về ngoại hình của mình ở trong câu thơ đầu tiên? HS: trắng, tròn -> trắng trẻo và phúc hậu. Ngoài vẻ đẹp về hình thể, câu thơ còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. Em hãy chỉ ra vể đẹp đó? Vẻ đẹp về phẩm chất: trong trắng của người phụ nữ qua từ trắng ->Người phụ nữ có vẻ đẹp hình thể và tâm hồn. GV: Với vẻ đẹp ấy đáng lẽ họ có quyền được nâng niu, trân trọng, được hưởng hạnh phúc, được làm đẹp cho đời, được sống bình đẳng như nam giới Nhưng trong xã hội phong kiến thân phận của họ ra sao? GV: Chép hai câu thơ tiếp theo Cụm từ bảy nổi ba chìm thể hiện thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào? HS: Long đong vất vả Nước non với nghĩa tả thực là nước luộc bánh còn nước non khi nói về thân phận người phụ nữ nó chỉ điều gì? HS: Cuộc đời, là xã hội mà người phụ nữ sống trong đó. GV: Rắn nát nghĩa đen chỉ bánh đẹp hay bánh xấu, ngon hay không ngon. Khi nói về thân phận người phụ nữ rắn nát có nghĩa là gì? HS: Hạnh phúc hay khổ đau. Hạnh phúc hay khổ đau của người phụ nưa xưa phụ thuộc vào ai? HS: Kẻ nặn ( người đàn ông, vào xã hội). Từ đó em có nhận xét gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa? HS: Thân phận người phụ nữ vừa bấp bênh, chìm nổi, vừa phụ thuộc vào người khác. GV: Thân phận họ như vậy, vẻ đẹp tâm hồn của họ có bị số phận thay đổi hay không chúng ta chú ý vào câu cuối. GV: Chép câu cuối của bài thơ Phẩm chất trong sáng của họ có thay đổi theo số phận của họ không? HS: Không. GV: Hai từ “mặc dầu”, “mà em” ở hai câu thơ có cấu trúc liền mạch tạo nghĩa đối lập rất ấn tượng => mặc dù cuộc đời phải phụ thuộc vào người khác nhưng họ luôn có sự cố gắng vươn lên để tự khẳng định mình, chiến thắng hoàn cảnh. Em hiểu cụm từ “Giữ tấm lòng son” như thế nào? HS: Tấm lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ. ? Để khắc hoạ hình ảnh người phụ nữ trong xã họi xưa tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? - Ẩn dụ - Quan hệ từ: vừa ...vừa - Đảo thành ngữ - Đa giọng điệu: kiêu hãnh, tự hào, ngậm ngùi, xót xa, thách thức. ? Qua sự phân tích trên e cảm nhận gì về người phụ nữ trong xã hội cũ ? GV chốt: Có vẻ đẹp hình thể và tâm hồn nhưng có số phận lênh đênh, chìm nổi và phụ thuộc. Tình cảm của Hồ Xuân Hương với người phụ nữ xưa thông qua bài thơ ? HS: Phát biểu cá nhân GV chốt: Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ. Đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ. Lên án xã hội phong kiến phụ quyền. => Đậy chính là giá tri nhân đạo của bài thơ. GV: Chúng ta vừa tìm hiểu xong hai lớp nghĩa của bài thơ vậy. Trong hai nghĩ, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Tại sao? HĐ nhóm theo bàn (1,5p) để thảo luận và thống nhất. HS: Phát biếu. Lớp nhận xét và bổ sung. GV: Nhận xét và định hướng kiến thức : -Lớp nghĩa hai là chính, lớp nghĩa thực (trước) chỉ là phương tiện để chuyển tải lớp nghĩa sau (nghĩa bóng). Lớp nghĩa hai là giá trị nội dung tư tưởng cho bài thơ . - Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương đã bày tỏ thái độ cũng như sự trân trọng vẻ đẹp tự nhiên trong trắng cũng như phẩm chất son sắt thuỷ chung của người phụ nữ xưa, đồng thời thương cảm cho số phận của họ: chìm nổi, bấp bênh, bị lệ thuộc, bị chói buộc vào những cổ tục của xã hội phong kiến thối nát, trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng - bà cũng chính là một người phụ nữ như thế – bà từng cay đắng thốt lên:“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung - kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng” => bà mới có cài nhìn tiến bộ, bênh vực họ. Qua bài thơ này em hiểu Bà chúa thơ Nôm là một con người ntn? HS: Trả lời. GV kết luận: HXH là một người phụ nữ có bản lĩnh, đã không ngần ngại nói lên tiếng nói bênh vực người phụ nữ trong xã hội cũ, cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ. III. TỔNG KẾT (5’) GV: Cho HS làm bài tập TN để rút ra nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. 1. Nghệ thuật - Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ bình dị, hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa, thành ngữ, phép đối, cách nói trong ca dao. - Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa. 2. Ý nghĩa văn bản “Bánh trôi nước” là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ. *ghi nhớ ( SGK.T95 ) IV. LUYỆN TẬP (1’) GV: hương dẫn hs thực hiện ở nhà. Gợi ý: - Giống: Đều ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ và thể hiện số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa - Khác: Ca dao dừng ở việc than thân còn thơ HXH là sự khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ với tấm lòng thuỷ chung son sắt. V. ĐỌC THÊM (1’) HS: Thực hiện ở nhà. 3. Củng cố, luyện tập (3’) ?: Cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ xưa và nay qua một sooshinhf ảnh trên bảng ? GV : gợi ý : + Xưa: Vất vả, cực khổ, long đong lận đận, bó hẹp trong gia đình. + Nay: được hưởng mọi quyền lợi như nam giới, được làm chủ cuộc đờì, hạnh phúc, học hành , có điều kiện để phát huy tài năng, được quan tâm của xã hội.... GV: Nhận xét bổ sung liên hệ 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) - Học thuộc lòng bài thơ - Nắm nội dung, nghệ thuật của bài thơ. -Tiết sau chuẩn bị bài: Quan hệ từ ( soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK, tìm thêm quan hệ từ, tác dụng của quan hệ từ trong bài vừa học). ___________________________________
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_7_tiet_25_banh_troi_nuoc_ho_xuan_huo.docx