Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 48: Thành ngữ - Năm học 2016-2017

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 48: Thành ngữ - Năm học 2016-2017

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Khái niệm thành ngữ.

- Nghĩa của thành ngữ.

- Chức năng của thành ngữ trong câu.

- Đặc điểm điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết thành ngữ.

- Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thích văn thơ.Có ý thức sử dụng thành ngữ đúng lúc, đúng chỗ.

B. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên:

+ Nội dung bài học.

+ Bảng phụ

- Học Sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Khởi động

1. Tổ chức:

Sĩ số:

 7B:

2. Kiểm tra :

- Thế nào là từ đồng âm? Việc sử dụng từ đồng âm cần chú ý đến nội dung gì? Lấy VD minh hoạ?

3. Bài mới :

 Giới thiệu bài: Trong tiếng Việt có 1 khối lượng khá lớn thành ngữ. Có 1 số thành ngữ được hình thành trên những câu chuyện dân gian, câu chuyện lịch sử (điển tích) rất thú vị. Vậy thành ngữ là gì? Và cách sử dụng thành ngữ như thế nào? chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay.

 

doc 4 trang sontrang 3191
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 48: Thành ngữ - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ./..../2016 
Ngày giảng 7B: T.../ ./..../2016 
Tiết 48 - Tiếng Việt :
THÀNH NGỮ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Khái niệm thành ngữ.
- Nghĩa của thành ngữ.
- Chức năng của thành ngữ trong câu.
- Đặc điểm điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thành ngữ.
- Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích văn thơ.Có ý thức sử dụng thành ngữ đúng lúc, đúng chỗ.
B. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: 
+ Nội dung bài học.
+ Bảng phụ
- Học Sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
7B:
2. Kiểm tra : 
- Thế nào là từ đồng âm? Việc sử dụng từ đồng âm cần chú ý đến nội dung gì? Lấy VD minh hoạ?
3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài: Trong tiếng Việt có 1 khối lượng khá lớn thành ngữ. Có 1 số thành ngữ được hình thành trên những câu chuyện dân gian, câu chuyện lịch sử (điển tích) rất thú vị. Vậy thành ngữ là gì? Và cách sử dụng thành ngữ như thế nào? chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Ngữ liệu và phân tích
- Gọi HS đọc câu ca dao - Chú ý cụm từ “lên thác xuống ghềnh”.
- Em có nhận xét gì về cấu tạo của cụm từ “lên thác, xuống ghềnh” trong câu ca dao. 
- Có thể thay bằng “Lên núi xuống ghềnh. Lên núi xuống rừng. Leo thác lội ghềnh.” được không? Vì sao ? 
- Có thể thêm các từ như: “Lên trên thác xuống dưới ghềnh. Lên thác cao xuống ghềnh sâu.” được không? Vì sao ? 
- Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không: Có thể thay bằng “Lên ghềnh xuống thác. Lên xuống ghềnh thác.” được không ? Vì sao ? 
- Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đ.điểm c.tạo của cụm từ lên thác, xuống ghềnh ?
+ GV giải thích: 
- Thác là chỗ dòng nước chảy vượt qua 1 vách đá cao nằm chắn ngang dòng sông, dòng suối. 
- Ghềnh là chỗ dòng sông, dòng suối bị thu hẹp và nông có đá lởm chởm nằm chắn ngang dòng nc chảy xiết.
- Cụm từ “lên thác, xuống ghềnh” có nghĩa là gì ? (Nói về sự vất vả khi điều khiển thuyền bè ở nơi nước chảy xiết có đá lởm chởm rất nguy hiểm).
- Tại sao lại nói lên thác, xuống ghềnh ?
- Nhanh như chớp có nghĩa là gì ? Tại sao lại nói nhanh như chớp ?
- GV: Chớp có tốc độ rất cao như tốc độ của ánh sáng 300.000 km/s.
- Vậy em hiểu thế nào là thành ngữ ? Nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Gọi HS đọc ngữ liệu
- Xác định chức vụ ngữ pháp của 2 thành ngữ: Bảy nổi ba chìm, tắt lửa tối đèn?
- Thành ngữ thường giữ chức vụ gì trong câu ?
- Em hãy Phân tích cái hay của việc dùng các thành ngữ trong 2 câu trên: So sánh “bảy nổi ba chìm” với long đong, phiêu bạt; “tắt lửa tối đèn” với khó khăn, hoạn nạn ?
- Sử dụng thành ngữ có tác dụng gì ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3:
- HS đọc các đoạn văn, đoạn thơ.
- Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu trên ?
- HS hoạt động nhóm
- GV phát phiếu học tập
- Dựa vào các truyện truyền thuyết, ngụ ngôn đã học, hãy giải nghĩa các thành ngữ: Con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi ?
I. Bài học
1. Thế nào là thành ngữ:
* Cấu tạo của cụm từ “Lên thác xuống ghềnh”
+ Về cấu tạo: gồm có 4 từ - có nghĩa trái ngược nhau (lên – xuống) 
- Thay đổi cụm từ:
+ Thay thế từ: “Lên núi xuống ghềnh. Lên núi xuống rừng. Leo thác lội ghềnh.
-> Không thể thay đổi từ được 
-> Vì nếu thay ý nghĩa của thành ngữ sẽ trở nên lỏng lẻo.
+ Thêm từ ngữ: Không thể thêm bớt từ ngữ.
+ Thay đổi vị trí: “Lên ghềnh xuống thác. Lên xuống ghềnh thác: Không thay đổi vị trí được 
-> Vì đây là 1 cụm từ có tính cố định. 
=> Đ.điểm cấu tạo của cụm từ trên là chặt chẽ về thứ tự và nội dung ý nghĩa.
- Trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm.
-> Nghĩa bóng (hàm ẩn, hình tượng, ẩn dụ).
- Nhanh như chớp: Chỉ hành động diễn ra mau lẹ, rất nhanh. -> Nghĩa so sánh.
=> Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
=> Nghĩa của thành ngữ có thể được suy ra trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo nên thành ngữ đó, nhưng đa số là hàm ẩn, trừu tượng.
* Ghi nhớ 1: sgk/144.
2. Sử dụng thành ngữ:
a. Vai trò ngữ pháp của thành ngữ:
- Thân em / vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.->là VN
- “Tôn sư trọng đạo” là câu thành ngữ nói lên lòng kính trọng và sự tôn vinh nghề giáo viên.
- Anh / đã nghĩ thg em như thế thì hay là anh / đào giúp em 1 cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào bắt nạt thì em chạy sang...
-> Phụ ngữ của cụm DT (khi )
=> Trong câu thành ngữ có thể đảm nhận chức vụ cú pháp giống như thực từ : làm chủ ngữ, vị ngữ ; trong cụm từ, thành ngữ có thể làm phụ ngữ.
b. Tác dụng: 
- Có tính hình tượng, biểu cảm.
=> Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
* Ghi nhớ 2: sgk/144 .
II. Luyện tập
1. Bài tập 1: sgk/145 :
a. Sơn hào hải vị, nem công chảphượng
=> Món ăn ở trên núi, dưới biển, quí hiếm sang trọng.
b. Khoẻ như voi: rất khoẻ 
=> cách nói phóng đại- nói quá.
- Tứ cố vô thân: sống đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa.
c. Da mồi tóc sương: chỉ ng già da có nhiều nốt màu nâu, đen như đồi mồi, tóc bạc như sương.
2. Bài tập 2: sgk/145 :
- Con Rồng cháu Tiên: chỉ dòng dõi cao quí.
- Ếch ngồi đáy giếng: chỉ sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn.
- Thầy bói xem voi: chỉ sự nhận thức phiến diện, chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn thể.
3. Bài tập 3: sgk/145 :
GV hướng dẫn HS làm
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố:
- Thế nào là thành ngữ, sử dụng thành ngữ như thế nào?
5. HDVN:
- Học bài.
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị: Cách làm bài văn biểu cảm 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_48_thanh_ngu_nam_hoc_2016_2017.doc