Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2022-2023

Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Năng lực

a. Năng lực đặc thù

Cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. (1)

Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.(2)

b. Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.

Năng lực giao tiếp, hợp tác: biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

Năng lực sáng tạo: Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho.

2. Phẩm chất: : Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua việc ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ có đề tài về thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV

- PHT tìm ý tưởng cho bài thơ.

 

docx 49 trang phuongtrinh23 26/06/2023 1650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT (thơ bốn chữ, năm 7
(TIẾT PPCT : 1- 12 ) 
TIẾT 1-2
TRI THỨC NGỮ VĂN
VĂN BẢN: LỜI CỦA CÂY 
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. 
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. 
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ. 
- Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. (Viết)
- Tóm tắt được ý chính do người khác trình bày. (nói, nghe)
2. Phẩm chất: 
- Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới
b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh lắng nghe và đoán các âm thanh trong video
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chiếu video âm thanh của tự nhiên, yêu cầu học sinh lắng nghe và đoán xem đó là âm thanh gì.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe 
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs trả lời
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài
- Hs lắng nghe, đoán các âm thanh
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học 
a. Mục tiêu:
- Xác định được chủ điểm, thể loại chính và câu hỏi lớn của bài học
b. Nội dung: Gv gợi mở để học sinh tìm hiểu giới thiệu bài học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
 Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu bài học cùng với câu hỏi:
+ Chủ đề của bài học là gì
+ Theo em thế nào là nuôi dưỡng tâm hồn?
+ Thể loại chính của chủ đề? Kể tên các văn bản trong chủ đề
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ
- GV lắng nghe, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh
I. Tìm hiểu giới thiệu bài học
- Học sinh dựa vào phần mở đầu, tên bài học để trả lời về chủ đề: “Tiếng nói của vạn vật”
- Thể loại: Thơ bốn chữ, năm chữ
- Các văn bản:
+ Lời của cây
+ Sang thu
+ Ông Một
+ Con chim chiền chiện
Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu
a. Mục tiêu: 
- Đặc điểm thơ 4 chữ, 5 chữ
b. Nội dung: Gv tổ chức thảo luận nhóm bằng các PHT
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
+ GV phát phiếu học tập số 1a và 1b. Nhóm chẵn làm 1a, nhóm lẻ làm 1b
+ Gv nhận xét PHT
+ Từ đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu tri thức về thơ bốn chữ, năm chữ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, thảo luận
- GV gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét
II. Tìm hiểu tri thức đọc hiểu
- Thơ bốn chữ, năm chữ
 + Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2.
 + Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3.
 + Thơ bốn chữ, năm chữ không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ thơ, số khổ thơ trong một bài thơ và thường được sử dụng đan xen vần chân với vần lưng.
- Hình ảnh trong thơ: là những chi tiết, cảnh tượng từ thực tế đời sống, được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người. 
- Vần và vai trò của vần trong thơ
+ Vần chân (hay cước vận) 
+ Vần lưng (hay yêu vận): 
+ Vai trò của vần trong thơ: vần có vai trò liên kết các dòng và câu thơ, đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa, sức âm vang cho thơ, đồng thời làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc.
- Nhịp thơ và vai trò của nhịp trong thơ: 
+ Nhịp thơ được biểu hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng vế hoặc ở cách xuống dòng (ngắt dòng) đều đặn cuối mỗi dòng thơ. 
+ Nhịp có tác dụng tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thơi cũng góp phần biểu đạt nội dung thơ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi để hướng dẫn học sinh luyện tập 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Câu 1: Tên chủ điểm 1?
Câu 2: Đoạn thơ sau viết theo vần nào?
Chú gà trống nhỏ
Cái mào màu đỏ
Cái mỏ màu vàng
Đập cánh gáy vang
Câu 3: Xác định nhịp thơ trong đoạn thơ sau
Lúc mới đẻ ra
Thì kêu là nghé
Khi không còn bé
Mới gọi là trâu
Đọc đoạn thơ sau và trả lời từ câu 4 đến câu 7
Em yêu mùa hè
Có hoa sim tím
Mọc trên đồi quê
Rung rinh bướm lượn
Thong thả dắt trâu
Trong chiều nắng xế
Câu 4: Đoạn thơ viết theo thể thơ nào?
Câu 5: Chỉ ra ít nhất 2 hình ảnh được nhắc đến trong đoạn thơ
Câu 6: Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Bông đào nho nhỏ
Cánh đào hồng tươi
Hễ thấy hoa cười
Đúng là đến Tết
Câu 7: Thể thơ chính trong chủ đề 1?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ 
- Gv quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động 
- HS trả lời
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, bổ sung 
- Hs trả lời được câu hỏi
1. Tiếng nói của vạn vật
2. Vần chân
3. 2/2
4. Thơ bốn chữ
5. Hình ảnh: hoa sim tím, bướm lượn, dắt trâu, chiều nắng 
6. Nhân hóa
7. Bốn chữ và năm chữ
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG TÌM TÒI
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh làm thẻ thông tin
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, sản phẩm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
1. Em hãy ủ và gieo một loại hạt giống bất kì và quan sát sự phát triển
2. Em hãy thực hiện một kế hoạch/ dự án phù hợp với khả năng của bản thân nhằm bảo vệ tự nhiên. Cuối chủ đề sẽ báo cáo sản phẩm
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ 
- Gv quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động 
- HS trả lời 
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, bổ sung 
Học sinh có thể vẽ tranh tuyên truyền, dự án thu gom rác thải hoặc tái chế rác, dự án trình diễn thời trang, chăm sóc động vật, trồng cây, chăm sóc cây xanh 
VĂN BẢN 1. 
 LỜI CỦA CÂY
 - Trần Hữu Thung –
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Nhận biêt được quá trình hạt phát triển thành cây.
- Tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trình dành cho mầm cây.
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
2. Phẩm chất: 
- Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: 
C1: Chia sẻ về quá trình phát triển của hạt mầm mà em được giao nhiệm vụ ở tiết trước
C2: Cho Hs xem clip về quá trình lớn lên của cây đậu và yêu cầu Hs chia sẻ cảm nhận của mình
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Hs suy nghĩ, quan sát
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm 
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét
Quá trình phát triển của hạt mầm quả là kì diệu và lí thú. Nhà thơ Trần Hữu Thung đã có sự cảm nhận về quá trình ấy qua bài thơ “Lời của cây”
- Hs lắng nghe, chia sẻ
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ GV hướng dẫn cách đọc
+ Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
- HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Hs làm việc cá nhân
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm 
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức 
-NV2: Tìm hiểu về Tác giả, tác phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: 
+ Đại diện các nhóm (3 nhóm) lên báo cáo dự án về tác giả, tác phẩm? 
+ 5 khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm 
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức bằng Infographic
I. Trải nghiệm cùng văn bản
1. Đọc, chú thích
2. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Trần Hữu Thung (1923-1999) quê Diễn Minh, Diễn Châu, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nông dân
- Ông tham gia Cách mạng từ năm 1944 và bắt đầu làm thơ từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Phong cách sáng tác: Trần Hữu Thung có phong cách một nhà thơ dân gian, thơ ông thể hiện sự mộc mạc, dân dã, chân chất, hồn nhiên của người dân quê
=> Mệnh danh là “nhà thơ nông dân”
- Các tác phẩm tiêu biểu: Dặn con (1955), Gió Nam (1962), Đất quê mình (1971), Tiếng chim đồng (1975), Anh vẫn hành quân (1983)...
b.Tác phẩm
- Xuất xứ: In trong “Những bài thơ em yêu, Phạm Hổ, Nguyễn Nghiệp tuyển chọn”
- Bố cục (2 phần)
+ Phần 1 (5 khổ thơ đầu- lời của tác giả): Qúa trình phát triển thành cây của hạt mầm
+ Phần 2 (khổ cuối- lời của cây): Lời giới thiệu của cây về sự xuất hiện của mình
- Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên
- Thể loại: Thơ bốn chữ
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a. Mục tiêu: 
- Nhận biêt được quá trình hạt phát triển thành cây.
- Tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trình dành cho mầm cây.
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Tìm hiểu quá trình sinh trưởng của cây
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV phát PHT số 1, HS làm việc nhóm đôi
Sự phát triển
Từ ngữ miêu tả
Phân tích ý nghĩa
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang “ghé tai nghe rõ”?
+ Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho những mầm cây. Hãy cho biết đó là tình cảm gì?
- Gv quan sát, cố vấn
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS thuyết trình sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV2: Tìm hiểu tình cảm, cảm xúc của tác giả 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV phát PHT số 2, HS làm việc nhóm 4-6hs 
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi
- Gv quan sát, cố vấn
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS thuyết trình sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV3: Tìm hiểu lời của cây.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv phát PHT số 3, Hs làm việc nhóm đôi
GV yêu cầu HS đọc khổ thơ cuối và trả lời các câu hỏi:
+ Nhận xét về nhịp thơ của khổ cuối và cho biết tác dụng của nó đối với việc thể hiện lời của cây. (GV gợi ý HS chú ý nhịp thơ thông thường của thơ bốn chữ là nhịp 2/2).
+ Nêu ý nghĩa về lời của cây.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Gv quan sát, cố vấn
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày câu trả lời
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.NV5: Tìm hiểu về chủ đề, thông điệp của bài thơ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Xác định thông điệp và chủ đề mà văn bản muốn gửi gắm đến người đọc?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Gv quan sát, cố vấn
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày câu trả lời
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
II. Suy ngẫm và phản hồi 
1. Quá trình sinh trưởng của cây
Sự phát triển
Từ ngữ miêu tả
Phân tích ý nghĩa
Hạt
lặng thinh
- nhân hóa, hạt như cũng có hồn à Sự sống tiềm tàng, chưa được “đánh thức”, phát triển thành cây.
Mầm
- nhú lên giọt sữa
- thì thầm
-kiêng gió, kiêng mưa, lớn lên đón tia nắng hồng
- mầm cây được ví với giọt sữa trắng trong, trong trẻo, nhỏ bé, dễ thương
- mầm cây cũng giống như em bé cần được vỗ về, nghe lời ru, nằm trong nôi là vỏ cây, cần kiêng khem gió mưa, biết “mở mắt” đón tia nắng hồng.
Cây đã thành
- “nghe màu xanh – bắt đầu bập bẹ”
- như em bé chập chững
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (nghe màu xanh)
+ hoán dụ (nghe màu xanh à chỉ cái cây)
+ nhân hóa (bập bẹ).
à Câu thơ có nhiều biện pháp tu từ, mở rộng trường liên tưởng.
2. Mối quan hệ giữa chủ thể trữ tình và hạt mầm
- Khi đang là hạt à hạt được chủ thể trữ tình “cầm trong tay mình” à sự sống được nâng niu là cách ứng xử của chủ thể trữ tình với thiên nhiên.
- “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt”: hình ảnh của nhà thơ, thể hiện mối quan hệ gần gũi, giao cảm giữa thiên nhiên và nhà thơ, sự nâng niu sự sống.
3. Lời của cây
- “Rằng/ các bạn ơi” nhịp thơ 1/3 – sự khác biệt trong thơ bốn chữ (vốn là nhịp 2/2) 
=> Nhấn mạnh khao khát của cây khi muốn được con người hiểu và giao cảm
- 3 câu thơ cuối: “Cây chính là tôi
Nay mai sẽ lớn
Góp xanh đất trời”
 Lời của cây là tiếng nói của thiên nhiên đối với con người là sự lắng nghe, tôn trọng thiên nhiên.
=> Ẩn dụ về ý nghĩa của đời người, lớn lên và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp.
 5. Chủ đề, thông điệp của bài thơ
- Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên
Thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống; mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời. 
Hoạt động 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hướng dẫn
- HS suy nghĩ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm 
- HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức
III. Tổng kết
1. Nội dung 
- Lời của cây ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây. Qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trình dành cho mầm cây.
- Bài thơ như một bức thông điệp gửi đến người đọc: Hãy yêu cây, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này
2. Nghệ thuật
- Thể thơ bốn chữ, lối viết giản dị, gần gũi, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Trồng cây xanh” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ:
 Gv tổ chức trò chơi “Trồng cây xanh” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
1. Nhà thơ Trần Hữu Thung quế ở đâu?
A. Nghệ An. 
B. Lạng Sơn. 
C. An Giang. 
D. Hà Nội. 
2. Thơ của Trần Hữu Thung thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự suy tư, giàu chất nhân văn và có cái nhìn mang màu sắc triết lý về cuộc sống.
B. Thể hiện sự bao quát về cuộc sống, những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự vật quen thuộc xung quanh.
C. Thể hiện sự mộc mạc, dân dã, chân chất, hồn nhiên của người dân quê.
D. Thể hiện sự rung cảm và những khát vọng của một trái tim yêu thương, trân trọng cuộc sống.
3. Khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Lời của cây cho ta biết điều gì?
A. Khởi đầu của cây là mầm non. 
B. Khởi đầu của cây là hạt. 
C. Khởi đầu của cây là rễ cây.
D. Khởi đầu của cây là sự chăm sóc của người trồng. 
4. Trong bài thơ Lời của cây, khi chưa gieo xuống đất, hạt cây như thế nào?
A. Nằm yên không nói.
B. Hạt năm lặng thinh. 
C. Hạt cây thì thầm.
D. Hạt cười không nói. 
5. Trong bài thơ Lời của cây, khi hạt nảy mầm, ta nghe được điều gì?
A. Lời của cây và lời của người trồng cây.
B. Lời của cây và tiếng gió thổi rì rào. 
C. Lời thì thầm của cây và tiếng chim hót líu lo.
D. Bàn tay vỗ, tiếng ru hời. 
6. Trong bài thơ Lời của cây, mầm cây kiểng điều gì?
A. Gió bấc, sâu ăn mầm. 
B. Trời mưa giông, người phá hoại. 
C. Sương muối.
D. Gió bấc, mưa giông. 
7. Trong bài thơ Lời của cây, khi cây đã nở được vài lá bé, có điều gì đặc biệt? 
A. Cây bắt đầu bập bẹ.
B. Cây cất tiếng hát. 
C. Cây thì thầm nhỏ to.
D. Cây mỉm cười đón ánh bình minh. 
8. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào? 
A. Hoán dụ, nhân hóa.
B. So sánh, điệp ngữ. 
C. Nhân hóa, điệp ngữ.
D. Nói quá, nhân hóa.
9. Bài thơ Lời của cây được ngắt nhịp như thế nào?
 A. Nhịp 1/3.
B. Nhịp 3/1. 
C. Nhip 2/2
D. Nhịp tự do. 
10. Bài thơ Lời của cây thể hiện thông điệp gì?
A. Hãy biết lắng nghe lời của cây, vì cây cũng có tâm hồn như con người.
B. Hãy biết lắng nghe lời của cây, vì cây xanh cho ta bóng mát.
C. Hãy biết lắng nghe lời của cây, hãy yêu cây xanh, vì cây xanh là một phần cuộc sống tươi đẹp của chúng ta.
D. Hãy biết lắng nghe lời của cây, vì cây xanh cung cấp oxy. 
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức
Gợi ý
1-A
2-C
3-B
4-B
5-D
6-D
7-A
8-C
9-C
10-C
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể giao về nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết 5 câu thể hiện cảm xúc khi mình hóa thân
 - HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm
- Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức 
 Các bạn có biết ai là người bạn thân thiết của các bạn học sinh ngày nắng nóng không? Chính là tôi - cây bàng lá nhỏ. Những ngày trời nắng, tôi giang tay tỏa bóng mát để các bạn ngồi, thỉnh thoảng tôi còn phe phẩy lá cành để quạt mát cho các bạn. Đôi khi trời gió, tôi cũng đùa vui bằng cách thả những chiếc lá để các bạn chạy theo bắt. Tôi chỉ mong kì nghỉ hè thật ngắn để có nhiều thời gian ở bên các bạn. 
NS: 04/09/ 2022
ND: 07/09/ 2022
TIẾT 3-4 	VĂN BẢN 2: SANG THU
(Hữu Thỉnh)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Thấy được sự cảm nhận thực sự tinh tế cùng việc quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó thấy được tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc.
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
2. Phẩm chất: Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2,
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SP
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: Đã bao giờ em:
+ Cảm thấy trời trở lạnh sau một đêm?
+ Cảm thấy trời dịu mát sau chuỗi ngày nóng bức?
+ Cảm thấy ấm áp sau chuỗi ngày lạnh giá? 
Nếu đã trải qua, hãy chia sẻ cảm nhận của em với các bạn. 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hỗ trợ, gợi mở
- HS thảo luận nhóm để thống nhất sản phẩm
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động, gọi 2-3 nhóm trình bày sản phẩm
- HS trình bày sản phẩm thảo luận, hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
- Hs chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: 
- Biết cách đọc văn bản thơ
- Nhận biết thông tin về tác giả, tác phẩm
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ Hướng dẫn cách đọc diễn cảm
+ GV hướng dẫn HS chú ý về các câu hỏi tưởng tượng, theo dõi
+ Trình bày dự án về tác giả, tác phẩm 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc sách, suy nghĩ, xem lại sản phẩm
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS báo cáo sản phẩm
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
I. Trải nghiệm cùng văn bản
1. Đọc
- Học sinh đọc đúng: giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư
2. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả . (sgk)
b. Tác phẩm (sgk)
- Bố cục (3 phần)
+ Khổ 1: Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về.
+ Khổ 2: Cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu.
+ Khổ 3: Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu
- Thể loại: thơ năm chữ
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi 
a. Mục tiêu: 
- Thấy được sự cảm nhận thực sự tinh tế cùng việc quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó thấy được tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc.
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa:
- GV chuyển giao nhiệm vụ
- Chia lớp làm 4 nhóm
- Phát phiếu học tập số 1 và giao nhiệm vụ: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
VẺ ĐẸP THIÊN NHIÊN TRONG KHOẢNH KHẮC GIAO MÙA
Nội dung câu hỏi
Dự kiến sản phẩm
Những tín hiệu báo thu sang
Những từ ngữ thể hiện cái nhìn của nhà thơ?
Tâm trạng nhà thơ được thể hiện qua những từ ngữ nào?
Nghệ thuật được tác giả sử dụng thành công ở khô thơ đầu? 
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, ghi câu trả lời cá nhân sau đó nhóm tổng hợp
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đại diện báo cáo sản phẩm, hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách miêu tả chuyển động của thiên nhiên 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Chia cặp và yêu cầu hs thực hiện các nhiệm vụ: 
? Trong khổ thơ này hình ảnh thiên nhiên sang thu tiếp tục được nhà thơ phát hiện bằng những chi tiết nào?
? Khi miêu tả con sông mùa thu, tác giả sử dụng từ “dềnh dàng”. Em hiểu từ này như thế nào?
? Từ cách hiểu đó giúp em hiểu dòng sông thu như thế nào
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đại diện báo cáo sản phẩm, hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV3: hs hs tìm hiểu khổ cuối
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ 
Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn
Chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ: 
- Khổ thơ thứ 3 thiên nhiên sang thu được gợi bằng những hình ảnh nào? Em hiểu gì về cái nắng trong thời điểm giao mùa này?
- Khi miêu tả về những cơn mưa tác giả sử dụng từ “vơi dần” điều đó có ý nghĩa gì?
- Em hiểu câu thơ 3,4 này như thế nào
- Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận gì về nhà thơ ? 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đại diện báo cáo sản phẩm, hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện
+ Sấm: chỉ cái bất thường của ngoại cảnh
+ Hàng cây đứng tuổi: những con người lớn tuổi, từng trải
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề, thông điệp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ 
Theo em chủ đề của bài Sang thu là gì? Qua bài thơ này, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến người đọc?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời 
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
- HS trả lời
- GV quan sát, hỗ trợ
NV6: Hướng dẫn Hs tìm hiểu cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả Hữu Thỉnh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Đọc bài thơ Sang thu, em học được gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?
GV gợi ý- Cách cảm nhận
+ Nhà thơ đã mở rộng tầm quan sát lên chiều cao (chim), chiều rộng (mây) và chiều dài (dòng sông). Tác giả đã quan sát vạn vật bằng cả thính giác, thị giác, xúc giác

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_hoc_ki_i_nam_hoc_2022_2023.docx