Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.

- Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, có lí và có tình của cha khi con mắc lỗi.

- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.

2. Kỹ năng:- Biết Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.

- Vận dụng phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.

* Kĩ năng sống: - Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình.

- Giao tiếp, phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về các ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

3. Thái độ; Giáo dục tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ

– Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại).

– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp .

– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).

B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU

- Phần chuẩn bị ở tiết trước. - Tư liệu, hình ảnh

- Vi tính, máy chiếu

C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC

-Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút:

- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề .

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG

 

docx 243 trang sontrang 3810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 - Tiết 1
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 - Lí Lan -
A.MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức: HS hiểu được 
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
 2/ Kĩ năng: HS vận dụng :
- Đọc – hiểu văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
3. Thái độ : Xác định rõ hơn trách nhiệm, tình cảm của mình với cha mẹ và mái trường. 
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác 
-Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại).
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị ở nhà theo yêu cầu SGK.
- Tư liệu, hình ảnh... - Máy chiếu, vi tính.
- Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Trao đổi trong nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ sau:
*. Trong đêm trước ngày khai trường , tâm trạng của người mẹ và đứa con khác như thế nào?
NGƯỜI MẸ
 CON
*. Em hiểu gì về mỗi nhân vật?
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận 
- Kĩ thuật trình bày một phút 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Hát theo băng hình “ Ngày đầu tiên đi học”?
(2) Trong ngày khai trường đầu tiên của em, ai đưa em đến trường ? Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường ấy, mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không ?
 Trong chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm đẹp của ngày đầu tiên đến trường. Đó là sự háo hức, rụt rè và bỡ ngỡ. Tâm trạng của các em là vậy, thế còn tâm trạng của các bậc làm cha mẹ thì như thế nào đối với ngày đầu tiên đi học của con ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề “Cổng trường mở ra” của Lý Lan.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-HS đọc chú thích ( SGK 18)
(1) Tác giả VB này là ai ? Em biết gì về tác giả này ?
(2)Em hãy cho biết nội dung VB?
(3) Theo em, vì sao đây là VB nhật dụng?
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
 1. Tác giả: Lí Lan.
 - Là nhà văn nữ đa tài.
 - Dịch bộ truyện nổi tiếng Harry Poster (tập 5) sang tiếng Việt.
 2. Tác phẩm:
 - Giáo dục có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Ở VN ngày nay, giáo dục đã trở thành sự nghiệp của toàn xã hội.
 - “Cổng trường mở ra” là VB nhật dụng đề cập đến những mối quan hệ của gia đình, nhà trường và trẻ em.
GV giới thiệu : GD có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội ở Việt Nam ngày nay , Giáo dục đã trở thành sự nghiệp của toàn xx hội . “Cổng trường mở ra” là một văn bản nhật dụng đề cập đến những mối quan hệ giữa gia đình, nhà ttrường và trẻ em.
II.Đọc - Hiểu văn bản
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) GV nhận xét, hướng dẫn và đọc mẫu một đoạn. Gọi HS đọc .
- Em hãy đọc thầm chú thích SGK ?
(2) Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản?
(3) Nêu những nội dung chính của văn bản?
- Cho biết nội dung từng phần?
- Gọi HS nhận xét phần chia đoạn của bạn?
- HS tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
1.Đọc - tìm hiểu chú thích: 
-Kiểu văn biểu cảm.
- Có ba nội dung chính:
+Tâm trạng hai mẹ con trước ngày khai trường của con.
+ Nỗi nhớ của mẹ về ngày khai trường năm xưa.
+ Tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ.
 Tác giả viết theo dòng chảy cảm xúc của lòng mẹ đối với con qua độc thoại nội tâm của người mẹ hiền .Thời gian nghệ thuật là đêm trước ngày đến trường của con vào học lớp Một. 2. Phân tích
a. Tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con.
*. Trong đêm trước ngày khai trường 
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
- GV tổng hợp- kết luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
-Các nhóm khác tham gia ý kiến.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Dự kiến sản phẩm của học sinh
NGƯỜI MẸ
ĐỨA CON
+ Lo lắng, thao thức, suy nghĩ triền miên.
+ Không tập trung được vào việc gì cả.
+ Nhìn con ngủ. Mẹ sắp lại sách vở cho con 
+ Lên giường và trằn trọc...không lo nhưng vẫn không ngủ được.
- Mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình.: Bâng khuâng, xao xuyến. ..
+ Vô tư, nhẹ nhàng, thanh thản.
+ Giấc ngủ đến dễ dàng như uống một li sửa, ăn một cái kẹo.
+ Gương mặt thanh thoát..
Người mẹ giàu tình yêu thương con và đức hi sinh...
Ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng...
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
(1) Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được?
 (2) Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?
- HS tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
* Lí do người mẹ không ngủ được: 
- Ngày khai trường vào lớp Một là ngày thực sự quan trọng đối với con và với mẹ, đối với mỗi đời người. 
- Mẹ muốn khắc ghi vào lòng con cảm xúc rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến của ngày khai trường => kỉ niệm đẹp của cuộc đời.
 - Ngày khai trường của con đã làm sống dậy trong tâm tưởng của mẹ ngày khai trường của mình, tiếng đọc bài trầm bổng và cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại. 
- Mẹ nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản ... 
- Mẹ bâng khuâng nghĩ tới giây phút hạnh phúc cầm tay con dắt tới cổng trường để con bước vào thế giới kì diệu. 
=> Hồi tưởng- Đã hàng chục năm trôi qua thế mà buổi sáng đầu tiên ấy cứ khắc ghi như in trong tâm trí của người mẹ - “Sự khắc ghi vượt thời gian”.
Trong đêm không ngủ được mẹ lo nghĩ về con, mẹ nhớ ngày khai trường xưa của mẹ. Ngày ấy bà ngoại dắt tay mẹ đến trường và sáng mai đây mẹ lại nắm tay dắt con đến trường. Đó là qui luật tuần hoàn của thời gian. Mẹ mong rằng trong góc nhỏ tâm hồn con sẽ ghi lại cảm xúc về ngày đầu tiên và con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Sau này sẽ có lúc con chợt nhớ lại và cảm thấy xúc động. Con giờ đây chính là hình ảnh của mẹ ngày ấy. Tâm trạng của mẹ chính là tâm trạng của bà ngày xưa. 
b. Tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ
 HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Câu văn nào trong bài nói lên vai trò quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? 
- Gọi HS trình bày và nêu ý hiểu về câu văn đã chọn.
(2) Kết thúc văn bản, người mẹ nói : “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra „
+Giải thích từ : Can đảm? Thế giới này?Thế giới kì diệu?
+Thế giới kì diệu ” mà người mẹ nói đến là gì?
(3)Từ văn bản: Em nhận thấy vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người như thế nào?
- HS trình bày cảm nhận cá nhân?
- Trao đổi chung cả lớp.
“Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch hàng vạn dặm sau này „
->Giáo dục không được quan tâm : xã hội kém phát triển, đất nước không đi lên hoà nhập à trì trệ, nghèo nàn, lạc hậu.
+ Can đảm: Là có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khó hay nguy hiểm, khó khăn. 
+ Thế giới này: Bao gồm tất cả nhân loại khắp năm châu bốn biển. 
 + Thế giới kì diệu: Kì là lạ, diệu là đẹp. Kì diệu: vừa rất lạ, vừa rất đẹp
- Thế giới của ánh sáng tri thức.
- Nơi nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn, nhân cách.
- Nơi tình bạn, tình thầy trò ấm áp, cao đẹp.
- Nơi chắp cánh ước mơ, khát vọng bay bổng.
- Nơi được ca hát, vui chơi...
- Câu văn kết thúc tác phẩm: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. 
Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra.
3. Tổng kết:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Khái quát nội dung văn bản?
** Trong bài có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, người mẹ đang nói với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Gọi HS khá giỏi trình bày.
- Nêu đặc sắc nghệ thuật của văn bản?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
*Nội dung :
- Những tình cảm dịu ngọt người mẹ dành cho con ;
- Vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ và đối với xã hội .
* Nghệ thuật : 
- Lựa chọn hình thức tự bạch ( Nhìn con như nói với con nhưng thực chất nói với chính mình)là nổi bật tâm trạng, tình cảm sâu kín...
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
Ghi nhớ : SGK trang 9
- Người mẹ không trực tiếp nói với con, vì người con đã ngủ. Nhưng nếu cho rằng người mẹ muốn nói chuyện với con thì đây là cách nói gián tiếp.
 - Người mẹ đang tâm sự với ai? Vừa tâm sự với con nhưng chủ yếu đang nói với chính mình, đang ôn lại những kí ức của mình -> độc thoại nội tâm.
 - Cách viết này có tác dụng làm nổi bật được tâm trạng và nhân vật bộc lộ được cảm xúc một cách chân thành sâu sắc, tăng thêm tính trữ tình biểu cảm..
 HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Có bạn cho rằng, có nhiều ngày khai trường những ngày khai trường vào lớp một có dấu ấn sâu đậm nhất trong cuộc đời mỗi con người. Em có đồng ý không? Vì sao?
(2)Cho HS đọc diễn cảm đoạn “Thực sự bước vào”.
(?) Theo em, trước tình cảm sâu nặng của người mẹ thì bổn phận làm con phải làm gì để đền đáp công ơn của mẹ?
(?) Em biết những câu ca dao, tục ngữ nào nói về mẹ?
- HS trình bày -nhận xét?
- Trao đổi chung cả lớp- GV tổng hợp,kết luận
- Lớp Một là lớp đầu tiên của cấp học trong hệ thống giáo dục 12 năm. Bất cứ cái gì đầu tiên cũng có sự thiêng liêng và ấn tượng đặc biệt. 
- Vào lớp Một đó là dấu hiệu chứng tỏ của sự khôn lớn của các bạn ở tuổi nhi đồng và không còn là em bé mẫu giáo nữa.
 - Tất cả các bạn vào lớp Một đều được sự quan tâm đặc biệt của ông bà, cha mẹ, thầy cô.
* - Biết ơn, kính trọng, hiếu thảo...
- Chăm chỉ học hành, giúp đỡ bố mẹ....
* Công cha như núi Thái Sơn...
...
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
1. Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
(1) En-ri-cô yêu dấu của bố! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con thử nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường . Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại ...
(Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)
(2) Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mính trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!..... Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!
(Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)
a. Xác định nội dung chính và đặt nhan đề cho mỗi đoạn văn trên.
b. Nội dung hai đoạn văn trên có gì giống với văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan ?
c. Em hãy viết một đến hai câu vào đầu hoặc cuối mỗi đoạn văn để khái quát lại nội dung của đoạn.
ĐỊNH HƯỚNG - THAM KHẢO
a.Nội dung đoạn 1: Người bố giảng dạy cho En-ri- cô về vai trò của việc học tập. Nhan đề: Vai trò của việc học.
Nội dung đoạn 2: Sự hi sinh và tình yêu thương của người mẹ dành cho con. Nhan đề: Tình thương của mẹ
b. Nội dung của hai đoạn văn trên trong văn bản Những tấm lòng cao cả có nét giống với văn bản Cổng trường mở ra là đều đề cập đến vai trò quan trọng của giáo dục nhà trường và tình thương yêu sâu sắc của gia đình dành cho con cái.
c. Thêm câu chủ đề cho mỗi đoạn
(1) En-ri-cô yêu dấu của bố ! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con thử nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn chỉ một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học. Hiện nay tất cả thiếu niên đều đi học, En-ri-cô yêu dấu ạ. Con hãy nghĩ đến những người thợ tôi tôi vẫn đến trường sau khi lao động vất vả suốt ngày ; hãy nghĩ đến những cô gái đã đi học ngày chủ nhật vì cả tuần lễ phải bận rộn trong các xưởng thợ,đến những người lính ở thao trường trở về là đã viết viết, đọc đọc. Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà vẫn phải học [...]. Hãy can đảm lên con, người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại ...Con phải hiểu việc học có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người và sự phát triển của nhân loại.
(2) Mẹ của con rất yêu thương con và luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho con. Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mính trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!.... Nhớ lại điều ấy, bố ko thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!
HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
(1)Tìm đọc và chép lại một bài thơ/ đoạn thơ hoặc một đoặn văn hay viết về ngày khai trường.
(2)Nêu suy nghĩ của em khi nhận được qua tâm, chăm sóc của gia đình, và được học tập, vui chơi dưới mái trường?
(3). Hãy viết đoạn văn kể về ngày khai trường đầu tiên của mình ( khi vào lớp một)?
Hướng dẫn:
Tâm trạng của em trong đêm trước ngày khai trường. 
- Sự chuẩn bị về áo quần, cặp sách. 
- Buổi sáng hôm ấy bầu trời, đường phố ra sao? 
- Đến trường em thấy khung cảnh và không khí như thế nào? 
- Ngôi trường có gì khác so với ngày thường. 
- Các bạn của em như thế nào?
(4) Soạn bài:“ mẹ tôi“ theo câu hỏi SGK.
-------------------
Tuần1 - Tiết 2 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
MẸ TÔI
(Trích Những tấm lòng cao cả - ÉT-MÔN-ĐÔ-ĐƠ A-MI-XI)
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.
- Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, có lí và có tình của cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kỹ năng:- Biết Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
- Vận dụng phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
* Kĩ năng sống: - Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình.
- Giao tiếp, phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về các ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. Thái độ; Giáo dục tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
– Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại).
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp .
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị ở tiết trước. - Tư liệu, hình ảnh
- Vi tính, máy chiếu
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút: 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Chia xẻ về một lần em mắc lỗi khiến cha mẹ phiềnlòng?
(2) Cử chỉ, hành động của cha mẹ trong khi em mắc lỗi?
- Gọi HS trả lời miệng
- Cho lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
 - HS chia xẻ kỉ niệm
 Có những lúc những câu nói vô tình của chúng ta đã làm cha mẹ phiền lòng nhưng chúng ta không biết được và nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ mà chúng ta nhận ra và sửa chữa được sai lầm của mình..
Đó chính là nội dung của văn bản “ Mẹ tôi” 
 HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Cho Hs đọc thầm SGK.
(1)Nêu hiểu biết của em về t/ giả ?
(2) Gọi HS giới thiệu văn bản ?
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
1. Tác giả: ( 1846 – 1908 ) Ét-môn-đô đơ A-mi-xi là nhà văn I-ta-li-a 
2. Tác phẩm: Văn bản gồm hai phần: Phần một là lời kể của En-ri-cô, phần hai là toàn bộ bức thư của người bố gửi cho con trai là En- ri- cô .
 Edmondo De Amicis (21 tháng 10 năm 1846—11 tháng 3 năm 1908) là một nhà văn, nhà báo và nhà thơ người Ý. Ông được biết đến với tác phẩm dành cho thiếu nhi nổi tiếng toàn thế giới Tấm lòng (Những tấm lòng cao cả).
 Những tấm lòng cao cả xuất bản ngày 17 tháng 10 năm 1886 là ngày tựu trường ở Ý. Ngay lập tức tác phẩm đạt được thành công vang dội, chỉ sau vài tuần đã có đến 40 phiên bản tiếng Ý, cũng như được dịch ra các thứ tiếng khác. Tác phẩm này chính là tác phẩm đưa De Amicis ra phạm vi toàn thế giới, khiến nhà văn vốn không chuyên viết cho thiếu nhi nổi tiếng trong làng các tác phẩm viết cho thiếu nhi. Một phần tác phẩm là sự phản ánh giai đoạn thiếu nhi của 2 người con trai ông. Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong đó nhân vật trung tâm là một thiếu niên được viết bằng một giọng văn hồn nhiên trong sáng.
Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản 
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Hướng dẫn: Đọc giọng nghiêm khắc, buồn bã.
- GV đọc mẫu 
- Gọi 2 em đọc
- Chú thích : giải thích những từ khó hiểu: hối hận, lương tâm...
- Gọi HS trả lời miệng
- Cho lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
1.Đọc- Chú thích
2. Bố cục: - 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến vô cùng
ND: Phần đầu trang nhật kí của En ri cô.
+ Phần 2: Còn lại.
ND: Bức thư của người cha viết cho En ri cô
3. Phân tích.
Hoạt động của giáo viên-HS
Nội dung cần đạt
THẢO LUẬN NHÓM BÀN(5p)
(1) Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? 
(2) Lí do gì khiến ông có thái độ ấy? 
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp trao đổi.
- GV thống nhất ý kiến.
- HS tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
a.Thái độ của bố đối với En -ri -cô.
+ “Giống như một nhát dao đâm vào tim bố” 
+ Là một sự xấu hổ, nhục nhã, dấu vết của sự vong ơn bội nghĩa.
-> Buồn bã, tức giận, đau đớn....
- Thái độ của người bố đối với En-ri-cô là thái độ buồn bã, tức giận, kiên quyết và rất nghiêm khắc. 
+ “Nhớ lại điều ấy, bố không nén được cơn tức giận đối với con” - > thái độ tức giận.
+ “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?” - > Buồn bã, thất vọng. 
+ “Trong một thời gian con đừng hôn bố”, “Thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ” - > Thái độ nghiêm khắc.
+ “Việc như thế không bao giờ được tái phạm nữa”. “Con phải xin lỗi mẹ” - > Thái độ kiên quyết. 
. Ông bố không nuông chiều xem nhẹ bỏ qua mà rất nghiêm khắc kiên quyết cảnh cáo con khi con có biểu hiện vô lễ với mẹ, thiếu kính trọng mẹ, xúc phạm đến danh dự bố mẹ trước mặt người ngoài mà người đó lại là cô giáo vị khách quý của gia đình
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Trong truyện có những hình ảnh những chi tiết nào nói về người mẹ En-ri-cô?
(2) Em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?
- HS Phát hiện chi tiết
- Nhận xét - đánh giá .
- HS tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
b. Hình ảnh người mẹ En-ri-cô
+ “Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con”. 
+ “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”. 
+ “Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. 
- > Người có tình thương con vô cùng mãnh liệt, hết lòng vì con hi sinh tất cả vì con. 
 Đó là hình ảnh về một người mẹ thiêng liêng, biểu tượng đẹp của tình mẫu tử. Biết bao bài hát, bài thơ ca ngợi tình cảm đó: 
Mẹ 
Mẹ ngồi vá áo trước sân
Vá bao mong ước tay sần mũi kim 
Bát canh đắng lá chân chim
Lẫn vài con tép mẹ tìm dành con. 
 (Nguyễn Ngọc Oánh) 
 Kí ức của mẹ 
Mẹ đã chờ xanh lại thời gian 
Mẹ ngỡ con còn chơi trốn tìm đâu đó 
Những đứa con mang hình hài nỗi nhớ 
Kí ức mẹ là lòng biển hóa san hô.
 (Nguyễn Khắc Thạch)
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
.- Theo em điều gì đã khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố? 
- Gọi HS trả lời miệng
- Cho lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung
- 3 HS trình bày. Lớp trao đổi.
- GV thống nhất ý kiến.
Lí do En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố là: - Vì bố đã nhắc lại những kỉ niệm thiêng liêng giữa mẹ và En-ri-cô. 
- Thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của bố. - Những lời nói chân tình, sâu sắc và xúc động của bố. 
- Và còn bởi En-ri-cô là một cậu bé biết hối lỗi, thấy xấu hổ trước sự sai phạm của mình.
4. Tổng kết:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư ? 
- Khái quát lại nội dung- nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
Giữ được sự kín đáo, tế nhị ..
 - En-ri-cô nhận thức sâu sắc hơn, có thời gian để suy nghĩ và đọc đi đọc lại ..
- Viết thư tình cảm của người bố được thể hiện dễ dàng hơn, sâu sắc hơn. 
* Ghi nhớ : SGK
GV: Tóm lại, dưới hình thức viết thư đó là cách góp ý vừa tế nhị kín đáo, lại vừa hiệu quả.
Nghệ thuật:- Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ.
- Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp , có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con
Ý nghĩa:- Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy, giàu đức hy sinh, hết lòng vì con.
- Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Hãy chọn một đoạn trong thư của bố En-ri-cô có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con và học thuộc đoạn đó. 
(2) Nếu được gặp En-ri-cô, em sẽ tâm sự với bạn điều gì? 
- G cho đọc bài tập. - Gọi HS trả lời miệng
- Cho lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung
Bài nói một trong những đoạn trích sau: 
- Đoạn trong phần ghi nhớ. 
- Đoạn “Khi đã khôn lớn và không được chở che”.
 - Đoạn “Hãy nhớ kĩ con mất mẹ”.
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
HS tham khảo đọc thơ về mẹ - nghe hát về mẹ
MẸ (Trần Quốc Minh )
Lặng rồi cả tiếng con ve 
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi 
Nhà em vẫn tiếng ạ ời 
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru 
Lời ru có gió mùa Thu 
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về 
Những ngôi sao thức ngoài kia 
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con 
Đêm nay con ngủ giấc tròn 
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
(1) Đóng vai En ri cô em hãy viết một bức thư cho bố.
(2)Hãy kể lại một sự việc lỡ gây khiến bố mẹ buồn phiền. 
 Chọn đề tài: : đi chơi không xin phép bố mẹ, đi học về muôn để mẹ chờ đợi lo lắng, đánh nhau với em, lười học bài, kì thị bị điểm thấp 
Sau đó chọn một lỗi lầm nào đáng nhớ nhất rồi viết theo trình tự. 
- Hoàn cảnh mắc lỗi. - Kể lại sự việc diễn ra
-Sự ăn năn hối lỗi của bạn thân. - Hành động sữa chữa lỗi lầm. 
(3) Đọc kỹ văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê.
(4) Xem trước bài: Từ ghép.
-----------------
Tuần1 - Tiết 4
Ngày soạn:.................
Ngày dạy:....................
TỪ GHÉP
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức- Nhận biết được hai loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập.Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lý.
Lưu ý: Học sinh đã học về từ ghép ở Tiểu học nhưng chưa tìm hiểu sâu về các loại từ ghép.
- Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập
- Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
2. Kỹ năng:- Nhận diện các loại từ ghép. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ.
- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
* Kĩ năng sống: + Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ ghép phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ ghép.
3. Thái độ: ý thức tích cực, tự giác trong học tập.
4. Năng lực cần phát triển
- Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong GT, theo 4 KN đọc, viết, nghe, nói... 
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
-Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP 1
 Hình thành kiến thức về các loại từ ghép qua việc bổ sung để hoàn thiện những chỗ trống trong bảng sau:
- Từ ghép có hai loại:..........................................................................................................
- Từ ghép..............................có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.Tiếng .............đứng trước, tiếng....................đứng sau.
- Từ ghép................................có các tiếng bình đảng nhau về ngữ pháp( Không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ)
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
+ Sơ đồ tư duy. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
Trò chơi: Ai nhanh hơn?
(1) Dựa vào kiến thức đã học:Phân các từ sau thành 2 nhóm: Từ láy và từ ghép:
- Nhỏ nhoi, nhỏ nhẹ, nhỏ nhắn, tươi tốt, tươi tắn, trắng trong, trắng trẻo.
(2) Nêu căn cứ để phân biệt từ ghép? Từ láy?
 Từ ghép: nhỏ nhẹ, trắng trong, tươi tốt
 Từ láy: Nhỏ nhoi, nhỏ nhắn, tươi tắn, trắng trẻo.
 Từ ghép là một từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa... Và chúng ta đi tìm hiểu sâu hơn về từ ghép đó là cấu tạo và nghĩa của các loại từ ghép.
 HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Các loại từ ghép:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức ở VD, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính?	
GV chốt lại	
- Em cá nhận xét gì về trật tự giữa các tiếng trong những từ ấy? 
- Tìm VD về từ ghép chính phụ?
GV treo bảng phụ ghi VD SGK/14.
- Các tiếng trong 2 từ ghép quần áo, trần bổng ở VD có phân ra tiếng chính tiếng phụ không?	
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức HS thảo luận- Phiếu học tập 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Tổ chức trao đổi, thống nhất ý kiến,
- Gọi HS đọc ghi nhớ
1.Ví dụ: VD SGK/13
2. Nhận xét:
VD1.
- Bà ngoại
 C P
Thơm phức
 C	P
-> Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ.
- Tiếng chính đứng trứơc và tiếng phụ đứng sau.
 *VD SGK/14
*. Từ ghép đẳng lập.
- Quần áo.
- Trầm bổng.
Không phân ra tiếng chính, tiếng phụ.
- Từ ghép có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
3. Kết luận:
* Ghi nhớ: SGK
II. Nghĩa của từ ghép
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1) So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của từ thơm, em thấy có gì khác nhau?	
(2) Tìm thêm một số từ ghép chính phụ có tiếng “bà” đứng trước.
(3) Trong những từ ghép chính phụ vừa tìm được, các tiếng đứng sau tiếng “bà” có vai trò gì? Có thể đổi vị trí cho các tiếng đứng sau lên trước mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa của từ được không?
(4) Hình thành kiến thức về từ ghép chính phụ qua việc bổ sung những chỗ trống trong bảng :
Từ ghép chính phụ:
• Có tính chất ., nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
• Tiếng đứng trước tiếng , tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Tổ chức trao đổi, thống nhất ý kiến,
- Gọi HS đọc ghi nhớ
1.Ví dụ: VD SGK/14
2. Nhận xét:
(1) Lựa chọn những nhận xét đúng về tiếng bà ở từ bà ngoại trong câu văn trên.
- Tiếng “bà” có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từ “bà ngoại”.
- Tiếng “bà” là tiếng chính.
(2)Một số từ ghép chính phụ có tiếng “bà” đứng trước: bà nội, bà ngoại, bà cố, bà mụ, bà tôi, 
(3)Trong các từ vừa tìm được trên, các tiếng đứng sau có tác dụng bổ sung, giải thích rõ nghĩa hơn cho tiếng “bà”.
(4) Hình thành kiến thức về từ ghép chính phụ qua việc bổ sung những chỗ trống trong bảng sau:
Từ ghép chính phụ:
Có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
Tiếng chính đứng trước tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Liệt kê tiếng gọi tên các đồ vật hoặc dụng cụ học tập trong lớp em, sau đó tạo thành các tiếng ghép phù hợp về nghĩa?
(2) Những từ ghép em vừa tìm được có phân thành tiếng chính và tiếng phụ không? Vì sao?
(3) So sánh về nghĩa của từ ghép với nghĩa của mỗi tiếng trong từ ghép đó.
(4) Hình thành những kiến thức về từ ghép đẳng lập qua việc bổ sung những chỗ trống trong bảng sau:
Từ ghép đẳng lập:
• Có các tiếng .. về mặt ngữ pháp
• Có tính chất , nghĩa của từ ghép đẳng lập . hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
1) Tên các đồ vật hoặc dụng cụ học tập trong lớp: bàn, ghế, sách, vở, bút, thước, 
Tạo các từ ghép: sách vở, bàn ghế, bút thước.
(2)Những từ ghép vừa tìm được không phân thành tiếng chính, tiếng phụ vì các tiếng bình đẳng về nghĩa. => Chúng có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép vừa tạo thành khái quát hơn ng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_hoc_ky_i.docx