Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 73 đến 77

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 73 đến 77

TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Khái niệm tục ngữ.

- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.

2. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

3. Phẩm chất

- Yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại.

- Vận dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm hay phù hợp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số câu tục ngữ cùng chủ đề nhắc học sinh soạn bài

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài

- Sưu tầm các câu tục ngữ cùng chủ đề

 

docx 34 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 2770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 73 đến 77", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73
Văn bản
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Khái niệm tục ngữ.
- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học. 
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
3. Phẩm chất
- Yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại.
- Vận dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm hay phù hợp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số câu tục ngữ cùng chủ đề nhắc học sinh soạn bài
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Soạn bài
- Sưu tầm các câu tục ngữ cùng chủ đề
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
- Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. 
b. Nội dung: Hoạt động nhóm
c. Sản phẩm hoạt động: Trình bày được các câu tục ngữ theo đúng yêu cầu
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Nhiệm vụ: Tìm và đọc các câu tục ngữ liên quan đến thời tiết
- Giáo viên tổ chức cho hs chơi trò chơi: yêu cầu 2 đội lần lượt trình bày các câu tục ngữ theo đúng chủ đề. Mỗi đội có 5 hs tham gia trong vòng 2 phút 2 đội lần lượt đọc các câu tục ngữ theo đúng chủ đề Hết thời gian thì dừng lại
2. Thực hiện nhiệm vụ
* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Lập đội chơi
+ Chuẩn bị tinh thần thi đấu
+ Thực hiện trò chơi theo đúng luật
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Học sinh mỗi đội thống kê và báo cáo số lượng câu tục ngữ đã đọc được trong thời gian quy định
Bước 4: Kết luận, nhận định
 - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
+ Tinh thần, ý thức hoạt động học tập
+ Kết quả làm việc
+ Bổ sung thêm nội dung (nếu cần)
=> GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Vào bài: Như các em vừa thấy có rất nhiều câu tục ngữ nêu kinh nghiệm về thời tiết. Vậy kho tàng tục ngữ với số lượng lớn sẽ là cả một kho kinh nghiệm mà dân gian xưa đã đúc kết. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu giá trị của tục ngữ. Cụ thể hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
HOẠT ĐỘNG 2. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tục ngữ (2 phút)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là tục ngữ và nội dung, chủ đề tục ngữ nói chung của văn bản nói riêng
b. Nội dung
 + Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động nhóm
 + Hoạt động chung cả lớp
c. Sản phẩm hoạt động
+ nội dung hs trình bày
+ phiếu học tập của nhóm
- Phương án kiểm tra, đánh giá
+ Học sinh tự đánh giá.
+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên đánh giá.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Đọc phần chú thích và cho biết: Tục ngữ là gì? Với đặc điểm như vậy, tục ngữ có tác dụng gì?
- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Đọc, suy nghĩ, trình bày
- Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày
- Dự kiến sản phẩm:
- Tục: Là thói quen lâu đời
- Ngữ: Lời nói
=> là lời nói đúc kết thói quen lâu đời được mọi người công nhận
- Làm cho lời ăn tiếng nói thêm hay, sinh động.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
 - Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình
- Học sinh khác bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
 - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
- GV bổ sung, nhấn mạnh:
+ Về hình thức: tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn có đặc điểm ngắn gọn, kết cấu bền vững có hình ảnh, nhịp điệu
+ Về nội dung: diễn đạt kinh nghiệm, cách nhìn nhận của nhân dân về tự nhiên, lđ, sx, con người, xã hội
Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ. Vì thế tục ngữ còn được gọi là túi khôn của nhân dân
- Có nhiều câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen, một số câu có cả nghĩa bóng
I. Đọc – hiểu chú thích
1. Khái niệm
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:
+ Quy luật của thiên nhiên
+ Kinh nghiệm lao động sản xuất
+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.
Hoạt động 2: Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục (5 phút)
a. Mục tiêu: Giúp hs rèn kĩ năng đọc, hiểu được ngữ nghĩa cụ thể của mỗi câu tục ngữ và những đề tài cụ thể của tục ngữ
b. Nội dung: Thảo luận nhóm
- Phương thức thực hiện:
+ Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động nhóm
+ Hoạt động chung cả lớp
c. Sản phẩm hoạt động:
 Chia bố cục văn bản trên phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Ta có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?
- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Làm việc cá nhân -> Thảo luận nhóm -> thống nhất ý kiến
- Giáo viên: Quan sát, động viên, hỗ trợ học sinh khi cần thiết
- Dự kiến sản phẩm: 8 câu tục ngữ trong bài chia làm 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 4 câu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 1 hoặc 2 nhóm lên trình bày kết quả
- Học sinh nhóm khác bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
GV chốt lại kiến thức:
Hai đề tài trên có điểm nào gần gũi mà có thể gộp vào một văn bản? 
- Hai đề tài có liên quan: thiên nhiên có liên quan đến sản xuất, nhất là trồng trọt, chăn nuôi. Các câu đều được cấu tạo ngắn gọn, có vần, nhịp, đều do dân gian sáng tạo và truyền miệng.
2. Bố cục
+ Từ câu 1 đến 4: Những câu tục ngữ về thiên nhiên.
+ Từ câu 5 đến 8: Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.
Hoạt động 3: Đọc, hiểu văn bản
A. Tìm hiểu những câu tục ngữ về thiên nhiên
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về thiên nhiên
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm
b. Nội dung:
+Hoạt động cá nhân
+Hoạt động nhóm
c. Sản phẩm hoạt động: 
Nội dung, nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về thiên nhiên
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về thiên nhiên đúc kết những kinh nghiệm gì? Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó? Trong thực tế những câu tục ngữ này được áp dụng như thế nào
- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe yêu cầu và thực hiện
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Làm việc cá nhân => thảo luận nhóm =>thống nhất ý kiến
- Giáo viên: Quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Giáo viên gọi đại diện 1-2 nhóm lên trình bày bằng phiếu học tập
- Học sinh các nhóm khác bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá
 => Giáo viên chốt kiến thức ghi bảng
GV chốt, chuyển: Bốn câu tục ngữ trên đều có điểm chung là đúc kết những kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt của đất nước ta. Ngoài ra nhân dân ta còn đúc kết những kinh nghiệm trong lao động sản xuất
II. Đọc - hiểu văn bản
1.Những câu tục ngữ về thiên nhiên
Câu 1:
- Kinh nghiệm: Tháng năm ngày dài đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn đêm dài 
- Nghệ thuật đối, hiệp vần lưng, nói quá 
- Áp dụng thực tế: Sử dụng thời gian trong cuộc sống sao cho hợp lí. Lịch làm việc mùa hè khác mùa đông.
Câu 2:
- Kinh nghiệm: Đêm có nhiều sao thì ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không có sao thì ngày hôm sau sẽ mưa.
- Nghệ thuật: Hai vế đối xứng 
-Áp dụng thực tế: Trông sao, dự báo thời tiết. Biết thời tiết để chủ động bố trí công việc ngày hôm sau.
Câu 3:
-Kinh nghiệm: Khi chân trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ gà thì sắp có gió bão lớn.
- Nghệ thuật: Ẩn dụ: “ráng mỡ gà”
-Áp dụng: Hiện nay khoa học đã cho phép con người dự báo bão khá chính xác. 
Câu 4:
-Kinh nghiệm: Vào tháng 7 âm lịch nếu kiến dời tổ lên cao thì sẽ có lụt lội
-Nghệ thuật: Hai vế cân xứng, vần bằng “bò- lo”
-Áp dụng: Phải đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm lịch
B. Tìm hiểu những câu tục ngữ về lao động sản xuất
a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về lao động sản xuất
b. Nội dung: Thực hiện theo nhóm
c. Sản phẩm: 
Nội dung, nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về lao động sản xuất
d. Cách thức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về lao động sản xuất đúc kết những kinh nghiệm gì? Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó? Ý nghĩa của mỗi kinh nghiệm.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Thảo luận trong nhóm -> thống nhất ý kiến chỉnh sửa sản phẩm nếu cần
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Giáo viên gọi đại diện 1-2 nhóm lên trình bày
- Học sinh các nhóm khác bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá
 => Giáo viên chốt kiến thức ghi bảng
2. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất
Câu 5:
- Kinh nghiệm: Đề cao vai trò giá trị của đấtĐất quý như vàng.
- Nghệ thuật: Hai vế đối xứng, so sánh
- Ý nghĩa của kinh nghiệm: con người sử dụng đất hiệu quả không lãng phí đất
Câu 6:
- Kinh nghiệm: thứ tự các nghề mang lại kinh tế cao.
- Nghệ thuật: liệt kê
- Ý nghĩa: Phát triển kinh tế VAC nâng cao giá trị kinh tế.
Câu 7:
-Kinh nghiệm: Nghề trồng lúa cần phải đủ 4 yếu tố: Nước, phân, cần, giống.
- Nghệ thuật: Phép liệt kê dễ thuộc dễ nhớ
- Áp dụng: Chú trọng yếu tố thủy lợi, trong sản xuất.
Câu 8:
- Kinh nghiệm: Trồng trọt đúng thời vụ và làm đất kĩ lưỡng năng suất sẽ bội thu
-Nghệ thuật: Kết cấu cân xứng, vần lưng
-Áp dụng: Trồng trọt phải đúng thời vụ
Hoạt động 4: Tổng kết
a. Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản
b. Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân
Cách tiến hành:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu: Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ?
- Học sinh lắng nghe yêu cầu
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Suy nghĩ làm việc cá nhân
- Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét câu trả lời của học sinh
 Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Giáo viên gọi học sinh trả lời
- Học sinh khác bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, đánh giá
-Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức ghi bảng
- HS đọc ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh tìm thêm các câu tục ngữ khác
b. Nội dung:
 Học sinh hoạt động cặp đôi
c. Sản phẩm hoạt động:
 Các câu tục ngữ học sinh tìm được
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
-G V nêu yêu cầu: Em hãy tìm thêm những câu tục ngữ về thiên nhiên mà em biết hoặc sưu tầm?
- HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi cặp đôi, thống nhất lựa chọn
- GV lắng nghe
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các cặp đôi trình bày
- Các cặp khác nhận xét bổ sung
4. Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
Chuồn chuồn bay thấp .....thì râm.
Cầu vồng cụt không lụt thì mưa.
Trời đang nắng cỏ gà trắng thì mưa
Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa....
Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa
- Ông cha ta luôn nhắc nhở: tấc đất tấc vàng.
- Mai đi học con phải mang áo mưa vì mau sao thì nắng vắng sao thì mưa.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng các câu tục ngữ đã học vào trong giao tiếp hàng ngày
b. Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm hoạt động: Các câu văn học sinh nói và viết
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu yêu cầu: Em hãy đặt câu có sử dụng một trong những câu tục ngữ vừa học?
- HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ đặt câu
- GV lắng nghe
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS trình bày
- Các cặp khác nhận xét bổ sung
- GV nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 74
Văn bản
TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
- Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội.
-Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt
- Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ.
- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống.
- Sử dụng tục ngữ đúng ngữ cảnh trong giao tiếp.
3.Phẩm chất: Yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại và vận dụng vào cuộc sống thường ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: phiếu học tập
- Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài cụ thể cho học sinh
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Soạn bài
- Sưu tầm các câu tục ngữ cùng chủ đề
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. 
b. Nội dung: Hoạt động nhóm
c. Sản phẩm hoạt động: Trình bày được các câu tục ngữ theo đúng yêu cầu
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh: Tìm và đọc các câu tục ngữ liên quan đến con người hoặc xã hội mà em đã biết, giải nghĩa sơ lược
- Sản phẩm: Các câu tục ngữ về con người và xã hội
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
*. Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ lập đội chơi
+ chuẩn bị tinh thần thi đấu
+ thực hiện trò chơi theo đúng luật
* Giáo viên:
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi
- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 2 đội lần lượt trình bày các câu tục ngữ theo đúng chủ đề. Hết tg thì dừng lại
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Học sinh mỗi đỗi thống kê và báo cáo số lượng câu tục ngữ đã đọc được trong thời gian quy định
Bước 4: Kết luận, nhận định:
 - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
+ tinh thần, ý thức hoạt động học tập
+ kết quả làm việc
+ bổ sung thêm nội dung (nếu cần)
HOẠT ĐỘNG 2. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (5 phút)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu chủ đề, cách đọc và bố cục của văn bản
 b. Nội dung:
+ Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động nhóm
+ Hoạt động chung cả lớp
c. Sản phẩm hoạt động:
+ nội dung hs trình bày
+ phiếu học tập của nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Nhóm Nội dung cơ bản của các câu tục ngữ trong văn bản là gì? 
Nhóm 2: Nêu cách đọc văn bản?
Nhóm 3: Ta có thể chia các câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? 
Hướng dẫn đọc: Giọng đọc rõ, chậm, ngắt nghỉ đúng dấu câu, chú ý vần, đối
- HS đọc, nhận xét cách đọc.
Giải thích từ khó.
- HS giải thích.
Hs hoạt động nhóm nhanh
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:
 NV1: Trình bày ý kiến cá nhân
NV2: Nêu cách đọc
NV3: Hoạt động nhóm và trình bày
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện từng NV
- Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
NV1+ 2:
- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình
- Học sinh khác bổ sung
NV3: Đại diện nhóm trình bày
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung:
=> Những bài học kinh nghiệm về con người và xã hội là một nội dung quan trọng của tục ngữ.
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
I. Đọc – hiểu chú thích
- Bố cục: 3 nhóm:
+Tục ngữ về phẩm chất con người (câu 1 -> 3)
+ Tục ngữ về học tập tu dưỡng (câu 4 -> 6)
+ Tục ngữ về quan hệ ứng xử (câu 7-> 9).
HĐ 2: Đọc, hiểu văn bản (25 phút)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh Tìm hiểu cụ thể nội dung, ý nghĩa, cách vận dụng từng câu tục ngữ 
b. Nội dung:
+ Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động nhóm
 + Hoạt động chung cả lớp
c. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm
- Phương án kiểm tra, đánh giá
+ Học sinh tự đánh giá.
+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên đánh giá.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm trên phiếu học tập tìm hiểu các câu tục ngữ theo 3 nhóm nội dung:
+ Tục ngữ về phẩm chất con người (câu 1 -> 3)
+ Tục ngữ về học tập tu dưỡng (câu 4 -> 6)
+ Tục ngữ về quan hệ ứng xử (câu 7-> 9).
- Cách làm: theo gợi ý trong phiếu học tập:
+ biện pháp nghệ thuật trong mỗi câu?
+ giải nghĩa mỗi câu?
+ nêu ý nghĩa hoặc cách vận dụng nó?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:
 + Bước 1: Hoạt động các nhân
+ Bước 2: Tập hợp ý kiến, thống nhất theo nhóm
3. Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm 1 trình bày 3 câu đầu
- Đại diện nhóm 2 trình bày câu 4,5,6
- Đại diện nhóm 3 trình bày câu 7,8,9
=> Các nhóm khác lắng nghe
4. Nhận định, kết luận
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung:
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Về hình thức những câu tục ngữ này có gì đặc biệt?
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc; Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ ; Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
Chín câu tục ngữ trong bài đã cho ta hiểu gì về quan điểm của người xưa?
- Không ít câu tục ngữ là những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân, xử thế.
- HS đọc ghi nhớ.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Tục ngữ về phẩm chất con người:
Câu 1. Một mặt người bằng mười mặt của.
 - Nhân hoá, so sánh, hoán dụ, đối lập
-> Khẳng định tư tưởng coi trọng giá trị của con người.
Câu 2: Cái răng cái tóc là góc con người
- Khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài.
Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm
- Có vần, có đối
-> Lời khuyên giữ gìn phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.
2. Tục ngữ về học tập, tu dưỡng 
Câu 4: 
- Điệp ngữ 
-> Nhấn mạnh việc học toàn diện, tỉ mỉ.
Câu 5: Không thầy đố mày làm nên.
=> Khẳng định vai trò và công ơn của thầy.
Câu 6: Học thầy không tày học bạn.
=> Đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học bạn.
3. Tục ngữ về quan hệ ứng xử 
Câu 7:
 Thương người như thể thương thân.
- Nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu.
Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Lòng biết ơn công lao của người đã gây dựng nên thành quả hôm nay. 
Câu 9: 
Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Lời khuyên về tinh thần đoàn kết.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học
b. Nội dung: Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
c. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Trình bày cảm nhận của em về một trong số các câu tục ngữ mà em vừa học một cách ngắn gọn
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Trình bày trên giấy nháp
- Giáo viên: Giáo viên quan sát, động viên học sinh
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Giáo viện gọi 2 đến 3 học sinh trình bày trước lớp
Bước 4: Nhận định, kết luận
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh yêu cầu
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng linh hoạt kiến thức vừa học vào thực tế đời sống
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hãy tìm một tình huống mà em có thể một vận dụng một câu tục ngữ trong bài cho hợp lí?
Hs nêu tình huống và giải thích
* Hướng dẫn về nhà:
- Tìm câu tục ngữ gần nghĩa, câu tục ngữ trái nghĩa với một vài câu tục ngữ trong bài học.
- Đọc thêm và tìm hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ Việt Nam và nước ngoài.
- Tìm những câu tục ngữ Việt Nam có ý nghĩa gần gũi với những câu tục ngữ nước ngoài trên.
*Chuẩn bị bài “Rút gọn câu”
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 76 + 77
Văn bản + Làm văn
MỞ RỘNG KIẾN THỨC TỤC NGỮ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu nắm được cách chọn lọc ca dao, tục ngữ về địa phương mình.
2. Kĩ năng
- Sưu tầm, chọn lọc, sắp xếp ca dao, tục ngữ địa phương theo thứ tự nhất định.
3. Thái độ
- Ý thức ham học hỏi, yêu và gắn bó với quê hương mình.
- Tích hợp bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...
- Không gian lớp học: Thư viện
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài, tìm đọc Tục ngữ VN.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1. HD HS chuẩn bị:
- GVnêu những yêu cầu về nội dung sưu tầm.
- GV cho HS ôn lại “thế nào là ca dao, dân ca, tục ngữ” để HS tìm đúng thể loại yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách sưu tầm.
* Lưu ý: Mỗi lần sưu tầm được thì chép ngay vào sổ tay và vở bài tập để trách thất lạc.
I. Xác định nội dung thực hiện
1. Thể loại sưu tầm: Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ đặc sắc mang tính địa phương, lưu hành ở địa phương.
- Chủ đề: + Về đất nước, con người.
+ Về kinh nghiệm tự nhiên, xã hội.
+ Về tình cảm gia đình.
2. Về số lượng: từ 20 => 30 câu/ 1 HS
Hoạt động 2. HD HS sưu tầm ca dao dân ca, tục ngữ:
GV hướng dẫn cách sắp xếp
GVhướng dẫn cách tổng hợp, sắp xếp chung.
- GV chỉ định nhóm biên tập, tổng hợp kết quả.
II. Hướng dẫn phương pháp thực hiện
1. Cách sưu tầm
- Tìm hỏi người địa phương; người thân; người già cả, các nghệ nhân, nhà văn (nếu có)
- Lục tìm trong sách báo địa phương
- Tìm trong bộ sưu tập lớn về tục ngữ, ca dao, dân ca, những câu hát về địa phương mình.
2. Cách sắp xếp
- Ca dao riêng, tục ngữ riêng, theo trật tự A,B,C của chữ cái đầu câu.
3. Cách tổng hợp, sắp xếp chung
Đến tuần thứ 32 lớp thành lập nhóm biên tập, tổng hợp kết quả sưu tập.
- Loại bỏ câu trùng lặp, sắp xếp theo trật tự A,B,C của từng thể loại, trong một bản sưu tập chung.
4. Củng cố, luyện tập
- Thể loại là ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương và nói về địa phương.
5. Hướng dẫn về nhà
- Nghiêm túc, chịu khó sưu tầm theo yêu cầu bài học. - Chuẩn bị bài: “Tìm hiểu chung về văn nghị luận”
Tiết 77
Tiếng Việt 
RÚT GỌN CÂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Khái niệm câu rút gọn.
- Tác dụng của việc rút gọn câu.
- Cách dùng câu rút gọn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt
- Nhận biết và phân tích câu rút gọn.
- Rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Sử dụng câu rút gọn trong việc tạo lập văn bản đạt hiệu quả diễn đạt.
3.Phẩm chất
- Chăm học, ý thức việc tìm tòi, học hỏi, vận dụng kiến thức đã học trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: sgk, phiếu học tập
- Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài cụ thể cho học sinh
2. Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài: Nghiên cứu trả lời các câu hỏi sgk
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: 
Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có và kiến thức mới nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm hoạt động: Học sinh trình bày miệng - Gv ghi lên bảng phụ
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Gv đưa một số câu yêu cầu học sinh xác định CN, VN?
a) Mẹ mua cho em mấy quyển vở mới.
b) Buổi sáng, em đi học, chiều em tự ôn bài.
c) Hàng cây bị bão quật đổ ngả nghiêng.
d) Về thôi.
- Học sinh tiếp nhận: Quan sát các câu Vd trên bảng phụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Phân tích cấu trúc câu trên giấy nháp theo yêu cầu
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
- Dự kiến sản phẩm: Các câu đã phân tích ngữ pháp
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Học sinh lần lượt trình bày các câu đã phân tích ngữ pháp
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:
Trong các câu trên câu 4 không có CN. Những câu như vậy được gọi là câu rút gọn.
Vậy đặc điểm và cách dùng chúng như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Khái niệm về Rút gọn câu 
a. Mục tiêu:
- HS nắm được khái niệm câu rút gọn.
- Hiểu được tác dụng của rút gọn câu.
b. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp
c. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên treo bảng phụ chứa ví dụ sgk
- Phát phiếu học tập
- Nêu yêu cầu: hs thảo luận nhóm (2 bàn một nhóm)
*. VD1:
- Cấu tạo của 2 câu ở vd1 có gì khác nhau?
- Từ "chúng ta" đóng vai trò gì trong câu?
- Như vậy 2 câu này khác nhau ở chỗ nào? Tìm những từ ngữ có thể làm CN trong câu a?
- Theo em, vì sao CN trong câu a được lược bỏ?
*. VD 2:
- Trong những câu in đậm dưới đây, thành phần nào của câu được lược bỏ?
- Thêm những từ ngữ thích hợp vào các câu in đậm để chúng được đầy đủ nghĩa?
- Tại sao có thể lược như vậy?
- Học sinh tiếp nhận yêu cầu: quan sát, lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: + Làm việc các nhân
+ trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến vào phiếu học tập 
- Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần
- Dự kiến sản phẩm: Phiếu học tập của mỗi nhóm đã trả lời đủ các câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Giáo viên gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả
- Nhóm khác bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Thế nào là rút gọn câu?
Rút gọn câu để nhằm mục đích gì?
Gv chuyển ý sang nội dung tiếp theo của bài học
I. Thế nào là rút gọn câu?
1. Ví dụ 1
a. Học ăn, học nói, học gói, học mở. VN
-> Lược bỏ chủ ngữ
b. Chúng ta / học ăn, học nói,
 CN VN
-> Có chủ ngữ
=> Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
2. Ví dụ 2
a, Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người. 
-> Lược VN.
b. Bao giờ cậu đi Hà Nội?
 Ngày mai
-> Lược cả CN và VN.
=> Làm cho câu gọn hơn, nhưng vẫn đảm bảo lượng thông tin truyền đạt.
=> Rút gọn câu
2. Ghi nhớ: SGK/
Hoạt động 2. Cách dùng câu rút gọn
a. Mục tiêu: Học sinh nắm vững được cách dùng câu rút gọn.
b. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân
- Học sinh trao đổi cặp đôi
- Hoạt động chung cả lớp
c. Sản phẩm hoạt động: 
Phần trình bày miệng của học sinh trước lớp hoặc trên bảng phụ
d. Tổ chức thực hiện :
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Nêu yêu cầu hs quan sát ví dụ, phân tích câu trả lời câu hỏi
Những câu in đậm thiếu thành phần nào?
Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao?
- Học sinh tiếp nhận yêu cầu: quan sát, lắng nghe
NV2: Hs trao đổi cặp đôi
Em có nhận xét gì về câu trả lời của người con?
 Ta cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn dưới đây vd 1,2? 
Bước: Thực hiện nhiệm vụ
NV1:
- Học sinh:
+ Làm việc các nhân
+ trình bày trước lớp
NV2:
Hs trao đổi cặp đôi
- Giáo viên: Quan sát, vấn đáp, động viên và hỗ trợ hs khi cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Giáo viên gọi hs trình bày ý kiến - học sinh khác bổ sung hoặc nêu ý kiến của mình kết quả
- Nhóm cặp trình bày kết quả trao đổi, cặp khác bổ sung
Gv lưu ý ở VD 2:
=> Do đó các em cần lưu ý không nên rút gọn câu tùy tiện nhất là khi giao tiếp với người lớn, người bề trên (ông, bà, cha mẹ, thầy, cô ) nếu dùng thì phải kèm theo từ tình thái: dạ, ạ, để tỏ ý thành kính.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Khi rút gọn câu cần chú ý gì?
- Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ nội dung câu nói; Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
HS đọc ghi nhớ2
II. Cách dùng câu rút gọn:
1. Ví dụ 1
 . Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.
->Thiếu CN –> Làm cho câu khó hiểu .
=> Thêm thành phần CN: em, các bạn nữ, các bạn nam, 
2. Ví dụ 2
.... Bài kiểm tra toán.
-> Sắc thái biểu cảm chưa phù hợp.
- Thêm từ biểu cảm: mẹ ạ, thưa mẹ, ạ.
3. Ghi nhớ: SGK/
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu về câu rút gọn để giải quyết các dạng bài tập liên quan
b. Nội dung: Kết hợp hoạt động các nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm
c. Sản phẩm hoạt động:
+ Phần trình bày miệng
+ Trình bày trên bảng
+ Trình bày trên phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu:
- HS đọc bài 1, nêu yêu cầu của bài tập
Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?
Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn như vậy để làm gì? 
Em hãy thêm CN vào 2 câu tục ngữ trên?
Bài 2:
Hãy tìm câu rút gọn trong các ví dụ dưới đây?
Khôi phục những thành phần câu rút gọn?
Bài 3:
Cho biết vì sao trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn như vậy?
- HS phát biểu, GV nhận xét
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bài 1: làm việc cá nhân
Bài 2: Hoạt động nhóm trên phiếu học tập
Bài 3: Trao đổi cặp đôi
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
Học sinh phát biểu ý kiến, các học sinh khác lắng nghe
Bước 4: Kết luận, nhận địn
Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. Giáo viên chốt phương án đúng
B. Luyện tập:
Bài 1 (16):
b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
c. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
Câu b, c Rút gọn CN
- Mục đích: những câu tục ngữ nêu quy tắc ứng xử chung cho mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ, làm cho câu trở nên gọn hơn.
Bài 2 (16):
a. Tôi bước tới...
 Tôi dừng chân...
 Tôi cảm thấy chỉ có một mảnh...
Những câu trên thiếu CN, câu cuối thiếu cả CN và VN chỉ có thành phần phụ ngữ.
b. Thiếu CN (trừ câu 7 là đủ CV VN).
- Người ta đồn rằng...
Quan tướng cưỡi ngựa...
Người ta ban khen...
Người ta ban cho...
Quan tướng đánh giặc...

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_tiet_73_den_77.docx