Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 4: Những câu hát than thân, châm biếm - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 4: Những câu hát than thân, châm biếm - Năm học 2021-2022

I/ Mục tiêu

1. Kiến thức

Vận dụng những hiểu biết về ca dao, dân ca vào việc phát hiện, lý giải nội dung, cảm xúc và ý nghĩa của những bài ca dao có chủ đề than thân, châm biếm: phát hiện và nhận xét được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu (so sánh, ẩn dụ, tượng trưng); biết đọc các văn bản ca dao cùng chủ đề.

2. Năng lực: Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ca dao. Biết phân tích cái hay, cái đẹp trong thể loại văn học này.

3. Phẩm chất: Trân trọng, giữ gìn, phát huy và tự hào về những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông đã để lại.

- Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:

 Sưu tầm thêm ca dao Việt Nam về các chủ đề đã học về các làn điệu dân ca và hát ru của địa phương.

II/ Thiết bị và học liệu

 1. Chuẩn bị của giáo viên

+ Sưu tầm tư liệu về ca dao, dân ca với chủ đề than thân, châm biếm; máy chiếu

2. Chuẩn bị của học sinh:

+ Sưu tầm tư liệu về ca dao, dân ca với chủ đề than thân, châm biếm.

+ Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

III/ Tổ chức các hoạt động học

1/ Ổn định tổ chức (1p)

2/ Kiểm tra đầu giờ (4p)

H. Đọc chính xác bài ca dao 1 (trong bài Những câu hát nghĩa tình), nêu cảm nhận của em về bài ca dao đó.

 

doc 25 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 2570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 4: Những câu hát than thân, châm biếm - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/9/2021
Ngày giảng: 13/9/2021
Tiết 5 - Bài 4 : NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, CHÂM BIẾM
I/ Mục tiêu 
1. Kiến thức
Vận dụng những hiểu biết về ca dao, dân ca vào việc phát hiện, lý giải nội dung, cảm xúc và ý nghĩa của những bài ca dao có chủ đề than thân, châm biếm: phát hiện và nhận xét được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu (so sánh, ẩn dụ, tượng trưng); biết đọc các văn bản ca dao cùng chủ đề. 
2. Năng lực: Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ca dao. Biết phân tích cái hay, cái đẹp trong thể loại văn học này. 
3. Phẩm chất: Trân trọng, giữ gìn, phát huy và tự hào về những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông đã để lại.
- Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:
 Sưu tầm thêm ca dao Việt Nam về các chủ đề đã học về các làn điệu dân ca và hát ru của địa phương.
II/ Thiết bị và học liệu
 1. Chuẩn bị của giáo viên
+ Sưu tầm tư liệu về ca dao, dân ca với chủ đề than thân, châm biếm; máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh:
+ Sưu tầm tư liệu về ca dao, dân ca với chủ đề than thân, châm biếm.
+ Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
III/ Tổ chức các hoạt động học
1/ Ổn định tổ chức (1p)
2/ Kiểm tra đầu giờ (4p)
H. Đọc chính xác bài ca dao 1 (trong bài Những câu hát nghĩa tình), nêu cảm nhận của em về bài ca dao đó.
Đáp án:
- Hs đọc bài ca dao
- Bài ca dao nói đến công lao trời biển của cha mẹ đối với con và nhắc nhở bổn phận của con cái trước công lao to lớn ấy.
3/ Tổ chức các hoạt động học tập (35p)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
A.Hoạt động mở đầu
Mục tiêu: Kết nối - tạo hứng thú cho HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- HS HĐCN (1p) quan sát hình và thực hiện câu hỏi sgk.
HS chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ. GV dẫn vào bài mới.
GV dẫn vào bài: Ca dao dân ca là tấm gương phản chiếu đời sống, tâm hồn, tình cảm của nhân dân. Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong các quan hệ gia đình, quan hệ con người đối với quê hương, đất nước mà còn là tiếng hát than thở về những cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay; là tiếng hát trào lộng châm biếm những hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. 
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Mục tiêu: Vận dụng những hiểu biết về ca dao, dân ca vào việc phát hiện, lý giải nội dung, cảm xúc và ý nghĩa của những bài ca dao có chủ đề than thân, châm biếm: phát hiện và nhận xét được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu (so sánh, ẩn dụ, tượng trưng); biết đọc các văn bản ca dao cùng chủ đề. 
Y/c HS chia sẻ về cách đọc văn bản
H. Theo em VB này cần đọc với giọng ntn?
HS chia sẻ cá nhân, nhận xét, bổ sung. GVHD cách đọc 
+ Bài 1, 2: giọng mượt mà, tha thiết, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả.
+ Bài 3,4: giọng châm biếm đả kích, chú ý nhấn giọng những từ ngữ châm biếm.
Hs đọc văn bản, nhận xét, sửa lỗi.
HS đọc thầm phần chú thích, nếu có chú thích nào không hiểu sử dụng sự trợ giúp của cô giáo.
* HS hoạt động CĐ 6’ tìm hiểu bài ca dao 1 theo hướng dẫn ở câu hỏi a, b, c/Tr25 (Lưu ý ý c chuyển lên trước ý b)
- GV kiểm tra các nhóm làm việc... 
- Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, chốt.
- GV ghi nội dung HS đã thống nhất lên bảng.
(a. Là lời của người lao động nghèo trong xã hội PK. Dựa vào: thân phận con tằm, lũ kiến li ti, hạc, con quốc.
c. Nghệ thuật:
+ Điệp ngữ thương thay -> Nhấn mạnh sự thương cảm, xót xa vô hạn. 
+ Hình ảnh ẩn dụ: con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc -> Bày tỏ kín đáo nỗi khổ nhiều bề.
+ Thể thơ lục bát, giọng điệu ngậm ngùi, thương cảm.
b. Than về nỗi khổ nhiều bề của nhiều phận người trong xã hội PK. 
Gv nhận xét, chốt.
Tại sao tác giả không bộc bạch trực tiếp nỗi niềm thương thân mà phải gửi gắm kín đáo qua hình tượng các con vật?
Hđ cặp đôi (2’): chia sẻ.
Vì bài ca dao còn bộc lộ nỗi khổ nhiều bề của người lao động.
- Thương thay thân phận con tằm/Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ là thương cho những người lao động nghèo khổ suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực, công lao. 
- Thương thay lũ kiến li ti/...là thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn cơ cực, nghèo khó. 
- Thương thay hạc lánh đường mây...là thương cho những cuộc đời phiêu bạt, lận đận để kiếm sống qua ngày. 
- Thương thay con cuốc giữa trời.. là thương cho những thân phận thấp cổ bé họng, suốt đời ôm nỗi khổ đau oan trái, không được ánh sáng công lí nào soi tỏ.
-> Bốn câu ca dao – bốn nỗi xót thương. 
Gv nhận xét, chốt.
GV bình: Ca dao than thân thường cất lên bằng cụm từ thương thay. Theo dõi bài ca số 1 sẽ thấy cụm từ thương thay lặp đến 4 lần. Cho ta thấy có muôn vàn nỗi khổ đau trong rất nhiều những cuộc đời bé mọn. Những cảm thương của nhân dân luôn rộng mở trước những nỗi bất hạnh của đồng loại.
- Liên hệ với người nông dân lao động trong xã hội ngày nay?
* Hoạt động cặp đôi- 3’ trả lời câu hỏi d Trong các bài ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh các con vật để diễn tả cuộc đời thân phận của mình vì các con vật này có những đặc điểm giống cuộc đời của họ: chịu khó, vất vả...
HS hoạt động nhóm trong 5’ tìm hiểu bài ca dao 2 theo hướng dẫn ở câu hỏi a, b, c/Tr25 (Lưu ý ý c chuyển lên trước ý b)
- GV kiểm tra các nhóm làm việc... 
- Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, chốt.
(a. Là lời của người phụ nữ trong xã hội PK. Dựa vào từ “thân em”.
c. NT: so sánh thân em như trái bần trôi...(gợi liên tưởng đến số phận chìm nổi lênh đênh vô định của người phụ nữ). Mở đầu câu thơ đều bằng từ cảm thán (Thương thay Thân em...) tạo ra âm điệu ngậm ngùi, mang đậm nỗi sầu thương thân, thương phận. Khe khẽ ngâm nga, ta sẽ thấy bài ca dao trên giống như một tiếng thở dài hờn tủi và tuyệt vọng.
b. Than về số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Ngoài nội dung than thân bài ca dao còn có ý nghĩa nào khác? 
- Tố cáo bất công, bênh vực người PN
Em hãy tìm những bài ca dao có mở đầu bằng từ thân em?
(" Thân em như hạt mưa xa ... ruộng cày".
 " Thân em như tấm lụa đào 
 Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ".
 " Thân em như giếng ... 
 ... người phàm rửa chân".
-> Các bài ca dao thường mở đầu bằng cụm từ " thân em"; nghệ thuật so sánh nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
GV bình, chốt ý: Tóm lại, cả 2 bài ca dao trên đều xoay quanh nội dung than thân trách phận, thể hiện sự đồng cảm với số phận của người lao động, tố cáo, phản kháng xã hội bất công. Cuộc đời của người nông dân nghèo khổ xưa là một bể khổ mênh mông không bờ không bến. Hiện thực thì tăm tối, tương lai thì mù mịt, họ chẳng biết đi về đâu. Điều đó chỉ châm dứt từ khi có ánh sáng Cách mạng của Đảng soi đường dẫn lối, giải phóng nông dân ra khỏi xiềng xích áp bức của giai cấp phong kiến thống trị kéo dài bao thế kỉ.
 H. Em hãy tìm những bài ca dao có mHS HĐCN – câu hỏi e (TL)
HS báo cáo, chia sẻ, GV bình, chốt ý: Tóm lại, cả 2 bài ca dao trên đều xoay quanh nội dung than thân trách phận. Cuộc đời của người nông dân nghèo khổ xưa là một bể khổ mênh mông không bờ không bến. Hiện thực thì tăm tối, tương lai thì mù mịt, họ chẳng biết đi về đâu. Điều đó chỉ chấm dứt từ khi có ánh sáng Cách mạng của Đảng soi đường dẫn lối, giải phóng nông dân ra khỏi xiềng xích áp bức của giai cấp phong kiến thống trị kéo dài bao thế kỉ.
C. Luyện tập
* HS hoạt động cá nhân giải quyết bài tập 1 đọc hiểu.
- GV quan sát HS làm việc.
- HS trình bày, chia sẻ.
I. Đọc văn bản
II. Tìm hiểu văn bản
1. Bài ca dao số 1
- Bài ca dao 1 là lời của người lao động nghèo trong xã hội PK.
- Tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, ẩn dụ để khắc họa nỗi khổ nhiều bề của người có phận nghèo trong xã hội cũ đồng thời là lời phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. 
2. Bài ca dao số 2
Bài ca dao 2 là lời của người phụ nữ trong xã hội cũ (Thân em).
Tác giả dân gian sử dụng nghệ thuật so sánh để gợi thân phận nhỏ bé, đắng cay, chìm nổi, lênh đênh lệ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Nghệ thuật: so sánh thân em như trái bần trôi... để gợi số phận nhỏ bé, đắng cay, chìm nổi lênh đênh vô định, lệ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
II. Luyện tập đọc hiểu
- Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
- Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
 + Nghệ thuật so sánh để nói đến thân phận đau khổ, tội nghiệp của người phụ nữ trong XH cũ.
	4. Củng cố
	Qua hai tiết học hôm nay em thấy cảm nhận gì về số phận của những con người trong chế độ xã hội cũ?
 	- HS tự đánh giá trong nhóm, các nhóm tự đánh giá. GV nhận xét chung.
	5. Hướng dẫn học bài 
 	- Bài cũ: + Học thuộc bài ca dao số 1,2 và phân tích?
	- Bài mới: + Soạn bài 4: Những câu hát than thân, châm biếm. (Đọc các bài ca dao số 2,4 ; trả lời các câu hỏi ở phần tìm hiểu văn bản cho bài ca dao số 3, 4). Sưu tầm các bài ca dao tương tự có nội dung châm biếm.
=============================================
Ngày soạn: 10 / 9/ 2021
Ngày giảng: 14 / 10/ 2021
 Tiết 14: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, CHÂM BIẾM( Tiếp)
I. Mục tiêu
* Yêu cầu chuẩn KT, KN.
- Phát hiện, nhận xét được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của những câu hát châm biếm trong bài học.
- Đọc hiểu các văn bản ca dao có cùng chủ đề.
*Yêu cầu đối với HS khá, giỏi
 - Vận dụng được những hiểu biết về ca dao dân ca vào việc ly giải nội dung cảm xúc và ý nghĩa của những bài ca dao có cùng chủ đề than thân, châm biếm.
II. Chuẩn bị
GV: Một số bài ca dao châm biếm, máy chiếu...
HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn, đọc diễn cảm và trả lời các câu hỏi ...
III. Tổ chức giờ học
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra đầu giờ
H. Đọc thuộc bài ca dao số 1, nêu đặc sắc NT – ND của bài ca dao đó?
Hs trả lời, nhận xét, đánh giá. Gv nhận xét, đánh giá.
3. Tiến trình các hoạt động
GV dẫn, nêu vấn đề: Bên cạnh những bài ca dao than thân về số phận người nông dân trong xã hội cũ còn có những bài ca dao châm biếm. Vậy nội dung phản ánh của những bài ca dao này là gì? Về NT có gì giống và khác các bài ca dao đã học?
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
* GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi đọc bài ca dao số 3 và trả lời các câu hỏi:
1) Theo em, bài ca dao này châm biếm những đối tượng nào?
2. Nội dung châm biếm là gì?
3. Để tạo nên tiếng cười châm biếm, tác giả dân gian đã lựa chọn cách nói như thế nào? 
4. Em hãy khái quát lại nghệ thuật, nội dung của bài ca dao số 3?
- HS làm việc, GV kiểm soát, trợ giúp...
- HS trình bày, chia sẻ.
- GV nhận xét, KL.
 (1- Châm biếm những hạng người nghiện ngập, lười biếng.
2- Châm biếm nhân vật chú tôi nghiện rượu, nghiện chè, nghiện ngủ, lười làm việc 
3- Cách nói trào phúng, nói ngược.)
GVphân tích thêm:
- Hay tửu hay tăm : có nghĩa là nghiện rượu, nát rượu
- Hay nước chè đặc : nghiện chè
- Hay nằm ngủ trưa, ước đêm thừa trống canh (ước đêm dài để ngủ nhiều) : nghiện ngủ
- Ước ngày mưa : không phải đi làm
- Lặp: hay (giỏi) ước (mong muốn)-> trong VH gọi là BPNT điệp từ
+ Cái cò giới thiệu về chú của mình với cái giọng cố làm ra vẻ phô trương, trịnh trọng: Chú tôi hay tửu hay tăm/ Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. Ý nghĩa phê phán, chỉ trích nằm cả ở từ hay. Theo cách hiểu dân gian thì hay có nghĩa là tài giỏi, nhưng trong văn cảnh này thì nó có nghĩa ngược lại. Tưởng hay lam hay làm, ai dè lại hay rượu hay chè đến mức nghiện ngập, bê tha. 
+ Câu ca dao cụ thể hoá sự lười biếng của nhân vật chú tôi thành những điều ước trái lẽ tự nhiên: Ngày thì ước những ngày mưa/Đêm thì ước những đêm thừa trống canh. Anh ta ước những ngày mưa để không phải đi làm và ước những đêm thừa trống canh để được tha hồ ngủ. Vậy là ngoài nghiện rượu, nghiện chè, chú tôi lại còn thêm nghiện ngủ 
 Bài ca dao số 3 là lời giới thiệu, quảng cáo về nhân vật chú tôi. Thông thường, để tác thành việc nhân duyên cho ai, người đứng ra mai mối phải nói tốt, nói đẹp cho người đó. Nhưng ở đây thì ngược lại. Bài ca dùng hình thức nói ngược để giễu cợt, châm biếm nhân vật chú tôi – hạng người bất tài vô dụng. Liệu có cô yếm đào nào đủ can đảm để trao thân gởi phận cho những “ông chồng” như thế ?
* GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi (5’), đọc bài ca dao số 4 và trả lời các câu hỏi:
1) Theo em, bài ca dao này châm biếm những đối tượng nào?
2) Nội dung châm biếm là gì? 
3) Để tạo nên tiếng cười châm biếm, tác giả dân gian đã lựa chọn cách nói như thế nào?
4. Em hãy khái quát lại nghệ thuật, nội dung của bài ca dao số 4?
 - GV kiểm tra các nhóm làm việc... 
- Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung - GV chốt.
(1- Châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, dị đoan, lừa bịp người khác. 
2- Châm biếm nhân vật ông thầy bói lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền.
2- Cách nói dựa, nói nước đôi, nói chung chung.)
GV phân tích thêm:
+ Bài ca dao nhại lại lời của thầy bói; phán số cho cô gái.
+ Thầy dùng cách nói chung chung, nói nước đôi, nói dựa, nói sự thật hiển nhiên và phán toàn những chuyện hệ trọng mà người đi xem bói rất quan tâm: giàu – nghèo, cha – mẹ, chồng – con (tình duyên, con cái). Chuyện nào thầy cũng nói vanh vách và hết sức cụ thể. Chỉ buồn cười là thầy nói theo kiểu nước đôi (!) Thầy khẳng định như đinh đóng cột những sự việc hiển nhiên mà người trần mắt thịt nào cũng thấy, cũng biết, chẳng cần đến thần thánh phán bảo qua miệng lưỡi trơn tru, dẻo quẹo của thầy.
 Bài ca dao số 4: Bài ca dao đã phóng đại cách nói nước đôi để lật tẩy chân dung, tài cán, bản chất của thầy bói. Thầy phán về những sự thật hiển nhiên, do đó lời phán trở thành vô nghĩa, ấu trĩ, gây cười. Bài ca dao “ghi âm” một cách khách quan chứ không đưa ra lời bình luận, đánh giá nào. Đây là nghệ thuật dùng “gậy ông đập lưng ông”, có tác dụng gây cười và châm biếm rất thâm thúy.
H: T×m c¸c bµi ca dao cã néi dung t­¬ng tù?
“ ThÇy bãi ngåi c¹nh gi­êng thê
Måm th× lÈm bÈm, tay sê ®Üa x«i”...
 "Chập chập thôi lại cheng cheng
Con gà sống thiến để riêng cho thầy...mất thiêng"
* GV tổ chức cho cả lớp cùng thảo luận những hiểu biết về ca dao và cách đọc hiểu ca dao. 
- HS hoạt động cá nhân giải quyết câu hỏi theo gợi ý trong tài liệu.
- HS trình bày, chia sẻ.
- HS viết vào vở nội dung trao đổi.
+NT: Sdụng các hình thức giễu nhại, cách nói có hàm ý, tạo nên tiếng cười châm biếm, hài hước.
+ ND: Ca dao châm biếm ghi lại 1 số hiện tượng thực tế trong đời sống XH như: lười nhác, khoe khoang, dốt nát, mê tín... Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm đối với những người có thói hư, tật xâu, những hủ tục lạc hậu..
- Cách đọc, hiểu ca dao 
H. Từ việc tìm hiểu các bài ca dao, em hãy nêu cách đọc hiểu các văn bản ca dao, dân ca.
Viết theo gợi ý sau:
- Trước hết cần xác định bài ca dao, dân ca là lời của ai? (nhân vật trữ tình-người cát lên tiếng nói chất chứa tâm tư, tình cảm).
- .
Hđ cá nhân (2‘): chia sẻ, nhận xét. Gv chốt.
- Trước hết cần xác định bài ca dao, dân ca là lời của ai? (nhân vật trữ tình-người cát lên tiếng nói chất chứa tâm tư, tình cảm).
- Xác định tình cảm, cảm xúc nổi bât được thể hiện trong bài ca dao.
- Xác định những biện pháp nghệ thuật.
- Đối với bài ca dao than thân cần xem xét thêm ý nghĩa tố cáo xã hội; với bài ca dao châm biếm cần xác định đối tượng châm biếm.
* Bài ca dao 3 
- Bài ca là lời giới thiệu, quảng cáo về nhân vật chú tôi. Dùng hình thức nói ngược để giễu cợt, châm biếm “chú tôi” - hạng người nghiện ngập, lười biếng, bất tài vô dụng..
* Bài ca dao 4 
Tác giả dân gian dùng cách nhại lời của thầy bói nói với người đi xem bói nhằm châm biếm đả kích những kẻ hành nghề mê tín dị đoan và những người mê tín mù quáng. 
III. Tổng kết
- Về nghệ thuật: ngoài so sánh, ẩn dụ ca dao còn dùng cách nói ngược, nói phóng đại. 
- Về nội dung: ngoài nội dung nghĩa tình ca dao còn là những câu hát than thân, phơi bày những mâu thuẫn, những thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
4. Củng cố 
	H. Nêu nội dung cần nhớ trong giờ học hôm nay? Nhận xét về nội dung, ý nghĩa của các bài ca dao trên đối với xã hội ngày nay?
Trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại những kẻ lười biếng, nghiện ngập; những kẻ hành nghề mê tín dị đoanvà những người mê tín dị đoan mất hết tài sản...
H. Qua các bài ca dao châm biếm, em rút ra bài học gì cho bản thân và đưa ra những lời khuyên nào cho những người xung quanh?
Cần loại bỏ những thói hư, tật xấu trong xã hội (lười nhác, khoe khoang,...), những hủ tục lạc hậu (mê tín,...)
5. Hướng dẫn học bài)
 	- Bài cũ: 
+ Học thuộc các bài ca dao; phân tích được nội dung, nghệ thuật của từng bài ca dao.
+ Viết cảm nhận của em về một bài ca dao châm biếm tiêu biểu trong bài học.
- Bài mới: Chuẩn bị đại từ (Đại từ là gì? Vai trò của đại từ?)
Ngày soạn: 9/9/2018
Ngày giảng: 7C- 15/9 ; 7B- 14/9
Bài 4 - Tiết 14: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, CHÂM BIẾM (TT)
A. Mục tiêu
	- Vận dụng được những hiểu biết về ca dao, dân ca vào việc phát hiện, lí giải nội dung cảm xúc và ý nghĩa những bài ca dao có chủ đề châm biếm.
- Phát hiện, nhận xét được tác dụng một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu.
- Biết đọc hiểu các văn bản ca dao có cùng chủ đề.
B. Chuẩn bị
- Giáo viên: Máy chiếu, máy tính.
- Học sinh: Soạn bài 4. Cụ thể soạn bài ca dao số 3, 4 theo câu hỏi tìm hiểu văn bản.
C. Phương pháp
- Phương pháp: nêu vấn đề, phân tích, 
- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hđ cả lớp.
D. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức 
2. Khởi động
- Kiểm tra: Phân tích bài ca dao số 1? 
Hs trả lời, nhận xét, đánh giá. Gv nhận xét, đánh giá.
GV dẫn vào bài: Ca dao dân ca không chỉ là tiếng hát than thở về những cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay;mà còn là tiếng hát trào lộng châm biếm những hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Mục tiêu: - Vận dụng được những hiểu biết về ca dao, dân ca vào việc phát hiện, lí giải nội dung cảm xúc và ý nghĩa những bài ca dao có chủ đề châm biếm.
- Phát hiện, nhận xét được tác dụng một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu.
- Biết đọc hiểu các văn bản ca dao có cùng chủ đề.
Hs đọc bài ca dao số 3.
Gv: bài ca dao này thuộc chủ đề châm biếm. Gv sử dụng máy chiếu:
a. Theo em, bài ca dao này châm biếm những đối tượng nào?
b. Nội dung châm biếm là gì? (Gợi ý: Bài ca dao giới thiệu về “chú tôi” như thế nào? Từ nào được lặp lại? Ý nghĩa của từ đó và sự lặp lại đó?)
c.Để tạo nên tiếng cười châm biếm, tác giả dân gian đã lựa chọn cách nói như thế nào? (Gợi ý: Cái cò giới thiệu chú mình với giọng điệu như thế nào? Nội dung giới thiệu về người chú ra sao?)
Hđ nhóm 4 (5’): báo cáo, điều hành chia sẻ.
- Châm biếm những hạng người nghiện ngập, lười biếng.
- Châm biếm nhân vật chú tôi nghiện rượu, nghiện chè, nghiện ngủ, lười làm việc.
- Cách nói trào phúng, nói ngược.
Gv nhận xét, phân tích thêm:
+ Cái cò giới thiệu về chú của mình với cái giọng cố làm ra vẻ phô trương, trịnh trọng: Chú tôi hay tửu hay tăm/ Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. Ý nghĩa phê phán, chỉ trích nằm cả ở từ hay. Theo cách hiểu dân gian thì hay có nghĩa là tài giỏi, nhưng trong văn cảnh này thì nó có nghĩa ngược lại. Tưởng hay lam hay làm, ai dè lại hay rượu hay chè đến mức nghiện ngập, bê tha. 
+ Câu ca dao cụ thể hoá sự lười biếng của nhân vật chú tôi thành những điều ước trái lẽ tự nhiên: Ngày thì ước những ngày mưa/Đêm thì ước những đêm thừa trống canh. Anh ta ước những ngày mưa để không phải đi làm và ước những đêm thừa trống canh để được tha hồ ngủ. Vậy là ngoài nghiện rượu, nghiện chè, chú tôi lại còn thêm nghiện ngủ 
Hđ chung cả lớp: chia sẻ, nhận xét. Em hãy khái quát lại nghệ thuật, nội dung của bài ca dao số 3?
Gv chốt
Bài ca dao số 3: Là lời giới thiệu, quảng cáo về nhân vật chú tôi. Thông thường, để tác thành việc nhân duyên cho ai, người đứng ra mai mối phải nói tốt, nói đẹp cho người đó. Nhưng ở đây thì ngược lại. Bài ca dùng hình thức nói ngược để giễu cợt, châm biếm nhân vật chú tôi – hạng người bất tài vô dụng. Liệu có cô yếm đào nào đủ can đảm để trao thân gởi phận cho những “ông chồng” như thế ?
Hs đọc bài ca dao số 4.
Gv sử dụng máy chiếu:
a. Theo em, bài ca dao này châm biếm những đối tượng nào?
b. Để tạo nên tiếng cười châm biếm, tác giả dân gian đã lựa chọn cách nói như thế nào?
c. Nội dung châm biếm là gì? 
Hđ cặp đôi (3’): báo cáo, chia sẻ.
(Gv gợi ý: Bài ca dao nhại lại lời của ai? Người đó xem số cho ai? Người đó phán cái gì? Nhận xét cách phán của người đó?)
- Châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, dị đoan, lừa bịp người khác. 
- Châm biếm nhân vật ông thầy bói lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền.
- Cách nói dựa, nói nước đôi, nói chung chung.
Gv khái quát, phân tích thêm:
+ Bài ca dao nhại lại lời của thầy bói; phán số cho cô gái.
+ Thầy dùng cách nói chung chung, nói nước đôi, nói dựa, nói sự thật hiển nhiên và phán toàn những chuyện hệ trọng mà người đi xem bói rất quan tâm: giàu – nghèo, cha – mẹ, chồng – con (tình duyên, con cái). Chuyện nào thầy cũng nói vanh vách và hết sức cụ thể. Chỉ buồn cười là thầy nói theo kiểu nước đôi (!) Thầy khẳng định như đinh đóng cột những sự việc hiển nhiên mà người trần mắt thịt nào cũng thấy, cũng biết, chẳng cần đến thần thánh phán bảo qua miệng lưỡi trơn tru, dẻo quẹo của thầy.
Khái quát nghệ thuật, nội dung của bài ca dao sô 4?
Hđ chung cả lớp chia sẻ. Gv nhận xét, chốt.
Bài ca dao số 4: Bài ca dao đã phóng đại cách nói nước đôi để lật tẩy chân dung, tài cán, bản chất của thầy bói. Thầy phán về những sự thật hiển nhiên, do đó lời phán trở thành vô nghĩa, ấu trĩ, gây cười. Bài ca dao “ghi âm” một cách khách quan chứ không đưa ra lời bình luận, đánh giá nào. Đây là nghệ thuật dùng “gậy ông đập lưng ông”, có tác dụng gây cười và châm biếm rất thâm thúy.
H: T×m c¸c bµi ca dao cã néi dung t­¬ng tù?
“ ThÇy bãi ngåi c¹nh gi­êng thê
Måm th× lÈm bÈm, tay sê ®Üa x«i”...
 "Chập chập thôi lại cheng cheng
Con gà sống thiến để riêng cho thầy...mất thiêng"
Gv sử dụng máy chiếu:
Từ việc tìm hiểu các bài ca dao, em hãy nêu cách đọc hiểu các văn bản ca dao, dân ca.
Viết theo gợi ý sau:
- Trước hết cần xác định bài ca dao, dân ca là lời của ai? (nhân vật trữ tình-người cát lên tiếng nói chất chứa tâm tư, tình cảm).
- .
Hđ cá nhân (2‘): chia sẻ, nhận xét. Gv chốt.
- Trước hết cần xác định bài ca dao, dân ca là lời của ai? (nhân vật trữ tình-người cát lên tiếng nói chất chứa tâm tư, tình cảm).
- Xác định tình cảm, cảm xúc nổi bât được thể hiện trong bài ca dao.
- Xác định những biện pháp nghệ thuật.
- Đối với bài ca dao than thân cần xem xét thêm ý nghĩa tố cáo xã hội; với bài ca dao châm biếm cần xác định đối tượng châm biếm.
II. Tìm hiểu văn bản
3. Bài ca dao số 3
- Bài ca là lời giới thiệu, quảng cáo về nhân vật chú tôi. Dùng hình thức nói ngược để giễu cợt, châm biếm “chú tôi” - hạng người nghiện ngập, bất tài vô dụng..
4. Bài cao dao số 4
- Bài ca dao là lời “ghi âm” một cách khách quan, đã phóng đại cách nói nước đôi để lật tẩy chân dung, tài cán, bản chất của thầy bói. 
4. Củng cố
	- Khái quát nội dung – NT của bài ca dao số 3,4.
	5. Hướng dẫn học bài 
 	- Bài cũ: + Học bài phân tích được nội dung, nghệ thuật các bài ca dao.
+ Hoàn thiện bài tập vào vở.
	- Bài mới: 
Ngày soạn:14/9/2018
Ngày giảng: 17/9 (7A); 18/9 (7B,C)
Bài 4 - Tiết 15: ĐẠI TỪ
A. Mục tiêu
	- Nắm được khái niệm đại từ, chức vụ ngữ pháp của đại từ.
- Sử dụng hiệu quả đại từ trong những hoàn cảnh nói, viết cụ thể.
- Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
B. Chuẩn bị
- Giáo viên: Máy chiếu, máy tính.
- Học sinh: Chuẩn bị mục 3 (Tr 35)
C. Phương pháp
- Phương pháp: nêu vấn đề, phân tích, 
- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hđ cả lớp.
D. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức 
2. Khởi động
- Kiểm tra: Có mấy loại từ láy? Đó là những loại nào? Lấy ví dụ cho từng loại? Đặt 1 câu có sử dụng từ láy.
Hs trả lời, nhận xét, đánh giá.
- Khi giao tiếp với bạn em thường xưng hô như thế nào? 
HS trả lời: Tôi, tớ , ta... 
Theo kiến thức ở tiểu họ các từ tớ, tôi, mày, tao thuộc từ loại gì? 
- GV dẫn vào bài: Vậy tớ, tôi, mày, tao thuộc từ loại nào? Đặc điểm của từ loại này 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung chính
B- Hoạt động: Hình thành kiến thức .
Mục tiêu: Nắm được khái niệm đại từ, chức vụ ngữ pháp của đại từ. Sử dụng hiệu quả đại từ trong những hoàn cảnh nói, viết cụ thể.
- HĐCN – thời gian 2 phút đọc thầm bài tập a ý 1,2 STL/26 và trả lời câu hỏi: Ở ví dụ 1,2 từ “tôi” dùng để trở ai? Nhờ đâu mà em biết được điều đó? Chức năng ngữ pháp của từ “tôi” trong các câu trên là gì?
 - GV giải thích nghĩa từ “trỏ”: trỏ tức là không trực tiếp gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất mà dùng 1 công cụ khác (tức là đại từ) để chỉ ra 1 sự vật hoạt động tính chất nào đó được nói đến.
HS chia sẻ cá nhân GV chốt, phân tích (MC)
- Ví dụ 1: "Tôi' dùng trỏ con cò-> Nhờ câu trước đó.
 "Tôi"1: phụ ngữ của động từ vớt (vớt tôi)
 "Tôi"2: chủ ngữ
- Ví dụ 2: "Tôi' dùng trỏ người anh-> Nhờ nội dung đoạn văn.
 "Tôi"1: phụ ngữ của danh từ mẹ (mẹ tôi)
 "Tôi 2: là phụ ngữ của danh từ cánh tay (cánh tay tôi) 
 "Tôi"3: chủ ngữ
- HĐ nhóm 4 – thời gian 4 phút đọc thầm bài tập a ý 3,4,5,6 STL/26 và trả lời câu hỏi: 
1.Các từ “Ấy”, “thế” ở ví dụ 3,4 trở gì? Nhờ đâu mà em biết được nghĩa của chúng? Chức năng ngữ pháp của các từ này là gì?
2.Các từ “Ai”, “sao” được sử dụng đề làm gì?
- HS báo cáo, điều hành chia sẻ.
- GV chốt và phân tích thêm (nếu cần)
 +VD3: ấy trỏ sự việc quan tướng cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn vai -> Nhờ câu trước đó.
 - ấy: là chủ ngữ
+VD4: thế trỏ sự việc mẹ yêu cầu hai anh em chia đồ chơi -> Nhờ câu trước đó.
 - ấy: là phụ ngữ của động từ thấy (thấy thế)
+VD5,6: ai,sao dùng để hỏi.
- GV đưa thêm ví dụ: Tìm đại từ trong câu sau và cho biết chức năng ngữ pháp của đại từ ấy trong câu là gì?
 1. Bạn Hà đẹp thế nào?
 2. Người học giỏi nhất là nó.
- HS HĐCN – thời gian 1 phút – chia sẻ 
(1. Đại từ: thế nào – là phụ ngữ của TT đẹp
 2. Đại từ nó – vị ngữ)
GV: Các từ in đậm được gọi là đại từ. Vậy qua BT a và BT bổ sung em hiểu đại từ là gì, chức năng ngữ pháp của đại từ ? bằng cách dùng bút chì hoàn thành định nghĩa vào STL/27 ý b.
- HS HĐCN - chia sẻ - gv chốt
H: Phần b chốt lại những đơn vị kiến thức cơ bản nào về đại từ? 
- Là những từ dùng để trỏ người,vật, hành động , tính chất hoặc dùng để hỏi.
- Chức năng: làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ của DT,ĐT,TT
HĐ cặp đôi – thời gian 3 phút hoàn thành PHT (ý c/Tr27)
- 1 nhóm báo cáo, chia sẻ. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt và phân tích thêm (nếu cần)
Đại từ để trỏ
Đại từ để hỏi
Trỏ người, sự vật
Trỏ SL l
Trỏ hđ, t/c, sv
Hỏi người, sự vật
Hỏi số lượng
Hỏi hđ, t/c,sv
Tôi, chúng tôi, nó, chúng nó, ta, chúng ta, họ, mày, hắn
cả, tất cả, hết thảy, tất thảy
Vậy, thế
Ai, gì
bao nhiêu
nào,sao, bao giờ, thế nào
H. Kể tên một số đại từ xưng hô trong tiếng anh.
- HS chia sẻ cá nhân 
(I –ai. We – quy, you – diu, they – dây, he – hi, she-si, it - ít)
HĐ chung cả lớp: Có mấy loại đại từ? 
- GV kết luận bằng sơ đồ về các loại đại từ (Y/c HS VN vẽ sơ đồ vào vở)
C- HĐ luyện tập.
Mục tiêu:Vận dụng kiến thứ về đại từ để giải quyết bài tập
HS nêu y/c BT
HĐCN- chia sẻ - GVKL 
- Phần b GV HD HS về nhà làm
+ chú: Đại từ xưng hô
+ Ông: đại từ dùng để xưng hô.
+ Ông bà: không phải đại từ mà là từ ghép
+ Anh em: không là đại từ mà là từ ghép
+ con: là đại từ xưng hô.	
HS nêu y/c BT
HĐCN- mời 3 HS lên bảng - chia sẻ - GVKL 
I. Đại từ là gì?
1. Bài tập/Tr35,36
b. Kết luận: (TL/27)
- Khái niệm đại từ
-Chức năng ngữ pháp của đại từ
II. Các loại đại từ.
1. Bài tập/Tr27
2. Kết luận:
- Có 2 loại đại từ:
+ Đại từ dùng để trỏ
+ Đại từ dùng để hỏi
II. HĐ luyện tập.
BT 2 (T27)
a. Ý nghĩa của đại từ thế
- Thay thế cho cụm từ 13 tuổi -> Bạn Hoa cũng 13 tuổi.
- Thay thế cho cụm từ đang học bài -> Anh Tuấn cũng đang học bài.
- Thay thế cho cụm từ đẹp quá -> Bông hoa li cũng đẹp quá.
c. Đặt câu với những đại từ để hỏi. 
- Ai vừa đi qua đây?
- Bạn hỏi cái gì?
- Bạn có bao nhiêu cái kẹo?
- Bạn Lan thế nào rồi? 
4. Củng cố
- Học sinh hệ thống lại bài bằng sơ đồ tư duy
	5. Hướng dẫn học bài 
 	- Bài cũ: + Học bài trả lời được: Đại từ là gì? Có mấy loại đại từ? Lấy ví dụ cho từng loại đại từ. 
+ Hoàn thiện bài tập vào vở.
	- Bài mới: Chuẩn bị Luyện tập tạo lập văn bản.
	+ Ôn lại các yêu cầu về tạo lập văn bản.
	+ Chọn tình huống 1 STL/28 và thực hiện theo 4 bước: Xác định yêu cầu đề, Tìm ý, lập dàn ý, viết 1 số đoạn văn ( viết mở bài, kết bài)
Ngày soạn:14/9/2018
Ngày giảng: 18/9 (7A); 19/9 (7C); 20/9 (7B)
Bài 4 - Tiết 16: LUYỆN TẬP 
A. Mục tiêu
- HS biết đọc hiểu các văn bản ca dao có cùng chủ đề.
- Nhận biết và phát hiện khi xưng hô danh từ chỉ người cũng là đại từ xưng hô.	
- Tạo lập được văn bản thông thường và đơn giản một cách thành thạo.
B. Chuẩn bị
- Giáo viên: Máy chiếu, máy tính.
- Học sinh: Chuẩn bị hoạt động C (Tr 36, 37)
C. Phương pháp
- Phương pháp: nêu vấn đề, phân tích, 
- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hđ cả lớp.
D. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức 
2. Khởi động
- Ở bài 4 các em đã tìm hiểu những nội dung chính nào? (Nội dung phần văn bản, phần tiếng Việt, phần tập làm văn)
Hs trả lời. 
Gv dẫn dắt vào bài.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
C.Luyện tập
Mục tiêu: HS biết đọc hiểu các văn bản ca dao có cùng chủ đề.
- Nhận biết và phát hiện khi xưng hô danh từ chỉ người cũng là đại từ xưng hô.	
- Tạo lập được văn bản thông thường và đơn giản một cách thành thạo.
- Hs nêu yêu cầu bt 1.Tr27
- Hoạt động chung cả lớp 
- HS trả lời – nhận xét, đánh giá.
- Gv nhận xét, đánh giá. Và giới thiệu một số bài ca dao trên máy chiếu.
Bài tập 1b: hđ cá nhân chia sẻ.
Nhận xét, đánh giá. Chữa.
Hs nêu yêu cầu bt 2b.Tr27
Hđ cặp đôi (2’): báo cáo, chia sẻ.
Nhận xét, đánh giá. Chữa:
Trình bày những yêu cầu về tạo lập văn bản? Để tạo lập một văn bản cần trải qua những bước nào?
Hđ chung cả lớp: Văn bản cần đảm bảo tính liên kết, mạch

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_bai_4_nhung_cau_hat_than_than_cham_biem_na.doc